- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 1690/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 438/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 109/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Trà Vinh do Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS năm 2013 phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 359/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 24 tháng 3 năm 2014 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Trà Vinh;
Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định các quy hoạch thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tại Tờ trình số 03/TTr-HĐTĐDA ngày 03 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phát triển kinh tế thủy sản một cách bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường và theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục duy trì vị thế thủy sản là ngành kinh tế quan trọng nhất và khẳng định vai trò ngày càng lớn trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
2. Phát triển kinh tế thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các khâu đột phá chính là kết cấu hạ tầng nghề cá và tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản; nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành, cơ cấu lao động theo hướng tích cực và phù hợp.
3. Phát triển kinh tế thủy sản đảm bảo mối quan hệ liên ngành, liên vùng, gắn liền với khai thác các tiềm năng, lợi thế khác của tỉnh, nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa chung giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương. Phát triển kinh tế thủy sản phải đi đôi với phát triển các vùng kinh tế - xã hội; tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư, đảm bảo an sinh xã hội, nâng dần mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân, chất lượng nguồn nhân lực thủy sản; bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống nghề cá, xây dựng xã hội vùng biển văn minh.
4. Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng yêu cầu quản lý; tăng cường công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
1. Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng ngành thủy sản của tỉnh thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, theo hướng hiện đại, có hiệu quả cao, có năng lực để tự đầu tư phát triển và bảo đảm có giá trị xuất khẩu lớn, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động thủy sản và các nghề liên quan góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào an ninh thực phẩm, ổn định xã hội và phát triển kinh tế ở các địa phương.
- Phát huy lợi thế tiềm năng của các lĩnh vực sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng ổn định và bền vững. Chuyển dịch và phát triển một cách có hiệu quả các lĩnh vực sản xuất thủy sản theo hướng tập trung tại các vùng, các huyện của tỉnh.
- Xây dựng được các phương án phát triển đến các năm mốc 2015, 2020 và 2030 của ngành dựa trên những phân tích, đánh giá các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến ngành thủy sản của tỉnh và các giải pháp có tính khả thi để thực hiện các phương án quy hoạch. Hướng ngành thủy sản của tỉnh phát triển ổn định và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2015 đạt 15.429 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 20.290 tỷ đồng và đạt 26.210 tỷ đồng vào năm 2030. Tốc độ tăng bình quân (GO) giai đoạn đến năm 2015 là 13,12%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 5,63%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 là 2,59%/năm.
- Tổng giá trị tăng thêm ngành thủy sản đến năm 2015 đạt 4.190 tỷ đồng, năm 2020 đạt 5.629 tỷ đồng và năm 2030 là 7.653 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân (VA) giai đoạn đến năm 2015 đạt 14,50%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,08%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 là 3,12%/năm.
- Tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân 19,18%/năm giai đoạn đến năm 2015, tăng 5,48%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030 là 1,04%/năm. Năm 2015 tổng sản lượng đạt 249.246 tấn, năm 2020 đạt 325.490 tấn và năm 2030 đạt 360.905 tấn.
- Diện tích nuôi thủy sản đến năm 2015 đạt 37.860 ha, năm 2020 đạt 39.224 ha và năm 2030 đạt 38.816 ha. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn đến năm 2015 là 6,41%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 0,71%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 là -0,1%/năm.
- Số lượng tàu thuyền khai thác biển đến năm 2015 tăng lên 1.290 chiếc và ổn định 1.300 chiếc đến năm 2030.
- Thu hút được một lực lượng lao động toàn ngành khoảng 95.631 người vào năm 2015; 102.633 người vào năm 2020 và 106.163 người vào năm 2030.
(Chi tiết Phụ lục 01 đính kèm)
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC
1. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản
a) Phân vùng quy hoạch tập trung và lựa chọn mô hình nuôi:
- Vùng nước ngọt: Các huyện phía Tây Bắc của tỉnh, gồm: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, thành phố Trà Vinh và một phần các huyện Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang. Đối tượng nuôi cá tra, cá lóc, cá rô phi, rô đồng, tôm càng xanh… và các loại thủy đặc sản lươn, baba, ếch. Loại hình nuôi chuyên, nuôi xen canh với trồng lúa, nuôi trong ao, mương, vườn theo hình thức thâm canh - bán thâm canh và quảng canh cải tiến.
- Vùng nước mặn - lợ: Huyện Duyên Hải và một phần các huyện Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang. Đối tượng nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cua, nghêu, sò huyết, cá chẽm, cá kèo… Ngoài ra, còn một số đối tượng nước ngọt, như: tôm càng xanh, cá rô phi… nuôi ở khu vực được ngọt hóa vào mùa mưa. Loại hình nuôi chuyên canh, nuôi luân canh, nuôi xen canh theo hình thức thâm canh - bán thâm canh và quảng canh cải tiến.
- Vùng bãi bồi ven biển thuộc các huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành; đối tượng nuôi chủ yếu là nhuyễn thể, như: nghêu, sò huyết để nuôi chuyên canh.
b) Quy hoạch diện tích, sản lượng và đối tượng:
- Diện tích nuôi thủy sản:
+ Năm 2015: Khoảng 37.860 ha, trong đó nuôi chuyên canh 21.824 ha, nuôi trên nền đất lúa và mương vườn 16.036 ha.
+ Năm 2020: Khoảng 39.224 ha, trong đó nuôi chuyên canh 21.797 ha, nuôi trên nền đất lúa và mương vườn 17.427 ha.
+ Năm 2030: Khoảng 38.816 ha, trong đó nuôi chuyên canh 20.816 ha, nuôi trên nền đất lúa và mương vườn 18.000 ha.
- Sản lượng nuôi trồng:
+ Năm 2015: Khoảng 172.746 tấn, trong đó nuôi nước ngọt 115.599 tấn, nuôi mặn, lợ 57.147 tấn.
+ Năm 2020: Khoảng 245.490 tấn, trong đó nuôi nước ngọt 184.718 tấn, nuôi mặn, lợ 60.772 tấn.
+ Năm 2030: Khoảng 275.905 tấn, trong đó nuôi nước ngọt 211.657 tấn, nuôi mặn, lợ 64.248 tấn.
- Đối tượng nuôi:
TT | Các chỉ tiêu quy hoạch | ĐVT | Quy hoạch | ||
Năm 2015 | Năm 2020 | Năm 2030 | |||
1 | Diện tích nuôi nước ngọt | ha | 10.000 | 11.886 | 12.726 |
- | Nuôi cá | ha | 6.435 | 7.366 | 7.841 |
- | Nuôi tôm càng xanh | ha | 3.890 | 4.835 | 5.240 |
- | Nuôi thủy sản khác | ha | 25 | 35 | 45 |
2 | Diện tích nuôi mặn, lợ | ha | 27.860 | 27.338 | 26.090 |
- | Nuôi tôm sú | ha | 24.780 | 23.453 | 22.140 |
- | Nuôi tôm chân trắng | ha | 880 | 1.585 | 1.650 |
- | Nuôi cá sau vụ tôm (*) | ha | 2.000 | 2.000 | 2.800 |
- | Nuôi cua sau vụ tôm sú (*) | ha | 13.800 | 12.613 | 11.800 |
- | Nuôi nhuyễn thể (nghêu, sò huyết) | ha | 2.200 | 2.300 | 2.300 |
Ghi chú: (*) Diện tích tôm càng xanh, cá, cua trên nền đất tôm sú nên không tính vào tổng diện tích quy hoạch.
c) Quy hoạch nuôi trồng thủy sản phân theo huyện, thành phố.
- Huyện Càng Long:
+ Diện tích nuôi thủy sản: Đến năm 2015 là 1.152 ha, năm 2020 là 1.316 ha và năm 2030 là 1.470 ha.
+ Sản lượng nuôi trồng: Đến năm 2015 đạt 14.021 tấn, năm 2020 đạt 25.526 tấn và năm 2030 đạt 26.415 tấn.
- Huyện Tiểu Cần:
+ Diện tích nuôi thủy sản: Đến năm 2015 là 1.210 ha, tăng lên 1.700 ha năm 2020 và đến năm 2030 là 1.725 ha.
+ Sản lượng nuôi trồng: Đến năm 2015 đạt 16.460 tấn, năm 2020 đạt 41.384 tấn và năm 2030 đạt 42.075 tấn.
- Huyện Cầu Kè:
+ Diện tích nuôi thủy sản: Đến năm 2015 là 930 ha, đến năm 2020 là 1.100 ha và định hướng đến năm 2030 là 1.361 ha.
+ Sản lượng nuôi trồng: Đến năm 2015 đạt 34.592 tấn, năm 2020 đạt 52.988 tấn và định hướng đến năm 2030 đạt 76.522 tấn;
- Thành phố Trà Vinh:
+ Diện tích nuôi thủy sản: Đến năm 2015 là 265 ha, đến năm 2020 là 345 ha và định hướng đến năm 2030 là 370 ha.
+ Sản lượng nuôi trồng: Đến năm 2015 đạt 12.615 tấn, năm 2020 đạt 18.615 tấn và định hướng đến năm 2030 đạt 20.190 tấn.
- Huyện Châu Thành:
+ Diện tích nuôi thủy sản: Đến năm 2015 là 4.930 ha, đến năm 2020 là 5.055 ha và định hướng đến năm 2030 là 5.150 ha.
+ Sản lượng nuôi trồng: Đến năm 2015 đạt 19.018 tấn, năm 2020 đạt 24.712 tấn và định hướng đến năm 2030 đạt 25.725 tấn.
- Huyện Cầu Ngang:
+ Diện tích nuôi thủy sản: Đến năm 2015 là 12.150 ha, đến năm 2020 là 13.310 ha và định hướng đến năm 2030 là 13.640 ha.
+ Sản lượng nuôi trồng: Đến năm 2015 đạt 32.410 tấn, năm 2020 đạt 35.810 tấn và định hướng đến năm 2030 đạt 38.008 tấn.
- Huyện Trà Cú:
+ Diện tích nuôi thủy sản: Đến năm 2015 là 2.000 ha, đến năm 2020 giảm còn 1.200 ha và định hướng ổn định diện tích đến năm 2030.
+ Sản lượng nuôi trồng: Đến năm 2015 đạt 21.650 tấn, năm 2020 đạt 23.550 tấn và định hướng ổn định đến năm 2030.
- Huyện Duyên Hải:
+ Diện tích nuôi thủy sản: Đến năm 2015 là 15.250 ha, đến năm 2020 giảm còn 15.198 ha và định hướng giảm còn 13.900 ha đến năm 2030.
+ Sản lượng nuôi trồng: Đến năm 2015 đạt 21.980 tấn, năm 2020 đạt 22.905 tấn và định hướng đến năm 2030 đạt 23.420 tấn.
d) Lao động nuôi trồng thủy sản: Nhu cầu lao động phổ thông đáp ứng cho nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đến năm 2015 là 87.057 người tăng lên 91.090 người năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là 90.751 người. Trong đó, lao động nuôi nước ngọt chiếm 31,3%, lao động nuôi mặn, lợ chiếm 68,7%.
2. Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
a) Năng lực khai thác thủy sản
- Nhóm tàu thuyền ≤ 20 CV: Giảm dần về số lượng, chuyển sang nghề khác hiệu quả cao hơn, như: nuôi thủy sản, dịch vụ thủy sản hoặc du lịch; giảm mạnh nhóm nghề đáy, lưới kéo tăng nghề lưới rê, câu, vây khai thác xa bờ. Đến năm 2015 còn 260 chiếc, năm 2020 còn 200 chiếc và còn 150 chiếc năm 2030.
- Nhóm tàu thuyền từ 21 - 90 CV: Giảm ở mức vừa phải, tập trung giải quyết việc chuyển đổi nghề cho số lao động tham gia sản xuất trên tàu. Đến năm 2015 còn 790 chiếc, năm 2020 còn 650 chiếc và còn 500 chiếc đến năm 2030.
- Nhóm tàu thuyền lớn hơn 90 CV: Tăng dần về số lượng và công suất (loại tàu lớn hơn 250 CV), phát triển mạnh các nghề khai thác như: lưới rê và lưới kéo tầng mặt (xa bờ), nghề câu. Đến năm 2015 tăng lên 240 chiếc, năm 2020 là 450 chiếc và năm 2030 là 650 chiếc.
b) Phân bổ cơ cấu tàu thuyền, công suất: Tàu thuyền được phân bố chủ yếu các huyện, thành phố phát triển mạnh nghề khai thác thủy sản như huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành. Đến năm 2015 toàn tỉnh có 1.290 chiếc, năm 2020 có 1.300 chiếc và giữ ổn định đến năm 2030.
c) Nghề nghiệp khai thác thủy sản:
- Năm 2015: Hoạt động nghề kéo còn 500 chiếc, nghề rê 330 chiếc, nghề câu 60 chiếc, dịch vụ 30 chiếc, nghề khác 370 chiếc.
- Năm 2020: Nghề kéo còn 350 chiếc, nghề rê 400 chiếc, nghề câu 150 chiếc, dịch vụ 60 chiếc, nghề khác 340 chiếc.
- Năm 2030: Nghề kéo còn 300 chiếc, nghề rê 450 chiếc, nghề câu 220 chiếc, dịch vụ 80 chiếc, nghề khác còn 340 chiếc.
d) Sản lượng khai thác thủy sản:
- Năm 2015: Tổng sản lượng khai thác dự kiến đạt 76.500 tấn; trong đó, khai thác biển đạt 63.000 tấn, khai thác nội địa 13.500 tấn.
- Năm 2020: Tổng sản lượng khai thác đạt 80.000 tấn; trong đó, khai thác biển đạt 70.000 tấn, khai thác nội địa 10.000 tấn.
- Năm 2030: Tổng sản lượng khai thác đạt 85.000 tấn; trong đó, khai thác biển đạt 76.000 tấn, khai thác nội địa 9.000 tấn.
đ) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các khu bảo tồn nguồn lợi:
- Khu bảo tồn Sông Tiền: Bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị như: cá Hô, cá Sóc, Cá Duồng bay, cá Ét mọi,…
- Khu bảo tồn cửa Sông Tiền: Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú, sinh sống của nhiều giống loài thủy sản có giá trị.
- Khu bảo tồn cửa Sông Hậu: Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú, sinh sống của nhiều giống loài thủy sản có giá trị.
e) Lao động khai thác thủy sản: Nhu cầu lao động phổ thông đáp ứng cho khai thác thủy sản đến năm 2015 là 4.500 người, tăng lên 6.000 người năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là 7.000 người. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 50% lao động trực tiếp trên tàu đã qua đào tạo nghề.
3. Quy hoạch chế biến và tiêu thụ thủy sản
a) Sản lượng và các mặt hàng chế biến thủy sản.
- Năm 2015: Chế biến được 33.000 tấn thủy sản, trong đó tôm đạt 11.000 tấn, cá đạt 13.500 tấn và chả cá đạt 8.500 tấn.
- Năm 2020: Chế biến đạt 51.000 tấn thủy sản, trong đó tôm đạt 17.200 tấn, cá đạt 21.000 tấn và chả cá đạt 12.800 tấn.
- Năm 2030: Sản lượng chế biến lên tới 85.800 tấn, trong đó tôm đạt 28.700 tấn, cá đạt 34.600 tấn và chả cá đạt 22.500 tấn.
b) Quy hoạch thị trường tiêu thụ thủy sản.
- Thị trường xuất khẩu
+ Sản lượng và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu: Năm 2015 phấn đấu xuất khẩu khoảng 21.580 tấn (tôm 6.600 tấn, cá 8.775 tấn và chả cá 6.205 tấn); năm 2020 đạt 38.030 tấn (tôm 12.040 tấn, cá 15.750 tấn và chả cá 10.240 tấn) và năm 2030 đạt 68.600 (tôm 21.800 tấn, cá 27.700 tấn và chả cá 19.100 tấn).
+ Cơ cấu kim ngạch và thị trường xuất khẩu: Đến năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chế biến là 125 triệu USD, năm 2020 là 230 triệu và năm 2030 là 415 triệu; thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Nhật, EU duy trì từ 60% đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh, đồng thời tìm kiếm và phát triển các thị trường khác như: Châu Úc, ASEAN, Hàn quốc, Canada, Trung Quốc...
- Thị trường tiêu thụ nội địa: Đến năm 2015 thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 11.400 tấn, năm 2020 là 13.000 tấn và năm 2030 là 17.200 tấn, với đầy đủ các mặt hàng như: Nước mắm, các loại khô, mắm, tiêu thụ tươi sống và hàng chế biến công nghiệp như: Tôm, cá, chả cá. Tiêu thụ tại một số tỉnh, thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,…
c) Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến: Đến năm 2015 đạt 72.930 tấn, năm 2020 là 108.528 tấn và 174.410 tấn vào năm 2030. Trong đó, sản lượng khai thác và nuôi trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến vào các năm 2015 khoảng 75% (chiếm 21,9% tổng sản lượng thủy sản), 2020 khoảng 80% (chiếm 26,7% tổng sản lượng thủy sản) và 2030 khoảng 85% (chiếm 41,1% tổng sản lượng thủy sản).
d) Các cơ sở chế biến thủy sản:
- Giai đoạn đến năm 2015 vận động các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất sử dụng công suất thiết kế.
- Giai đoạn 2016 - 2020 ngoài việc cải thiện công suất và nâng cao hiệu suất thì cần đầu tư xây dựng mới 01 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu với công suất khoảng 8 - 10 ngàn tấn/năm.
- Giai đoạn 2021 - 2030 đầu tư xây dựng 02 nhà máy, trong đó: 01 nhà máy chế biến chả cá và 01 nhà máy chế biến các sản phẩm cao cấp từ cá và tôm chuyên xuất khẩu.
đ) Khu chế biến thủy sản tập trung: Đến năm 2020, ngoài các khu công nghiệp trong khu kinh tế Định An, còn có 3 khu công nghiệp: Long Đức (216 ha), Cầu Quan (120 ha) và Cổ Chiên (200 ha), củng cố và phát triển các làng nghề thủy sản truyền thống, bao gồm phát triển các cụm công nghiệp (CCN) và tiểu thủ công nghiệp (TTCN), như:
- CCN và TTCN xã An Trường, huyện Càng Long, diện tích 23ha;
- CCN và TTCN Vàm Bến Cát, huyện Cầu Kè, diện tích 50ha;
- CCN ấp Tư, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè, diện tích 10 ha;
- CCN giày da Tân Đại, xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, diện tích 31ha;
- CCN Rạch Lợp, xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần, diện tích 2ha;
- CCN và TTCN xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, diện tích 51ha;
- CCN giày da Trà Cú, diện tích 14 ha (Giày da Mỹ Phong);
- CCN Vàm Lầu, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, diện tích 48ha;
- CCN Ba Se, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, diện tích 50ha;
- CCN Long Toàn, Duyên Hải, diện tích 15 ha;
- CCN Láng Thé, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, diện tích 02 ha.
4. Dịch vụ ngành thủy sản
a) Dịch vụ sản xuất và cung ứng giống thủy sản:
- Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản giai đoạn 2014 - 2030 là 150 cơ sở (giống thủy sản mặn - lợ 130 cơ sở, giống thủy sản ngọt 20 cơ sở).
- Sản lượng giống thủy sản: Đến năm 2015 đạt 3.296 triệu con (đáp ứng 53,1% nhu cầu thả nuôi trong tỉnh); đến năm 2020 đạt 6.704 triệu con (đáp ứng được 96,4% nhu cầu thả nuôi), năm 2030 đạt 8.543 triệu con (đáp ứng được 100% nhu cầu thả nuôi trong tỉnh và 18,2% xuất bán đến các tỉnh khác).
b) Dịch vụ sản xuất và cung ứng thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản: Giai đoạn 2014 - 2030 kêu gọi đầu tư xây dựng 1 - 2 nhà máy thức ăn và xây dựng hệ thống phân phối đến các vùng nuôi tập trung tại các huyện: Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang.
c) Dịch vụ hậu cần thủy sản:
- Sản xuất nước đá: Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất nước đá hiện có; đầu tư thêm 01 nhà máy nước đá gần khu vực cảng cá Định An, công suất thiết kế 40 - 50 ngàn tấn/năm.
- Vật tư, thiết bị phục vụ khai thác: Đầu tư thêm 01 cơ sở sản xuất, gia công lưới sợi để nâng cao năng lực sản xuất đạt khoảng 1.000 tấn/năm đến năm 2015 và 2.000 tấn/năm đến năm 2020; tiếp tục duy trì hệ thống cơ sở cung cấp nhiên liệu cho tàu cá phân bố ở các cảng cá, bến cá; duy trì và phát triển hệ thống cơ sở cung cấp máy móc, thiết bị khai thác, tập trung chủ yếu tại các huyện ven biển.
d) Dịch vụ cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền:
- Nhu cầu đóng mới tàu thuyền nghề cá khoảng 10 - 20 chiếc/năm, sửa chữa khoảng 30 - 40% số tàu cá của tỉnh và 500 - 1.000 tàu thuyền của các tỉnh lân cận.
- Giai đoạn 2014 - 2020 số tàu cá đóng mới, cải hoán hàng năm khoảng 300 chiếc (công suất từ 90 CV trở lên) và số tàu sửa chữa ước đạt 1.000 chiếc.
- Duy trì và phát triển hệ thống cơ sở đóng sửa tàu thuyền nghề cá hiện có tại các địa phương ven biển. Tập trung đầu tư, nâng cấp các cơ sở đóng sửa tàu cá quy mô lớn, đặc biệt tại 2 huyện: Trà Cú và Duyên Hải.
đ) Dịch vụ tiêu thụ thủy sản:
- Hệ thống các cơ sở thu mua: Duy trì và phát triển mạng lưới các cơ sở thu mua rộng khắp xã, huyện, thành phố; nâng cao số lượng, công suất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phát triển mạng lưới chợ: Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có khoảng 134 chợ phân bố đều trên các xã, huyện và thành phố tạo nơi lưu thông, trao đổi hàng hóa.
(Chi tiết Phụ lục 02 đính kèm)
1. Về tổ chức sản xuất
- Củng cố Hội Thủy sản, thành lập các Chi hội cơ sở và phát triển hệ thống Chi hội khai thác theo nghề, theo địa bàn ấp, xã nhằm gắn kết nuôi trồng - khai thác - chế biến - dịch vụ hậu cần.
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các khâu trong chuỗi giá trị, xây dựng mô hình người nuôi, người cung ứng thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Tổ chức lại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức hợp tác, liên kết thành các tổ hợp tác, tổ chức cộng đồng hoặc hợp tác xã, tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm.
- Thí điểm xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung để áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, quy phạm thực hành quản lý tốt hơn (BMP), nuôi sinh thái, nuôi thủy sản thân thiện với môi trường và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu của thị trường; tổ chức thí điểm xây dựng mô hình quản lý cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi hải sản quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng; tiếp cận và ứng dụng tiêu chuẩn, quy chế truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nuôi, vùng nuôi.
- Rà soát quy hoạch các cở sở chế biến thủy sản, đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn môi trường, các cơ sở xây dựng mới phải tập trung tại các khu công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu, giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường đẩy mạnh liên kết với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm trao đổi các thông tin, kỹ thuật, giá cả, dịch bệnh,… từng bước tạo vùng nuôi cho doanh nghiệp (nuôi ở trong và ngoài tỉnh) nhằm giải quyết một phần nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến, mặt khác xây dựng chứng nhận vùng nuôi, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Tăng cường kiểm soát các dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm nhằm ngăn chặn kịp thời dư lượng chất kháng sinh theo quy định, kiểm soát Ethoxyquin ở thị trường Nhật và các thị trường khó tính khác.
- Chú trọng việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm ăn liền, bổ dưỡng và tiện lợi. Sản xuất phải theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gia nhập VASEP, tăng cường sự phối hợp, liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh, thông tin thị trường; làm đầu mối phát triển thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
2. Về cơ chế, chính sách
- Chính sách hỗ trợ việc thành lập, hoạt động của các tổ đoàn kết và tổ hợp tác kinh tế trên biển, các hình thức tổ chức sản xuất mới; đội tàu dịch vụ thu mua hải sản và cung cấp nhiên liệu trên biển. Hỗ trợ đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu cá cho ngư dân.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân chủ yếu sống dựa vào khai thác nguồn lợi vùng ven bờ.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế để đưa quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản hoạt động có hiệu quả.
- Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, cụ thể hóa các chính sách của ngành thủy sản để giải quyết các vấn đề bức xúc nghề cá của tỉnh gắn với tổ chức lại sản xuất, phát triển bền vững các lĩnh vực của ngành và các vùng kinh tế - xã hội nghề cá.
- Khuyến khích, áp dụng ưu đãi trong khung ưu đãi đầu tư của Nhà nước đối với các dự án sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản vùng tập trung. Thực hiện trên diện rộng việc bảo hiểm nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, ngọt thâm canh, bán thâm canh. Xây dựng cơ chế, chính sách để các tổ chức nông, ngư dân (tổ hợp tác, hợp tác xã) vay tín chấp thực hiện dự án đầu tư thủy sản.
- Xây dựng chính sách khuyến khích liên kết trong sản xuất thủy sản, cơ chế kiểm soát hạn ngạch (quota) sản lượng, áp dụng nuôi trồng thủy sản có chứng nhận, điều tiết lợi nhuận trong chuỗi giá trị.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án nông - lâm - thủy sản để phục vụ cho việc quản lý, nâng cao chất lượng các dự án và tăng cường sự kiểm tra, giám sát của người dân.
- Xây dựng chính sách huy động, thu hút vốn và chính sách khoa học và công nghệ.
3. Về thị trường tiêu thụ
- Giữ vững cơ cấu thủy sản xuất khẩu truyền thống như: Mỹ, Nhật Bản, EU, đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường các vùng Đông Âu, Bắc Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á.
- Tăng cường mối liên kết giữa ngư dân với các doanh nghiệp chế biến, các hiệp hội nghề cá trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đóng vai trò đầu mối định hướng về loại sản phẩm, thông tin giá cả và các yêu cầu của thị trường cho ngư dân.
- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển tiêu thụ nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh triển khai các chi nhánh, đại lý giới thiệu và kinh doanh sản phẩm trong chương trình hợp tác kinh tế giữa các địa phương, nhất là các khu công nghiệp lớn, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Hà Nội,...
- Xây dựng chiến lược phát triển cho từng thị trường. Vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm thủy sản trong nước và quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Tập trung nguồn lực, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm.
- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi, thực hiện tốt chế độ hậu mãi. Tạo mọi điều kiện để nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản của tỉnh.
- Phổ biến công nghệ thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp. Tổ chức các hội nghị, hội thảo về chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường.
- Trong mỗi doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và lành nghề. Tổ chức thành lập các văn phòng đại diện của các công ty ở thị trường để nghiên cứu, thông tin thị trường trong và ngoài nước, làm đầu mối giao dịch thương mại.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, nhất là các nước Hàn Quốc, ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan... Mặt khác, các cơ sở, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng tại các thị trường nhập khẩu.
4. Về khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu, lựa chọn giống bố, mẹ và hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa đặc hữu; bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi mật độ quần thể một số giống loài đang bị tập trung khai thác và có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ứng dụng công nghệ sử dụng vệ tinh viễn thám, định vị vệ tinh trong quản lý, kiểm soát hoạt động tàu cá nhằm bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống các loài thủy sinh biển.
- Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nhằm bổ sung thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể và đề xuất loại hình bảo vệ thích hợp.
- Triển khai nhanh, rộng các kết quả nghiên cứu loại nghề khai thác có chọn lọc, nâng cao hiệu quả nghề khai thác; các mô hình tổ chức sản xuất gắn với quản lý của cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư thông qua các hình thức khuyến ngư.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực để hướng tới hiện đại hóa ngành thủy sản trong thời gian tới.
- Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sản xuất giống các đối tượng chính (tôm sú, tôm chân trắng, nghêu, cá tra, cá lóc, tôm càng xanh) theo hướng tăng trưởng nhanh, sạch bệnh.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu dinh dưỡng, thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản. Phát triển các loại thức ăn có hệ số FCR thấp nhưng giá thành hợp lý.
- Nghiên cứu, xây dựng các công trình công nghệ nuôi trồng an toàn sinh học, công nghệ nuôi ít sử dụng nước, sạch, thân thiện môi trường, ít xả thải, thích ứng với biến đổi khí hậu - nước biển dâng.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và có kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế để thu hút chuyên gia giỏi nước ngoài hợp tác huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ, công nhân lành nghề cho tỉnh, chuyển giao công nghệ.
- Tăng cường nghiên cứu hoặc liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học để nhận chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm mới, có giá trị cao; nghiên cứu tận dụng phế thải từ chế biến thủy sản để chế biến thành các sản phẩm có ích.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tăng cường tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới. Áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP và SSOP,...
- Nghiên cứu, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách,… của Trung ương về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm trong ngành nông nghiệp, thủy sản.
5. Về hợp tác quốc tế
- Xây dựng chương trình, dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI); tích cực tham gia các hoạt động đa phương, song phương thu hút các nguồn tài trợ từ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
- Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế để tìm nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, điều tra nguồn lợi thủy sản, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho ngư dân đưa tàu đi khai thác thủy sản tại vùng biển các nước trên cơ sở các hiệp định hợp tác đánh cá giữa Việt Nam với các nước lân cận. Tập huấn cho ngư dân những kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế, luật pháp nước sở tại, buôn bán hải sản ở thị trường quốc tế.
6. Về nguồn nhân lực
Mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển, khai thác thủy sản của tỉnh. Tập trung đào tạo, tập huấn cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý; xã hội hóa trong việc đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật, pháp chế cho lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường.
7. Về môi trường
- Tăng cường năng lực chuyên môn, đầu tư thiết bị và kinh phí cho công tác giám sát chất lượng môi trường nước, thông tin kịp thời cho người nuôi có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
- Các vùng nuôi tập trung, trại sản xuất giống đều phải bố trí hệ thống công trình ao nuôi, bể lắng lọc trước khi đưa vào sản xuất; thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi và sản xuất giống theo tiêu chuẩn ngành; xử lý nước đúng theo quy định trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận.
- Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung, áp dụng quy trình nuôi tiên tiến, thực hành nuôi tốt (GAP) để giảm thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa vào ao nuôi; kiểm tra các loại thức ăn, thuốc, hóa chất,… tại các cơ sở kinh doanh đảm bảo truy xuất nguồn gốc vùng nuôi.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, triển khai ứng dụng thực hành nuôi tốt (GAP), nuôi thủy sản có trách nhiệm (CoC) để chấm dứt việc sử dụng các kháng sinh, hoá chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao giá trị và thương hiệu thủy sản của tỉnh.
- Các dự án đầu tư, các nhà máy phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định trước khi cấp phép đầu tư, xây dựng và có kế hoạch, kiên quyết di dời các doanh nghiệp chế biến thủy sản ra xa các khu dân cư;
- Định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại, chất thải, khí thải gây ô nhiễm,... Hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư vốn, bố trí nhân lực thực hiện công tác quan trắc, thanh tra và quản lý môi trường.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý triệt để các hình thức vi phạm bảo vệ môi trường. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật, các chương trình về bảo vệ môi trường.
8. Về ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng
- Tích cực phối hợp với cơ quan quản lý, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trong việc dự báo các kịch bản BĐKH - NBD cụ thể ở các vùng cửa sông, ven biển; dự báo các công trình phục vụ thủy sản bị đe dọa do nước biển dâng: Cảng cá, bến cá, khu neo đậu, các ao đầm nuôi ven biển,… từ đó khuyến cáo, tổ chức thiết kế, thẩm định công trình thủy sản phù hợp.
- Nghiên cứu các giống thủy sản có khả năng chịu mặn cao, có khả năng thích ứng tốt với tác động của môi trường, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, không theo quy luật.
9. Tăng cường quản lý nhà nước ngành thủy sản
- Tăng cường quản lý phát triển ngành chế biến thủy sản; tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, tạo sự công bằng, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển theo quy hoạch.
- Thường xuyên giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện đầu tư trong lĩnh vực chế biến thủy sản thực hiện đúng tiến độ đã đề ra.
- Tập trung kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức sự nghiệp về thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, đảm bảo phù hợp với đặc điểm nghề cá của tỉnh.
10. Về vốn đầu tư
a) Sơ bộ về đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 18.043 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách: 5.413 tỷ đồng;
+ Vốn huy động: 12.630 tỷ đồng.
- Phân kỳ đầu tư:
+ Giai đoạn 2014 - 2015: 6.426 tỷ đồng.
++ Vốn ngân sách: 1.928 tỷ đồng;
++ Vốn huy động: 4.498 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 11.617 tỷ đồng.
++ Vốn ngân sách: 3.485 tỷ đồng;
++ Vốn huy động: 8.132 tỷ đồng.
b) Giải pháp về tạo nguồn và hỗ trợ cho phát triển sản xuất
- Vốn ngân sách: Tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cùng với sự bố trí ngân sách tỉnh và các huyện, thành phố để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và khai thác thủy sản theo các dự án đầu tư; tăng cường công tác khuyến ngư, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Vốn huy động: Thu hút, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành thủy sản theo các dự án thuộc danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ thủy hải sản. Xây dựng, thực hiện một số chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
- Vốn đầu tư nước ngoài: Tranh thủ nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ thực hiện các dự án tăng cường năng lực quản lý ngành, đào tạo nhân lực, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, giám sát môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các mô hình thí điểm quản lý nguồn lợi hải sản, khu bảo tồn biển,…
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố công bố, phổ biến rộng rãi nội dung quy hoạch.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch, đề án, chương trình, dự án,… để thực hiện nội dung quy hoạch. Chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân đầu tư, mở rộng, phát triển sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp quy hoạch, đúng quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật phục vụ quản lý lĩnh vực thủy sản; theo dõi, đôn đốc thực hiện Quy hoạch; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh quy hoạch kịp thời khi không phù hợp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Trên cơ sở quy hoạch, các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cho chủ trương, cân đối, bố trí vốn đầu tư theo phân cấp để thực hiện Quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chính sách đổi mới công nghệ chế biến thủy sản, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước; phối hợp và hỗ trợ các địa phương quy hoạch, phát triển các khu, cụm chế biến, đóng sửa tàu thuyền, làng nghề chế biến thủy sản...
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn chính sách đất đai cho các tổ chức, cá nhân thuê đất phát triển sản xuất thủy sản, xây dựng, bảo quản, chế biến và kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường trong sản xuất thủy sản; bổ sung nhu cầu sử dụng đất các công trình, dự án phát triển thủy sản vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO… Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp trong ngành thủy sản xây dựng thương hiệu sản phẩm. Xúc tiến các chương trình đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến phù hợp với loại hình sản xuất của tỉnh.
6. Các Sở, ngành tỉnh có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân đầu tư, mở rộng phát triển thủy sản đảm bảo theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
- Tổ chức quản lý quy hoạch chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả đúng quy định.
- Lồng ghép nội dung quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố. Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển thủy sản trên địa bàn đảm bảo có hiệu quả, đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn; trực tiếp tổ chức quản lý phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn quản lý theo phân công, phân cấp.
- Bổ sung nhu cầu sử dụng đất thủy sản theo quy hoạch trên địa bàn vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phát triển thủy sản tại cơ sở. Xử lý nghiêm minh, đúng quy định các vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Stt | Danh mục | Đvt | HT | Quy hoạch | TTBQ (%/năm) | ||||
2015 | 2020 | 2030 | '13-'15 | '16-'20 | '21-'30 | ||||
1 | Năng lực ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Diện tích NTTS | Ha | 31.422 | 37.860 | 39.224 | 38.816 | 6,41 | 0,71 | -0,10 |
* | Nuôi nước ngọt | - | 5.885 | 10.000 | 11.886 | 12.726 | 19,33 | 3,52 | 0,69 |
- | Cá | - | 5.035 | 6.435 | 7.366 | 7.841 | 8,52 | 2,74 | 0,63 |
- | Tôm càng xanh | - | 1.579 | 3.890 | 4.835 | 5.240 | 35,06 | 4,45 | 0,81 |
| Tôm kết hợp | - | 839 | 3.540 | 4.485 | 4.840 | 61,59 | 4,85 | 0,76 |
| Nuôi sau vụ tôm sú (*) | - | 740 | 350 | 350 | 400 | -22,09 | 0,00 | 1,34 |
- | Thủy đặc sản | - | 11 | 25 | 35 | 45 | 31,48 | 6,96 | 2,54 |
* | Nuôi nước lợ mặn | - | 25.537 | 27.860 | 27.338 | 26.090 | 2,94 | -0,38 | -0,47 |
- | Tôm nước lợ | - | 24.504 | 25.660 | 25.038 | 23.790 | 1,55 | -0,49 | -0,51 |
- | Cá sau vụ tôm | - | - | 2.000 | 2.000 | 2.800 | - | 0,00 | 3,42 |
- | Cua biển | - | 14.923 | 13.800 | 12.613 | 11.800 | -2,57 | -1,78 | -0,66 |
- | Nhuyễn thể | - | 1.033 | 2.200 | 2.300 | 2.300 | 28,66 | 0,89 | 0,00 |
1.2 | Tàu thuyền KT biển | Chiếc | 1.277 | 1.290 | 1.300 | 1.300 | 0,34 | 0,15 | 0,00 |
| Công suất tàu KT biển | CV | 77.754 | 90.000 | 115.000 | 125.000 | 5,00 | 5,02 | 0,84 |
2 | Sản lượng thủy sản | Tấn | 147.231 | 249.246 | 325.490 | 360.905 | 19,18 | 5,48 | 1,04 |
- | Nuôi trồng | - | 72.212 | 172.746 | 245.490 | 275.905 | 33,74 | 7,28 | 1,17 |
- | Khai thác | - | 75.019 | 76.500 | 80.000 | 85.000 | 0,65 | 0,90 | 0,61 |
3 | Giá trị sản xuất (GO) | Tỷ đồng | 10.658 | 15.429 | 20.290 | 26.210 | 13,12 | 5,63 | 2,59 |
- | Nuôi trồng | - | 5.849 | 9.181 | 11.064 | 11.995 | 16,22 | 3,80 | 0,81 |
- | Khai thác | - | 2.500 | 2.831 | 3.600 | 4.505 | 4,23 | 4,92 | 2,27 |
- | Chế biến | - | 2.309 | 3.417 | 5.626 | 9.710 | 13,96 | 10,49 | 5,61 |
4 | Giá trị tăng thêm (VA) | Tỷ đồng | 2.792 | 4.190 | 5.629 | 7.653 | 14,50 | 6,08 | 3,12 |
- | Nuôi trồng | - | 1.755 | 2.754 | 3.319 | 3.599 | 16,22 | 3,80 | 0,81 |
- | Khai thác | - | 529 | 650 | 960 | 1530 | 7,11 | 8,11 | 4,77 |
- | Chế biến | - | 508 | 786 | 1.350 | 2.524 | 15,66 | 11,42 | 6,46 |
5 | Lao động thủy sản | Người | 94.460 | 95.631 | 102.633 | 106.163 | 0,41 | 1,42 | 0,34 |
- | Nuôi trồng | - | 86.880 | 87.057 | 91.090 | 90.751 | 0,07 | 0,91 | -0,04 |
- | Khai thác | - | 4.240 | 4.500 | 6.000 | 7.000 | 2,00 | 5,92 | 1,55 |
- | Chế biến | - | 3.340 | 4.074 | 5.543 | 8.412 | 6,85 | 6,35 | 4,26 |
Ghi chú: (*) diện tích tôm càng xanh, cá, cua đã được tính trong diện tích nuôi tôm sú. |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
TT | TÊN DỰ ÁN |
I | Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) |
1 | Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS huyện Châu Thành; |
2 | Dự án Hạ tầng phục vụ NTTS xã: Trường Long Hòa, Long Toàn và Dân Thành, huyện Duyên Hải; |
3 | Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS xã: An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh và Kim Sơn, huyện Trà Cú; |
4 | Dự án Hạ tầng phục vụ NTTS xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè; |
5 | Dự án Đầu tư xây dựng 02 cống đầu mối Tân Dinh và Bông Bốt, huyện Cầu Kè; |
6 | Dự án Đầu tư xây dựng cống Trà Ngoa, huyện Càng Long; |
7 | Dự án Hạ tầng phục vụ NTTS huyện Tiểu Cần; |
8 | Dự án Xây dựng, nâng cấp cống Cái Hóp và Láng Thé, huyện Càng Long; |
9 | Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS cánh đồng Năng xã: Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, Mỹ Hòa, Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang; |
10 | Dự án Đầu tư xây dựng Khu sản xuất giống thủy - hải sản tập trung tại xã Trường Long Hòa (quy mô 120 ha) và xã Long Hữu (quy mô 63 ha), huyện Duyên Hải; |
11 | Dự án Xây dựng Trung tâm Giao dịch giống tại các khu sản xuất giống tập trung (1 trung tâm chính và 3 trung tâm vệ tinh tại 4 khu sản xuất giống tập trung); |
12 | Dự án Mở rộng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống thuộc Trung tâm Giống thủy sản Trà Vinh (thành phố Trà Vinh, Cầu Ngang, Duyên Hải); |
13 | Dự án Đầu tư, nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng, điện lưới, thủy lợi phục vụ sản xuất giống thủy sản nước ngọt xã Đức Mỹ, huyện Càng Long. |
II | Các dự án đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường năng lực quản lý và các chương trình, dự án, mô hình nuôi trồng thủy sản |
1 | Tăng cường cơ sở vật chất các Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư; |
2 | Đào tạo và nâng cao năng lực quản lý ngành; |
3 | Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề trong NTTS và sản xuất giống thủy sản. |
4 | Các chương trình, dự án, mô hình NTTS: |
a | Xây dựng mô hình phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc, huyện Trà Cú; |
b | Dự án Nuôi tôm sú thâm canh năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP xã Long Toàn, huyện Duyên Hải; |
c | Dự án Nuôi tôm chân trắng thử nghiệm năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang; |
d | Dự án Nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh xã: Đại Phước, Đại Phúc, Nhị Long, huyện Càng Long; |
đ | Dự án Nuôi tôm sú thâm canh năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP xã Long Hòa, huyện Châu Thành; |
e | Xây dựng và áp dụng Quy phạm thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các tổ chức, nông dân vùng nuôi tôm - lúa, huyện Châu Thành; |
g | Quan trắc và cảnh báo môi trường cho các vùng nuôi tập trung phục vụ NTTS. |
III | Các dự án phát triển sản xuất kêu gọi đầu tư |
1 | Đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp tại các vùng quy hoạch (quy mô trên 100 tấn/dự án/năm); |
2 | Đầu tư mở rộng diện tích nuôi nghêu tại các bãi bồi thuộc huyện: Duyên Hải, Châu Thành, Cầu Ngang (quy mô trên 30 ha/dự án); |
3 | Nâng cấp, mở rộng nhà máy chế biến cá, tôm, chả cá (quy mô trên 10.000 tấn/năm); |
4 | Xây dựng nhà máy chế biến tôm (quy mô trên 10.000 tấn/năm). |
IV | Các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực khai thác thủy sản |
1 | Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa tỉnh Trà Vinh; |
2 | Điều tra, nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; |
3 | Khảo sát điều tra và xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trên địa tỉnh Trà Vinh; |
4 | Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa tỉnh Trà Vinh; |
5 | Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số vùng nội đồng và ven biển trên địa tỉnh Trà Vinh; |
6 | Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề khai thác cho ngư dân trên địa tỉnh Trà Vinh; |
7 | Tăng cường năng lực đóng sửa tàu thuyền khai thác xa bờ tại 03 huyện: Trà Cú, Duyên Hải, Cầu Ngang; |
8 | Nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại bến cá Đông Hải (huyện Duyên Hải) và bến cá Vĩnh Bảo (huyện Châu Thành); |
9 | Nạo vét, nâng cấp mở rộng hệ thống cảng cá Định An theo hướng qua cầu Cá Lóc (huyện Trà Cú); |
10 | Nạo vét, nâng cấp hệ thống cảng cá Láng Chim, huyện Duyên Hải; |
11 | Thành lập Khu bảo tồn Sông Tiền và cửa Sông Hậu. |
Ghi chú: Về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất, tổng mức và nguồn vốn đầu tư của các Chương trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.
- 1Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
- 2Quyết định 2138/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- 3Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 2999/QĐ-UBND năm 2014 về tổ chức thực hiện chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2013/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 1690/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 438/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
- 7Quyết định 2138/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- 8Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 109/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Trà Vinh do Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS năm 2013 phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 2999/QĐ-UBND năm 2014 về tổ chức thực hiện chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2013/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 359/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/03/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Nguyễn Văn Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực