ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2007/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 02 tháng 11 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 20/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trường học;
Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm học thêm;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2057/TTr-SGDĐT ngày 20/9/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang".
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ DẠY THÊM HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/ 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Dạy thêm học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là dạy thêm học thêm) được đề cập trong quy định này là hoạt động dạy học ngoài giờ học thuộc Kế hoạch giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Văn bản này quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường; trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dạy thêm học thêm; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2. Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm
Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm nhằm củng cố, bổ sung hoặc nâng cao theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu thái độ quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không gây tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học.
Điều 3. Hình thức tổ chức dạy thêm học thêm
Dạy thêm học thêm được thực hiện trong nhà trường và ngoài nhà trường.
1. Dạy thêm học thêm trong nhà trường do các cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là nhà trường) đứng ra tổ chức, gồm:
a) Các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
b) Các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Dạy thêm học thêm trong nhà trường bao gồm: phụ đạo học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; ôn tập củng cố, bổ sung kiến thức; ôn thi tuyển sinh trung học phổ thông; ôn thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
2. Dạy thêm học thêm ngoài nhà trường do các tổ chức khác ngoài các cơ sở giáo dục nêu tại Khoản 1, Điều 3 Quy định này hoặc do cá nhân thực hiện, bao gồm: bồi dưỡng kiến thức và ôn luyện thi; Tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm tự đảm nhiệm các điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm dạy thêm.
Điều 4. Các trường hợp không thực hiện dạy thêm học thêm
1. Các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ bố trí trong thời gian học 2 buổi/ngày).
2. Học sinh các trường tiểu học (trừ các trường hợp: nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh ở những trường không học 2 buổi/ngày; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao).
3. Trường cao đẳng, đại học không tổ chức dạy thêm học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải là sinh viên của trường mình.
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện dạy thêm học thêm
1. Người dạy không được cắt giảm những giờ trong chương trình dạy chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm hoặc dạy thêm trước những nội dung mà giờ chính khoá sẽ dạy.
2. Hoạt động dạy thêm chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Đối tượng học thêm là người học có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỞ LỚP DẠY THÊM
Người tham gia dạy thêm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Đạt từ trình độ chuẩn trở lên về chuyên môn đối với từng cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật.
3. Không còn trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc và không còn trong thời gian 1 năm bị kỷ luật (tính từ khi có quyết định kỷ luật) với một trong các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
4. Có đủ sức khoẻ để dạy thêm.
Điều 7. Kế hoạch, nội dung dạy thêm
Kế hoạch, nội dung dạy thêm do tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm tự xây dựng; đảm bảo nguyên tắc quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quy định này; đáp ứng được nhu cầu người học.
Thời gian dạy thêm mỗi buổi học là 3 tiết (đối với dạy trong nhà trường); từ 1 tiết đến 3 tiết (đối với dạy ngoài nhà trường). Thời gian mỗi tiết học là 45 phút, sau mỗi tiết học có thời gian giải lao, mỗi tiết học chỉ học 1 môn và do 1 giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Điều 9. Số học sinh lớp học thêm
Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh (đối với cấp tiểu học), không quá 45 học sinh (đối với cấp trung học).
Điều 10. Cơ sở vật chất và lớp học
1. Phòng học
a) Phòng học được bố trí riêng, đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh.
b) Phòng học được thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió; được chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo đầy đủ.
2. Bàn, ghế học sinh
a) Kích thước bàn ghế học sinh (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) phải phù hợp với tầm vóc của học sinh từng cấp học.
b) Trong phòng học bàn đầu cách bảng từ 1,7m đến 2m, bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m.
3. Bảng học
a) Đảm bảo chiều dài từ 1,8m đến 2m, chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m; có mầu xanh lá cây, mầu đen hoặc mầu trắng.
b) Bảng học được bố trí cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m.
4. Có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc nước lọc để cho học sinh uống trong thời gian học.
5. Các công trình vệ sinh
a) Đảm bảo đủ số lượng hố tiêu, hố tiểu bình quân trong một ca học: nhiều nhất 200 học sinh có 1 hố tiêu và nhiều nhất 50 học sinh có 1m chiều dài hố tiểu.
b) Có nơi chứa rác thải trong khu vực tổ chức dạy thêm học thêm; lớp học phải được vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo cảnh quan môi trường.
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP MỞ LỚP DẠY THÊM
Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép mở lớp dạy thêm
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã cấp giấy phép mở lớp dạy thêm trong và ngoài nhà trường cho các tổ chức có địa điểm đặt trên địa bàn huyện, thị xã và cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại địa bàn huyện, thị xã xin mở lớp dạy thêm cho học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép mở lớp dạy thêm trong và ngoài nhà trường cho các trường hợp còn lại.
Điều 12. Thủ tục cấp giấy phép mở lớp dạy thêm
1. Lập hồ sơ xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm
a) Đối với cá nhân xin mở lớp dạy thêm gồm có:
- Đơn xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép mở lớp dạy thêm theo quy định tại Điều 11, Chương III của Quy định này. Đơn có xác nhận của cơ quan (đối với những người đang làm việc tại cơ quan nhà nước) hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú (đối với những người không làm việc tại các cơ quan nhà nước).
- Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của người tham gia dạy thêm.
- Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho cá nhân xin mở lớp dạy thêm và người tham gia dạy thêm.
- Bản kế hoạch, nội dung dạy thêm.
b) Đối với các tổ chức xin mở lớp dạy thêm gồm có:
- Tờ trình xin mở lớp dạy thêm.
- Danh sách người tham gia dạy thêm và bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của người tham gia dạy thêm.
- Bản kế hoạch, nội dung dạy thêm.
2. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép mở lớp dạy thêm.
a) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép mở lớp dạy thêm chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm.
b) Thời gian hoàn thành thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép mở lớp dạy thêm chậm nhất sau 07 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Điều 13. Thời hạn của giấy phép mở lớp dạy thêm, gia hạn giấy phép mở lớp dạy thêm
1. Giấy phép mở lớp dạy thêm có giá trị trong một năm kể từ ngày ký.
2. Khi hết thời hạn một năm có thể xin gia hạn giấy phép mở lớp dạy thêm đối với các trường hợp không thay đổi về người tham gia dạy thêm và đảm bảo về cơ sở vật chất theo quy định. Tổ chức, cá nhân có nguyện vọng gia hạn phải nộp giấy phép mở lớp dạy thêm kèm theo đơn xin gia hạn tại nơi cấp giấy phép lần đầu.
Giấy phép mở lớp dạy thêm được gia hạn không quá 03 lần, mỗi lần gia hạn không quá một năm.
Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép mở lớp dạy thêm có thẩm quyền gia hạn cho tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép mở lớp dạy thêm; hoàn thành việc gia hạn chậm nhất sau 05 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận được văn bản xin gia hạn của tổ chức, cá nhân có nguyện vọng.
Điều 14. Thu hồi giấy phép mở lớp dạy thêm
1. Các trường hợp thu hồi giấy phép mở lớp dạy thêm
a) Không đảm bảo các điều kiện mở lớp dạy thêm theo quy định tại chương II của Quy định này.
b) Giấy phép mở lớp dạy thêm hết thời hạn quy định.
c) Tổ chức dạy thêm học thêm không đúng theo quy định tại chương IV của Quy định này.
2. Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép mở lớp dạy thêm có quyền thu hồi giấy phép mở lớp dạy thêm của tổ chức hoặc cá nhân vi phạm các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Quy định này.
Điều 15. Tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường
1. Họp cha mẹ học sinh thông báo các văn bản quy định, hướng dẫn về dạy thêm học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh.
2. Thông báo công khai trên bảng tin nhà trường: Giấy phép mở lớp dạy thêm do cấp có thẩm quyền cấp, bản kế hoạch, nội dung dạy thêm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách người tham gia dạy thêm, mức thu tiền học thêm.
3. Tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh.
4. Chia lớp, phân công người dạy, xếp thời khoá biểu và tổ chức dạy học theo kế hoạch và nội dung dạy thêm đã được phê duyệt.
5. Kiểm tra kết quả học tập của học sinh, công khai cho cha mẹ học sinh biết khi kết thúc chương trình học.
6. Công khai thu, chi, quyết toán tiền học thêm.
Điều 16. Tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường
1. Thông báo công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm các văn bản quy định, hướng dẫn về dạy thêm học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh, giấy phép mở lớp dạy thêm do cấp có thẩm quyền cấp, bản kế hoạch, nội dung dạy thêm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách người tham gia dạy thêm, mức thu tiền học thêm.
2. Tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh.
3. Chia lớp, phân công người dạy, xếp thời khoá biểu và tổ chức dạy học theo kế hoạch và nội dung dạy thêm đã được phê duyệt.
4. Kiểm tra kết quả học tập của học sinh, công khai cho cha mẹ học sinh biết khi kết thúc chương trình học.
Điều 17. Hồ sơ quản lý dạy thêm học thêm
1. Đối với dạy thêm trong nhà trường
a) Giấy phép mở lớp dạy thêm do cấp có thẩm quyền cấp.
b) Các biên bản họp cơ quan, họp cha mẹ học sinh về dạy thêm học thêm trong thời hạn của giấy phép mở lớp dạy thêm.
c) Đơn xin học thêm của học sinh có chữ ký xác nhận của cha (mẹ) hoặc người giám hộ đồng ý cho học thêm.
d) Kế hoạch và nội dung dạy thêm, danh sách người dạy và người học trong thời hạn của giấy phép mở lớp dạy thêm.
e) Thời khoá biểu và sổ đầu bài dạy thêm trong thời hạn của giấy phép mở lớp dạy thêm.
f) Hồ sơ sổ sách quản lý thu, chi và quyết toán dạy thêm học thêm trong thời hạn của giấy phép mở lớp dạy thêm.
2. Đối với dạy thêm ngoài nhà trường
a) Giấy phép mở lớp dạy thêm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Đơn xin học thêm của học sinh có chữ ký xác nhận của cha (mẹ) hoặc người giám hộ đồng ý cho học thêm.
c) Kế hoạch và nội dung dạy thêm, danh sách người dạy và người học trong thời hạn của giấy phép dạy thêm.
3. Tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ quản lý dạy thêm học thêm trong thời gian một năm sau khi giấy phép mở lớp dạy thêm hết giá trị.
Điều 18. Mức thu và quản lý, sử dụng tiền học thêm
1. Đối với dạy thêm học thêm trong nhà trường
a) Mức thu đối với học sinh các cấp học không quá 1.500 đồng/1học sinh/1 tiết học.
Riêng dạy bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi tham dự các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện (thị), cấp tỉnh, cấp khu vực, cấp quốc gia nhà trường thoả thuận với cha mẹ học sinh về mức thu tiền học thêm.
b) Quản lý, sử dụng
- Thu tiền học thêm: Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thu tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của cơ quan. Người dạy không trực tiếp thu tiền học thêm.
- Quản lý, sử dụng:
+ 80% chi thù lao cho người trực tiếp giảng dạy.
+ 10% chi cho công tác quản lý, tổ chức lớp học.
+ 10% chi hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm học thêm.
2. Đối với dạy thêm học thêm ngoài nhà trường
a) Mức thu đối với học sinh các cấp học không quá 1.500 đồng/1học sinh/1 tiết học.
b) Quản lý, sử dụng
Thực hiện theo thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân dạy thêm với học sinh và cha mẹ học sinh.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VIỆC DẠY THÊM HỌC THÊM
Điều 19. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã
Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn huyện, thị xã theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn để xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện quy định về dạy thêm học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh; phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức thanh tra, kiểm tra dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm, cấp giấy phép mở lớp dạy thêm, thu hồi giấy phép mở lớp dạy thêm theo quy định tại Chương III Quy định này.
3. Thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và số điện thoại dùng cho việc tiếp nhận ý kiến phản ánh về dạy thêm học thêm.
Điều 21. Trách nhiệm của Hiệu trưởng và người đứng đầu cơ sở giáo dục khác
1. Quản lý, tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường theo đúng quy định này và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên thuộc trách nhiệm quản lý; thực hiện đúng tiến độ của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học chính khoá để dành cho dạy thêm học thêm.
2. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm học thêm; định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạy thêm học thêm theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
Điều 22. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân dạy thêm ngoài nhà trường
1. Thực hiện quy định về dạy thêm học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh.
2. Công khai tại địa điểm dạy: kế hoạch và nội dung dạy thêm, danh sách người dạy và người học, thời khoá biểu của các lớp dạy thêm và mức thu tiền học thêm.
3. Quản lý người học và tôn trọng quyền người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo với cơ quan cấp giấy phép và thông báo công khai cho người học biết trước ít nhất là 30 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với phần không thực hiện dạy thêm.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép mở lớp dạy thêm.
2. UBND các huyện, thị xã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép mở lớp dạy thêm.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
Mẫu số 01
(Ban hành theo QĐ số /2007/QĐ-UBND ngày /10/2007 của UBND tỉnh)
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP MỞ LỚP DẠY THÊM
Kính gửi: ...........................................................................................
Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................
Số điện thoại liên lạc:.............................................DĐ.................................
Sau khi nghiên cứu Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh; các yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-NYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế, chúng tôi đề nghị được cấp giấy phép mở lớp dạy thêm
1. Tên cơ sở dạy thêm:..................................................................................
2. Địa điểm:...................................................................................................
3. Người chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức lớp dạy thêm (tên, trình độ chuyên môn, chức vụ, địa chỉ):…………………………………………………………….
4. Số phòng học dạy thêm:...................................................trong đó:
- Loại .....m2 có ...........phòng.
- Loại .....m2 có ...........phòng.
- Loại .....m2 có ...........phòng.
5. Số lớp, số học sinh
Stt | Lớp | Môn | Số lớp học thêm | Số HS học thêm | Số GV dạy thêm | Số tiết học/buổi | Tiền học thêm1 buổi học (đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Danh sách giáo viên dạy thêm
Stt | Họ và tên | Địa chỉ thường trú | Đơn vị công tác | Trình độ đào tạo | Chuyên ngành | Dạy môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan (hoặc UBND xã, phường, thị trấn) | ....................., ngày......tháng......năm ........... Đại diện tổ chức hoặc cá nhân xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm |
Mẫu số 02
(Ban hành theo QĐ số /2007/QĐ-UBND ngày /10/2007 của UBND tỉnh)
KẾ HOẠCH DẠY THÊM, NỘI DUNG DẠY THÊM
(Kèm theo đơn xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm)
1. Kế hoạch dạy thêm
STT | Môn dạy thêm | Số tiết dạy thêm | Mục tiêu cần đạt | Tài liệu dạy thêm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Nội dung, chương trình dạy thêm (lần lượt lập theo từng môn dạy thêm theo mẫu sau)
Môn dạy thêm | Thứ tự buổi dạy | Tiết | Nội dung (đầu bài của mỗi buổi dạy) |
Toán | 1 | 1 |
|
2 |
| ||
3 |
| ||
2 | 1 |
| |
2 |
| ||
3 |
| ||
3 | 1 |
| |
2 |
| ||
3 |
| ||
4 | 1 |
| |
2 |
| ||
3 |
| ||
5 | 1 |
| |
2 |
| ||
3 |
| ||
6 | 1 |
| |
2 |
| ||
3 |
| ||
7 | 1 |
| |
2 |
| ||
3 |
| ||
8 | 1 |
| |
2 |
| ||
3 |
|
- 1Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 2Quyết định 03/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về dạy thêm, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT ban hành Quy định về vệ sinh trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 6Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 36/2007/QĐ-UBND Quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- Số hiệu: 36/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/11/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Lê Thị Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/11/2007
- Ngày hết hiệu lực: 05/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực