Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3771/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày 17/6/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 846/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ các Quyết định số 46/2004/QĐ-UBND ngày 17/6/2004, số 2980/QĐ-UBND ngày 11/8/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống bến xe trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2004 - 2015;

Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại văn bản số 1607/SGTVT-QLVT&CN ngày 01/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030; với những nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu, quan điểm và phạm vi quy hoạch

1. Mục tiêu quy hoạch:

- Phát triển mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh một cách hợp lý trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân một cách thuận lợi với chi phí hợp lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, từng bước xây dựng và đưa ra các giải pháp khai thác, kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh một cách hiệu quả; tạo sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho các đơn vị kinh doanh vận tải; tăng cường thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

2. Quan điểm quy hoạch:

- Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng mạng lưới các tuyến cố định nội tỉnh một cách khoa học, đảm bảo tính hợp lý và kết nối các phương thức vận tải hành khách khác để tạo thành một hệ thống vận tải liên hoàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

3. Phạm vi quy hoạch:

Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 đảm bảo khớp nối với quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch thuộc các lĩnh vực dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh.

II. Tiêu chí hình thành tuyến cố định:

- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Có hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình;

- Có bến xe nơi đi, nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác và đủ điều kiện hoạt động theo quy định;

- Có đủ và ổn định lượng hành khách để đảm bảo hiệu quả khai thác, kinh doanh dịch vụ vận tải và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ;

- Trên cơ sở hiện trạng, duy trì hoạt động các tuyến hiện tại đã có, mở thêm các tuyến mới đảm bảo các tiêu chí quy định tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải;

- Ưu tiên phát triển đối với những tuyến kết nối các địa phương hiện nay chưa có bến xe.

III. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030

1. Phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020:

Củng cố và phát triển 35 tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; cụ thể các tuyến như sau:

- Tuyến Vĩnh Điện đi Đông Giang và ngược lại.

- Tuyến Vĩnh Điện đi Bắc Trà My và ngược lại.

- Tuyến Vĩnh Điện đi Tam Kỳ và ngược lại.

- Tuyến Đại Lộc đi Thành Mỹ và ngược lại.

- Tuyến Tiên Phước đi Tam Kỳ và ngược lại.

- Tuyến Phước Sơn đi Tam Kỳ và ngược lại.

- Tuyến Tam Kỳ đi Bắc Trà My và ngược lại.

- Tuyến Tam Kỳ đi Nam Trà My và ngược lại.

- Tuyến Tam Kỳ đi Tiên Lãnh và ngược lại.

- Tuyến Hội An đi Tam Kỳ và ngược lại.

- Tuyến Hội An đi Bắc Trà My và ngược lại.

- Tuyến Hội An đi Quế Sơn và ngược lại.

- Tuyến Hội An đi Đông Giang và ngược lại.

- Tuyến Hội An đi Phước Sơn và ngược lại.

- Tuyến Vĩnh Điện đi Phước Sơn và ngược lại.

- Tuyến Hà Lam đi Tam Kỳ và ngược lại.

- Tuyến Nông Sơn đi Tam Kỳ và ngược lại.

- Tuyến Quế Sơn đi Tam Kỳ và ngược lại.

- Tuyến Quế Sơn đi Phước Sơn và ngược lại.

- Tuyến Tam Kỳ đi Tây Giang và ngược lại.

- Tuyến Tam Kỳ đi Nam Giang và ngược lại.

- Tuyến Bắc Trà My đi Nam Trà My và ngược lại.

- Tuyến Nông Sơn đi Ái Nghĩa và ngược lại (đường ĐT610 - cầu Kiểm Lâm).

- Tuyến Nông Sơn đi Nam Phước và ngược lại (ĐT610).

- Tuyến Đông Giang đi Tây Giang và ngược lại.

- Tuyến Phú Ninh đi Hội An và ngược lại.

- Tuyến Khâm Đức đi Phước Lộc và ngược lại.

- Tuyến Tam Kỳ - Tiên Phước và ngược lại (đi qua Trung tâm hành chính huyện Phú Ninh).

- Tuyến Tam Kỳ - Trà My và ngược lại (đi qua Trung tâm hành chính huyện Phú Ninh).

- Tuyến Khâm Đức - Phước Lộc và ngược lại.

- Tuyến Tiên Lãnh - Hội An và ngược lại (Tiên Lãnh đi Phước Gia - Hiệp Đức - Thành phố Hội An)

- Tuyến Tiên Phước - Hội An và ngược lại (Tiên Phước - Tiên Hà - Bình Sơn - Việt An - Thành phố Hội An).

- Tuyến Tiên Lãnh - Tam Kỳ và ngược lại (Tiên Lãnh - Tiên An - Tam Lãnh - Thành phố Tam Kỳ).

- Tuyến Tây Giang đi Đại Lộc và ngược lại.

- Tuyến Đông Giang - Tam Kỳ và ngược lại (Đông Giang - Nam Giang - Đại Lộc - Vĩnh Điện - Tam Kỳ).

2. Định hướng phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030:

Giữ nguyên các tuyến đã có trong giai đoạn 2015 - 2020 và bổ sung thêm 19 tuyến mới, cụ thể như sau:

- Tuyến Kiểm Lâm đi Nam Phước và ngược lại.

- Tuyến Hội An đi Đại Lộc và ngược lại.

- Tuyến Hội An đi Hiệp Đức và ngược lại.

- Tuyến Hội An đi Tam Kỳ và ngược lại (đường ven biển).

- Tuyến Tam Kỳ đi Núi Thành và ngược lại (đường ven biển).

- Tuyến Bình Minh đi Hà Lam và ngược lại.

- Tuyến Hà Lam đi Bắc Trà My và ngược lại.

- Tuyến Hà Lam đi Bắc Nam Trà My và ngược lại.

- Tuyến Hương An đi Hội An và ngược lại.

- Tuyến Phước Sơn đi Đông Giang và ngược lại.

- Tuyến Phước Sơn đi Bắc Trà My và ngược lại.

- Tuyến Tây Giang đi Hội An và ngược lại.

- Tuyến Hà Lam đi Hội An và ngược lại (Hành trình: Hà Lam - QL1, thị trấn Vĩnh Điện - Hội An).

- Tuyến Hà Lam đi Hội An và ngược lại (Hành trình: Hà Lam - QL14E - Bình Minh - đường bộ ven biển VN - Hội An).

- Tuyến Hà Lam đi Bắc Trà My và ngược lại (Hành trình: Hà Lam - ngã ba Bình Quý - Tiên Phước - Bắc Trà My).

- Tuyến Hà Lam đi Hiệp Đức và ngược lại.

- Tuyến Hà Lam đi Phước Sơn và ngược lại.

- Tuyến Hà Lam đi Quế Sơn và ngược lại.

- Tuyến Hà Lam đi Nông Sơn và ngược lại.

IV. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh:

- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong công tác quản lý vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kết nối giữa các cơ quan quản lý, bến xe, đơn vị vận tải hành khách. Công bố, niêm yết công khai danh mục các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh theo quy hoạch; các tuyến đang khai thác; tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động trên từng tuyến và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động; danh sách các đơn vị vận tải hoạt động trên các tuyến, … trên trang web của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam để các đơn vị kinh doanh vận tải và nhân dân biết, thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; giám sát thực hiện nghiêm các quy định khi xe ra vào bến, kê khai, niêm yết giá vé; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động trên tuyến; tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và thường xuyên đối với doanh nghiệp vận tải hành khách sau khi cấp phép hoạt động tuyến; kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Hàng năm phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Quảng Nam tiếp tục tổ chức tập huấn cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe về nghiệp vụ vận tải khách và an toàn giao thông; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành kinh doanh vận tải.

2. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và phương tiện phục vụ vận tải:

- Ưu tiên bố trí quỹ đất và tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa cũng như nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hành khách theo quy hoạch;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi (nếu có) để mua sắm mới phương tiện, nhất là đối với các tuyến mở mới, tuyến đi và đến các huyện miền núi.

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ:

- Lựa chọn các đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia vận tải hành khách trên các tuyến vận tải hành cố định, phù hợp với nhu cầu, số lượng hành khách trên tuyến;

- Yêu cầu các đơn vị tham gia vận tải hành khách phải ký cam kết chất lượng dịch vụ vận tải, công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và thiết lập hệ thống kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp vận tải và người dân.

- Khuyến khích các đơn vị xây dựng thương hiệu doanh nghiệp theo hướng an toàn - văn minh - lịch sự;

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giao thông vận tải:

- Công bố Quy hoạch đã được phê duyệt trên trang Web của Sở Giao thông vận tải và các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; thông báo, hướng dẫn các đơn vị vận tải tham gia đầu tư phát triển vận tải tuyến cố định theo lộ trình của quy hoạch đã được phê duyệt.

- Chỉ đạo, điều hành các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, chủ động tăng, giảm số lượng doanh nghiệp, số lượng phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.

- Phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh và các ngành chức năng liên quan phổ biến quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; tổ chức triển khai các quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam về vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp cho lái, phụ xe theo quy định.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định.

2. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc quản lý giá vé theo các quy định của Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ Tài Chính và Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã vận tải trong việc xây dựng giá cước, đăng ký giá cước theo quy định.

3. Công an tỉnh:

Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng Cảnh sát khác tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh vận tải.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong quản lý, giám sát, đảm bảo TTATGT tại khu vực bến xe, trạm dừng nghỉ, điểm đón trả khách, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn.

- Quy hoạch, bố trí quỹ đất và đầu tư, nâng cấp và phát triển hệ thống bến xe, điểm dừng, đỗ xe trên địa bàn địa phương.

- Phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện quy hoạch.

5. Doanh nghiệp, Hợp tác xã vận tải khách trên các tuyến cố định:

- Chấp hành nghiêm túc các quy định có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức quản lý tốt phương tiện vận tải, quản lý lao động; có biện pháp xử lý kiên quyết đối với chủ xe, lái xe; vi phạm; thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ lái xe, nâng cao trình độ giao tiếp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thu

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3771/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 3771/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/10/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Đinh Văn Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/10/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản