Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36/2003/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN: TRANG THIẾT BỊ QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI PHỤC VỤ TƯỚI TIÊU 14TCN 131-2002

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ nghị định số 73 CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 141-HĐBT ngày 24/8/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc ban hành Điều lệ về công tác Tiêu chuẩn hoá;
Căn cứ Quyết định số 135/1999-QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 10 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế lập, xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn Ngành;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩn Ngành: 14 TCN 131-2002: Trang thiết bị quản lý trong hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu.

Điều 2. Tiêu chuẩn này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Quản lý nước và Công trình Thuỷ lợi, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đình Thịnh

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 131 - 2002

 

TRANG THIẾT BỊ QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI PHỤC VỤ TƯỚI TIÊU

Equipment for management of irrigation system

1. Quy định chung.

1.1. Trang thiết bị quản lý được đề cập trong tiêu chuẩn này nhằm phục vụ cho công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

1.2. Trang thiết bị quản lý bao gồm: Nhà quản lý, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan trắc, phương tiện phục vụ quản lý, kiểm tra, thiết bị phục vụ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ lợi.

Riêng đối với thiết bị quan trắc cụm đầu mối công trình thuỷ lợi thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 100 - 2001.

1.3. Trang thiết bị quản lý trong tiêu chuẩn này áp dụng cho các Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty, Xí nghiệp) để làm nhiệm vụ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi do đơn vị đó phụ trách; khuyến khích áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp khác có làm công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

1.4. Nguyên tắc chung về trang thiết bị là: Đầy đủ theo mức cần thiết, tiết kiệm, chất lượng, đảm bảo cho việc quản lý, vận hành công trình, thông tin thuận lợi, thuận tiện, đạt kết quả tốt.

- Các thiết bị, máy móc đo đạc phải được định kỳ hiệu chuẩn theo pháp quy về đo lường.

- Khi áp dụng tiêu chuẩn này phải đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chế có liên quan.

1.5. nội dung trang thiết bị quản lý trong tiêu chuẩn này gồm:

1.5.1. nhà quản lý:

- nhà làm việc của văn phòng công ty, xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi.

- nhà làm việc của trạm, cụm quản lý.

- nhà ở, làm việc của công nhân trực tiếp bảo vệ, vận hành công trình đầu mối như: hồ, đập, âu thuyền, trạm bơm, cống, kênh chính lớn.

1.5.2. thiết bị văn phòng.

tuỳ theo mục đích sử dụng và tầm quan trọng, thiết bị văn phòng được chia làm 2 loại:

- thiết bị văn phòng chủ yếu, bao gồm: máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy.

- thiết bị văn phòng thứ yếu, bao gồm: bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, máy điều hoà nhiệt độ, quạt điện, máy ảnh.

1.5.3. thiết bị thông tin liên lạc:

- mạng nội bộ, máy điện thoại, bộ đàm, vô tuyến truyền hình, rađiô.

1.5.4. phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, quan trắc kiểm tra, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình.

a) phương tiện phục vụ giao thông:

xe ô tô con từ 4 đến 12 chỗ ngồi, xe máy, xuồng, thuyền.

b) thiết bị quan trắc, kiểm tra: máy thăng bằng, kinh vĩ, máy ảnh, thiết bị đo đếm kiểm tra điện, lưu tốc kừ, thiết bị đo chất lượng nước, bốc hơi, độ phù sa bùn cát, thiết bị đo cường độ bê tông, độ chặt của đợt đắp...

c) thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình: xe ô tô tải, máy đầm, máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông, máy hàn, máy tiện...

1.6. tiêu chu?n này quy định vũ qui mô, chủng loại và mức độ đầu tư trang thiết bị quản lý, cụ thể như sau:

1.6.1. ối với nhà làm việc, quy định vũ qui mô (cấp nhà), diện tích nhà sử dụng, mức vốn đầu tư .

1.6.2. Đối với trang thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan trắc, kiểm tra, thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nâng c?p công trình thuỷ lợi, phương tiện phục vụ quản lý, quy định về chủng loại, mức vốn đầu tư.

1.7. Đối với các công trình thuỷ lợi xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp thì các tổ chức tư vấn phải tính toán, dự trù, bố trí đủ vốn đầu tư trang thiết bị quản lý cho các công trình theo điều 1.5 trên đây trong tổng mức đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

1.8. Đối với các công trình đang vận hành; công ty, xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi căn cứ vào tiêu chuẩn này để lập kế hoạch, dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, để từng bước đầu tư, bổ sung hoàn thiện trang thiết bị cho phù hợp. nguồn vốn cho công việc này được lập từ nguồn thu thuỷ lợi phí và được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

1.9. Trang thiết bị quản lý phải phù hợp với từng đối tượng sử dụng và yêu cầu sử dụng, điều kiện kinh từ, kỹ thuật, điều kiện về địa hình, vị trí địa lý, qui mô của hệ thống thuỷ lợi do công ty, xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi quản lý.

1.10. các công ty, xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi phải có trách nhiệm quản lý, có quy chừ bảo quản và sử dụng tốt trang thiết bị đã được trang bị theo quy định chung.

2. Quy định về trang thiết bị quản lý

2.1. Trang thiết bị quản lý tại văn phòng Công ty, Xí nghiệp

2.1.1. Nhà làm việc.

a) Diện tích đất xây dựng: Phải đảm bảo đủ diện tích để xây dựng các hạng mục:

- Nhà làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty, Xí nghiệp.

- Nhà kho, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, gara để xe ô tô, sân, cổng và hàng rào bảo vệ khu vực quản lý.

b) Nhà làm việc phải đảm bảo yêu cầu:

- Kiến trúc phù hợp với cảnh quan xung quanh, mỹ thuật.

- Đảm bảo an toàn về kết cấu, phòng chống cháy, thông gió, chống nóng theo tiêu chuẩn do Bộ xây dựng quy định.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh.

c) Diện tích sàn sử dụng (bao gồm: diện tích phòng làm việc, khu phụ, ban công, hành lang).

- Phòng làm việc của Giám đốc, Phó giám đốc Công ty, Xí nghiệp bình quân diện tích mỗi phòng từ 25 - 30m2.

- Phòng làm việc của các phòng, ban, đội, tuỳ theo số người định biên tại Văn phòng để bố trí số phòng cho phù hợp, bình quân diện tích từ 7 - 9 m2/người.

- Phòng hội trường để họp tuỳ theo số lượng lao động định biên trong Công ty, Xí nghiệp để bố trí diện tích cho phù hợp

- Diện tích nhà kho, nhà bảo vệ, vệ sinh, ga ra, sân, hành lang căn cứ vào tình hình thực tế để bố trí cho hợp lý.

d) Quy mô (cấp nhà):

- Căn cứ vào hạng doanh nghiệp để xác định quy mô nhà làm việc theo quy định tại bảng 1.

Bảng 1. Quy mô nhà làm việc của văn phòng Công ty, Xí nghiệp.

TT

Hạng Doanh nghiệp

Quy mô

(cấp nhà)

1

2

I - II

III - IV

II

III

2.1.2. Thiết bị văn phòng.

a) Thiết bị văn phòng chủ yếu: Máy vi tính, máy in, máy FAX, máy photocopy phải đảm bảo đủ về số lượng, chủng loại, chất lượng.

b) Thiết bị văn phòng thứ yếu như: Bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu, quạt điện... phải đảm bảo đủ yêu cầu cần thiết để cán bộ công nhân viên làm việc. Riêng máy điều hoà nhiệt độ chỉ trang bị đối với Công ty, Xí nghiệp có điều kiện về nguồn tài chính.

2.1.3. Thiết bị thông tin liên lạc.

Thiết bị thông tin liên lạc (mạng nội bộ, điện thoại, bộ đàm, vô tuyến truyền hình, rađiô) được trang bị tại phòng làm việc của Công ty, Xí nghiệp, Trạm, Cụm quản lý phải đảm bảo đủ số lượng, chủng loại để phục vụ tốt công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

2.1.4. Phương tiện phục vụ quản lý, kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình.

a) Phương tiện giao thông phục vụ công tác quản lý: Xe ô tô từ 4 đến 12 chỗ ngồi.

Số lượng ô tô cho từng Công ty, Xí nghiệp phải căn cứ vào hạng Doanh nghiệp để đầu tư mua sắm, được quy định tại bảng 2.

Bảng 2: Qui định về số lượng xe

TT

Hạng Doanh nghiệp

Số lượng xe

1

2

I - II

III - IV

2 - 3

1 - 2

Đối với các Xí nghiệp, Trạm trực thuộc Công ty thì việc mua sắm xe ô tô để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh, do Công ty quy định.

b) Thiết bị phục vụ công tác kiểm tra.

- Thiết bị đo đạc kiểm tra về địa hình: Máy thăng bằng, kinh vĩ...

- Thiết bị đo đạc thuỷ văn: Lưu tốc kế.

- Thiết bị kiểm tra chất lượng nước: Thiết bị đo độ pH, đo độ mặn, đo hàm lượng phù sa bùn cát.

- Thiết bị đo đếm kiểm tra điện: Đồng hồ vạn năng, Ampekế, các thước đo kiểm tra thiết bị cơ khí...

- Thiết bị kiểm tra cường độ bê tông, độ chặt của đất đắp...

c) Phương tiện máy móc, thiết bị các loại phục vụ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi.

- Công ty, xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi hạng 1, hạng 2 được đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xe máy các loại để phục vụ việc duy tu sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ lợi bao gồm các loại: xe ô tô tải, máy đầm, máy đào, máy xúc, máy trộn bê tông, máy hàn, máy tiện...

- Việc đầu tư mua sắm số lượng chủng loại máy móc thiết bị phục vụ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ lợi phải căn cứ vào: Nhiệm vụ của Công ty, Xí nghiệp; tổ chức bộ máy của Công ty, Xí nghiệp; điều kiện địa hình và vị trí địa lý của hệ thống công trình thuỷ lợi; khả năng về nguồn tài chính của Công ty, Xí nghiệp.

2.2. Trang thiết bị quản lý tại Trạm, Cụm quản lý công trình thuỷ lợi.

2.2.1. Nhà làm việc của Trạm, Cụm quản lý.

a) Quy định về diện tích đất xây dựng.

Đất xây dựng cần đảm bảo được yêu cầu:

Đủ diện tích đất xây dựng nhà làm việc của Trạm, Cụm quản lý và các hạng mục phụ trợ như: nhà kho, nhà bếp, nhà vệ sinh, sân cổng, hàng rào bảo vệ xung quanh.

b) Quy định về diện tích sàn sử dụng.

- Đối với phòng làm việc của Trạm trưởng, Trạm phó mỗi phòng diện tích từ 20 đến 25 m2.

- Đối với phòng làm việc của Cụm trưởng, Cụm phó mỗi phòng diện tích từ 15 đến 20 m2.

- Đối với phòng làm việc của bộ phận giúp việc của Trạm và Cụm bố trí mỗi người từ 5 đến 7m2.

c) Quy mô (cấp nhà):

- Nhà của Trạm, Cụm quản lý phải được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn nhà cấp III theo tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng quy định.

- Kiến trúc phải đảm bảo mỹ thuật.

2.2.2. Thiết bị văn phòng:

a) Thiết bị văn phòng chủ yếu:

- Các trạm quản lý được trang bị máy vi tính, máy in, photocopy.

- Các cụm quản lý thì tuỳ theo yêu cầu công việc để trang bị cho phù hợp.

b) Thiết bị văn phòng thứ yếu:

Trạm, Cụm quản lý là đơn vị trực tiếp sản xuất, vì vậy cần được trang bị đủ giường, tủ đựng tài liệu, bàn ghế, quạt điện và các dụng cụ phục vụ sinh hoạt khác đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên.

2.2.3. Thiết bị thông tin liên lạc.

Tại mỗi Trạm, Cụm quản lý được trang bị đầy đủ thiết bị thông tin liên lạc, bao gồm: Máy điện thoại, bộ đàm, máy vô tuyến truyền hình, rađiô, theo yêu cầu của công việc.

2.2.4. Phương tiện giao thông.

a) Đối với Trạm, Cụm quản lý ở xa khu trung tâm, địa bàn đi lại khó khăn, khi cần thiết có thể được trang bị xe máy.

b) Số lượng và chủng loại xe phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện địa hình, vị trí địa lý hệ thống công trình do Trạm, Cụm phụ trách.

c) Kinh phí đầu tư một phần từ công ty, xí nghiệp một phần được hỗ trợ từ ngân sách.

2.3. Trang thiết bị tại công trình đầu mối.

(Qui định này áp dụng cho công trình mà cụm đầu mối ở xa Công ty, Xí nghiệp).

2.3.1. Nhà quản lý.

a) Tại mỗi cụm công trình đầu mối của hồ chứa nước, đập dâng, âu thuyền, trạm bơm, cống, kênh trục chính được xây dựng nhà phục vụ quản lý, vận hành, bảo vệ công trình.

b) Nhà quản lý tại công trình đầu mối phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Đủ diện tích phục vụ sinh hoạt như ăn, ở, làm việc của cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý vận hành và bảo vệ công trình.

- Diện tích sử dụng bình quân mỗi người từ 7 m2 đến 10 m2.

- Đối với công trình đầu mối nếu chỉ có 1 đến 2 người quản lý thì diện tích sử dụng tối thiểu nhà quản lý không được nhỏ hơn 20m2.

- Có đủ các công trình phụ: nhà bếp, nhà vệ sinh, sân, cổng, hàng rào bảo vệ xung quanh.

- Kiến trúc nhà phải đảm bảo yêu cầu mỹ thuật.

- Vị trí nhà đặt nơi cao ráo, thoáng mát, không bị ngập lụt, thuận tiện đi lại, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh.

- Thuận tiện trông coi, bảo vệ công trình và trang thiết bị.

c) Nhà quản lý công trình đầu mối phải được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn nhà cấp III theo tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng quy định.

2.3.2. Thiết bị văn phòng.

Tại mỗi công trình đầu mối được trang bị những thiết bị văn phòng sau: Máy vi tính, máy in, giường, tủ, bàn ghế, đèn, điện chiếu sáng, quạt điện và các dụng cụ văn phòng khác phục vụ sịnh hoạt, làm việc của công nhân trực tiếp quản lý.

2.3.3. Thiết bị thông tin liên lạc.

Tại mỗi công trình đầu mối được trang bị máy điện thoại, vô tuyến truyền hình, rađiô. Đối với công trình nằm ở xa khu trung tâm Công ty, Xí nghiệp, Trạm, Cụm quản lý, nơi có địa hình phức tạp thì được trang bị thêm bộ đàm phục vụ công tác phòng chống lụt, bão, úng.

2.3.4. Thiết bị quan trắc kiểm tra công trình:

Thiết bị quan trắc kiểm tra công trình gồm: Các thiết bị đo đạc thuỷ văn, đo kiểm tra chất lượng nước, đo hàm lượng phù sa bùn cát, đo đếm kiểm tra điện...

2.3.5. Phương tiện giao thông vận tải.

- Đối với công trình đầu mối là hồ chứa nước thì được trang bị thuyền hoặc xuồng máy để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, bảo vệ hồ.

- Đối với công trình đầu mối nằm ở xa Công ty, Xí nghiệp, Trạm, Cụm quản lý tuỳ theo các yêu cầu cụ thể về nhiệm vụ, điều kiện địa hình, địa lý khu vực do tổ đầu mối phụ trách mà được trang bị thêm phương tiện xe máy.

- Kinh phí đầu tư: Từ nguồn thu của Công ty, Xí nghiệp và được hỗ trợ một phần từ ngân sách.

2.3.6. Đối với cụm công trình là hồ chứa nước.

Nếu có các hạng mục công trình như tràn xả lũ, cống, đập tràn sự cố, nằm ở xa vị trí công trình đầu mối thì tuỳ theo tình hình thực tế có thể được bố trí thêm nhà quản lý, và các trang thiết bị quản lý cần thiết khác tại vị trí hạng mục công trình trên.

3. Quy định về mức đầu tư trang thiết bị quản lý.

Mức đầu tư trang thiết bị quản lý cho Công ty, Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi được quy định như sau:

3.1. Đối với công trình do Công ty, Xí nghiệp đang quản lý khai thác:

a) Mức đầu tư trang thiết bị quản lý được tính theo tỷ lệ % của tổng số vốn đã được đầu tư cho các công trình do Công ty, Xí nghiệp đang quản lý, được quy định tại bảng 3.

Bảng 3. Mức đầu tư trang thiết bị quản lý.

(tính bằng % tổng số vốn đã đầu tư cho công trình do đơn vị quản lý)

TT

Nội dung hạng mục trang thiết bị quản lý

Mức đầu tư trang thiết bị quản lý

Đơn vị tính

Tổng vốn đầu tư cho các công trình do công ty, xí nghiệp quản lý, phân chia theo thứ hạng (tỷ đồng)

< 100

100 - 300

300 - 500

> 500

1

Nhà quản lý.

%

4,5 - 3

4 - 2,5

3 - 1,5

2 - 1

2

Thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc.

%

1 - 0,7

0,7 - 0,5

0,5 - 0,3

0,3 - 0,1

3

Phương tiện giao thông, thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình, quan trắc kiểm tra.

%

1,2 - 0,7

1 - 0,5

0,5 - 0,3

0,3 - 0,1

 

Tổng céng

%

£ 6,7

£ 5,7

£ 4

£ 2,6

Đối với hệ thống công trình đã được xây dựng nhưng chưa được đầu tư đủ trang thiết bị quản lý theo quy định trong tiêu chuẩn này thì đơn vị quản lý lập kế hoạch bổ sung hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

b) Đối với Công ty có các Xí nghiệp thành viên thì việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng mua sắm trang thiết bị quản lý do Công ty, Xí nghiệp quy định.

c) Đối với các trạm, cụm quản lý trực thuộc công ty, xí nghiệp thì việc đầu tư mua sắm trang thiết bị quản lý do công ty, xí nghiệp trang bị cụ thể.

3.2. Đối với công trình đầu mối xây dựng mới:

Mức đầu tư trang thiết bị quản lý được tính bằng tỷ lệ % của tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình, được quy định tại bảng 4.

Bảng 4. Mức đầu tư trang thiết bị quản lý đối với công trình xây dựng mới.

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

< 20

20 - 50

50 - 100

>100 - 1000

Mức đầu tư trang thiết bị (%).

£ 4

< 3

£ 2,5

£ 2

Diện tích sử dụng nhà quản lý (đầu mối và hệ thống)

£ 150 m2

£ 200 m2

£ 250 m2

£ 300 m2

Đối với công trình có vốn đầu tư lớn hơn 1.000 tỷ đồng thì mức đầu tư cho trang thiết bị quản lý sẽ được duyệt cụ thể trong thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.

3.3. Đối với công trình sửa chữa nâng cấp: Mức đầu tư trang thiết bị quản lý không được vượt quá 50% mức tối đa quy định tại bảng 4.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

THỨ TRƯỞNG




 Nguyễn Đình Thịnh

 

PHỤ LỤC

CÁC TIÊU CHUẨN QUY CHẾ TRÍCH DẪN (CHỦ YẾU) CÓ LIÊN QUAN

1. Xếp hạng Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi theo thông tư liên Bộ: Tài chính, Lao động TBXH số: 17/TT/LB ngày 31/12/1998 và thông tư bổ sung của liên Bộ số: 10/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/4/2000.

2. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế TCXDVN 285 - 2002.

3. Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

4. Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục quản lý nước và Công trình thuỷ lợi trực thuộc Bộ nông nghiệp & PTNT.

5. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 4 tháng 4 năm 2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

6. Nghị định số 147/1999/QĐ - TTg ngày 5 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 36/2003/QĐ-BNN ban hành Tiêu chuẩn: Trang thiết bị quản lý trong hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu 14TCN 131-2002 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 36/2003/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/01/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Đình Thịnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 17
  • Ngày hiệu lực: 24/01/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản