Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2010/QĐ-UBND | Biên Hòa, ngày 13 tháng 7 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng cháy chữa cháy ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công thương về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về quản lý sử dụng, vận chuyển, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện dịch vụ nổ mìn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động nêu trên tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Giải thích từ ngữ và cụm từ viết tắt
1. "Vật liệu nổ công nghiệp", viết tắt là VLNCN, là thuốc nổ và các phụ kiện nổ sử dụng cho mục đích dân dụng.
2. "Sử dụng VLNCN” là quá trình làm nổ VLNCN theo quy trình công nghệ đã được xác định.
3. “Thuốc nổ” là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện.
4. "Phụ kiện nổ" là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
5. “Bảo quản VLNCN” là hoạt động cất giữ VLNCN trong kho, trong quá trình vận chuyển đến nơi sử dụng hoặc tại nơi sử dụng.
6. “Vận chuyển VLNCN” là hoạt động vận chuyển VLNCN từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Vận chuyển nội bộ là vận chuyển VLNCN bên trong ranh giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản VLNCN trên các đường không giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng.
7. “Tiêu hủy VLNCN” là quá trình phá bỏ hoặc làm mất khả năng tạo ra phản ứng nổ của VLNCN theo quy trình công nghệ đã được xác định.
8. “Khoảng cách an toàn” là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng tính từ vị trí nổ mìn hoặc từ nhà xưởng, kho, phương tiện chứa VLNCN đến các đối tượng cần bảo vệ (người, nhà ở, công trình hoặc kho, đường giao thông công cộng, phương tiện chứa VLNCN khác...), sao cho các đối tượng đó không bị ảnh hưởng quá mức cho phép về chấn động, sóng không khí, đá văng theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương tiện, kho chứa VLNCN.
9. “Chỉ huy nổ mìn” là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến sử dụng VLNCN tại khu vực nổ mìn.
10. “Giám sát ảnh hưởng nổ mìn” là việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra.
11. “Dịch vụ nổ mìn” là việc sử dụng VLNCN để thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa tổ chức được phép làm dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
12. “QCVN 02:2008” là tên viết tắt của quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN ban hành theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương.
13. “Bản sao hợp lệ” là bản sao được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 3. Yêu cầu chung đối với sử dụng VLNCN
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng VLNCN phải thiết lập hệ thống tổ chức quản lý kỹ thuật an toàn do Lãnh đạo trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người đủ trình độ chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn và sự cố cháy nổ.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng VLNCN phải có phương án bảo vệ an ninh, trật tự và phương án, biện pháp phòng cháy, chữa cháy cho cơ sở sản xuất, hệ thống kho tàng, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển VLNCN đang hoạt động, định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định. Các kho chứa VLNCN phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng VLNCN phải bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại VLNCN sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu hủy trong thời hạn 10 (mười) năm, kể từ ngày thực hiện sản xuất mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu hủy.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng VLNCN phải:
- Thực hiện huấn luyện về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;
- Phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp trong hoạt động VLNCN;
- Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế, bảo hộ lao động thích hợp để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
5. VLNCN quá hạn, đã mất phẩm chất và không có khả năng tái chế sử dụng phải được tiêu hủy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về VLNCN. Việc tiêu hủy VLNCN phải do các tổ chức có giấy phép sử dụng VLNCN thực hiện.
6. Ngoài ra, tổ chức sử dụng VLNCN còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được mua VLNCN đã có trong danh mục VLNCN Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh doanh VLNCN hợp pháp. VLNCN thừa, sử dụng không hết phải bán lại cho tổ chức kinh doanh VLNCN hợp pháp;
b) Thực hiện việc bổ nhiệm Chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về kỹ thuật an toàn trong sử dụng VLNCN khi tiến hành nổ mìn;
c) Lập thiết kế, phương án nổ mìn phù hợp với quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nơi nổ mìn; quy định cụ thể trong thiết kế, phương án nổ mìn các biện pháp an toàn, bảo vệ canh gác chống xâm nhập trái phép khu vực nổ mìn; thủ tục cảnh báo, khởi nổ; thủ tục bảo quản và thủ tục giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy VLNCN tại nơi nổ mìn và các nội dung khác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;
d) Đăng ký với Sở Công thương theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP (bao gồm các doanh nghiệp có giấy phép do Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng cấp); trường hợp một tổ chức cung ứng dịch vụ nổ mìn đã đăng ký lần đầu, đối với các địa điểm sử dụng VLNCN tiếp theo trên cùng địa bàn tỉnh, hồ sơ đăng ký chỉ gồm hợp đồng dịch vụ, thiết kế nổ mìn;
đ) Lập phương án giám sát và tổ chức thực hiện giám sát, xác định về ảnh hưởng nổ mìn theo yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT; 15 (mười lăm) ngày trước khi nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải gửi phương án giám sát về Sở Công thương;
e) Báo cáo số lượng, chủng loại, chất lượng VLNCN và các vấn đề có liên quan khác cho Sở Công thương và phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy vào: Trước ngày mùng 05 tháng sau đối với báo cáo tháng trước, trước ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 25 tháng 12 đối với báo cáo năm. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 23/2009/TT-BCT;
g) Xây dựng kế hoạch sử dụng VLNCN hàng năm gửi Sở Công thương phê duyệt trước ngày 15 tháng 12 năm trước;
h) Thực hiện kiểm định và đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
i) Nộp phí và lệ phí trong việc đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN và đăng ký sử dụng VLNCN, đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động quy định pháp luật hiện hành về phí, lệ phí;
k) Thực hiện khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này và quy định pháp luật có liên quan về VLNCN làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
l) Trong vòng 24 giờ, báo cáo cơ quan Công an địa phương nơi tiến hành hoạt động VLNCN khi xảy ra xâm nhập trái phép khu vực chứa VLNCN hoặc có mất cắp, thất thoát không rõ lý do hoặc nghi ngờ có thất thoát VLNCN;
m) Trong vòng 24 giờ, báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp và Sở Công thương về việc chấm dứt sử dụng VLNCN hoặc các tai nạn, sự cố xảy ra trong hoạt động sử dụng VLNCN. Báo cáo bằng văn bản sau 48 giờ, kể từ khi chấm dứt sử dụng VLNCN hoặc xảy ra tai nạn, sự cố.
Điều 4. Điều kiện sử dụng VLNCN
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng VLNCN.
2. Có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực khai thác, thăm dò khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu, thử nghiệm cần sử dụng VLNCN. Địa điểm sử dụng VLNCN phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo QCVN 02:2008/BCT và quy định liên quan.
3. Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng VLNCN thỏa mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định tại mục 6 Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về VLNCN; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển VLNCN.
4. Lãnh đạo quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng VLNCN phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện đầy đủ nghiệp vụ chuyên môn về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và các kỹ năng ứng phó khi xảy ra sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng VLNCN.
Điều 5. Điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN
1. Người Chỉ huy nổ mìn phải được Lãnh đạo tổ chức sử dụng VLNCN ký quyết định bổ nhiệm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ và có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 01 (một) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng và 02 (hai) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật;
b) Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật khác, người Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 02 (hai) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng; 03 (ba) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật, phải học tập bổ sung kiến thức về kỹ thuật nổ mìn và quy phạm, quy chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc thi công công trình xây dựng tương ứng với lĩnh vực có sử dụng VLNCN;
c) Đối với các tổ chức kinh tế thành lập theo Luật Hợp tác xã có hoạt động khai thác theo phương pháp thủ công, trường hợp không có người Chỉ huy nổ mìn đáp ứng các yêu cầu nêu trên, cho phép Lãnh đạo tổ chức sử dụng VLNCN ký quyết định bổ nhiệm tạm thời người Chỉ huy nổ mìn là thợ mìn đã được đào tạo, cấp chứng chỉ ở các trường dạy nghề ngành khai thác mỏ, có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 03 (ba) năm và được học tập bổ sung kiến thức về quy phạm, quy chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản hoặc thi công công trình xây dựng tương ứng với lĩnh vực có sử dụng VLNCN.
Kể từ ngày 01/10/2012, người Chỉ huy nổ mìn phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại điểm a hoặc b của khoản này; cơ quan quản lý VLNCN nơi có hoạt động VLNCN có quyền không chấp thuận đối với người Chỉ huy nổ mìn không đáp ứng các điều kiện trên.
2. Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan trực tiếp đến VLNCN phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Có chứng chỉ đào tạo và có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm;
b) Thợ mìn phải được xếp hạng và bậc thợ kỹ thuật do các trường đào tạo nghề mỏ cấp. Hàng năm doanh nghiệp sử dụng VLNCN phải tổ chức thi nâng bậc thợ cho thợ mìn, Hội đồng thi nâng bậc do chủ doanh nghiệp thành lập có sự tham gia của bộ phận chuyên môn thuộc Sở Công thương và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;
c) Tham gia huấn luyện về VLNCN, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và được cấp giấy chứng nhận theo quy định.
3. Sở Công thương có trách nhiệm thẩm tra về kiến thức học tập bổ sung của Chỉ huy nổ mìn quy định tại điểm b hoặc c khoản 1 điều này trước khi cấp giấy phép sử dụng VLNCN.
Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn giấy phép sử dụng VLNCN
1. Hồ sơ pháp lý gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN do Lãnh đạo ký;
b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật;
c) Bản sao hợp lệ giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;
d) Bản sao hợp lệ giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản; giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí đối với các doanh nghiệp hoạt động dầu khí; quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp;
đ) Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng VLNCN đối với các công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với các hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 hoặc quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006 hoặc quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng TCVN 5308:91 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan;
e) Phương án nổ mìn do Lãnh đạo doanh nghiệp ký và phải được Sở Công thương thẩm định, phê duyệt;
g) Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT (nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển VLNCN;
h) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho VLNCN kèm theo hồ sơ kho bảo quản thỏa mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với các tổ chức có kho bảo quản VLNCN;
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng VLNCN không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển VLNCN với tổ chức có kho, phương tiện VLNCN thỏa mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh VLNCN để cung ứng VLNCN đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;
i) Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của Lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN; giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng VLNCN (nếu có).
2. Trường hợp thỏa mãn điều kiện quy định tại các điểm b, d, đ khoản 1 điều này nhưng không tự thực hiện việc nổ mìn, các tổ chức có nhu cầu nổ mìn được quyền ký kết hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với tổ chức có giấy phép dịch vụ nổ mìn. Hợp đồng thuê dịch vụ nổ mìn phải ghi rõ trách nhiệm của tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn theo quy định pháp luật về sử dụng VLNCN.
Tổ chức đã thuê dịch vụ nổ mìn không được phép thực hiện bất cứ hoạt động nào liên quan trực tiếp đến việc sử dụng VLNCN.
3. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng VLNCN: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Công thương tiến hành kiểm tra, thẩm định cấp giấy phép sử dụng VLNCN theo mẫu giấy phép quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009. Trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị cấp và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn giấy phép sử dụng VLNCN:
a) Từ 01 (một) năm đến 05 (năm) năm đối với giấy phép sử dụng VLNCN phục vụ khai thác khoáng sản, tùy theo điều kiện cụ thể của từng mỏ.
b) Theo thời hạn công trình nhưng không quá 02 (hai) năm đối với giấy phép sử dụng VLNCN phục vụ thi công công trình.
Điều 7. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN
1. Một tháng trước ngày giấy phép hết hạn, tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng VLNCN phải làm hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN gửi Sở Công thương.
2. Đối với các tổ chức đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN nhưng không thay đổi về địa điểm, quy mô hoạt động, hồ sơ gồm: Báo cáo hoạt động sử dụng VLNCN trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009, nếu có sự thay đổi. Thời hạn hiệu lực của giấy phép không dài hơn thời hạn đã cấp mới lần đầu.
3. Tổ chức có giấy phép sử dụng VLNCN bị hư hỏng hoặc bị mất phải làm đơn đề nghị cấp lại. Sau 03 (ba) lần thông báo trong thời hạn 01 (một) tuần trên các phương tiện thông tin như báo, đài truyền hình, Sở Công thương cấp lại giấy phép nếu không có bằng chứng tìm được giấy phép đã mất; nội dung, thời hạn giấy phép cấp lại không thay đổi, giấy phép cấp lại phải có quy định hủy bỏ hiệu lực của giấy phép bị mất.
4. Tổ chức bị thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN trong các trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 4, Điều 37, Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 về VLNCN.
Điều 8. Các quy định cụ thể về sử dụng VLNCN
1. Thuốc nổ:
Sử dụng thống nhất các loại thuốc nổ an toàn về môi trường: Nhũ tương, Anfo, Sofanit, TFD-15WR.
Trường hợp đặc biệt, nếu sử dụng các loại thuốc nổ khác phải được sự chấp thuận của Sở Công thương trong từng trường hợp cụ thể.
2. Phụ kiện nổ:
Sử dụng kíp điện vi sai 20 số, kíp nổ phi điện, dây nổ an toàn.
3. Các thông số nổ mìn:
Thực hiện theo thiết kế đã được Sở Công thương thẩm định phê duyệt.
4. Phương pháp nổ mìn thực hiện như sau:
a) Đối với các mỏ khu vực thành phố Biên Hòa và các khu đông dân cư khác có khoảng cách tới công trình cần bảo vệ dưới 500m: Sử dụng phương pháp nổ mìn phi điện. Đồng thời chỉ được phép nổ mìn 02 hộ chiếu trong 01 ngày nổ, trường hợp đặc biệt (chấp hành tốt, có cải tiến về phương pháp nổ được Sở Công thương xác nhận) thì số hộ chiếu nổ mìn trong 01 ngày có thể tăng lên nhưng tối đa không quá 04 hộ chiếu 01 ngày nổ.
b) Đối với các mỏ còn lại trên địa bàn tỉnh: Sử dụng phương pháp dây nổ kết hợp với kíp vi sai rải mặt.
c) Không được khởi nổ cùng một lúc 02 hoặc nhiều hộ chiếu, mỗi lần khởi nổ phải cách nhau ít nhất từ 05 phút và phải bổ sung vào quy trình nổ mìn của doanh nghiệp và được Sở Công thương chấp thuận.
5. Phá đá quá cỡ: Các doanh nghiệp phải sử dụng búa đập, tuyệt đối không được sử dụng VLNCN để phá đá quá cỡ.
6. Thời gian nổ mìn:
Bắt đầu lúc 11 giờ 30 phút đến 13 giờ các ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu trong tuần (trừ thời gian quy định tại khoản 7 điều này).
Nếu có sự cố không xử lý được trước 13 giờ thì được phép nổ xử lý từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút trong cùng ngày và trong khoảng thời gian này người Chỉ huy nổ mìn phải trực tiếp cùng tổ mìn bảo vệ khu vực bãi mìn, cấm người không phận sự ra vào khu vực này. Chỉ được phép thực hiện khi đơn vị đã báo cáo cho Sở Công thương, đồng thời phải lập biên bản trong đó ghi rõ nội dung và nguyên nhân gây ra sự cố, có chữ ký của Giám đốc điều hành mỏ và người Chỉ huy nổ mìn.
7. Nghiêm cấm nổ mìn vào thời gian sau:
- Tết Nguyên đán: Từ ngày 20 tháng 12 (âm lịch) năm trước đến hết ngày 10 tháng 01 (âm lịch) năm sau;
- Trước và sau 02 ngày đối với các ngày lễ được nghỉ theo quy định của Nhà nước, bao gồm: Ngày 01 tháng 01 (dương lịch); ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch); và các ngày 30 tháng 4; ngày 01 tháng 5; ngày 02 tháng 9 (dương lịch);
- Vào các ngày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai diễn ra các cuộc họp, hội nghị quan trọng (Đại hội Đảng, hoặc có đoàn nguyên thủ Quốc gia các nước thăm Đồng Nai) mà cơ quan Công an cấp tỉnh yêu cầu trong các ngày đó không được vận chuyển và sử dụng VLNCN để đảm bảo an ninh trật tự.
8. Tín hiệu nổ mìn:
a) Thống nhất thực hiện bằng còi hú và có 03 lần tín hiệu như sau:
- Tín hiệu thứ nhất: Tín hiệu nạp mìn, bằng một hồi còi dài;
- Tín hiệu thứ hai: Tín hiệu khởi nổ, bằng hai tín hiệu âm thanh liên tiếp;
- Tín hiệu thứ ba: Tín hiệu báo yên, bằng ba tín hiệu âm thanh liên tiếp.
Các mỏ trong cùng một khu vực cần thống nhất tín hiệu nổ mìn bằng còi hú và thông báo rộng rãi cho toàn mỏ và dân cư xung quanh, cho chính quyền sở tại và các cơ quan liên quan biết trước khi mỏ đi vào hoạt động.
b) Việc liên lạc nội bộ trong thời gian nổ mìn: Sử dụng máy bộ đàm và phải đăng ký sử dụng với phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh.
9. Định mức khối lượng thuốc nổ do một thợ mìn thực hiện trong 01 ca làm việc:
Số lượng phát mìn giao cho một thợ mìn phải thực hiện trong 01 ca làm việc phải đảm bảo sao cho vừa đủ để thợ mìn đó có thể thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn. Số lượng phát mìn định mức này được xác định thông qua việc bấm giờ và phải được Sở Công thương duyệt cho những điều kiện tương tự như nhau.
10. Một số quy định khác về sử dụng VLNCN:
- Sở Công thương quy định các định mức kinh tế - kỹ thuật trong sử dụng VLNCN cho từng cụm mỏ cụ thể;
- Hộ chiếu khoan nổ mìn phải được lập đầy đủ, đúng quy định theo mẫu do Sở Công thương ban hành;
- Phải tiến hành lập kết quả khoan, nạp mìn trước khi khởi nổ và khi kết thúc nổ mìn;
- Tham gia tập huấn đầy đủ theo quy định của Sở Công thương.
Điều 9. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn
1. Dịch vụ nổ mìn bao gồm:
a) Dịch vụ nổ mìn địa phương: Là doanh nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ nổ mìn, phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của tỉnh Đồng Nai.
b) Dịch vụ nổ mìn Trung ương: Là tổ chức dịch vụ nổ mìn thuộc Bộ Công thương hoặc Bộ Quốc phòng, có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và khu vực.
2. Trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội, Sở Công thương chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở các khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự xã hội.
Điều 10. Điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn
1. Là tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn.
2. Có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ nổ mìn theo Quy chế này và những quy định của pháp luật có liên quan. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và con người tối thiểu đủ để cung ứng dịch vụ cho 05 (năm) tổ chức thuê dịch vụ.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn
Ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ VLNCN đã thuê dịch vụ.
2. Không được thuê nhiều tổ chức dịch vụ cùng cung ứng một loại dịch vụ tại một vị trí, địa điểm.
3. Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN.
4. Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động VLNCN.
Điều 12. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn địa phương
1. Tổ chức có nhu cầu cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn địa phương phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn địa phương đến Sở Công thương, hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn do người đứng đầu doanh nghiệp ký;
b) Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, phải có giấy chứng nhận đầu tư;
c) Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
2. Tài liệu chứng minh việc đảm bảo các điều kiện cung ứng dịch vụ nổ mìn bao gồm:
a) Đề án dịch vụ nổ mìn do Lãnh đạo doanh nghiệp ký, nêu rõ mục tiêu, quy mô, phạm vi, tính phù hợp quy hoạch, nhu cầu về dịch vụ nổ mìn và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp; các điều kiện cần thiết và giải pháp bảo đảm về an ninh, an toàn trật tự xã hội trong hoạt động cung ứng dịch vụ nổ mìn;
b) Bản sao hợp lệ các giấy phép sử dụng VLNCN;
c) Phương án nổ mìn điển hình đã thực hiện trong 02 (hai) năm trở về trước, tính từ thời điểm đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn;
d) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho VLNCN kèm theo hồ sơ kho bảo quản thỏa mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với các tổ chức có kho bảo quản VLNCN;
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng VLNCN không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển VLNCN với tổ chức có kho, phương tiện VLNCN thỏa mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh VLNCN để cung ứng VLNCN đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;
đ) Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của Lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN; giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng VLNCN (nếu có).
3. Đối với các tổ chức đề nghị cấp lại giấy phép dịch vụ nổ mìn nhưng không thay đổi về tên gọi, loại hình doanh nghiệp, phạm vi địa bàn hoạt động, hồ sơ chỉ gồm báo cáo hoạt động dịch vụ nổ mìn trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu quy định tại điểm b, c khoản 1, điểm d, đ khoản 2 điều này.
4. Thủ tục cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn địa phương:
a) Tổ chức có nhu cầu thực hiện dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn của tỉnh Đồng Nai gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 điều này cho Sở Công thương.
b) Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công thương xem xét hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh để có ý kiến về việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở địa phương theo quy hoạch đầu mối dịch vụ nổ mìn của tỉnh.
Nếu chấp thuận Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Công thương cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn trong giới hạn của tỉnh cho tổ chức đề nghị cấp phép, nếu không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời (nêu rõ lý do).
c) Khi có văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn trong giới hạn của tỉnh, tổ chức có nhu cầu thực hiện dịch vụ nổ mìn gửi hồ sơ đề nghị cấp phép đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) để được xem xét.
d) Thời hạn của giấy phép dịch vụ nổ mìn địa phương: Theo thời hạn công trình hoặc giấy phép khai thác khoáng sản nhưng không quá 02 (hai) năm.
KHO VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
1. Kho VLNCN là nơi bảo quản VLNCN. Kho VLNCN có thể gồm một hoặc nhiều nhà kho chứa và một số công trình phụ trợ bố trí xung quanh ranh giới kho. Việc thực hiện các quy định về an toàn kho VLNCN theo Điều 6 của QCVN 02:2008/BCT về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN.
2. Chỉ các tổ chức có giấy phép sử dụng VLNCN và dịch vụ nổ mìn được đầu tư xây dựng kho chứa VLNCN. Việc đầu tư, xây dựng, mở rộng, cải tạo kho chứa VLNCN và hồ sơ, thủ tục xây dựng kho VLNCN thực hiện theo quy định phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, QCVN 02:2008/BCT và quy định pháp luật liên quan.
1. Chỉ các tổ chức có giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng VLNCN và dịch vụ nổ mìn được đầu tư xây dựng kho chứa VLNCN. Việc đầu tư, xây dựng, mở rộng, cải tạo kho chứa VLNCN phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định pháp luật liên quan.
2. VLNCN phải được bảo quản tại các kho chứa, địa điểm thỏa mãn các yêu cầu về an ninh, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về cấu trúc, vật liệu xây dựng và thỏa mãn các yêu cầu về phòng cháy, phòng nổ, chống sét, kiểm soát tĩnh điện, an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định liên quan.
3. Lãnh đạo quản lý, thủ kho, người bảo vệ canh gác, người phục vụ liên quan đến bảo quản VLNCN phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến bảo quản VLNCN.
4. Trong quá trình hoạt động, ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức, cá nhân quản lý kho VLNCN phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trang bị các thiết bị, phương tiện phục vụ việc bảo vệ canh gác, phòng cháy, phòng nổ, thông tin liên lạc, bốc dỡ và cấp phát VLNCN theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định pháp luật liên quan. Không được sử dụng kho chứa VLNCN cho các mục đích khác trong thời hạn hiệu lực quy định của giấy phép hoạt động VLNCN;
b) Xây dựng phương án chữa cháy, phương án bảo vệ an ninh trật tự, biện pháp xử lý và phối hợp với chính quyền địa phương trong các trường hợp có cháy, người xâm nhập trái phép và các trường hợp khẩn cấp khác. Đăng ký danh sách người quản lý, thủ kho, người phục vụ với cơ quan Công an địa phương;
c) Căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, xây dựng quy trình thủ tục về canh gác bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát người ra vào, người làm việc trong kho, thủ tục xử lý, tiêu hủy VLNCN mất phẩm chất. Việc xuất nhập, cấp phát VLNCN phải đúng quy trình, đối tượng đã được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
1. Điều kiện hoạt động vận chuyển VLNCN
a) Là tổ chức kinh tế thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hoặc tổ chức có giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng VLNCN;
b) Có phương tiện vận chuyển đủ điều kiện hoạt động, tham gia giao thông theo quy định pháp luật về giao thông và đủ điều kiện vận chuyển VLNCN theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về VLNCN, phòng cháy, chữa cháy và quy định liên quan;
c) Lãnh đạo quản lý, người điều khiển phương tiện, người áp tải, người phục vụ liên quan đến vận chuyển VLNCN phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến vận chuyển VLNCN;
d) Trừ các trường hợp vận chuyển nội bộ, việc vận chuyển VLNCN trên đường giao thông công cộng phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, cấp giấy phép vận chuyển VLNCN.
2. Trong quá trình hoạt động, ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, tổ chức, cá nhân vận chuyển VLNCN có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện việc vận chuyển VLNCN đúng quy định trong giấy phép vận chuyển. Phải kiểm tra tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần dừng đỗ, khắc phục ngay các hư hỏng nếu có;
b) Chỉ được tiến hành vận chuyển khi trên phương tiện vận chuyển có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm và các yêu cầu về sắp xếp, bao bì, nhãn mác hàng hóa vận chuyển thỏa mãn quy định pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm, quy định, quy chuẩn liên quan về vận chuyển VLNCN;
c) Xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp, phương án bảo vệ an ninh trật tự và biện pháp chữa cháy, biện pháp xử lý, liên hệ và phối hợp với chính quyền địa phương trong các trường hợp khẩn cấp khi phương tiện gặp sự cố trên đường vận chuyển VLNCN;
d) Phải có đủ người áp tải được trang bị công cụ hỗ trợ khi vận chuyển VLNCN. Người áp tải cùng với người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm bảo quản và bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển;
đ) Trừ các trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm e, khoản này, cấm vận chuyển VLNCN xuyên qua trung tâm các khu vực đô thị, đông dân cư vào các giờ cao điểm; không dừng đỗ phương tiện vận chuyển tại các địa điểm đông dân cư, gần các trạm xăng dầu; không bốc, dỡ, chuyển hàng hoặc thay đổi điểm dừng, đỗ, tuyến đường quy định trong giấy phép vận chuyển;
e) Trong các trường hợp phương tiện vận chuyển bị sự cố, tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện phải thực hiện ngay lập tức việc khoanh vùng an toàn, thiết lập cảnh báo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập trái phép và loại trừ các khả năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông, thông báo ngay với chính quyền địa phương khu vực có sự cố để được hỗ trợ xử lý.
3. Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Công an tỉnh Đồng Nai là cơ quan cấp giấy phép vận chuyển VLNCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Việc cấp giấy phép vận chuyển VLNCN phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đối với đơn vị có kho chứa VLNCN: Căn cứ vào dung lượng kho VLNCN và kế hoạch sử dụng VLNCN đã được Sở Công thương phê duyệt. Tuyệt đối không cấp giấy phép vận chuyển vượt khối lượng VLNCN theo kế hoạch được duyệt.
- Đối với đơn vị không sử dụng kho chứa VLNCN: Phải ký hợp đồng vận chuyển VLNCN với các doanh nghiệp kinh doanh cung ứng. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng VLNCN được duyệt và hộ chiếu khoan nổ mìn của doanh nghiệp để cấp giấy phép vận chuyển.
- Khối lượng VLNCN được cấp giấy M để vận chuyển phải nằm trong kế hoạch sử dụng VLNCN đã được Sở Công thương phê duyệt.
4. Địa điểm xếp dỡ cố định VLNCN phải được thỏa thuận với Sở Công thương, phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, và phải được UBND tỉnh cho phép.
5. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh (phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội) quy định tuyến đường vận chuyển VLNCN cho từng địa điểm sử dụng VLNCN cụ thể.
6. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép vận chuyển VLNCN
a) Thành phần hồ sơ:
- Đối với đơn vị có kho chứa VLNCN, hồ sơ bao gồm:
+ Giấy giới thiệu của cơ quan do Thủ trưởng đơn vị ký;
+ Giấy chứng minh nhân dân của người áp tải;
+ Giấy đăng ký vận chuyển VLNCN, trong đó ghi rõ họ tên người áp tải, người điều khiển phương tiện, biển số phương tiện, tuyến đường đi, thời gian và số lượng VLNCN cần vận chuyển;
+ Lý lịch của người áp tải và người điều khiển phương tiện hay giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị hoặc của Công an xã, phường, thị trấn về lý lịch, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm. Người áp tải và điều khiển phương tiện là người đã được huấn luyện về an toàn lao động, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, vệ sinh lao động có liên quan đến VLNCN và đã được cấp chứng chỉ an toàn, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy theo quy định;
+ Báo cáo VLNCN tồn kho tại thời điểm xin vận chuyển (trừ trường hợp xin vận chuyển lần đầu). Nếu kho VLNCN ở ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm giấy xác nhận tình trạng kho VLNCN của Công an ở địa phương có thẩm quyền;
+ Giấy phép sử dụng VLNCN hoặc giấy xác nhận vị trí sử dụng VLNCN của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực);
+ Lệnh xuất kho hoặc giấy báo hàng;
+ Biên bản kiểm tra điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy phương tiện vận chuyển VLNCN (trừ trường hợp phương tiện chuyên dùng vận chuyển VLNCN đã được kiểm tra và cấp giấy theo thời hạn), giấy cam đoan bảo đảm điều kiện an toàn vận chuyển VLNCN, giấy đăng ký, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, giấy bảo hiểm còn trong thời hạn.
* Đối với các đơn vị nổ mìn trực tiếp (nổ mìn theo hộ chiếu) không có kho bảo quản VLNCN:
Ngoài những thủ tục nêu trên (trừ văn bản xác nhận về kho) phải có thêm hộ chiếu nổ mìn cho mỗi đợt nổ do Phó Giám đốc Kỹ thuật hoặc cấp tương đương của đơn vị phê duyệt, và hợp đồng mua bán VLNCN giữa đơn vị cung ứng và đơn vị sử dụng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. c) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép trữ, chứa, bảo quản, sử dụng VLNCN có nhu cầu vận chuyển VLNCN trong địa bàn hoặc đi qua tỉnh phải đến nộp hồ sơ tại trụ sở phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh:
Bước 2: Đến nhận giấy phép vận chuyển VLNCN tại trụ sở Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
- Thời hạn giải quyết: 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
1. Lãnh đạo tổ chức, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động VLNCN.
2. Chỉ huy nổ mìn, thợ mìn.
3. Thủ kho, người điều khiển phương tiện, người áp tải vận chuyển VLNCN.
4. Người phục vụ trực tiếp các hoạt động liên quan đến VLNCN, bao gồm việc bảo vệ, canh gác, bốc xếp hoặc các hoạt động khác tại nơi nổ mìn không liên quan đến việc đấu lắp, kiểm tra mạng nổ, kích nổ.
Điều 17. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động VLNCN
1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy chế này được huấn luyện kiến thức pháp luật về quản lý VLNCN, kiến thức pháp luật liên quan về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ an ninh trật tự trong các hoạt động VLNCN; nghiệp vụ quản lý kinh doanh; phương pháp lập và thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp, phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động nổ mìn.
2. Các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 16 Quy chế này được huấn luyện các nội dung quy định tại Phụ lục C QCVN 02:2008/BCT về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN.
Điều 18. Cấp giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật an toàn VLNCN
1. Sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện, học viên được cơ quan cấp giấy phép hoạt động VLNCN kiểm tra, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật an toàn VLNCN.
2. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn 02 (hai) năm và có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Trường hợp thay đổi về điều kiện hoạt động, cơ quan quản lý VLNCN nơi có hoạt động VLNCN có trách nhiệm huấn luyện bổ sung các nội dung liên quan đến việc thay đổi điều kiện hoạt động; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Công thương
1. Sở Công thương là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về VLNCN tại địa phương.
2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cấp, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN và dịch vụ nổ mìn địa phương trên địa bàn cho các tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Công thương.
3. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức tập huấn, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật an toàn VLNCN cho các đối tượng của tổ chức sử dụng về VLNCN thuộc thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng VLNCN của Sở Công thương.
Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thi xếp hạng và nâng bậc thợ cho thợ mìn.
5. Tham gia ý kiến về thiết kế công trình xây dựng kho chứa VLNCN.
6. Thực hiện việc đăng ký sử dụng về VLNCN đối với các tổ chức có giấy phép sử dụng VLNCN theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 23/2009/TT- BCT; và đăng ký máy, thiết bị có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp theo Quyết định 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành danh mục các máy, thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp và quy chế quản lý kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp như: Máy phát điện phòng nổ, máy nổ mìn điện, máy kiểm tra điện trở kíp điện, máy kiểm tra mạng nổ mìn.
7. Kiểm tra việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện:
a) Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch các đầu mối dịch vụ nổ mìn địa phương, các đầu mối bảo quản, tuyến đường vận chuyển VLNCN; định mức kinh tế - kỹ thuật trong sử dụng VLNCN.
b) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của Quy chế này và quy định pháp luật có liên quan.
c) Tiến hành kiểm tra việc đảm bảo các quy định pháp luật về thời gian, địa điểm nổ mìn, khoảng cách an toàn, các điều kiện an ninh, an toàn khác và thực hiện việc đăng ký cho tổ chức sử dụng VLNCN trước khi nổ mìn.
9. Lập báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm về tình hình quản lý,
và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư
23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 và gửi về Bộ Công thương và UBND tỉnh Đồng Nai trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.
Điều 20. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Tổ chức kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy cho các tổ chức hoạt động VLNCN trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng VLNCN. Kiểm tra, cấp giấy phép vận chuyển VLNCN.
2. Phối hợp với Sở Công thương kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
3. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các quy định về vận chuyển VLNCN bảo đảm an ninh, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
4. Phê duyệt phương án phòng cháy chữa cháy kho chứa VLNCN và các mỏ đá.
5. Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật liên quan về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ an ninh trật tự trong các hoạt động VLNCN.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
1. Kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.
2. Tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động và cấp giấy chứng nhận đã qua chương trình tập huấn an toàn lao động cho người sử dụng lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có liên quan đến VLNCN.
Phối hợp với Sở Công thương tổ chức thi xếp hạng và nâng bậc thợ cho thợ mìn.
3. Hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như: Các bình chịu áp lực, các loại thuốc nổ, phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...).
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân địa phương biết để có biện pháp phòng ngừa tai nạn.
2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện và xử lý các đối tượng tàng trữ, sử dụng chất nổ có nguồn gốc từ vũ khí và VLNCN trái quy định của pháp luật.
3. Thông báo khi có sự cố xảy ra trên địa bàn về Công an tỉnh; Sở Công thương; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; đồng thời phối hợp với các ngành để khắc phục hậu quả.
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 23. Thanh tra, kiểm tra VLNCN
1. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các huyện (thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa) xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động sử dụng, bảo quản VLNCN.
2. Định kỳ hàng năm sẽ tổ chức 01 (một) cuộc kiểm tra liên ngành; thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sử dụng, bảo quản VLNCN nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn khiếu nại.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật liên quan về hoạt động VLNCN, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN; bao che cho người vi phạm pháp luật về hoạt động VLNCN hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 37/2007/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 50/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 50/2006/QĐ-UBND về Quy định quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hết hiệu lực
- 4Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai năm 2019
- 6Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 37/2007/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 50/2006/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 50/2006/QĐ-UBND về Quy định quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hết hiệu lực
- 4Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 222/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai năm 2019
- 6Quyết định 480/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 136/2004/QĐ-BCN ban hành Danh mục các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp và Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 5Thông tư 04/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 51/2008/QĐ-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- 8Thông tư 23/2009/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 9Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 38/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Đinh Quốc Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra