Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3608/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 15 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH THUỘC 02 HUYỆN KHÁNH SƠN, KHÁNH VĨNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 124/QĐ-TTG NGÀY 16/01/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020; Công văn số 1858/TTg-TCCV ngày 20/10/2015 về việc bổ sung các huyện thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 124/QĐ-TTg;

Thực hiện Kế hoạch số 1746/KH-BNV ngày 26/5/2014 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình 2328/TTr-SNV ngày 07 tháng 12 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách thuộc 02 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2014-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1193/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 về việc Ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2014 - 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- TT. HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu: VT. SNV

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Bắc

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH THUỘC 02 HUYỆN KHÁNH SƠN, KHÁNH VĨNH GIAI ĐOẠN 2016-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 124/QĐ-TTG NGÀY 16/01/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CHỈNH

1. Huyện miền núi giáp Tây Nguyên của tỉnh Khánh Hòa thuộc đối tượng chỉnh của Kế hoạch này là huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

2. Cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Mục đích

Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở các huyện miền núi giáp Tây Nguyên, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cơ sở có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý, điều hành; phát huy dân chủ và quyền chủ động của cơ sở nhằm tăng cường và thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền cơ sở với nhân dân, góp phần xây dựng vùng Tây Nguyên vững mạnh toàn diện.

2. Yêu cầu

- Trên cơ sở thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở thuộc huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh cần bám sát thực tế, triển khai kế hoạch phù hợp, đảm bảo tính khả thi.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách theo chế độ hiện hành.

- Phát huy sự chủ động của địa phương, thường xuyên phối hợp thực hiện các nội dung theo Kế hoạch đề ra, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu.

3. Căn cứ xây dựng kế hoạch

a) Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020”;

b) Công văn số 1858/TTg-TCCV ngày 20/10/2015 về việc bổ sung các huyện thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 124/QĐ-TTg;

c) Kế hoạch số 1746/KH-BNV ngày 26/5/2014 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

d) Các văn bản liên quan khác:

- Trung ương:

+ Quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

+ Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

+ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

+ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Địa phương:

+ Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 09/7/2014 về việc quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 07/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

+ Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 06/01/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định một số mức chi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

III. NỘI DUNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách thuộc 02 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh

a) Trên địa bàn 02 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh bao gồm 22 xã, thị trấn; trong đó, huyện Khánh Sơn là 08 (01 thị trấn, 07 xã); huyện Khánh Vĩnh là 14 (01 thị trấn, 13 xã); tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 405 người (Cán bộ 225 người; công chức 180 người; cán bộ, công chức nữ 126 người, người dân tộc thiểu số 185 người); Người hoạt động không chuyên trách là 758 người (cấp xã 340 người; cấp thôn, tổ dân phố 418 người; nữ 169 người; người dân tộc thiểu số 474 người).

b) Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách.

- Cán bộ, công chức:

+ Về trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trình độ: tiểu học 4 người; trung học cơ sở 67 người và trung học phổ thông 334 người.

+ Về trình độ chuyên môn: Sơ cấp và chưa qua đào tạo 97 người; trung cấp 193 người và cao đẳng, đại học 115 người.

+ Về trình độ lý luận chính trị: Chưa qua đào tạo 65 người; đạt trình độ: Sơ cấp 143 người; trung cấp 184 người và cử nhân, cao cấp 13 người.

+ Về khả năng sử dụng tiếng dân tộc: Số cán bộ, công chức là người kinh có thể sử dụng tiếng dân tộc tại địa bàn công tác và có chứng chỉ bồi dưỡng là 52 người.

+ Về kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và kiến thức về an ninh, quốc phòng hầu hết chưa được bồi dưỡng.

+ Về trình độ Tin học: Số có chứng chỉ là 267 người, trình độ trung cấp trở lên là 21 người, số còn lại đã được bồi dưỡng theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

- Người hoạt động không chuyên trách:

+ Về trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trình độ: tiểu học 117 người; trung học cơ sở 329 người và trung học phổ thông 312 người.

+ Về trình độ chuyên môn: Sơ cấp và chưa qua đào tạo 550 người; trung cấp 76 người và cao đẳng, đại học 32 người.

+ Về trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp và chưa qua đào tạo 694 người; trung cấp 59 người và cử nhân, cao cấp 05 người.

+ Về kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và kiến thức về an ninh, quốc phòng hầu hết chưa được bồi dưỡng.

+ Về trình độ Tin học: Số có chứng chỉ là 73 người, trình độ trung cấp trở lên là 09 người.

(Phụ lục 1 kèm theo)

2. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách đạt chuẩn theo quy định vị trí việc làm

a) Chỉ tiêu phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2020

- 100% số cán bộ, công chức tốt nghiệp trình độ trung học phổ thông.

- 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

- Trên 85% cán bộ đạt trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên và công chức đạt trình độ tương đương sơ cấp trở lên.

- Trên 85% cán bộ, công chức là người kinh công tác tại vùng dân tộc thiểu số sử dụng được một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.

b) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ

- Về trình độ văn hóa

Giai đoạn 2016 - 2018 đào tạo đạt chuẩn, tốt nghiệp trung học phổ thông cho 44 lượt cán bộ, công chức. Dự kiến kinh phí: 415.800 nghìn đồng.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Đến năm 2020, đào tạo đạt chuẩn trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ cho 88 lượt cán bộ, công chức. Dự kiến kinh phí: 2.481.600 nghìn đồng.

- Về trình độ tiếng dân tộc

Giai đoạn 2016 - 2017 đào tạo, bồi dưỡng 36 lượt cán bộ và 30 lượt công chức là người kinh có thể sử dụng được một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác. Dự kiến kinh phí: 396.000 nghìn đồng

- Về trình độ lý luận chính trị

Giai đoạn 2017-2018 đào tạo, bồi dưỡng cho 75 lượt cán bộ đạt trình độ trung cấp; 35 lượt công chức đạt trình độ sơ cấp. Dự kiến kinh phí: 1.489.800 nghìn đồng.

- Bồi dưỡng các lớp kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, quốc phòng, an ninh, tin học văn phòng cho 80 lượt cán bộ, công chức và 206 lượt người hoạt động không chuyên trách. Thời gian là giai đoạn 2016-2017, dự kiến kinh phí 942.078 nghìn đồng.

3. Thực hiện tăng cường cán bộ, công chức cho cơ sở

Tăng cường cán bộ, công chức về các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã trọng điểm về an ninh chính trị nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của những người được cử đi đào tạo; chế độ chính sách đối với các đối tượng này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

- Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương khoảng 70% nhu cầu đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách theo Đề án.

- Ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện quy hoạch tạo nguồn cán bộ, công chức cơ sở hằng năm.

- Kết hợp nguồn kinh phí từ các Chương trình, Đề án, Dự án quốc gia liên quan đang triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện.

2. Dự kiến kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020

Tổng kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các trình độ cho cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách thuộc 02 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2016-2020 dự kiến 5.725.278 nghìn đồng (cụ thể: năm 2016: 336.600 nghìn đồng; năm 2017: 2.023.878 nghìn đồng; năm 2018: 2.124.000 nghìn đồng; năm 2019: 620.400 nghìn đồng; năm 2020: 620.400 nghìn đồng). Trong đó kinh phí Trung ương hỗ trợ (70%) 4.007.695 nghìn đồng, ngân sách địa phương 1.717.584 nghìn đồng.

(Phụ lục 2, 2.1, 2.2 kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện hằng năm. Tham mưu, xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ở cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố;

- Chủ trì, phối hợp trường Chính trị tỉnh, các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, sơ kết hằng năm, từng giai đoạn theo yêu cầu và tổng kết vào năm 2020 kết quả thực hiện kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo theo quy định.

2. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán kinh phí của Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định và căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn sử dụng kinh phí có hiệu quả và tổng hợp, quyết toán kinh phí thực hiện.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các Sở, ngành có liên quan và 02 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tiếp tục thực hiện và đổi mới chính sách đặc thù đối với trường Dân tộc nội trú; đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức cấp xã theo kế hoạch.

- Phối hợp với Ban Dân tộc, các Sở, ngành có liên quan và 02 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tiếp tục thực hiện chế độ cử tuyển để tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ.

4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và 02 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục kiến thức Quốc phòng, an ninh đối với đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách.

5. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức vụ, chức danh theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, trình độ và cơ cấu hợp lý; tăng cường sử dụng việc xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng;

- Xây dựng, hiện đại hóa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

6. Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh

- Căn cứ kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm gửi Sở Nội vụ để tổng hợp;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc lập danh sách cử cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố đi đào tạo, bồi dưỡng và tổng hợp danh sách gửi về Sở Nội vụ theo yêu cầu; đôn đốc, kiểm tra việc các đối tượng được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng; đề xuất với UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) về nhu cầu tăng cường cán bộ, công chức về các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã trọng điểm về an ninh chính trị nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của những người được cử đi đào tạo theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

 


PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ VÀ Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ 02 HUYỆN KHÁNH SƠN, KHÁNH VĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị

Đối tượng

Tổng số

Nữ

Dân tộc thiểu số

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị

Tiếng dân tộc

Quản lý HCNN

Tin học

Tiểu học

Trung học CS

Trung học PT

Sơ cấp và chưa qua ĐT

Trung cấp

Cao đẳng và ĐH

Chưa qua ĐT

Sơ cấp

Trung cấp

Cao cấp, cử nhân

Biết tiếng DT (Nghe hiểu, nói được)

Có chứng chỉ

Chưa bồi dưỡng

Đã qua bồi dưỡng

Chứng chỉ

Trung cấp trở lên

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

Huyện Khánh Sơn

Cán bộ

86

18

56

2

25

59

46

28

12

23

22

38

3

56

7

70

16

45

5

Công chức

58

22

19

0

2

56

4

39

15

21

14

23

0

19

6

55

3

37

4

Người hoạt động KCT ở cấp xã

119

37

79

5

32

82

87

28

4

93

15

10

1

79

0

118

1

30

5

Người hoạt động KCT ở thôn, TDP

197

17

134

30

119

48

194

3

0

173

17

6

1

17

0

197

0

6

1

Tổng số CB, CC

144

40

75

2

27

115

50

67

27

44

36

61

3

75

13

125

19

82

9

Tổng số người HĐKCT

316

54

213

35

151

130

281

31

4

266

32

16

2

96

0

315

1

36

6

Tổng cộng

460

94

288

37

178

245

331

98

31

310

68

77

5

171

13

440

20

118

15

Huyện Khánh Vĩnh

Cán bộ

139

34

84

2

36

101

36

60

43

7

48

74

10

84

29

134

5

102

3

Công chức

122

52

26

0

4

118

11

66

45

14

59

49

0

26

10

121

1

83

9

Người hoạt động KCT ở cấp xã

221

76

149

6

77

138

158

40

23

139

45

35

2

149

5

221

0

33

3

Người hoạt động KCT ở thôn, TDP

221

39

112

76

101

44

111

5

5

201

11

8

1

112

4

220

1

4

0

Tổng số CB, CC

261

86

110

2

40

219

47

126

88

21

107

123

10

110

39

255

6

185

12

Tổng số người HĐKCT

442

115

261

82

178

182

269

45

28

340

56

43

3

261

9

441

1

37

3

Tổng cộng

703

201

371

84

218

401

316

171

116

361

163

166

13

371

48

696

7

222

15

Tổng cộng

Cán bộ

225

52

140

4

61

160

82

88

55

30

70

112

13

140

36

204

21

147

8

Công chức

180

74

45

0

6

174

15

105

60

35

73

72

0

45

16

176

4

120

13

Người hoạt động KCT ở cấp xã

340

113

228

11

109

220

245

68

27

232

60

45

3

228

5

339

1

63

8

Người hoạt động KCT ở thôn, TDP

418

56

246

106

220

92

305

8

5

374

28

14

2

129

4

417

1

10

1

Tổng số CB, CC

405

126

185

4

67

334

97

193

115

65

143

184

13

185

52

380

25

267

21

Tổng số người HĐKCT

758

169

474

117

329

312

550

76

32

606

88

59

5

357

9

756

2

73

9

Tổng cộng

1.163

295

659

121

396

646

647

269

147

671

231

243

18

542

61

1.136

27

340

30

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH 02 HUYỆN KHÁNH SƠN, KHÁNH VĨNH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3608/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT

Đào tạo, bồi dưỡng

Tổng kinh phí

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Nội dung

Đối tượng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

CB, CC

KCT

1

Trình độ Văn hóa

44

44

 

415.800

138.600

138.600

138.600

 

 

 

2

Trình độ Trung cấp CMNV

88

88

 

2.481.600

 

620.400

620.400

620.400

620.400

 

3

Tiếng dân tộc

66

66

 

396.000

198.000

198.000

 

 

 

 

4

Trình độ Trung cấp LLCT

70

70

 

1.365.000

 

 

1.365.000

 

 

Dành cho cán bộ

Trình độ Sơ cấp LLCT

40

40

 

124.800

 

124.800

 

 

 

Dành cho công chức

5

Bồi dưỡng Kiến thức Quản lý HCNN

80

40

40

275.222

 

275.222

 

 

 

 

6

Bồi dưỡng Kiến thức ANQP

86

40

46

149.976

 

149.976

 

 

 

 

7

Bồi dưỡng kiến thức Tin học

120

 

120

516.880

 

516.880

 

 

 

 

Tổng

594

388

206

5.725.278

336.600

2.023.878

2.124.000

620.400

620.400

 

Trung ương

4.007.695

235.620

1.416.715

1.486.800

434.280

434.280

Trung ương: 70%

Địa phương

1.717.584

100.980

607.164

637.200

186.120

186.120

Địa phương: 30%

 

Phụ lục 2.1

PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ THUỘC 02 HUYỆN KHÁNH SƠN, KHÁNH VĨNH

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT

Đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian ĐT-BD (tháng)

Học phí/ tháng

Kinh phí hỗ trợ

Thời gian thực hiện

Ghi chú

 

Nội dung
(chỉ tiêu)

Số lượng

Học phí

Tài liệu

Tiền ở

Hỗ trợ ĐT-BD

Tiền Đi lại

Tổng kinh phí

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

Khánh Sơn (8 Xã, TT)

Khánh Vĩnh (14 Xã, TT)

Tổng

50/tháng

750/tháng

300-600/ tháng

1 năm = 2 kỳ học = 10 lượt đi về (60/lượt)

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)=(5)* (6)*(7)

(9)=50* (5) *(6)

(10) = 750 *(5) *(6)

(11)=300 -600*(5)*(6)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

 

1

Trình độ Văn hóa
(02 lượt/xã)

16

28

44

27

 

 

59.400

 

356.400

 

415.800

138.600

138.600

138.600

 

 

 

 

2

Trình độ Trung cấp CMNV
(4 lượt/xã)

32

56

88

18

400

633.600

79.200

1.188.000

475.200

105.600

2.481.600

 

620.400

620.400

620.400

620.400

 

 

3

Tiếng dân tộc
(03 lượt/xã)

24

42

66

8

400

211.200

26.400

 

158.400

 

396.000

198.000

198.000

 

 

 

 

 

4

Trình độ trung cấp LLCT
(05 lượt/xã)

15

55

70

9

700

441.000

31.500

472.500

378.000

42.000

1.365.000

 

 

1.365.000

 

 

Dành cho cán bộ

 

Trình độ sơ cấp LLCT
(05 lượt/xã)

25

15

40

1

1.600

64.000

2.000

30.000

24.000

4.800

124.800

 

124.800

 

 

 

Dành cho công chức

 

Tổng

112

196

308

 

 

1.349.800

198.500

1.690.500

1.392.000

152.400

4.783.200

336.600

1.081.800

2.124.000

620.400

 

 

 

Trung ương

944.860

138.950

1.183.350

974.400

106.680

3.348.240

235.620

757.260

1.486.800

434.280

 

 

 

Địa phương

404.940

59.550

507.150

417.600

45.720

1.434.960

100.980

324.540

637.200

186.120

 

 

 

 

Phụ lục 2.2

PHÂN TÍCH NHU CẦU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH THUỘC 02 HUYỆN KHÁNH SƠN, KHÁNH VĨNH

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT

Nội dung

Đối tượng

Thông tin cơ bản

Dự kiến kinh phí

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Các khoản chi phục vụ lớp học

Các khoản chi hỗ trợ

Tổng Kinh phí

Năm 2016

Năm 2017

CB, CC

KCT

Số lượng

Số lớp dự kiến

Số tiết học

Số ngày dự kiến

Thù lao Giảng viên

Giảng đường

Hội trường, phông, hoa (khai giảng, bế giảng)

Thuê máy chiếu

In tài liệu

Giấy chứng nhận

Nước uống

Thù lao GV

Văn phòng phẩm

Gửi xe

Chi quản lý lớp (tiền làm ngoài giờ)

Tiền ở

Tiền hỗ trợ ĐT- BD

Tiền đi lại

Tổng

Khánh Sơn (8 Xã, TT)

Khánh Vĩnh (14 Xã, TT)

Ra đề

Chấm thi

350- 420/ buổi

1000/ ngày

1000/ buổi

1000/ ngày/ máy

0.2/ trang

15/cái

5 /người/ ngày

135 /người/ ngày

6/bài

200 đồng/ lớp

180/lớp /ngày

Tạm tính (30/ người/ ngày)

750/ tháng

20-45/ ngày

60/lượt

1

Bồi dưỡng kiến thức Quản lý HCNN

40

 

80

20

20

1

320 tiết

32

26.880

32.000

2.000

32.000

6.912

1.200

12.800

270

480

200

5.760

1.920

60.000

25.600

9.600

275.222

 

275.222

 

 

40

20

20

57.600

2

Bồi dưỡng Kiến thức ANQP

40

 

86

20

20

1

149 tiết

15

12.600

15.000

2.000

15.000

7.430

1.290

6.450

270

516

200

2.700

900

32.250

12.000

10.320

149.976

 

149.976

 

 

46

20

26

31.050

3

Bồi dưỡng kiến thức Tin học

 

120

120

28

92

4

230 tiết

23

64.400

92.000

8.000

92.000

32.640

7.200

55.200

1.080

2.880

800

16.560

5.520

 

124.200

14.400

516.880

 

516.880

Học theo giáo trình của Đề án 1956 (áp dụng chương trình giành cho CB, KV Miền núi)

Tổng cộng

80

206

286

108

178

6

 

 

103.880

139.000

12.000

139.000

46.982

9.690

74.450

1.620

3.876

1.200

25.020

8.340

92.250

250.450

34.320

942.078

0

942.078

 

Trung ương

72.716

97.300

8.400

97.300

32.888

6.783

52.115

1.134

2.713

840

17.514

5.838

64.575

175.315

24.024

659.455

0

659.455

 

Địa phương

31.164

41.700

3.600

41.700

14.095

2.907

22.335

486

1.163

360

7.506

2.502

27.675

75.135

10.296

282.624

0

282.624

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3608/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách thuộc 02 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 124/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2014-2020

  • Số hiệu: 3608/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Nguyễn Duy Bắc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản