Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2008/QĐ-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007 /NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “ Nguội sửa chữa máy công cụ";
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề: “ Nguội sửa chữa máy công cụ".
Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị- Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “Nguội sửa chữa máy công cụ" và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38 / 2008 /QĐ- BLĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 52
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
1.1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức
+ Vận dụng các kiến thức để phân tích tình trạng kỹ thuật của các loại máy công cụ vạn năng và chuyên dùng cũng như các máy công cụ có độ chính xác cao thường sử dụng trong các cơ sở sản xuất cơ khí, từ đó lập phương án công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí một cách khoa học, hợp lý.
- Kỹ năng:
+ Chế tạo, phục hồi được một số chi tiết máy thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật phục vụ công tác sửa chữa.
+ Bảo dưỡng, sửa chữa thành thạo các loại máy công cụ nói trên đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất, tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
+ Có khả năng làm việc độc lập, tạo ra việc làm và biết tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng tự học tập, nghiên cứu, hoặc học lên trình độ cao hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức
+ Có nhận thức đúng về chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; hiểu biết hiến pháp, pháp luật; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; có sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
- Thể chất, quốc phòng
+ Có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi, lành mạnh.
+ Trang bị một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, về chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.
+ Thực hiện rèn luyện một số kỹ năng quân sự cần thiết, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật, góp phần vào thực hiện các mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường.
2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Thời gian học tập: 131 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3750h
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 400h; Trong đó thi tốt nghiệp: 200h
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 h
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300h
+ Thời gian học bắt buộc: 3030h; Thời gian học tự chọn: 720h
+ Thời gian học lý thuyết: 1174h; Thời gian học thực hành: 1856h
3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo đào tạo nghề bắt buộc:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
I | Các môn học chung |
|
| 450 | 450 |
|
MH 01 | Chính trị | 1 | I | 90 | 90 |
|
MH 02 | Pháp luật | 1 | I | 30 | 30 |
|
MH 03 | Giáo dục thể chất | 1 | II | 60 | 60 |
|
MH 04 | Giáo dục quốc phòng | 1 | II | 75 | 75 |
|
MH 05 | Tin học | 1 | II | 75 | 75 |
|
MH 06 | Ngoại ngữ | 1 | I | 120 | 120 |
|
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 2580 | 724 | 1856 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
| 270 | 147 | 123 |
MH 07 | 1 | I | 75 | 30 | 45 | |
MH 08 | Dung sai đo lường | 1 | II | 45 | 24 | 21 |
MH 09 | Vật liệu cơ khí | 1 | I | 45 | 24 | 21 |
MH 10 | Cơ kỹ thuật | 1 | II | 60 | 39 | 21 |
MH 11 | Kỹ thuật điện - điện tử công nghiệp | 1 | II | 45 | 30 | 15 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
|
| 2310 | 577 | 1733 |
MĐ 12 | Kỹ thuật an toàn trong sửa chữa và bảo hộ lao động | 1 | I | 40 | 20 | 20 |
MĐ 13 | Nhập môn nguội sửa chữa máy công cụ | 1 | I | 30 | 15 | 15 |
MĐ 14 | Lựa chọn phương án công nghệ và vạch dấu chi tiết cần sửa chữa | 1 | I | 60 | 15 | 45 |
MĐ 15 | Gia công các chi tiết cần sửa chữa bằng dụng cụ cầm tay | 1 | II | 260 | 65 | 195 |
MĐ 16 | Gia công các chi tiết cần sửa chữa có sự hỗ trợ của máy | 1 | II | 80 | 20 | 60 |
MĐ 17 | Công tác chuẩn bị cho sửa chữa và bảo dưỡng máy | 1 | I | 60 | 20 | 40 |
MĐ 18 | Tháo máy có độ phức tạp R<10 | 1 | II | 120 | 30 | 90 |
MĐ 19 | Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn, làm mát | 2 | I | 60 | 12 | 48 |
MĐ 20 | Bảo dưỡng hệ thống hiển thị | 3 | I | 80 | 12 | 68 |
MĐ 21 | Bảo dưỡng hệ thống điều khiển | 2 | II | 120 | 18 | 102 |
MĐ 22 | Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng cơ khí | 2 | I | 150 | 35 | 115 |
MĐ 23 | Sửa chữa chi tiết trục | 2 | I | 100 | 15 | 85 |
MĐ 24 | Sửa chữa các loại hộp | 2 | I | 85 | 13 | 72 |
MĐ 25 | Sửa chữa các loại thanh truyền, càng gạt | 2 | I | 80 | 10 | 70 |
MĐ 26 | Sửa chữa chi tiết bạc | 2 | I | 80 | 10 | 70 |
MĐ 27 | Sửa chữa chi tiết dạng đĩa | 3 | I | 80 | 10 | 70 |
MĐ 28 | Lắp và điều chỉnh các mối ghép của máy có độ phức tạp R<10 | 3 | I | 105 | 20 | 85 |
MH 29 | Nguyên lý máy - chi tiết máy | 3 | I | 60 | 34 | 26 |
MH 30 | Cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính (CAD) | 2 | II | 45 | 17 | 28 |
MH 31 | Thiết bị công nghiệp | 3 | I | 60 | 38 | 22 |
MH 32 | Trang bị điện và điện tử trong máy công cụ | 3 | I | 30 | 18 | 12 |
MH 33 | Công nghệ chế tạo máy và đồ gá | 3 | I | 60 | 39 | 21 |
MH 34 | Công nghệ sửa chữa máy công cụ | 3 | I | 75 | 46 | 29 |
MĐ 35 | Chẩn đoán và xử lý hư hỏng của máy | 3 | II | 130 | 15 | 115 |
MĐ 36 | Tháo máy có độ phức tạp R³10 | 3 | II | 130 | 15 | 115 |
MĐ 37 | Lắp và điều chỉnh máy có độ phức tạp R≥10 | 3 | II | 130 | 15 | 115 |
| Tổng cộng |
|
| 3030 | 1174 | 1856 |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
(Nội dung chi tiết được kèm theo phục lục 1B và 2B)
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐCĐN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Ngoài các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1, trong chương trình khung đã đề xuất 15 môn học, mô đun tự chọn. Thời gian dành cho các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu dành cho các mô đun, môn học đào tạo nghề (3300h), nhưng không vượt quá thời gian thực học tối thiểu của toàn khoá học (3750h) theo quy định của Quyết định số: 01/2007/QĐ-BLDTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội.
Tỷ lệ thời gian dành cho các môn học/mô đun tự chọn so với các mô đun/môn học đào tạo nghề bắt buộc là 20% - 30%. Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở đào tạo nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:
- Phương án 1: Chọn trong số 15 môn học mô đun đã được đề xuất trong chương trình khung để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo quy định.
- Phương án 2: Xây dựng các mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho thời gian thực học cho các mô đun tự chọn đảm bảo quy định.
- Phương án 3: Kết hợp cả 2 phương án trên - chọn một số trong số các mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số mô đun khác để đào tạo sao cho thời gian thực học đảm bảo quy định.
- Khi xây dựng các mô đun tự chọn cần lưu ý: tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành là: LT: 20% - 35%; TH: 65% - 80%.
Danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc và bảng đánh giá độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc. Các mô đun đào tạo nghề tự chọn thường tương ứng với các công việc có độ quan trọng ở mức “cần biết” hoặc “nên biết”.
Trong chương trình khung đã đề xuất 15 môn học, mô đun tự chọn dưới đây:
4.2.1.Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
MĐ 38 | Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng thủy lực | 2 | II | 200 | 60 | 140 |
MĐ 39 | Bảo dưỡng các cơ cấu an toàn | 2 | II | 100 | 20 | 80 |
MĐ 40 | Bảo dưỡng cơ cấu chấp hành | 2 | II | 180 | 40 | 140 |
MĐ 41 | Sửa chữa mặt trượt | 2 | II | 200 | 60 | 140 |
MĐ 42 | Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng khí nén | 2 | II | 180 | 40 | 140 |
MĐ 43 | Bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ | 2 | II | 100 | 20 | 80 |
MĐ 44 | Thực tập nghề điện | 1 | II | 60 | 20 | 40 |
MĐ 45 | Thực tập nghề phay, bào | 1 | II | 45 | 15 | 30 |
MĐ 46 | Thực tập nghề tiện | 1 | II | 30 | 10 | 20 |
MĐ 47 | Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống thuỷ lực | 3 | II | 160 | 30 | 130 |
MĐ 48 | Quản lý sản xuất | 3 | II | 80 | 30 | 50 |
MĐ 49 | Sửa chữa các bộ phận chính của hệ thống khí nén | 3 | II | 160 | 30 | 130 |
MĐ 50 | Bồi dưỡng thợ bậc thấp | 3 | II | 80 | 30 | 50 |
MH 51 | Sức bền vật liệu | 3 | II | 45 | 30 | 15 |
MH 52 | Máy điều khiển số và công nghệ trên máy điều khiển số | 3 | II | 60 | 30 | 30 |
| Tổng cộng |
|
| 1680 | 465 | 1215 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
(Nội dung chi tiết được kèm theo phục lục 3B và 4B)
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể thay đổi nội dung, thời gian nhưng không được vượt quá 25%.
- Khi thay đổi thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc cần bám vào mục tiêu và tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung cần tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp
4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành
- Thời gian kiểm tra:
+ Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 giờ
4.5.2. Thi tốt nghiệp.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
- Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút | |
- Thực hành nghề | Bài thực hành | Không quá 24 giờ |
Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý./.
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38 / 2008 /QĐ- BLĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 37
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
1.1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
Vận dụng các kiến thức để phân tích tình trạng kỹ thuật của các loại máy công cụ vạn năng và chuyên dùng thường sử dụng trong các cơ sở sản xuất cơ khí, từ đó lập phương án công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí một cách khoa học, hợp lý
- Kỹ năng:
+ Có khả năng chế tạo, phục hồi được một số chi tiết máy thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật; bảo dưỡng; sửa chữa thành thạo các dạng hỏng thường gặp đối với loại máy công cụ nói trên đạt tiêu chuẩn của nhà sản tiết kiệm, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
+ Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc sửa chữa máy công cụ.
+ Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
Có nhận thức đúng về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay; hiểu biết hiến pháp, pháp luật; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; có sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi, lành mạnh.
+ Trang bị một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, về chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Viêt Nam.
+ Thực hiện rèn luyện một số kỹ năng quân sự cần thiết, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật, góp phần vào thực hiện các mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường.
2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2550h
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 280h; Trong đó thi tốt nghiệp: 80h
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210h
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2440h
+ Thời gian học bắt buộc: 1960h; Thời gian học tự chọn: 480h
+ Thời gian học lý thuyết: 588h; Thời gian học thực hành: 1752h
3.1. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo đào tạo nghề bắt buộc:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
I | Các môn học chung |
|
| 210 | 210 | 0 |
MH 01 | Chính trị | 1 | I | 30 | 30 |
|
MH 02 | Pháp luật | 1 | II | 15 | 15 |
|
MH 03 | Giáo dục thể chất | 1 | II | 30 | 30 |
|
MH 04 | Giáo dục quốc phòng | 1 | II | 45 | 45 |
|
MH 05 | Tin học | 1 | I | 30 | 30 |
|
MH 06 | Ngoại ngữ | 1 | I | 60 | 60 |
|
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 1960 | 487 | 1473 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
| 270 | 147 | 123 |
MH 07 | Vẽ kỹ thuật cơ khí | 1 | I | 75 | 30 | 45 |
MH 08 | Dung sai đo lường | 1 | I | 45 | 24 | 21 |
MH 09 | Vật liệu cơ khí | 1 | I | 45 | 24 | 21 |
MH 10 | Cơ kỹ thuật | 1 | I | 60 | 39 | 21 |
MH 11 | Kỹ thuật điện - điện tử công nghiệp | 1 | I | 45 | 30 | 15 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
|
| 1590 | 340 | 1250 |
MĐ 12 | Kỹ thuật an toàn trong sửa chữa và bảo hộ lao động | 1 | I | 40 | 20 | 20 |
MĐ 13 | Nhập môn nguội sửa chữa máy công cụ | 1 | I | 30 | 15 | 15 |
MĐ 14 | Lựa chọn phương án công nghệ và vạch dấu chi tiết cần sửa chữa | 1 | I | 60 | 15 | 45 |
MĐ 15 | Gia công các chi tiết cần sửa chữa bằng dụng cụ cầm tay | 1 | II | 260 | 65 | 195 |
MĐ 16 | Gia công các chi tiết cần sửa chữa có sự hỗ trợ của máy | 1 | II | 80 | 20 | 60 |
MĐ 17 | Công tác chuẩn bị cho sửa chữa và bảo dưỡng máy | 1 | I | 60 | 20 | 40 |
MĐ 18 | Tháo máy có độ phức tạp R<10 | 1 | II | 120 | 30 | 90 |
MĐ 19 | Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn, làm mát | 1 | II | 60 | 12 | 48 |
MĐ 20 | Bảo dưỡng hệ thống hiển thị | 2 | II | 80 | 12 | 68 |
MĐ 21 | Bảo dưỡng hệ thống điều khiển | 2 | I | 120 | 18 | 102 |
MĐ 22 | Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng cơ khí | 2 | I | 150 | 35 | 115 |
MĐ 23 | Sửa chữa chi tiết trục | 2 | I | 100 | 15 | 85 |
MĐ 24 | Sửa chữa các loại hộp | 2 | I | 85 | 13 | 72 |
MĐ 25 | Sửa chữa các loại thanh truyền, càng gạt | 2 | I | 80 | 10 | 70 |
MĐ 26 | Sửa chữa chi tiết bạc | 2 | I | 80 | 10 | 70 |
MĐ 27 | Sửa chữa chi tiết dạng đĩa | 2 | I | 80 | 10 | 70 |
MĐ 28 | Lắp và điều chỉnh các mối ghép của máy có độ phức tạp R<10 | 2 | II | 105 | 20 | 85 |
| Tổng cộng |
|
| 2170 | 697 | 1473 |
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
(Nội dung chi tiết được kèm theo phục lục 1A và 2A)
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3.1, trong chương trình khung đã đề xuất 9 môn học, mô đun tự chọn. Thời gian dành cho các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô-đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu dành cho các mô đun, môn học đào tạo nghề (2340h), nhưng không vượt quá thời gian thực học tối thiểu của toàn khoá học (2550h) theo quy định của Quyết định số: 01/2007/QĐ-BLDTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
-Tỷ lệ thời gian dành cho các môn học/mô đun tự chọn so với các mô đun/môn học đào tạo nghề bắt buộc là 20% - 30%. Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở đào tạo nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:
- Phương án 1: Chọn trong số 9 môn học, mô đun đã được đề xuất trong chương trình khung để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo quy định.
- Phương án 2: Xây dựng các mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho thời gian thực học cho các mô đun tự chọn đảm bảo quy định.
- Phương án 3: Kết hợp cả 2 phương án trên - chọn một số trong số các mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số mô đun khác để đào tạo sao cho thời gian thực học đảm bảo quy định.
- Khi xây dựng các mô đun tự chọn cần lưu ý: tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành là: LT: 20% - 30%; TH: 70% - 80%.
Danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc và bảng đánh giá độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc. Các mô đun đào tạo nghề tự chọn thường tương ứng với các công việc có độ quan trọng ở mức “cần biết” hoặc “nên biết”.
Trong chương trình khung đã đề xuất 9 môn học, mô đun tự chọn dưới đây:
4.2.1.Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học, mô đun (giờ) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Giờ LT | Giờ TH | |||||
MĐ 29 | Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng thủy lực | 2 | II | 200 | 60 | 140 |
MĐ 30 | Bảo dưỡng các cơ cấu an toàn | 2 | II | 100 | 20 | 80 |
MĐ 31 | Bảo dưỡng cơ cấu chấp hành | 2 | II | 180 | 40 | 140 |
MĐ 32 | Sửa chữa mặt trượt | 2 | II | 200 | 60 | 140 |
MĐ 33 | Bảo dưỡng hệ thống truyền lực bằng khí nén | 2 | II | 180 | 40 | 140 |
MĐ 34 | Bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ | 2 | II | 100 | 20 | 80 |
MĐ 35 | Thực tập nghề điện | 1 | II | 60 | 20 | 40 |
MĐ 36 | Thực tập nghề phay, bào | 1 | II | 45 | 15 | 30 |
MĐ 37 | Thực tập nghề tiện | 1 | II | 30 | 10 | 20 |
| Tổng cộng: |
|
| 1095 | 285 | 810 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
(Nội dung chi tiết được kèm theo phụ lục 3A)
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể thay đổi nội dung, thời gian nhưng không được vượt quá 25%.
- Khi thay đổi thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc cần bám vào mục tiêu và tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền.
- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung cần tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp
4.5.1.Kiểm tra kết thúc môn học
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành
- Thời gian kiểm tra:
+ Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 giờ
4.5.2. Thi tốt nghiệp.
Số TT | Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi |
1 | Chính trị | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 120 phút |
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề |
|
|
- Lý thuyết nghề | Viết, vấn đáp, trắc nghiệm | Không quá 180 phút | |
- Thực hành nghề | Bài thực hành | Không quá 24 giờ |
Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.
Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.
Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý./.
- 1Thông tư 17/2012/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc các nhóm nghề: Công nghệ kỹ thuật - Sản xuất và chế biến - Nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1019/QĐ-BLĐTBXH năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành tính từ ngày 01/01/2012 đến 31/3/2013
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 17/2012/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho một số nghề thuộc các nhóm nghề: Công nghệ kỹ thuật - Sản xuất và chế biến - Nghệ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1019/QĐ-BLĐTBXH năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành tính từ ngày 01/01/2012 đến 31/3/2013
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Quyết định 01/2007/QĐ-BLĐTBXH Quy định về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Quyết định 38/2008/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề nguội sửa chữa máy công cụ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 38/2008/QĐ-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/04/2008
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đàm Hữu Đắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 321 đến số 322
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra