Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36-HĐBT | Hà Nội , ngày 16 tháng 2 năm 1987 |
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN CAO LÃNH, THẠNH HƯNG, THỊ XÃ CAO LÃNH VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC THUỘC TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ điều 16 của Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Quyết định số 64b-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12-9-1981;
Xét đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Ban Tổ chức của Chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH:
A. Huyện Cao Lãnh - thị xã Cao Lãnh:
Tách 3 xã Tân Thuận Tây, Tịnh Thới và Tân Thuận Đông; 5 ấp của xã Tân Nghĩa; ấp 4, ấp 5 của xã Phương Trà và một phần ấp 5 của xã Phong Mỹ với tổng diện tích tự nhiên 6.380 hécta và 52.459 nhân khẩu của huyện Cao Lãnh để sáp nhập vào thị xã Cao Lãnh.
- Thị xã Cao Lãnh gồm 11 phường, 7 xã, có 9.624 hécta diện tích tự nhiên với 104.193 nhân khẩu.
Địa giới thị xã Cao Lãnh ở phía đông và phía bắc giáp huyện Cao Lãnh; phía tây giáp sông Tiền và tỉnh An Giang phía nam giáp sông Tiền và huyện Thạnh Hưng.
- Huyện Cao Lãnh gồm 15 xã, 1 thị trấn, có 48.885 hécta diện tích tự nhiên với 161.959 nhân khẩu.
Địa giới huyện Cao Lãnh ở phía đông giáp huyện Tháp Mười và tỉnh Tiền Giang; phía tây giáp huyện Thanh Bình và sông Tiền, phía nam giáp sông Tiền; phía bắc giáp huyện Tháp Mười.
B. Huyện Thạnh Hưng - huyện Cao Lãnh - thị xã Sa Đéc:
Tách 2 ấp Tân Huề, Tân Lợi gồm 890 hécta diện tích tự nhiên với 4.508 nhân khẩu của xã Tân Dương thuộc huyện Thạnh Hưng; 3 cồn Cát Sậy và Bồng Bồng gồm 152 hécta diện tích tự nhiên với 505 nhân khẩu của xã Bình Hàng Trung thuộc huyện Cao Lãnh để sáp nhập vào thị xã Sa Đéc.
- Thị xã Sa Đéc gồm 4 phường, 3 xã, có 4.005 hécta diện tích tự nhiên với 72.670 nhân khẩu.
Địa giới thị xã Sa Đéc ở phía đông giáp huyện Châu Thành và sông Tiền; phía tây giáp huyện Thạnh Hưng; phía nam giáp huyện Châu Thành; phía bắc giáp sông Tiền.
- Huyện Thạnh Hưng gồm 22 xã có 42.111 hécta diện tích tự nhiên với 272.343 nhân khẩu.
Địa giới huyện Thạnh Hưng ở phía đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Sa Đéc; phía tây giáp tỉnh An Giang và sông Hậu; phía nam giáp sông Hậu; phía bắc giáp sông Tiền.
| Võ Chí Công (Đã Ký) |
- 1Nghị định 194/2004/NĐ-CP về việc thành lập các phường thuộc thị xã Cao Lãnh, Sa Đéc và mở rộng thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 4-CP năm 1981 về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện: huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười và đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 13-HĐBT năm 1983 về việc chia huyện Tam Nông thành hai huyện và thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1Nghị định 194/2004/NĐ-CP về việc thành lập các phường thuộc thị xã Cao Lãnh, Sa Đéc và mở rộng thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
- 2Hiến pháp năm 1980
- 3Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 4Quyết định 4-CP năm 1981 về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện: huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười và đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 13-HĐBT năm 1983 về việc chia huyện Tam Nông thành hai huyện và thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Quyết định 36-HĐBT năm 1987 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cao Lãnh, Thạnh Hưng, thị xã Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 36-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/02/1987
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra