Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 379/QĐ-VKSTC | Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
Xét yêu cầu của công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành Kiểm sát nhân dân;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 198/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế về thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.
| VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO |
VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO, QUẢN LÝ CÔNG TÁC TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-VKSTC ngày 13/7/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này được áp dụng đối với tất cả các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Quy chế này quy định:
2.1 Việc tiếp nhận, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm cả Viện kiểm sát quân sự các cấp (gọi chung là Viện kiểm sát các cấp).
2.2 Việc xây dựng, gửi báo cáo của Viện kiểm sát các cấp và các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2.3 Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tổ chức thực hiện và kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác của Viện kiểm sát các cấp và các đơn vị thuộc Viện kiêm sát nhân dân tối cao.
1. Chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện đúng quy định của pháp luật và quy định của Ngành, bảo đảm thông tin, báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời, an toàn, bí mật.
2. Việc xác định nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng kế hoạch, chương trình công tác và kiểm tra việc thực hiện được tiến hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất trong Ngành.
3. Hình thức, thể thức, nội dung các văn bản về thông tin, báo cáo và quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Ngành.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tiếp nhận, thu thập, xử lý, cung cấp và sử dụng thông tin theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy chế này.
Văn phòng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm giúp Viện trưởng cấp mình theo dõi, quản lý việc tiếp nhận, xử lý thông tin.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các phòng nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thông báo được quy định tại Quy chế này; có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo để đảm bảo chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo của đơn vị. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra về chế độ thông tin, báo cáo của Viện kiểm sát cấp dưới.
Thẩm quyền ký các báo cáo, thông báo thuộc Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng hoặc Thủ trưởng các đơn vị có thể giao cho cấp phó ký thay hoặc Chánh Văn phòng ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật và quy định của Ngành.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình công tác của đơn vị, theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp có trách nhiệm giúp Viện trưởng cấp mình trong việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch và chương trình công tác; làm đầu mối thống nhất theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch và chương trình công tác. Viện trưởng Viện kiểm sát các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Viện kiểm sát quân sự khu vực (gọi chung là Viện kiểm sát cấp huyện) trực tiếp chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị mình.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, quản lý và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác của Viện kiểm sát cấp dưới về những công tác nghiệp vụ, đơn vị được giao trách nhiệm theo dõi, quản lý.
Điều 4. Thông tin và cung cấp thông tin.
1. Thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân được hiểu là những tin, bài về những vụ, việc được truyền tải qua các phương tiện truyền thông; các báo cáo, thông báo của cơ quan Nhà nước và các đơn vị trong Ngành; đơn khiếu nại, tố cáo,... của tổ chức, công dân liên quan đến hoạt động tổ chức, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
2. Thông tin do cá nhân, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân cung cấp phải thể hiện rõ nội dung, nguồn gốc, thời gian, địa điểm xảy ra vụ, việc. Nếu thông tin được cung cấp bằng hình thức văn bản thì người cung cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình.
Điều 5. Tiếp nhận và xử lý thông tin.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đon vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị mình theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Thông tin do Viện kiểm sát các cấp tiếp nhận phải được phân loại, giải quyết đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, quy định của Ngành và báo cáo kết quả với Viện kiểm sát cấp trên.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận và thông báo những vụ, việc báo chí nêu liên quan đến hoạt động của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát địa phương. Khi nhận được thông tin chuyển đến, Viện kiểm sát cấp tỉnh, đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải kiểm tra, xác minh, giải quyết và báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (phòng Tổng hợp, Văn phòng); có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí đính chính về những thông tin không chính xác, thiếu khách quan liên quan đến đơn vị.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, yêu cầu các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát cấp dưới trực tiếp báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin. Viện kiểm sát cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, kiếm tra, xử lý và báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (phòng Tổng hợp - Văn phòng) những thông tin liên quan đến hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình do các báo, phương tiện truyền thông ở địa phương nêu; đồng thời, phải báo cáo kịp thời, chính xác với Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những vụ, việc nghiêm trọng liên quan đến hoạt động của Ngành xảy ra tại địa phương.
4. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổng hợp những thông tin liên quan đến Ngành để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời chuyển đến Viện kiểm sát cấp tỉnh, đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao kèm theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 6. Báo cáo gửi các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
1. Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại các kỳ họp Quốc hội; báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa các kỳ họp của Quốc hội; báo cáo Chủ tịch nước. Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi: Văn phòng Trung ương Đảng, ủy Ban kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, ủy ban Pháp luật và úy ban Tư pháp của Quốc hội, Ban Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương trước Hội đồng nhân dân và cấp ủy đảng cùng cấp.
3. Báo cáo gửi các cơ quan khác của Đảng, Nhà nước, Quốc hội khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu.
4. Thời gian lấy số liệu, nội dung và thời hạn gửi báo cáo phục vụ việc xây dựng các loại báo cáo trên thực hiện theo yêu cầu của cơ quan yêu cầu báo cáo hoặc yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 7. Các loại báo cáo trong ngành Kiểm sát nhân dân.
1. Báo cáo định kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp; của Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (thừa lệnh Viện trưởng) báo cáo Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp; của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, gồm: Báo cáo công tác tuần; Báo cáo công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý tuần; Báo cáo công tác tháng; Báo cáo công tác quý; Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm; Báo cáo tổng kết công tác năm; các Báo cáo thống kê định kỳ; Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm; Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; Báo cáo về việc tiếp nhận, xử lý những thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát các cấp sau khi xây dựng báo cáo phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên, đồng thời gửi bộ phận hoặc đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp một bản để phục vụ công tác tổng hợp của đơn vị và của Ngành.
2. Báo cáo ban đầu;
3. Báo cáo đột xuất;
4. Báo cáo thỉnh thị;
5. Báo cáo chuyên đề và các văn bản pháp lý khác;
6. Báo cáo theo quy chế nghiệp vụ;
7. Báo cáo khác khi có yêu cầu;
1. Báo cáo công tác tuần.
Báo cáo tình hình, kết quả công tác của đơn vị từ chiều thứ Tư tuần trước đến hết sáng thứ Tư của tuần báo cáo. Nội dung phản ánh khái quát những vụ, việc điển hình xảy ra ở địa phương, kết quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất với Viện kiểm sát cấp trên (nếu có).
Viện kiểm sát cấp huyện và các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) vào 13 giờ thứ Tư của tuần báo cáo. Viện kiểm sát cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (phòng Tổng hợp Văn phòng) trước 10 giờ thứ Năm của tuần báo cáo. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo công tác tuần vào chiều thứ Năm của tuần báo cáo.
Các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh không phải gửi báo cáo công tác tuần cho các đon vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Báo cáo công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý tuần.
Thống kê số liệu từ chiều thứ Tư tuần trước đến hết sáng thứ Tư tuần báo cáo. Báo cáo tổng số người bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong tuần, phân tích rõ các hình thức bắt và xử lý; các trường hợp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam trốn, chết, phạm tội mới.
Viện kiểm sát cấp huyện và phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục ngưòi chấp hành án phạt tù có báo cáo ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trước 13 giờ thứ Tư của tuần báo cáo; Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, các Vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án hình sự, Cục Điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo thống kê việc bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý tuần ở Viện kiêm sát nhân dân tối cao (Cục Thống kê tội phạm) vào 10 giờ thứ Năm của tuần báo cáo. Cục Thống kê tội phạm có báo cáo thống kê việc bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý tuần, Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người châp hành án phạt tù Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý tuần ở phòng Tổng hợp Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào chiều thứ Năm của tuần báo cáo.
3. Báo cáo công tác tháng.
Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo công tác tháng bắt đầu từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
Báo cáo tình hình, kết quả công tác của đơn vị trong một tháng. Nội dung báo cáo đánh giá khái quát tình hình tội phạm và kết quả công tác trong tháng trên tất cả các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, những kiến nghị đề xuất với Viện kiểm sát cấp trên (nếu có).
Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát cấp tỉnh phải tổng hợp, đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp dưới về những lĩnh vực đơn vị được giao trách nhiệm theo dõi, quản lý.
Viện kiểm sát cấp huyện có báo cáo công tác tháng ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trong thời hạn 03 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê. Các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo công tác tháng ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương có báo cáo công tác tháng ở phòng Tổng hợp Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo công tác tháng trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
4. Báo cáo công tác quý.
Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh báo cáo kết quả công tác của đơn vị trong một quý. Nội dung báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác quý của đơn vị; kết quả công tác nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp dưới do đơn vị mình có trách nhiệm theo dõi, quản lý; những kiến nghị đề xuất. Đồng thời, dự kiến, đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị phải thực hiện trong quý tiếp theo.
Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo công tác quý bắt đầu từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Báo cáo công tác quý của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tại phòng Tổng hợp Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 04 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo công tác quý trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Báo cáo công tác quý của các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) để tổng hợp, xây dựng Báo cáo quý của Viện kiểm sát cấp tỉnh. Báo cáo công tác quý không phải gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thời hạn Báo cáo công tác quý của các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh do Viện trưởng cấp tỉnh quyết định.
5. Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và Báo cáo tổng kết công tác năm.
Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo tổng kết công tác năm tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
Nội dung báo cáo đánh giá khái quát diễn biến tình hình tội phạm, tổng hợp kết quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp và công tác xây dựng Ngành; phân tích, đánh giá toàn diện những kêt quả tích cực, điểm mới so với cùng kỳ năm trước, những hạn chế, tồn tại, yếu kém của các lĩnh vực công tác trong năm; nguyên nhân chính của những hạn chế, tồn tại, yếu kém; các giải pháp khắc phục. Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm của công tác 6 tháng cuối năm.
Báo cáo của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh phải tổng hợp, đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp dưới do đơn vị mình có trách nhiệm theo dõi, quản lý.
Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu sơ kết, tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định cụ thể về nội dung báo cáo của Viện kiểm sát cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương; đồng thời, yêu cầu một số đơn vị báo cáo chuyên sâu một số công tác để phục vụ việc sơ kết, tổng kết công tác của Ngành.
Căn cứ quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự Trung ương hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát cấp dưới xây dựng báo cáo để phục vụ công tác sơ kết, tổng kết của đơn vị và của toàn Ngành.
Viện kiểm sát cấp huyện có báo cáo công tác 6 tháng ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trong thời hạn 04 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê; có báo cáo tổng kết năm ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trong thời hạn 06 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo công tác 6 tháng ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 06 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê; có báo cáo tổng kết năm ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương có báo cáo công tác 6 tháng ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (phòng Tổng hợp Văn phòng) trong thời hạn 09 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê; có báo cáo tổng kết năm ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (phòng Tổng hợp Văn phòng) trong thời hạn 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo công tác 6 tháng trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê; có báo cáo công tác năm trong thời hạn 20 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
6. Báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của Ngành.
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm xây dựng báo cáo tuần, tháng, 6 tháng và một năm về việc tiếp nhận, xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân.
Nội dung báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát; những hạn chế, khó khăn (nếu có).
Thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng các báo cáo theo quy định về thời điểm của báo cáo công tác tuần, tháng, 6 tháng và một năm.
7. Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng
Thời điểm lấy số liệu thống kê xây dựng Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng cùng với thời điểm lấy số liệu thống kê xây dựng Báo cáo tổng kết công tác năm.
Nội dung Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng trong năm, những việc làm được, chưa làm được, những đơn vị, tập thể có phong trào thi đua nổi bật; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất với Viện kiểm sát cấp trên.
Viện kiểm sát cấp huyện, phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo và hồ sơ đề nghị khen thưởng ở Văn phòng Viện kiểm sát cấp tỉnh cùng thời gian với Báo cáo tổng kết công tác năm của đơn vị mình. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự Trung ương và các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo và hồ sơ đề nghị khen thưởng ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (phòng Thi đua Văn phòng) cùng thời gian với Báo cáo tổng kết công tác năm của đơn vị mình.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm cùng thời gian với Báo cáo tổng kết công tác năm của toàn Ngành.
1. Thời gian lấy số liệu thống kê
- Báo cáo thống kê tháng lấy số liệu từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
- Báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm lấy số liệu từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo.
- Báo cáo thống kê năm lấy số liệu từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
2. Thời hạn có Báo cáo thống kê
- Báo cáo thống kê tháng:
Báo cáo thống kê tháng của Viện kiểm sát cấp huyện và các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trong thời hạn 03 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Báo cáo thống kê tháng của Viện kiểm sát cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương có ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục Thống kê tội phạm) trong thời hạn 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Cục thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Báo cáo thống kê tháng của toàn Ngành ở Văn phòng (phòng Tổng hợp) Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 08 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
- Báo cáo thống kê 6 tháng:
Báo cáo thống kê 6 tháng của Viện kiểm sát cấp huyện, các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trong thời hạn 03 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Báo cáo thống kê 6 tháng của Viện kiểm sát cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương có ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục Thống kê tội phạm) trong thời hạn 06 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Cục Thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo thống kê 6 tháng của toàn Ngành ở Văn phòng (phòng Tổng hợp) Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
- Báo cáo thống kê năm:
Báo cáo thống kê năm của Viện kiểm sát cấp huyện và các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trong thời hạn 04 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Báo cáo thống kê năm của Viện kiểm sát cấp tỉnh, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương có ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục Thống kê tội phạm) trong thời hạn 08 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
Cục Thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao có báo cáo thống kê năm của toàn Ngành ở Văn phòng (phòng Tổng hợp) Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 12 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.
3. Việc sử dụng báo cáo thống kê xây dựng báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề
Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát các cấp khi xây dựng các loại báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề,... phải sử dụng số liệu thống kê do các đơn vị thống kê của đơn vị cung cấp. Cục Thống kê tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phòng Thống kê tội phạm hoặc bộ phận thống kê tội phạm thuộc Văn phòng Viện kiểm sát cấp tỉnh, bộ phận thống kê của Viện kiểm sát cấp huyện có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu thống kê cho các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ cùng cấp để xây dụng các loại báo cáo trên.
Nếu báo cáo thống kê của Ngành không đáp ứng được các yêu cầu số liệu xây dựng báo cáo thì các đơn vị nghiệp vụ xây dựng báo cáo cùng với đơn vị thống kê tội phạm báo cáo lãnh đạo Viện quyết định việc bổ sung số liệu trong báo cáo thống kê.
4. Những quy định khác về báo cáo thống kê
Thẩm quyền ban hành các loại báo cáo thống kê, nguyên tắc, chế độ thu thập, công bố, quản lý báo cáo thống kê trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện theo Quy chế về công tác thống kê trong ngành Kiểm sát nhân dân.
5. Báo cáo thống kê hình sự, thống kê tội phạm liên ngành.
Thời gian, nội dung, thời hạn có báo cáo thống kê hình sự, thống kê tội phạm liên ngành thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP ngày 01/7/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm của liên ngành Trung ương và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên (bằng văn bản) những vụ, việc được quy định tại danh mục A (kèm theo Quy chế), trong thời gian 24 giờ đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, 48 giờ đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kể từ khi Viện kiểm sát nắm được sự việc. Trường hợp cần thiết có thể báo cáo bằng điện thoại nhưng sau đó phải báo cáo băng văn bản.
2. Báo cáo ban đầu phải nêu rõ thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, hậu quả xảy ra, kết quả xác minh, điều tra ban đầu, các biện pháp nghiệp vụ đã áp dụng, các xử lý khác của Viện kiểm sát và ý kiến đề xuất với Viện kiểm sát cấp trên (nếu có). Sau khi nhận được báo cáo ban đầu của Viện kiểm sát cấp dưới, các đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên báo cáo ngay với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình để có biện pháp chỉ đạo kịp thời Viện kiếm sát cấp dưới.
3. Đối với các vụ, việc quy định tại danh mục A của Quy chế này, sau báo cáo ban đầu, Viện kiểm sát cấp dưới phải có báo cáo về diễn biến sự việc, tiến độ giải quyết trong trường hợp cần xin ý kiến chỉ đạo hoặc Viện kiểm sát cấp trên yêu cầu.
Báo cáo ban đầu của Viện kiểm sát cấp dưới gửi đơn vị nghiệp vụ và đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cấp trên.
1. Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo ngay với Viện kiểm sát cấp trên những vụ, việc xảy ra tại đơn vị và những vụ, việc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở địa phương mình. Báo cáo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, diễn biến vụ, việc, hậu quả cũng như kết quả xử lý của Viện kiểm sát nơi xảy ra vụ, việc và những đề xuất với Viện kiểm sát cấp trên để chỉ đạo.
Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo ngay với Viện kiểm sát cấp trên các trường hợp Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trả tự do do không phạm tội; các trường hợp quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội; các trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Toà án tuyên không phạm tội; các vụ án dân sự bị hình sự hoá và ngược lại; những vụ trốn khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam.
2. Báo cáo những vụ, việc khác theo yêu cầu của Viện kiểm sát cấp trên.
Báo cáo đột xuất của Viện kiểm sát cấp dưới gửi đơn vị nghiệp vụ và đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cấp trên.
Điều 12. Báo cáo thỉnh thị và trả lời thỉnh thị.
1. Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên những vụ, việc được quy định trong danh mục C của Quy chế này và những vụ, việc khác khi Viện kiểm sát cấp dưới thấy cần thiết phải thỉnh thị. Báo cáo thỉnh thị phải bằng văn bản, do lãnh đạo Viện ký và kèm theo hồ sơ vụ, việc.
2. Nếu Viện kiểm sát cấp dưới thỉnh thị về hướng dẫn nghiệp vụ thì các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên trả lời; về đường lối giải quyết vụ án thì lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên xem xét trả lời.
3. Những việc thỉnh thị về đường lối giải quyết án thì trước khi thỉnh thị phải được thảo luận trong tập thể lãnh đạo, Viện kiểm sát cấp huyện hoặc Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát cấp tỉnh. Báo cáo thỉnh thị phải đề xuất cụ thể các phương án giải quyết, nêu cả ý kiến của cấp ủy và các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (nếu có) về đường lối xử lý đối với vụ, việc.
Trong một số trường hợp, theo yêu cầu của Viện kiểm sát trả lời thỉnh thị thì việc thỉnh thị phải do lãnh đạo Viện kiểm sát thỉnh thị trực tiếp báo cáo cùng với Kiểm sát viên thụ lý vụ, việc.
4. Việc trả lời thỉnh thị phải bằng văn bản, trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc) đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh, 15 ngày (ngày làm việc) đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ và báo cáo thỉnh thị. Hết thời hạn nêu trên, nếu Viện kiểm sát cấp trên chưa trả lời thì phải thông báo rõ lý do và thời hạn trả lời thỉnh thị để Viện kiểm sát thỉnh thị biết. Thời hạn trả lời thỉnh thị tối đa không quá 20 ngày đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh, 30 ngày đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể từ ngày nhận được hồ sơ.
5. Các văn bản trả lời thỉnh thị có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên, Viện kiểm sát cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh. Các đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên khi được lãnh đạo Viện ủy quyền thì trước khi có văn bản trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát cấp dưới cần thảo luận kỹ giữa lãnh đạo và Kiểm sát viên thụ lý vụ, việc và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện về ý kiến trả lời.
Viện kiểm sát cấp dưới phải thực hiện ý kiến trả lời thỉnh thị của các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên, nếu không nhất trí hoặc còn những điểm chưa nhất trí thì phải có văn bản nêu rõ lý do với đơn vị trực tiếp trả lời thỉnh thị và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trả lời thỉnh thị biết để chỉ đạo tiếp.
Trong trường hợp việc trả lời thỉnh thị liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các đơn vị khác trong cùng một cấp kiểm sát hoặc liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các cơ quan thuộc ngành khác cùng cấp thì Viện kiểm sát, đơn vị trả lời phải trao đối thống nhất với cơ quan, đơn vị đó để đảm bảo việc thống nhất thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị cấp dưới.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện hoặc hướng dẫn nghiệp vụ của đơn vị thuộc Viện kiểm sát cấp trên, Viện kiểm sát cấp thỉnh thị thực hiện theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Điều 13. Báo cáo theo quy chế khác do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định
Ngoài những báo cáo, thông báo theo quy định của Quy chế này, Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp theo quy định tại các quy chế khác do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
Điều 14. Báo cáo chuyên đề và các văn bản pháp lý khác
1. Viện kiểm sát cấp dưới phải gửi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp các loại báo cáo chuyên đề và các văn bản pháp lý theo danh mục B của Quy chế này và các loại báo cáo sau:
- Báo cáo chuyên đề về các công tác nghiệp vụ;
- Các văn bản pháp lý do Viện kiểm sát ban hành và văn bản tiếp thu của các Ngành;
- Báo cáo tiến độ và kết quả giải quyết công tác trọng tâm theo chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp;
- Các báo cáo chuyên đề khác theo yêu cầu chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
2. Trường hợp phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp tỉnh được giao nhiều lĩnh vực công tác thì khi gửi báo cáo phải gửi các đơn vị có liên quan ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Sau khi nhận được các báo cáo chuyên đề, các văn bản pháp lý khác của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên phải kiểm tra ngay, nếu có ý kiến khác thì phải có văn bản chỉ đạo Viện kiểm sát cấp dưới.
3. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; các báo cáo chuyên đề và các văn bản pháp lý theo danh mục B của Quy chế này của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi các Viện kiểm sát cấp tỉnh, phải gửi lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị cùng cấp có liên quan và phòng Tổng hợp Văn phòng để theo dõi, tổng hợp xây dựng báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (trừ những báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý quy định tại điểm 3, 4, 6 và 8 của Quy chế).
Các báo cáo chuyên đề, các văn bản pháp lý của Viện kiểm sát cấp dưới gửi các đơn vị nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp trên, phải đồng gửi đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp của Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên đế theo dõi, nắm tình hình, tổng hợp xây dựng báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp (trừ những báo cáo chuyên đề, văn bản pháp lý quy định tại điểm 3, 4, 6 và 8 theo danh mục B của Quy chế này).
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát cấp tỉnh ban hành thông báo gửi các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát cấp dưới trực tiếp; các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các phòng của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo cho nhau những nội dung, công việc cần thiết để các đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị và của Ngành. Những loại thông báo trong Ngành:
- Thông báo ý kiến chỉ đạo, kết luận của Viện trưởng Viện kiểm sát;
- Thông báo về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và kết quả công tác kiểm sát trong một tuần;
- Thông báo về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và kết quả công tác kiểm sát trong một tháng;
- Thông báo rút kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ;
- Thông báo về kết quả kiểm tra công tác kiểm sát và các công tác khác;
- Thông báo về kết quả thực hiện những việc có liên quan giữa các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các phòng thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh và giữa các Viện kiểm sát cùng cấp;
- Thông báo kết quả kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát gửi các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát cấp dưới có liên quan.
Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát các cấp khi ban hành thông báo phải gửi cho đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp cùng cấp một bản.
Điều 16. Việc gửi báo cáo, tài liệu.
Các đơn vị trong Ngành gửi báo cáo, thông báo và các tài liệu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, cơ yếu và qua hệ thống thư điện tử của Ngành. Sau khi gửi báo cáo qua đường cơ yếu hoặc hệ thống thư điện tử thì đơn vị báo cáo phải gửi báo cáo qua đường bưu điện. Khi gửi các loại tài liệu, báo cáo qua đường cơ yếu, truyền qua mạng máy tính phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo mật do cơ quan có thẩm quyền và Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Điều 17. Chế độ quản lý, bảo quản báo cáo, thông báo.
Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thực hiện chế độ quản lý các báo cáo, thông báo trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật và các quy định của Ngành.
Điều 18. Chế độ quản lý công tác của Viện kiểm sát các cấp.
Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm, các biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định hàng năm, Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự các cấp xây dựng kế hoạch công tác, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh xây dựng chương trình công tác; đồng thời, tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch, chương trình công tác và sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
Điều 19. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng kế hoạch và chương trình công tác.
1. Hàng năm, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nghiệp vụ và công tác thi đua, khen thưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định nhiệm vụ trọng tâm, các biện pháp quản lý, chỉ đạo và điều hành để thống nhất thực hiện trong toàn Ngành.
Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự cấp thứ hai và các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch công tác năm. Kế hoạch công tác của Viện kiểm sát cấp dưới phải căn cứ vào Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phù hợp với kế hoạch của Viện kiểm sát cấp trên và tình hình nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
2. Chỉ thị công tác hàng năm của ngành Kiểm sát nhân dân được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành chậm nhất vào ngày 10 tháng 01 của năm kế hoạch. Kế hoạch công tác năm của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được ban hành chậm nhất ngày 20 tháng 01 của năm kế hoạch. Kế hoạch công tác năm của Viện kiểm sát quân sự cấp thứ hai, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được ban hành chậm nhất ngày 25 tháng 01 của năm kế hoạch.
3. Chương trình công tác năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng trên cơ sở Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chương trình công tác năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh phải phù hợp với chương trình công tác của đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kế hoạch công tác của Viện kiểm sát cấp tỉnh.
Chương trình công tác và hướng dẫn công tác năm của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành chậm nhất ngày 15 tháng 1 năm kế hoạch, khi gửi lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phải đồng gửi Văn phòng (phòng Tổng hợp) để theo dõi. Chương trình công tác và hướng dẫn công tác năm của các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp tỉnh được ban hành chậm nhất ngày 22 tháng 01 năm kế hoạch, khi gửi lãnh đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh, phải đồng gửi cho đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp cùng cấp để nghiên cứu, nếu có ý kiến khác phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp để chỉ đạo.
4. Ngoài kế hoạch, chương trình công tác năm, Viện kiểm sát các cấp và các đơn vị nghiệp vụ còn có kế hoạch thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, địa phương. Khi thấy cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên có thể kiểm tra, duyệt kế hoạch của Viện kiểm sát cấp dưới nhằm đảm bảo tính thống nhất.
5. Kế hoạch công tác năm của Viện kiểm sát cấp dưới khi gửi cho lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên, phải đồng gửi cho đon vị làm công tác tham mưu, tổng hợp để phục vụ công tác kiểm tra, rà soát việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của đon vị và của toàn Ngành đảm bảo thống nhất. Sau khi nhận được kế hoạch công tác của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên phải kiểm tra, nếu có ý kiến khác thì trong thời hạn 07 ngày (kể từ ngày nhận được kế hoạch) phải có văn bản chỉ đạo Viện kiểm sát cấp dưới.
Điều 20. Triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch và chương trình công tác.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kế hoạch, chương trình công tác năm của đơn vị mình ngay sau khi văn bản này được ban hành chính thức.
2. Viện kiểm sát các cấp xây dựng Chương trình công tác quý của đơn vị mình để triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm trong từng quý. Chương trình công tác quý được quyết định trong tuần đầu của tháng đầu quý.
3. Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp tỉnh có chương trình công tác năm và chương trình công tác quý để triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát cấp mình. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát cấp tỉnh xây dựng chương trình công tác quý của mình để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Chương trình công tác quý được quyết định trong tuần đầu của tháng đầu quý; khi ban hành phải gửi cho đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp cùng cấp một bản để theo dõi.
4. Chương trình công tác của đơn vị phải đề ra những nội dung công tác cụ thể, biện pháp thực hiện, phân công cán bộ, bộ phận đảm nhiệm và thời gian hoàn thành.
Điều 21. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch và chương trình công tác.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch và chương trình công tác của các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát cấp dưới theo định kỳ hoặc đột xuất. Ngoài kiểm tra toàn diện, Viện kiểm sát cấp trên có thể kiểm tra chuyên sâu các mặt công tác nhằm phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên.
Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện theo Quy chế kiểm tra và các Quy chế nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 22. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch và chương trình công tác.
Viện kiểm sát các cấp và các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tổ chức đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch và chương trình công tác theo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, một năm), đối chiếu với các chỉ tiêu của kế hoạch và chương trình công tác, đánh giá việc đã làm được, chưa làm được, phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra các biện pháp đế đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch và chương trình công tác của đơn vị trong thời gian tiếp theo.
Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Cục Thống kê tội phạm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thống nhất về nội dung, yêu cầu xây dựng các loại báo cáo tổng hợp, báo cáo thống kê để xây dựng báo cáo chung của toàn Ngành.
Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo, thông báo việc chấp hành Quy chế này trong toàn Ngành; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy chế; đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao việc sửa đổi, bổ sung Quy chế để đảm bảo việc thực hiện được thống nhất, thuận lợi và hiệu quả.
Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký.
Quy chế này thay thế Quy chế về thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 198/QĐ- VKSTC ngày 29/4/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao./.
1. Các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia được quy định trong Bộ luật Hình sự.
2. Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về ma tuý được quy định trong Bộ luật Hình sự.
3. Những vụ án có người phạm tội là cán bộ có chức vụ cao ở địa phương, như: lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp tỉnh; những vụ án có người phạm tội là cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; những người có chức sắc trong tôn giáo; nhân sỹ, trí thức có các chức danh do Nhà nước phong tặng; người nước ngoài; già làng, trưởng bản.
4. Những vụ án kinh tế phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cần có ý kiến chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên ngay sau khi phát hiện sự việc.
5. Những vụ án tham nhũng, buôn lậu, đưa và nhận hối lộ có tổ chức hoặc liên quan đến cán bộ có chức vụ cao, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
6. Các vụ giết người, giết người cướp tài sản có tổ chức, có vũ khí, hiếp dâm có nhiều người tham gia, hiếp dâm trẻ em.
7. Các vụ vi phạm quyền tự do, dân chủ gây hậu quả nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn về chính trị.
8. Các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm chết nhiều người gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
9. Những vụ cháy nổ kho tàng, nhà máy, cháy rừng, những vụ phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
10. Những vụ chết người nghi không phải là tự sát hoặc chết ở nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam nghi không phải là do bệnh lý.
11. Những vụ gây rối trật tự công cộng có tổ chức, nhiều người tham gia.
12. Những vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, những vụ phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, chính trị tại địa phương.
13. Những vụ, việc khiếu nại, tố cáo bức xúc có nhiều người tham gia, ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội xảy ra ở địa phương, liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân.
1. Các kết luận, kháng nghị, kiến nghị yêu cầu các cơ quan tư pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị các cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong công tác phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật.
2. Các quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; không phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam, không gia hạn tạm giam. Các quyết định huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cấp dưới (bản sao các quyết định trên).
3. Quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát. Các văn bản của Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thay đổi Điều tra viên.
4. Các quyết định xử lý vụ án của Viện kiểm sát: cáo trạng, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án và bị can.
5. Quyết định trả tự do theo điểm 1, Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
6. Quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án.
7. Kết luận giải quyết đơn do Viện kiểm sát cấp trên chỉ đạo, yêu cầu.
8. Báo cáo kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự có bị cáo bị tuyên phạt tử hình. Báo cáo kết quả kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động do Viện kiểm sát kháng nghị.
9. Báo cáo kết quả kiểm sát việc giam các bị án tử hình và thi hành án tử hình.
10. Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết đơn thuộc thẩm quyền do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu và Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, báo chí chuyển đến hoặc do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển đến.
Các báo cáo kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo yêu cầu của các ủy ban pháp luật, ủy ban tư pháp của Quốc hội.
11. Báo cáo kết quả kiểm sát việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
12. Báo cáo việc kháng nghị, không kháng nghị đối với các trường hợp Viện kiểm sát truy tố, Toà án tuyên không phạm tội (kèm theo bản sao kháng nghị).
13. Báo cáo các trường hợp oan, sai và kết quả giải quyết việc bồi thường oan, sai thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.
14. Báo cáo kết quả kiểm điểm trách nhiệm và xử lý cán bộ có liên quan đến các trường hợp oan, sai thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát.
15. Báo cáo kết quả công tác thông tin tuyên truyền của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Viện kiểm sát khởi tố hoặc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can, đối với:
- Những vụ án trọng điểm do các ngành Trung ương trực tiếp chỉ đạo.
- Bị can là Trưởng một ngành (hoặc tương đương) từ cấp tỉnh trở lên; là người có chức sắc cao trong các tôn giáo; là nhân sỹ, trí thức có các chức danh do Nhà nước phong, tặng.
2. Những vụ án nghiêm trọng, phức tạp có vướng mắc giữa cấp uỷ hoặc các ngành với Viện kiểm sát mà địa phương không tự giải quyết được.
3. Những vụ, việc do Viện kiểm sát cấp trên uỷ quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện chức năng theo luật định, khi thực hiện có khó khăn, vướng mắc.
4. Những việc khác trong các khâu công tác kiểm sát có khó khăn, tự mình không giải quyết được.
5. Cán bộ trong ngành Kiểm sát vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- 1Quyết định 567/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Quyết định 07/2008/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 807/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác kiểm sát thi hành án do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 960/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Quyết định 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 về Quy chế công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát
- 6Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Quyết định 122/QĐ-VKSTC năm 2013 bổ sung Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP hướng dẫn công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 3Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 4Quyết định 567/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Quyết định 07/2008/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Quyết định 807/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác kiểm sát thi hành án do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Quyết định 960/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Quyết định 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 về Quy chế công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát
Quyết định 379/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 379/QĐ-VKSTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2012
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Hoàng Nghĩa Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra