- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật khoáng sản 2010
- 4Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 5Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- 6Luật tài nguyên nước 2012
- 7Thông tư 16/2012/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Thông tư 02/2013/TT-BTNMT quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Quyết định 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 11Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- 12Luật đất đai 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2014/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 25 tháng 12 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Căn cứ Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các hoạt động khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BTNMT ngày 01/3/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 625/TTr-STNMT ngày 18/11/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh)
1. Quy định này quy định việc quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước; đóng cửa mỏ khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đăng ký hoạt động khoáng sản đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
2. Đối với những hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Khoản 1 Điều này thì thực hiện theo các quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Quy định này được áp dụng đối với cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
2. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
3. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
4. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
5. Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại trên khu vực bãi thải của mỏ khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
1. Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.
4. Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.
Điều 5. Tài chính trong hoạt động khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản; phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định theo quy định tại Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (sau đây gọi là Nghị định số 203/2013/NĐ-CP).
Điều 6. Khu vực hoạt động khoáng sản
Khu vực hoạt động khoáng sản là khu vực có khoáng sản đã được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định trong các quy hoạch sau:
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước;
2. Quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng cả nước và quy hoạch khai thác, sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản khác cả nước;
3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Khu vực có khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản độc hại, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên) được khoanh định là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ khi đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
2. Khoáng sản đã phát hiện phân bố độc lập có trữ lượng hoặc tài nguyên dự tính thuộc quy mô nhỏ; khoáng sản ở khu vực khai thác khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ khi giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác mà có trữ lượng và tài nguyên dự tính còn lại thuộc quy mô nhỏ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2612 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (sau đây gọi là Nghị định số 15/2012/NĐ-CP);
3. Không có dấu hiệu phát hiện khoáng sản khác ngoài khoáng sản đã được thăm dò hoặc đánh giá tiềm năng khoáng sản;
4. Căn cứ thực tế tại địa phương, UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
Điều 8. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện ở các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực được UBND tỉnh khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
2. Hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản;
b) Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo Quy định tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản (sau đây gọi là Nghị định số 22/2012/NĐ-CP).
4. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Điều 9. Tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Việc khoanh định khu vực có khoáng sản là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khu vực khoáng sản bảo đảm an ninh năng lượng gồm: than, urani, thori.
2. Khu vực đá vôi, đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc khoáng sản là phụ gia điều chỉnh làm xi măng đã xác định là nguồn nguyên liệu cho các dự án nhà máy xi măng; khu vực có khoáng sản đã xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương.
3. Khu vực khoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh.
4. Khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật Khoáng sản.
5. Khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được xác định khai thác để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật.
6. Khu vực hoạt động khoáng sản mà việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực đó bị hạn chế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật Khoáng sản.
7. Khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày 01 tháng 7 năm 2011.
8. Các trường hợp khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Điều 10. Khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;
b) Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;
c) Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
đ) Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc;
2. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định khi có một trong các yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về quốc phòng, an ninh;
b) Bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.
4. Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã quản lý các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 11. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường và dự án cải tạo phục hồi môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đông thời phải thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trước khi dự án bắt đầu hoạt động.
3. Tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật
Điều 12. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng công trình, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành khai thác khoáng sản ở khu vực dự án đó không phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Điều 13. Sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp. Khi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì hợp đồng thuê đất cũng chấm dứt hiệu lực; khi từng phần diện tích thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản được trả lại thì hợp đồng thuê đất cũng được thay đổi tương ứng. Khi có sự thay đổi tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì hợp đồng thuê đất được ký lại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được sử dụng hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện và hạ tầng kỹ thuật khác để phục vụ hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Sử dụng nước trong hoạt động khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Nguồn nước, khối lượng nước và phương thức sử dụng nước, xả nước thải trong hoạt động khoáng sản phải được xác định trong đề án thăm dò, dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Điều 15. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của các Sở, ngành và UBND các cấp
1. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của các sở, ngành
a) Các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản để thi hành pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
c) Tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
2. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của UBND huyện, thị xã:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản;
b) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
3. UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm:
a) Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường);
b) Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường); quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản chưa thu hồi được.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 của Quy định này.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 17. Thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản
1. UBND tỉnh lựa chọn tổ chức thăm dò khoáng sản tại khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; hộ kinh doanh thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
2. UBND tỉnh quyết định việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. UBND tỉnh quyết định việc gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại các loại giấy phép hoạt động khoáng sản (hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản) được quy định tại Khoản 2 Điều này; cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép.
Điều 18. Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin liên quan đến việc lựa chọn khu vực, diện tích và thủ tục về giấy phép hoạt động khoáng sản.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và thu các khoản phí, lệ phí theo quy định.
Mục 1. THĂM DÒ, PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN
Điều 19. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
c) Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Điều 20. Nguyên tắc và điều kiện cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp Giấy phép thăm dò.
2. Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản, không kể Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực; tổng diện tích khu vực thăm dò của các giấy phép đối với một loại khoáng sản không quá 02 lần diện tích thăm dò của một giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Quy định này.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện theo quy định sau:
a) Được UBND tỉnh lựa chọn theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 của Quy định này hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Khoáng sản;
b) Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
4. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Được UBND tỉnh lựa chọn theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 của Quy định này hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò;
b) Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;
d) Diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.
Điều 21. Lựa chọn diện tích, khu vực thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh quy định tại Điều 19 của Quy định này có nhu cầu thăm dò khoáng sản được tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của UBND tỉnh.
2. Khu vực thăm dò khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc, thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
3. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép không quá 100 kilômét vuông (km2) đối với than bùn; không quá 02 kilômét vuông (km2) ở đất liền, không quá 01 kilômét vuông (km2) ở vùng có mặt nước đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
4. Khu vực thăm dò phải bảo đảm khống chế hết thân khoáng sản và các cấu trúc địa chất có triển vọng đối với loại khoáng sản dự kiến thăm dò.
1. Hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
Hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm có:
a) Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Bản chính Đề án thăm dò khoáng sản;
c) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;
d) Bản sao có chứng thực Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại;
đ) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam;
e) Bản sao có chứng thực Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;
g) Bản sao có chứng thực Văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày giấy phép hết hạn bốn mươi năm (45) ngày.
Hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm có:
a) Bản chính Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo;
c) Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản đã loại trừ ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
d) Bản chính hoặc Bản sao có chứng thực các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản;
3. Hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
Hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm có:
a) Bản chính Đơn đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
b) Bản chính Giấy phép thăm dò khoáng sản;
c) Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản và kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo đối với trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
d) Bản chính bản đồ khu vực đề nghị trả lại giấy phép và khu vực đề nghị tiếp tục thăm dò khoáng sản trong trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
đ) Bản chính hoặc Bản sao có chứng thực: Các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản tính đến thời điểm trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản nộp về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày.
Hồ sơ lập thành 01 bộ, gồm có:
a) Bản chính Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
b) Bản chính Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
c) Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
d) Bản chính hoặc Bản sao có chứng thực: Các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng giấy phép;
đ) Bản chính hoặc Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
Điều 23. Hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản được lập thành 01 bộ, bao gồm:
1. Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
2. Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan và bản số hóa; phụ lục luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản;
3. Bản chính Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công;
4. Bản sao có chứng thực đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản;
1. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP và Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh.
2. Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP và Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh.
3. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP và Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh.
Mục 2. KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN
Điều 25. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Điều 26. Khu vực khai thác khoáng sản
1. Khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ VN 2000, múi 3 độ của tỉnh Bình Phước với tỷ lệ thích hợp.
2. Diện tích, ranh giới theo chiều sâu của khu vực khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác, phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác.
Điều 27. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
d) Trong diện tích đất đã được thỏa thuận, bồi thường thiệt hại đối với chủ sử dụng đất.
3. Hộ kinh doanh được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện theo quy định sau:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;
b) Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
d) Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm;
e) Trong diện tích đất đã được thỏa thuận, bồi thường thiệt hại đối với chủ sử dụng đất.
Điều 28. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gồm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa kerarmzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;
e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;
g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Điều 29. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì UBND tỉnh quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;
b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì UBND tỉnh quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.
2. Khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu phát hiện có khoáng sản thì UBND tỉnh để quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực của dự án sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan. Trong trường hợp UBND tỉnh quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư.
1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được lập thành 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
c) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
d) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
h) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản được lập thành 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị gia hạn;
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại; diện tích đề nghị được tiếp tục khai thác.
3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được lập thành 01 bộ gồm:
a) Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị trả lại;
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại;
d) Đề án đóng cửa mỏ trong trường hợp trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được lập thành 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
c) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;
d) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
đ) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
Điều 31. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được lập thành 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản;
c) Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt; bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được lập thành 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn.
3. Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được lập thành 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép;
c) Đề án đóng cửa mỏ.
1. Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP và Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh.
2. Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP và Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh.
3. Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn, chuyển nhượng, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản; gia hạn, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP và Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh.
Điều 33. Đóng cửa mỏ khoáng sản
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
1. Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;
2. Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản.
Điều 34. Lập và tổ chức thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thì Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Kinh phí thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác.
Điều 35. Nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm bản thuyết minh, các phụ lục và bản vẽ kèm theo.
2. Bố cục, nội dung các chương, mục của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lập theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT.
Trình tự thẩm định, phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ và nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT và Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh.
Mục 4. ĐĂNG KÝ NHÀ NƯỚC, BIỂU MẪU, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 37. Đăng ký nhà nước trong hoạt động khoáng
1. Giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh phải được đăng ký Nhà nước tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo Giấy phép hoạt động khoáng sản đã được UBND tỉnh cấp và các trường hợp khai thác khoáng sản quy định tại Điều 29 của Quy định này chỉ được phép tiến hành sau khi các tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo chương trình, kế hoạch, khối lượng thăm dò, khai thác cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 38. Biểu mẫu trong hoạt động khoáng sản
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, mẫu báo cáo hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ được thực hiện theo Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh.
2. Mẫu bản vẽ trong hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ, bản đồ hiện trạng được thực hiện theo Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh và Thông tư số 02/2013/TT-BTNMT.
Bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác được lập từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, trong quá trình khai thác và được cập nhật thông tin thường xuyên sáu (06) tháng một lần cho đến khi kết thúc khai thác
3. Bản tự kê khai thông tin tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Mẫu số 01; Văn bản đề nghị điều chỉnh số lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và số tiền phải nộp từng lần theo Mẫu số 05 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP.
Điều 39. Báo cáo trong hoạt động khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.
2. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
b) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh.
3. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được thực hiện định kỳ một năm một lần. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;
b) Ngoài chế độ báo cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường; tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.
4. Trách nhiệm nộp báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm lập báo cáo theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo phải nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh lập báo cáo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này và chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này để gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và gửi bản sao báo cáo cho Sở Công Thương, Sở Xây dựng để phối hợp quản lý.
Điều 40. Thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản
Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Điều 41. Khen thưởng và kỷ luật
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định trên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động khoáng sản
Điều 5. Tài chính trong hoạt động khoáng sản
Điều 6. Khu vực hoạt động khoáng sản
Điều 7. Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Điều 8. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 9. Tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Điều 10. Khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
Điều 11. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Điều 12. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
Điều 13. Sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản
Điều 14. Sử dụng nước trong hoạt động khoáng sản
Chương II
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Điều 15. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của các Sở, ngành và UBND các cấp
Điều 16. Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân
Chương III
HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 17. Thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản
Điều 18. Cơ quan tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản
Mục 1
THĂM DÒ, PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN
Điều 19. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
Điều 20. Nguyên tắc và điều kiện cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
3. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện theo quy định sau:
4. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Điều 21. Lựa chọn diện tích, khu vực thăm dò khoáng sản
Điều 22. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Điều 23. Hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Điều 24. Trình tự thực hiện thủ tục cấp, gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Mục 2
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN
Điều 25. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Điều 26. Khu vực khai thác khoáng sản
Điều 27. Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Điều 28. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
Điều 29. Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 30. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Điều 31. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Điều 32. Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản; giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; gia hạn, chuyển nhượng, trả một phần diện tích, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản; gia hạn, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Mục 3
ĐÓNG CỬA MỎ
Điều 33. Đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 34. Lập và tổ chức thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 35. Nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Điều 36. Trình tự thẩm định, phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ; nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản
Mục 4
ĐĂNG KÝ NHÀ NƯỚC, BIỂU MẪU, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 37. Đăng ký nhà nước trong hoạt động khoáng
Điều 38. Biểu mẫu trong hoạt động khoáng sản
Điều 39. Báo cáo trong hoạt động khoáng sản
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 40. Thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản
Điều 41. Khen thưởng và kỷ luật
Điều 42. Điều khoản thi hành
- 1Quyết định 45/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 08/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 50/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 270/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 34/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 8Quyết định 05/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Kế hoạch 311/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản do tỉnh Nghệ An ban hành
- 10Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 11Quy chế 02/QCPH-UBND năm 2017 về phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang
- 12Quyết định 05/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Luật di sản văn hóa 2001
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Luật khoáng sản 2010
- 6Quyết định 08/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 8Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- 9Luật tài nguyên nước 2012
- 10Thông tư 16/2012/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Luật hợp tác xã 2012
- 12Quyết định 50/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 13Thông tư 02/2013/TT-BTNMT quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14Quyết định 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 1114/QĐ-UBND năm 2013 sửa đổi, thay thế, hủy bỏ thủ tục hành chính cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước
- 16Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 17Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 18Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- 19Luật đất đai 2013
- 20Quyết định 270/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 21Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 22Quyết định 34/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 23Quyết định 05/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 24Kế hoạch 311/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản do tỉnh Nghệ An ban hành
- 25Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 26Quy chế 02/QCPH-UBND năm 2017 về phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang
Quyết định 37/2014/QĐ-UBND về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 37/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/01/2015
- Ngày hết hiệu lực: 11/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực