Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2016/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 10 tháng 11 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Biên giới Quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật An ninh Quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 16 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 44/TTr-SDL ngày 16 tháng 6 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch đường biển quốc tế tại cảng biển khu vực Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 60/2004/QĐ-UB ngày 23 tháng 3 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng, Giám đốc các doanh nghiệp cảng khu vực Đà Nẵng, Giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, các đại lý hàng hải tham gia các hoạt động đón và phục vụ khách du lịch tại cảng biển khu vực Đà Nẵng và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ TẠI CẢNG BIỂN KHU VỰC ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Quy định về trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế và các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức đón, phục vụ khách du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển và khu vực vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng.
2. Các hoạt động, hành vi khác không được đề cập trong Quy định này được điều chỉnh theo các quy định pháp luật hiện hành.
1. Các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng bao gồm: Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng, Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng, Kiểm dịch y tế quốc tế và các cơ quan, ban ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức đón, phục vụ khách du lịch bằng tàu biển quốc tế gồm: các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (gọi tắt là doanh nghiệp lữ hành quốc tế), các đại lý hàng hải đại diện chủ tàu (gọi tắt là đại lý hàng hải) và các doanh nghiệp kinh doanh cảng thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động, cung cấp dịch vụ liên quan đến tổ chức đón, phục vụ khách du lịch đến bằng tàu biển quốc tế.
Điều 3. Trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ
1. Các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh du lịch đường biển của doanh nghiệp lữ hành quốc tế, đại lý hàng hải đảm bảo cho tàu, thuyền viên, hành khách đến và rời cảng theo đúng lịch trình.
2. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch quốc tế trong thời gian khách du lịch đi tham quan; các đại lý hàng hải phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định liên quan của Nhà nước về quản lý trên lĩnh vực du lịch, về đại lý hàng hải và các nội dung liên quan trong quy định này; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.
3. Các doanh nghiệp kinh doanh cảng thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng phải đảm bảo về cầu bến tiếp nhận tàu khách, kế hoạch, phương án bảo vệ, đưa người và tài sản, phương tiện vận chuyển đến nơi an toàn khi xảy ra sự cố cháy nổ trên tàu hoặc khu vực cầu cảng.
4. Hàng năm, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, các đại lý hàng hải phải gửi kế hoạch, lịch tàu biển quốc tế chở khách dự kiến đến Đà Nẵng trong năm sau đến Sở Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng và các doanh nghiệp kinh doanh cảng chậm nhất là ngày 15/10. Hàng quý, nếu có sự thay đổi kế hoạch, cần thông báo ngay cho các cơ quan này để điều chỉnh.
Điều 4. Trách nhiệm của các Đại lý hàng hải
1. Trước và khi tàu đến cảng
a) Thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng về lịch tàu dự kiến cập cảng Đà Nẵng trong năm do doanh nghiệp làm đại lý.
b) Chậm nhất là 02 giờ trước khi tàu đến vị trí đón, trả hoa tiêu, chủ tàu hoặc đại lý hàng hải đại diện chủ tàu phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng biết.
c) Thông báo các thông tin cần thiết về: tên tàu, quốc tịch tàu, tên và địa chỉ chủ tàu, trọng tải tàu, mớn nước, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của tàu, dự kiến thời gian đến cảng và rời cảng, số lượng và quốc tịch hành khách, số lượng và quốc tịch thuyền viên cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng.
d) Cùng với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng tiến hành làm thủ tục nhập cảnh (chuyển cảng đến) cho tàu, thuyền viên, hành khách và hàng hóa (nếu có).
2. Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng
a) Phải bố trí ít nhất một nhân viên để thực hiện các công việc có liên quan (hoặc các công việc phát sinh) giữa tàu và thuyền viên với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng.
b) Thông báo sự thay đổi vị trí neo đậu do nguyên nhân thời tiết hoặc xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ tại khu vực tàu neo đậu.
c) Thông báo tình hình khắc phục sự cố, tai nạn hàng hải (nếu có).
d) Thông báo các yêu cầu mới phát sinh đối với tàu và thuyền viên trong thời gian lưu lại cảng.
đ) Làm các thủ tục cho phép tàu tiếp nhận hàng hóa và tiến hành hoạt động sửa chữa, rửa tàu, hạ xuồng… tại cảng biển khu vực Đà Nẵng (nếu có).
e) Đại diện cho chủ tàu làm thủ tục hải quan, nộp thuế, giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu có số lượng lớn và hàng quà biếu (nếu có).
3. Trước khi tàu rời cảng
a) Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước tại khu vực cảng Đà Nẵng các vấn đề liên quan đến xử lý thuyền viên như: thuyền viên không về tàu đúng thời gian, thuyền viên bị tai nạn không thể xuất cảnh (chuyển cảng đi) theo tàu, thuyền viên vi phạm pháp luật Việt Nam…
b) Làm việc với Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng để kiểm tra đối chiếu thuyền viên đi và về tàu. Tiến hành làm thủ tục xuất cảnh (chuyển cảng đi) cho tàu và thuyền viên.
c) Hướng dẫn thuyền trưởng của tàu cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng các giấy tờ, thông tin liên quan để làm thủ tục cho tàu rời cảng gồm số lượng và quốc tịch khách du lịch, số lượng và quốc tịch thuyền viên.
Điều 5. Trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
1. Trước khi tàu đến cảng
a) Liên hệ với cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh - Bộ Công an
Làm thủ tục xét duyệt nhân sự cho hành khách nhập cảnh theo quy định. b) Liên hệ với Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng
- Cung cấp các thông tin liên quan đến hành khách, chậm nhất là 08 giờ trước khi tàu cập cảng, bao gồm:
+ Toàn bộ danh sách hành khách trong chuyến tàu đến cảng.
+ Danh sách hành khách đã được xét duyệt nhân sự cho phép nhập, xuất cảnh Việt Nam.
+ Các chương trình tham quan cụ thể của từng nhóm khách.
- Công văn xin cấp các loại giấy phép kèm theo danh sách Cán bộ lãnh đạo, điều hành, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, lái xe và các phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định.
c) Liên hệ với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng
Cung cấp những nhu cầu của hành khách về hàng hóa xuất, nhập khẩu (nếu có). Nhận những thông tin có liên quan để cung cấp cho hành khách, bao gồm những mặt hàng Nhà nước Việt Nam cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu; phương thức kê khai hành lý cá nhân hoặc hàng hóa lúc nhập cảnh và xuất cảnh.
2. Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng và trong quá trình thực hiện chương trình du lịch tàu biển
a) Phải bố trí ít nhất một nhân viên để thực hiện các công việc có liên quan (hoặc các công việc phát sinh) giữa doanh nghiệp và hành khách với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
- Sự thay đổi vị trí neo đậu do nguyên nhân thời tiết hoặc xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ tại khu vực tàu neo đậu.
- Tình hình khắc phục sự cố, tai nạn hàng hải (nếu có).
- Các yêu cầu mới phát sinh đối với tàu và hành khách trong thời gian lưu lại cảng.
- Làm các thủ tục tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao phục vụ hành khách tại khu vực cảng Đà Nẵng (nếu có).
- Đại diện cho hành khách làm thủ tục hải quan, nộp thuế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có số lượng lớn và hàng quà biếu (nếu có).
b) Quản lý và chịu trách nhiệm trước các cơ quan An ninh, Biên phòng về mọi hoạt động của hành khách theo chương trình du lịch.
c) Chỉ được sử dụng các hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế làm công tác hướng dẫn các đoàn khách. Các trường hợp khác phải có ý kiến bằng văn bản của Sở Du lịch.
d) Chấp hành và hướng dẫn hành khách tuân theo các nội quy, quy định tại các điểm tham quan du lịch. Nếu phát hiện những quy định trái pháp luật hoặc bản thân doanh nghiệp và hành khách bị gây phiền hà, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo về Sở Du lịch để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời.
đ) Trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến tính mạng hoặc tài sản của hành khách, doanh nghiệp phải khẩn trương tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả đồng thời báo cáo ngay cho các cơ quan chức năng để giải quyết theo đúng luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế.
e) Trường hợp cần thiết, khi có yêu cầu của Sở Du lịch, cơ quan An ninh, Biên phòng cửa khẩu cảng thì doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan trên thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
g) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan An ninh, Biên phòng cửa khẩu cảng và các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các điểm du lịch, giải quyết những tổn thất hoặc xử lý những sai phạm của hành khách trong thời gian đi theo chương trình du lịch.
3. Trước khi tàu rời cảng
a) Làm việc với Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng để làm thủ tục xuất cảnh (chuyển cảng đi) cho hành khách và kiểm tra đối chiếu hành khách đi và về tàu.
b) Khởi kiện trước tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định khi quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế bị phía tàu khách vi phạm.
c) Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước tại khu vực cảng Đà Nẵng các vấn đề liên quan đến xử lý hành khách như: hành khách không về tàu đúng thời gian, hành khách bị tai nạn không thể xuất cảnh (chuyển cảng đi) theo tàu, …
d) Làm việc chặt chẽ với Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng để đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn khi tiễn tàu và hành khách rời cảng Đà Nẵng.
đ) Thanh toán các khoản lệ phí cho các cơ quan chức năng.
e) Nếu hành khách mua các loại hàng hóa thuộc danh mục cần thẩm định và kiểm tra trước khi cho xuất khẩu, doanh nghiệp lữ hành quốc tế làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng xem xét giải quyết.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
1. Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng a) Trước và khi tàu đến cảng
- Thông báo cho đại lý hàng hải biết vị trí tàu neo đậu và địa điểm làm thủ tục nhập cảnh (chuyển cảng đến) cho thuyền viên, hành khách và hàng hóa (nếu có); kế hoạch tàu cập cầu cảng.
- Sau khi nhận được thông báo tàu đến cảng từ đại lý hàng hải, Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng phải thông báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển khu vực Đà Nẵng biết để làm thủ tục nhập cảnh (chuyển cảng đến) cho tàu theo quy định.
b) Trong thời gian neo đậu tại cảng
Thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan về việc điều động tàu để bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường khi xảy ra các tình huống bất lợi tại khu vực tàu neo đậu.
c) Trước khi tàu rời cảng
Thông báo cho đại lý hàng hải biết địa điểm làm thủ tục xuất cảnh (chuyển cảng đi) cho tàu, thuyền viên, hành khách và hàng hóa (nếu có).
2. Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Đà Nẵng a) Trước và khi tàu đến cảng
- Tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan đến tàu, thuyền viên, hành khách và hàng hóa (nếu có).
- Cấp các loại giấy phép theo quy định cho đại lý hàng hải và doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
- Tiến hành làm thủ tục nhập cảnh (chuyển cảng đến) cho tàu, thuyền viên, hành khách theo quy định.
- Giải quyết cho hành khách, thuyền viên đi bờ.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát theo quy định. b) Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng
- Chủ trì và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu cảng.
- Tổ chức kiểm tra người, phương tiện ra vào khu vực cảng theo quy định.
- Tổ chức giám sát tàu, thuyền viên, hành khách đi bờ theo quy định.
- Xử lý các vụ việc xảy ra liên quan đến tàu, thuyền viên, hành khách. c) Trước khi tàu rời cảng
- Tiếp nhận hồ sơ liên quan đến tàu, thuyền viên, hành khách từ đại lý hàng hải và doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tại khu vực tàu neo đậu theo quy định.
- Xử lý vi phạm đối với tàu, thuyền viên, hành khách có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam (nếu có).
- Làm thủ tục xuất cảnh (chuyển cảng đi) cho tàu, thuyền viên, hành khách theo quy định.
3. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng
a) Trước và khi tàu đến cảng
- Thông báo cho đại lý hàng hải và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế các thông tin cần cung cấp cho thuyền viên, hành khách bao gồm những mặt hàng Nhà nước Việt Nam cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu; phương thức kê khai hành lý cá nhân hoặc hàng hóa lúc nhập cảnh và xuất cảnh.
- Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị giám sát Hải quan theo quy định.
b) Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hành lý, hàng hóa theo quy định.
- Hướng dẫn cho đại lý hàng hải, doanh nghiệp lữ hành quốc tế kê khai hải quan và làm thủ tục nhập, xuất khẩu hàng hóa (nếu có).
c) Trước khi tàu rời cảng
- Trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan kết quả xử lý vi phạm về hàng hóa xuất, nhập khẩu của thuyền viên, hành khách (nếu có).
- Thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh; hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định.
4. Trách nhiệm của kiểm dịch y tế quốc tế
a) Trước và khi tàu đến cảng
Thông báo cho đại lý hàng hải và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế các thông tin liên quan đến vấn đề y tế cần chú ý trước khi tàu đến cảng. Chuẩn bị trang thiết bị máy móc cần thiết theo quy định của ngành để làm thủ tục nhập cảnh (chuyển cảng đến) cho tàu, thuyền viên và hành khách.
b) Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng
Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát về y tế theo quy định.
c) Trước khi tàu rời cảng
Tiến hành làm thủ tục kiểm dịch y tế cho tàu, thuyền viên và hành khách xuất cảnh (chuyển cảng đi) theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cảng thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng
1. Chủ động chuẩn bị về an toàn, vệ sinh cầu bến cảng; địa điểm làm việc phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển không làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp cảng biển.
2. Thông báo cho đại lý hàng hải, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế các quy định cụ thể của bến và cầu tàu tiếp nhận tàu khách du lịch.
3. Có phương án bảo vệ, đưa người và tài sản, phương tiện vận chuyển đến nơi an toàn khi xảy ra sự cố cháy nổ trên tàu hoặc khu vực cầu cảng.
4. Bố trí mặt bằng, phân luồng giao thông trong cảng để tiếp nhận khách du lịch nhanh chóng, an toàn văn minh, lịch sự.
5. Hỗ trợ Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng bố trí quầy thông tin du lịch để phục vụ du khách trong khu vực cảng.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Du lịch
Là cơ quan đầu mối liên kết giữa các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp du lịch trong việc phối hợp tổ chức đón tàu biển du lịch quốc tế tại các cảng; theo dõi, giám sát tình hình phối hợp tổ chức đón khách du lịch bằng tàu biển; phối hợp với các ngành chức năng có liên quan để giải quyết, xử lý các sự cố xảy ra trong suốt thời gian tàu đến và rời khỏi cảng; báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết các vụ việc ngoài chức năng và vượt thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch, các phương tiện vận chuyển phục vụ du khách lưu thông thuận tiện trong quá trình tham quan theo các chương trình du lịch; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo Thanh tra Giao thông phối hợp với lực lượng thanh tra Sở Du lịch kiểm tra các phương tiện vận chuyển khách ở bên ngoài khu vực cửa khẩu các cảng của Đà Nẵng. Đảm bảo, giữ gìn trật tự an toàn giao thông của các phương tiện vận chuyển đưa, đón khách du lịch không đi theo chương trình tổ chức tham quan của các doanh nghiệp du lịch đón khách tàu biển.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành của các cơ quan, tổ chức
1. Các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động du lịch và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc Quy định này.
2. Ngoài việc chấp hành các quy định này, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà hoặc làm ảnh hưởng đến việc phối hợp hoạt động giữa doanh nghiệp du lịch và các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các cảng biển đón khách du lịch tàu biển quốc tế của Đà Nẵng, hoặc gây tổn thất cho doanh nghiệp và uy tín của địa phương. Nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ để kinh doanh trái phép, gây tình trạng lộn xộn tại Cảng và các điểm du lịch. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
2. Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền khác đối với hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
3. Người có thẩm quyền, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm thì căn cứ vào tính chất, mức độ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện
Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng chủ trì phối hợp với các cơ quan hướng dẫn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện Quy định này và báo cáo kết quả thực hiện với UBND thành phố.
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy định
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh đón, phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế phải kịp thời báo cáo về Sở Du lịch để xem xét trình UBND thành phố sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương./.
- 1Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt đến 2015 có tính đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Vịnh Mốc đến năm 2015 có tính đến 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3Quyết định 60/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế phối hợp quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch đường biển quốc tế tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
- 4Quyết định 625/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn thiên nhiên tại Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5Quyết định 2787/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý về du lịch tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 22/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 38/2016/QĐ-UBND quy định về quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch đường biển quốc tế tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
- 1Quyết định 60/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế phối hợp quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch đường biển quốc tế tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
- 2Quyết định 22/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 38/2016/QĐ-UBND quy định về quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch đường biển quốc tế tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Biên giới Quốc gia 2003
- 3Luật An ninh Quốc gia 2004
- 4Nghị định 50/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển
- 5Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 6Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt đến 2015 có tính đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7Quyết định số 29/2007/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Vịnh Mốc đến năm 2015 có tính đến 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 8Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 9Nghị định 180/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật du lịch
- 10Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- 11Luật Doanh nghiệp 2014
- 12Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
- 14Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam
- 15Quyết định 625/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn thiên nhiên tại Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 16Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 17Quyết định 2787/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý về du lịch tỉnh Bình Định
Quyết định 38/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch đường biển quốc tế tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
- Số hiệu: 38/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/11/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Đặng Việt Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra