- 1Quyết định 129/2008/QĐ-BNN về khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 1457/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2013
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 37/2007/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHẢO NGHIỆM, CÔNG NHẬN VÀ ĐẶT TÊN PHÂN BÓN MỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 71/2004/QĐ-BNN ngày 08/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định khảo nghiệm, công nhận phân bón mới.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KHẢO NGHIỆM, CÔNG NHẬN VÀ ĐẶT TÊN PHÂN BÓN MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2007/QĐ-BNN ngày 24 tháng 04 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước.
Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện Quy định này.
KHẢO NGHIỆM, CÔNG NHẬN PHÂN BÓN MỚI
Điều 3. Các loại phân bón phải khảo nghiệm
1. Phân bón mới sản xuất ở trong nước hoặc mới nhập khẩu chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam” (sau đây gọi là Danh mục phân bón) thuộc các loại: phân hữu cơ, phân bón lá, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng.
2. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón thuộc các loại quy định tại khoản 1 Điều 3 nhưng thay đổi về:
a) Thành phần các chất dinh dưỡng chủ yếu.
b) Giảm hoặc tăng một trong những yếu tố dinh dưỡng đa lượng (N tổng số, P2O5 hữu hiệu, K2O hoà tan) trên 15% hàm lượng nguyên chất có trong một đơn vị khối lượng hoặc thể tích so với hàm lượng khi được công nhận đối với các loại phân bón lá, phân hữu cơ khoáng.
c) Giảm hoặc tăng một trong những yếu tố dinh dưỡng trung lượng hoặc vi lượng quá 20% hàm lượng nguyên chất có trong một đơn vị khối lượng hoặc thể tích so với hàm lượng khi được công nhận đối với phân bón lá.
d) Giảm quá 20% hàm lượng chất hữu cơ có trong một đơn vị khối lượng hoặc thể tích so với hàm lượng khi được công nhận đối với phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh.
Điều 4. Điều kiện phân bón được đăng ký khảo nghiệm
Các loại phân bón dưới đây muốn đăng ký khảo nghiệm phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định sau:
1. Phân hữu cơ: hàm lượng chất hữu cơ ³ 22,36% (C ³ 13%) và N ³ 3%, độ ẩm ≤ 25% đối với phân bón dạng bột.
2. Phân hữu cơ sinh học: hàm lượng hữu cơ ³ 22,36% (C ³ 13%), độ ẩm ≤ 25% đối với phân bón dạng bột, hàm lượng a xít humíc, các hoạt chất sinh học, pHKCl: 5-7.
3. Phân hữu cơ vi sinh: hàm lượng hữu cơ ³ 15% (C ³ 8,5%), mật độ vi sinh vật sống có ích ³ 1x106 CFU/gam (³ 1x106 CFU/ml đối với phân bón dạng lỏng), độ ẩm ≤ 30% đối với phân bón dạng bột. Không có vi khuẩn Salmonella, E.Coli, Coliform và trứng giun đũa (Ascaris) trong 25 gam (ml) mẫu.
4. Phân vi sinh vật: mật độ vi sinh vật sống có ích ³ 1x108 CFU/gam (³ 1x108 CFU/ml đối với phân bón dạng lỏng); độ ẩm ≤ 30% đối với phân bón dạng bột. Không có vi khuẩn Salmonella, E.Coli, Coliform và trứng giun đũa (Ascaris) trong 25 gam (ml) mẫu.
5. Phân hữu cơ khoáng: hàm lượng chất hữu cơ ³ 15% (C ³ 8,5%), độ ẩm ≤ 25% đối với phân bón dạng bột, tổng N + P2O5 (hữu hiệu) + K2O ³ 8%.
6. Phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng: ngoài các yếu tố dinh dưỡng,, tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng không được vượt quá 0,5% (≤ 0,5%) trong một đơn vị khối lượng hoặc thể tích phân bón.
Điều 5. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm nộp hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:
1. Đơn đăng ký khảo nghiệm theo (Biểu mẫu số 01).
2. Tài liệu có liên quan về loại phân bón khảo nghiệm:
a) Tên thương mại và các tên khác (nếu có);
b) Loại phân bón: phân bón lá hoặc phân bón rễ...;
c) Dạng phân bón: dạng lỏng, viên hoặc dạng bột, mầu sắc;
d) Thành phần, hàm lượng dinh dưỡng của từng yếu tố có trong phân bón, ghi rõ phương pháp phân tích cho từng yếu tố. Các chỉ tiêu bắt buộc công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại phân bón như sau:
- Phân bón lá: các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng, chất hữu cơ, chất mang, chất kết dính hoặc chất phụ gia và chất điều hoà sinh trưởng (nếu có), pH;
- Phân hữu cơ: hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng N%, độ ẩm;
- Phân hữu cơ sinh học: hàm lượng chất hữu cơ, độ ẩm, các hoạt chất sinh học, pHKCl, các chất dinh dưỡng khác (nếu có);
- Phân hữu cơ khoáng: hàm lượng chất hữu cơ, các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng, độ ẩm;
- Phân vi sinh vật: chủng và mật độ vi sinh vật có ích, độ ẩm, pHKCl;
- Phân hữu cơ vi sinh: chất hữu cơ, chủng và mật độ vi sinh vật có ích, độ ẩm, pHKCl;
- Phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng: thành phần, hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng có trong phân bón và chất điều hoà sinh trưởng được phép sử dụng;
3. Tài liệu về độc tính của phân bón: những loại phân bón sản xuất từ rác thải công nghiệp, rác thải đô thị và những loại khác có chứa các yếu tố độc hại phải phân tích hàm lượng kim loại nặng: Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Asen (As), Crôm (Cr), Niken (Ni), mật độ vi sinh vật gây bệnh: E. Coli, Salmonella, Coliform; trứng giun đũa (Ascaris).
4. Đối với phân nhập khẩu: hồ sơ phân bón ghi rõ tên hãng hoặc tên công ty và nước sản xuất; tài liệu cho phép sản xuất kinh doanh, công dụng và hướng dẫn sử dụng ở nước ngoài, nhãn phân bón bằng tiếng Việt có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu (nếu có) và bản gốc, tài liệu gốc của nước sản xuất hoặc cam kết của Công ty sản xuất hoặc của đơn vị nhập khẩu phân bón không gây ô nhiễm môi trường.
5. Đối với phân sản xuất trong nước: ghi rõ quy trình công nghệ và tác giả của quy trình; kết quả khảo nghiệm sơ bộ (nếu có), công dụng và hướng dẫn sử dụng của cơ sở sản xuất, nhãn phân bón (nếu có).
6. Nguồn gốc và thành phần nguyên liệu chủ yếu làm phân bón.
7. Đề cương khảo nghiệm đã thông qua Hội đồng cơ sở của đơn vị thực hiện khảo nghiệm và Bản hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm và đơn vị thực hiện khảo nghiệm (bản chính).
8. Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hoá của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm.
Điều 6. Cấp giấy chứng nhận khảo nghiệm
1. Cục Trồng trọt cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón cho tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phân bón (Biểu mẫu số 02).
2. Thời hạn cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm trong vòng năm ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Cục Trồng trọt thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung những tài liệu cần thiết theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm:
a) Ký hợp đồng với đơn vị khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hoặc do Cục Trồng trọt chỉ định;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đăng ký khảo nghiệm phân bón phải có văn phòng đại diện hoặc người đại diện tại Việt Nam;
c) Thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về loại phân bón, địa điểm và thời gian khảo nghiệm.
2. Tiến hành khảo nghiệm:
a) Thực hiện khảo nghiệm theo ”Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản 10TCN 216-2003” ban hành kèm theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BNN ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan.
b) Đối với phân bón chưa có Quy phạm khảo nghiệm, phân bón ”chuyên dùng” tiến hành khảo nghiệm theo Quy trình khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm soạn thảo và phải thông qua Hội đồng cơ sở, có sự tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản của Vụ Khoa học công nghệ và Cục Trồng trọt.
c) Sau 06 tháng cấp giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm mà không tổ chức tiến hành khảo nghiệm thì phải đăng ký lại với Cục Trồng trọt, Giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm không còn hiệu lực nếu không đăng ký lại.
Điều 8. Thay đổi tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
Trong quá trình khảo nghiệm, nếu có sự thay đổi tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phải thực hiện các thủ tục sau:
1. Công văn đề nghị;
2. Biên bản thoả thuận chuyển giao quyền đăng ký khảo nghiệm (bản chính);
3. Nếu thay đổi tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm kèm theo việc đổi đơn vị thực hiện khảo nghiệm thì phải kèm theo hợp đồng thoả thuận giữa các đơn vị thực hiện khảo nghiệm (bản chính).
4. Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, nếu hợp lệ thì chấp nhận sự thay đổi bằng văn bản cho đơn vị đăng ký khảo nghiệm mới.
Điều 9. Thay đổi nội dung khảo nghiệm
1. Trong quá trình khảo nghiệm nếu thay đổi một trong những nội dung đã quy định trong Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm gồm: tên phân bón, thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, địa điểm khảo nghiệm, loại đất, loại cây trồng phải báo cáo bằng văn bản về Cục Trồng trọt và thông báo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tiến hành khảo nghiệm.
2. Nếu thay đổi khoản 3 Điều 8 kèm theo thay đổi nội dung đề cương khảo nghiệm mà không có sự thống nhất giữa các bên thì phải làm thủ tục thực hiện khảo nghiệm lại từ đầu.
3. Cục Trồng trọt thẩm định, nếu hợp lệ thì chấp nhận sự thay đổi bằng văn bản và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký, đơn vị thực hiện khảo nghiệm và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có liên quan.
Điều 10. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm
Đơn vị được chỉ định thực hiện khảo nghiệm phân bón phải có tên trong Danh sách các đơn vị thực hiện khảo nghiệm do Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định.
1. Điều kiện được chỉ định thực hiện khảo nghiệm
Cơ quan được chỉ định thực hiện khảo nghiệm phân bón phải có đủ các điều kiện quy định sau:
a) Có chức năng khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón;
b) Về nhân sự, có ít nhất 5 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nông học và các chuyên ngành khác có liên quan: hoá học, sinh học, môi trường... trong đó ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật đã có kinh nghiệm về khảo nghiệm, nghiên cứu về phân bón;
c) Có văn phòng, trang thiết bị cần thiết để thực hiện khảo nghiệm (có yêu cầu chi tiết về trang thiết bị tại Phụ lục I) hoặc có hợp đồng dài hạn với các đơn vị có đủ trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm đã được công nhận;
d) Có đủ diện tích đất đai để bố trí khảo nghiệm theo ”Quyết định số 59/2003/QĐ-BNN ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản”. Trường hợp không đủ diện tích đất khảo nghiệm theo quy định của Quyết định số 59/2003/QĐ-BNN nêu trên thì phải có hợp đồng thuê đất dài hạn để bố trí thí nghiệm khảo nghiệm và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Trình tự, thủ tục đánh giá đơn vị khảo nghiệm
a) Hồ sơ đánh giá gồm:
- Đơn đăng ký của đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón gửi về Cục Trồng trọt (Biểu mẫu số 03);
- Các tài liệu cần thiết để chứng minh đủ điều kiện để thực hiện khảo nghiệm như quy định ở khoản 1 Điều 10 của Quy định này;
b) Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, đánh giá các đơn vị đăng ký thực hiện khảo nghiệm theo quy định.
c) Cục Trồng trọt ban hành quyết định công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón. Thời hạn có hiệu lực công nhận đơn vị được chỉ định thực hiện khảo nghiệm phân bón là năm năm. Hai tháng trước khi quyết định hết hiệu lực, đơn vị được chỉ định thực hiện khảo nghiệm làm thủ tục chỉ định lại nếu có nhu cầu.
Điều 11. Thẩm định kết quả khảo nghiệm và công nhận phân bón mới
1. Thẩm định kết quả khảo nghiệm
a) Hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới
Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân có phân bón gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới;
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm;
- Ý kiến xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quá trình khảo nghiệm, khả năng sử dụng của loại phân bón khảo nghiệm tại địa phương.
b) Tổ chức thẩm định kết quả khảo nghiệm:
Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định chuyên ngành để thẩm định kết quả khảo nghiệm sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm.
2. Công nhận phân bón mới
a) Sau khi được Hội đồng thẩm định chuyên ngành kết luận đạt yêu cầu, tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm và đơn vị thực hiện khảo nghiệm hoàn chỉnh hồ sơ và Báo cáo kết quả khảo nghiệm theo kết luận của Hội đồng thẩm định và gửi về Cục Trồng trọt.
b). Sau khi nhận đủ Báo cáo và các hồ sơ đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định công nhận phân bón mới.
c) Thời hạn ra quyết định công nhận không quá ba mươi ngày làm việc kể từ khi Hội đồng thẩm định kết thúc phiên họp.
Điều 12. Nguyên tắc đặt tên phân bón
1. Mỗi loại phân bón khi được đưa vào Danh mục phân bón chỉ có một tên gọi duy nhất phù hợp theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàn hoá và Quy định này.
2. Các kiểu đặt tên dưới đây không được chấp nhận:
a) Chỉ bao gồm bằng các chữ số;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên được ghi trên nhãn hiệu hàng hoá phân bón đang được bảo hộ;
d) Gây hiểu lầm với bản chất, công dụng của phân bón.
đ) Phân bón sản xuất để sử dụng ở Việt Nam nhưng đặt tên bằng tiếng nước ngoài, trừ các loại phân bón sản xuất ở Việt Nam theo hợp đồng của nước ngoài hoặc sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài.
3. Đối với phân bón nhập khẩu mang tên tiếng nước ngoài có kèm theo tên tiếng Việt thì tên tiếng Việt phải thực hiện theo quy định tại điểm a, b,c, d khoản 2 Điều 13 của quy định này.
Điều 13. Trình tự đặt tên phân bón
1. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký tên phân bón khi nộp hồ sơ khảo nghiệm hoặc đăng ký vào Danh mục phân bón.
2. Cục Trồng trọt thẩm định tên phân bón, trường hợp không phù hợp theo quy định, thông báo để thay đổi tên khác phù hợp.
3. Tên chính thức của phân bón mới là tên được ghi trong Quyết định công nhận loại phân bón đó.
1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng, tổ chức, cá nhân được quyền đổi tên phân bón
2. Điều kiện đổi tên
a) Chỉ áp dụng đối với các loại phân bón đã có trong danh mục phân bón, khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng;
b) Việc đổi tên phân bón phải phù hợp quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Quy định này.
3. Thủ tục đổi tên
a) Đơn đăng ký đổi tên phân bón (Biểu mẫu số 04);
b) Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hoá của Cục Sở hữu trí tuệ;
c) Hợp đồng chuyển nhượng của các tổ chức, cá nhân (bản chính);
d) Cục Trồng trọt tiếp nhận và thẩm định, nếu hợp lệ trình Bộ ban hành quyết định đổi tên phân bón.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt
1. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm; cấp và thu hồi giấy đăng ký khảo nghiệm phân bón mới.
2. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc khảo nghiệm phân bón; tổ chức thành lập hội đồng nghiệm thu đánh giá phân bón qua khảo nghiệm.
3. Tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận phân bón.
4. Tổ chức thẩm định và công nhận đơn vị khảo nghiệm phân bón.
5. Tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tên phân bón mới và đổi tên phân bón.
Điều 16. Trách nhiệm của Vụ Khoa học công nghệ
1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến về phân bón.
2. Tổ chức soạn thảo quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về phân bón.
3. Phối hợp với Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận phân bón mới hoặc biện pháp kỹ thuật mới trong lĩnh vực phân bón và công nhận đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Theo dõi quá trình khảo nghiệm phân bón mới tại địa phương.
2. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo nghiệm và khả năng sử dụng phân bón khảo nghiệm tại địa phương trước khi đưa ra Hội đồng thẩm định phân bón mới.
Điều 18. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm
1. Thực hiện khảo nghiệm theo Quy phạm khảo nghiệm phân bón quy định tại mục 3, Điều 6 của Quy định này và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm.
2. Báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm về thời gian, địa điểm, loại phân bón và đối tượng cây trồng khảo nghiệm.
3. Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón về Cục Trồng trọt.
Điều 19. Tổ chức, cá nhân có phân bón đăng ký khảo nghiệm
1. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của Quy định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Kết hợp với đơn vị thực hiện khảo nghiệm báo cáo kết khảo nghiệm phân bón về Cục Trồng trọt theo quy định.
3. Phí và lệ phí khảo nghiệm công nhận phân bón mới do tổ chức, cá nhân có phân bón đưa khảo nghiệm đảm nhiệm.
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này về khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm dừng hoặc đình chỉ hoạt động khảo nghiệm phân bón đối với các tổ chức, cá nhân không đáp ứng được các điều kiện tại Quy định này.
3. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động hợp pháp hoặc vi phạm các quy định về khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Giải quyết phát sinh, vướng mắc
Trong quá trình thực hiện, khi có phát sinh, vướng mắc đề nghị báo cáo bằng văn bản gửi về Cục Trồng trọt để trình Bộ trưởng xem xét, giải quyết./.
BIỂU MẪU SỐ 01: ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Kính gửi: Cục Trồng trọt
- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Fax: E-mail:
- Tên và loại phân bón khảo nghiệm:
- Thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng:
- Nguồn gốc xuất xứ:
- Hình thức khảo nghiệm:
Khảo nghiệm diện hẹp:
Khảo nghiệm diện rộng:
- Khảo nghiệm với các cây trồng:
- Khảo nghiệm trên các loại đất, địa điểm khảo nghiệm (tỉnh):
- Dự kiến thời gian khảo nghiệm: từ ngày / / đến ngày / /
- Dự kiến đơn vị chủ trì khảo nghiệm:
- Các tài liệu nộp kèm theo:
Ngày tháng năm
Tổ chức, cá nhân đăng ký
(ký tên, đóng dấu)
BIỂU MẪU SỐ 02: GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
BỘ NÔNG NGHIỆP
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày tháng năm |
CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Chứng nhận: (tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm)
Địa chỉ, điện thoại, Fax, E-mail:
Được khảo nghiệm: (loại phân bón)
Đơn vị khảo nghiệm:
Địa chỉ, điện thoại, Fax, E-mail:
HÌNH THỨC KHẢO NGHIỆM
Khảo nghiệm diện hẹp:
+ Khảo nghiệm với cây trồng:
+ Số vụ khảo nghiệm:
+ Loại và vùng đất khảo nghiệm:
+ Thời gian khảo nghiệm: từ tháng năm đến tháng năm
+ Địa điểm khảo nghiệm, tỉnh khảo nghiệm:
Khảo nghiệm diện rộng:
+ Khảo nghiệm với cây trồng:
+ Số vụ khảo nghiệm:
+ Loại và vùng đất khảo nghiệm:
+ Thời gian khảo nghiệm: từ tháng năm đến tháng năm
+ Địa điểm khảo nghiệm, tỉnh khảo nghiệm:
· Công tác khảo nghiệm phải tuân thủ Quy phạm khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành..
· Yêu cầu phân tích các chỉ tiêu sau:……………………………………
CỤC TRƯỞNG
Nơi nhận: (Ký tên đóng dấu)
BIỂU MẪU SỐ 03: ĐƠN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Kính gửi: Cục Trồng trọt
1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax: E-mail:
3. Họ, tên, chức danh người phụ trách:
4. Cán bộ, nhân viên của cơ sở
TT | Họ và tên | Năm sinh | Trình độ chuyên môn được đào tạo | Công việc được giao hiện nay | Kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo nghiệm phân bón | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
5. Trang thiết bị:
5.1. Phương tiện đo lường:
Tên phương tiện đo lường | Phạm vi đo/cấp chính xác | Chu kỳ kiểm định/hiệu chuẩn | Ngày kiểm định/hiệu chuẩn lần cuối | Cơ quan kiểm định/hiệu chuẩn | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
5.2. Trang thiết bị khác
Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Thông số kỹ thuật của thiết bị | Ghi chú |
|
|
|
|
|
6. Cơ sở vật chất:
6.1. Diện tích đất:
6.2. Loại đất:
6.3. Địa điểm:
6.4. Cơ sở vật chất khác:
7. Lĩnh vực hoạt động:
8. Đối tượng xin đăng ký khảo nghiệm:
8.1. Loại phân bón:
8.2. Loại cây trồng:
9. Cơ sở cam kết:
- Thực hiện các quy định về công nhận đơn vị khảo nghiệm.
- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan đánh giá khi tiến hành đánh giá công nhận đơn vị khảo nghiệm.
Ngày tháng năm
Thủ trưởng cơ quan (Ký và ghi rõ họ, tên) |
| Phụ trách cơ sở (Ký và ghi rõ họ, tên) |
|
|
|
BIỂU MẪU SỐ 04: ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỔI TÊN PHÂN BÓN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỔI TÊN PHÂN BÓN
Kính gửi: Cục Trồng trọt
- Tên tổ chức, cá nhân đăng ký đổi tên phân bón:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Fax: E-mail:
- Tên loại phân bón xin đổi tên:
- Thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng:
- Quyết định công nhận:
- Tên phân bón đề nghị đăng ký mới:
- Lý do đổi tên:
- Các tài liệu nộp kèm theo:
Ngày tháng năm
Tổ chức, cá nhân nộp đơn
(ký tên, đóng dấu)
YÊU CẦU VỀ TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT ĐỂ PHỤC VỤ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
KIỆN CẦN THIẾT VỀ TRANG THIẾT BỊ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
- 01 Phòng xử lý và lưu mẫu
- 01 Phòng phân tích (bao gồm cả phòng phân tích đa, trung vi lượng và phòng phân tích vi sinh)
- 01 Phòng xử lý số liệu (có máy vi tính)
- Tủ sấy, cân phân tích, kính hiển vi
- Bình Kjeldal, máy so mầu, máy quang kế ngọn lửa, máy đo pH (pH met)
- Máy quang phổ hấp phụ nguyên tử
- Tủ ấm, tủ ấm CO2, tủ lạnh, buồng nuôi cấy, máy lắc, máy đếm khuẩn lạc
- Hoá chất và các dụng cụ khác để phân tích mẫu
- 1Quyết định 71/2004/QĐ-BNN về khảo nghiệm, công nhận phân bón mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 97/2007/QĐ-BNN công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2007 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 129/2008/QĐ-BNN về khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1457/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 71/2004/QĐ-BNN về khảo nghiệm, công nhận phân bón mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 97/2007/QĐ-BNN công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2007 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 129/2008/QĐ-BNN về khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 1457/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2013
- 1Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 2Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 59/2003/QĐ-BNN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- 5Nghị định 179/2004/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Quyết định 37/2007/QĐ-BNN Quy định khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 37/2007/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/04/2007
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 418 đến số 419
- Ngày hiệu lực: 14/07/2007
- Ngày hết hiệu lực: 05/02/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực