Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3124/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2008 do Quốc hội khóa XI ban hành;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND, ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 07/6/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 729/TTr-SNN ngày 31/12/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung sau:

Phần mở đầu

I. Sự cần thiết rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

II. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch.

Phần thứ hai

NỘI DUNG RÀ SOÁT, BỔ SUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

A. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ-XÃ HỘI

I. Tình hình kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng tỉnh Hòa Bình năm 2012.

II. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2013.

III. Dự báo liên quan đến phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

B. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi quy hoạch

1. Quan điểm phát triển: Khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng các loại mặt nước theo hướng hiệu quả và bền vững, mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP). Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác lợi thế nuôi cá lồng tập trung ứng dụng công nghệ cao trên hồ Hòa Bình; nghiên cứu ứng dụng hệ thống nuôi thích ứng với điều kiện khí hậu của tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển các vùng nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh, đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nuôi cá lồng tập trung, vùng nuôi an toàn; tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản để nâng cao chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị canh tác. Tập trung nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất giống thủy sản sạch bệnh, có chất lượng cao cho sản xuất trong tỉnh.

2. Mục tiêu chung: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng thâm canh tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm; kết hợp với công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản, khai thác tối đa và hiệu quả tiềm năng về diện tích mặt nước để phát triển thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Phát triển thủy sản phải gắn với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

3. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2015: Đạt diện tích nuôi trồng thủy sản 2.560 ha; trong đó ao hồ nhỏ 1.400 ha; hồ thủy lợi, hồ chứa 1.060 ha; nuôi kết hợp ruộng trũng 100 ha; nuôi cá lồng 2.000 lồng (tương đương 75.000 m3 lồng). Sản lượng đạt 7.540 tấn (nuôi trồng 6.090 tấn; khai thác tự nhiên 1.450 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 65% giống thủy sản sạch bệnh phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 247.000 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 15,97%; tạo việc làm cho 6.500 lao động.

b) Đến năm 2020: Đạt diện tích nuôi trồng thủy sản 3.020 ha; trong đó ao hồ nhỏ 1.850 ha; hồ thủy lợi, hồ chứa 1.070 ha; nuôi kết hợp ruộng trũng 100 ha; nuôi cá lồng 4.000 lồng (tương đương 128.000 m3 lồng). Sản lượng đạt 11.140 tấn (nuôi trồng 9.640 tấn; khai thác tự nhiên 1.500 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 90% giống thủy sản sạch bệnh phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 402.000 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 13,23%; tạo việc làm cho 7.500 lao động.

c) Tầm nhìn đến năm 2030: Đạt diện tích nuôi trồng thủy sản 3.100 ha; trong đó ao hồ nhỏ 1.854 ha; hồ thủy lợi, hồ chứa 1.100 ha; nuôi kết hợp ruộng trũng 100 ha; nuôi cá lồng 5.500 lồng (tương đương 208.000 m3 lồng). Sản lượng đạt 14.200 tấn (nuôi trồng 12.500 tấn; khai thác tự nhiên 1.700 tấn). Đảm bảo cung cấp khoảng 100% giống thủy sản sạch bệnh phục vụ sản xuất. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 870.000 triệu đồng, tăng trưởng bình quân đạt 10,53%; tạo việc làm cho 10.000 lao động.

Biểu 01: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

STT

Chỉ tiêu quy hoạch

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

1

Diện tích nuôi thủy sản

Ha

2.560

3.020

3.100

1.1

Diện tích ao nhỏ

Ha

1.400

1.850

1.900

1.2

Diện tích nuôi hồ

Ha

100

100

100

1.3

Diện tích cá ruộng

Ha

1.060

1.070

1.100

2

Số lượng lồng

Lồng

2.000

3.500

5.500

 

Tổng thể tích lồng nuôi

M3

80.000

140.0000

220.000

3

Tổng sản lượng

Tấn

7.540

11.140

14.200

3.1

Sản lượng khai thác

Tấn

1.450

1.500

1.700

3.2

Sản lượng nuôi

Tấn

6.090

9.640

12.500

 

Sản lượng nuôi ao, hồ nhỏ

Tấn

3.220

4.810

6.080

 

Sản lượng nuôi hồ chứa

Tấn

1.380

1.600

1.980

 

Sản lượng nuôi ruộng

Tấn

20

30

40

 

Sản lượng nuôi lồng

Tấn

1.470

3.200

4.400

4

Năng suất

Tấn/ha

2,38

3,19

4,29

5

Sản xuất cá giống

Triệu con

80

110

150

6

Giá trị sản xuất thủy sản

Tr.đg

247.000

 

870.000

7

Số lao động thủy sản

Người

6.500

 

10.000

II. Nội dung Dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

1. Quy hoạch các loại hình mặt nước nuôi trồng thủy sản

1.1. Quy hoạch nuôi ao, hồ nhỏ.

Biểu 02: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

STT

Đơn vị

QH Năm 2015

QH năm 2020

QH năm 2030

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Thành phố Hòa Bình

125

288

125

325

125

400

2

Huyện Đà Bắc

80

184

100

260

100

320

3

Huyện Mai Châu

46

106

70

182

70

224

4

Huyện Kỳ Sơn

40

92

100

260

100

320

5

Huyện Lương Sơn

250

575

300

780

300

960

6

Huyện Cao Phong

29

67

29

75

35

112

7

Huyện Kim Bôi

170

391

220

572

220

704

8

Huyện Tân Lạc

110

253

150

390

150

480

9

Huyện Lạc Sơn

160

368

230

598

250

800

10

Huyện Yên Thủy

100

230

226

588

230

736

11

Huyện Lạc Thủy

290

667

300

780

320

1.024

 

Tổng

1.400

3.220

1.850

4.810

1.900

6.080

1.2. Quy hoạch nuôi cá ruộng

Biểu 03: Quy hoạch phát triển thủy sản kết hợp trên ruộng trũng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

STT

Đơn vị

QH Năm 2015

QH năm 2020

QH năm 2030

DT (ha)

SL (Tấn)

DT (ha)

SL (Tấn)

DT (ha)

SL (Tấn)

1

Huyện Mai Châu

2

0,4

2

0,6

2

0,8

2

Huyện Kỳ Sơn

8

1,6

8

2,4

8

3,2

3

Huyện Lương Sơn

20

4,0

20

6,0

20

8,0

4

Huyện Kim Bôi

10

2,0

10

3,0

10

4,0

5

Huyện Lạc Sơn

10

2,0

10

3,0

10

4,0

6

Huyện Lạc Thủy

50

10,0

50

15,0

50

20

 

Tổng

100

20

100

30

100

40

1.3 Quy hoạch nuôi trên hồ chứa

Biểu 04: Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản hồ chứa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

STT

Đơn vị

QHNăm 2015

QH năm 2020

QH năm 2030

DT (ha)

SL (Tấn)

DT (ha)

SL (Tấn)

DT (ha)

SL (Tấn)

1

Thành phố Hòa Bình

33

50

33

50

33

70

2

Huyện Đà Bắc

24

35

29

45

50

100

3

Huyện Mai Châu

22

30

22

35

22

50

4

Huyện Kỳ Sơn

15

20

15

24

15

40

5

Huyện Lương Sơn

100

130

120

180

120

223

6

Huyện Cao Phong

61

80

61

92

70

130

7

Huyện Tân Lạc

20

25

20

30

20

50

8

Huyện Lạc Sơn

365

480

370

550

370

630

9

Huyện Yên Thủy

350

460

350

520

350

600

10

Huyện Lạc Thủy

50

70

50

75

50

90

 

Tổng

1.040

1.380

1.070

1.600

1.100

1.980

1.4. Quy hoạch nuôi cá lồng

Biểu 05: Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

STT

Đơn vị

Quy hoạch năm 2015

Quy hoạch năm 2020

Quy hoạch năm 2030

Số lồng (chiếc)

Thể tích lồng (m3)

Sản lượng (tấn)

Số lồng (chiếc)

Thể tích lồng (m3)

Sản lượng (tấn)

Số lồng (chiếc)

Thể tích lồng (m3)

Sản lượng (tấn)

1

Thành phố Hòa Bình

300

12.000

220

850

34.000

800

1.300

52.000

1.040

2

Huyện Đà Bắc

700

28.000

515

1.000

40.000

960

1.600

64.000

1.200

3

Huyện Mai Châu

400

16.000

294

650

26.000

592

920

36.800

720

4

Huyện Kỳ Sơn

10

400

7

20

800

16

50

2.000

40

5

Huyện Lương Sơn

20

800

15

130

5.200

120

300

12.000

240

6

Huyện Cao Phong

180

7.200

102

220

8.800

128

350

14.000

240

7

Huyện Tân Lạc

350

14.000

258

550

22.000

480

800

32.000

640

8

Huyện Lạc Sơn

20

800

44

50

2.000

80

80

3.200

200

9

Huyện Lạc Thủy

20

800

15

30

1.200

24

100

4.000

80

 

Tổng

2.000

80.000

1.470

3.500

140.000

3.200

5.500

220.000

4.400

1.5. Quy hoạch vùng nuôi cá nước lạnh.

1.5.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội phục vụ nuôi cá tầm ở tỉnh Hòa Bình.

1.5.2. Lựa chọn giống cá tầm để nuôi ở tỉnh Hòa Bình

2. Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Biểu 06: Các chỉ tiêu quy hoạch phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

STT

Huyện/thành phố

Đơn vị

QH năm 2015

QH năm 2020

QH năm 2030

I

Khai thác thủy sản

Chiếc

1.886

1.932

1.942

1

Thuyền gắn máy

Chiếc

590

615

615

2

Thuyền thủ công

Chiếc

1.296

1.317

1.327

3

Công suất

CV

3.245

3.383

3.383

II

Tổng sản lượng

Tấn

1.450

1.500

1.700

2.1. Khai thác nguồn lợi thủy sản.

2.2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

2.3. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

2.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá.

2.5. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

2.6. Điều chỉnh, bổ sung các dự án ưu tiên.

2.6.1. Các chương trình đầu tư

2.6.1.1. Chương trình phát triển giống thủy sản.

2.6.1.2. Chương trình phát triển nuôi thủy sản.

2.6.1.3. Chương trình phục hồi tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

2.6.2. Các dự án ưu tiên đầu tư

- Nhóm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất giống và các vùng nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm dự án đầu tư phát triển công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

- Nhóm dự án nghiên cứu về phòng trị dịch bệnh và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm dự án xây dựng các đề án, chính sách và lập các dự án đầu tư.

- Dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Dự án thông tin, thống kê phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản

C. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

2. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

4. Giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh

5. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư

6. Giải pháp môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

7. Giải pháp về giống, thức ăn và thuốc thú y

8. Giải pháp về vốn

a) Tổng vốn đầu tư đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030: 365.600 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương: 178.800 triệu đồng.

- Vốn ngân sách tỉnh: 100.200 triệu đồng.

- Nguồn vốn khác huy động các tổ chức, cá nhân: 86.600 triệu đồng.

b) Phân kỳ vốn đầu tư

- Giai đoạn 2014 - 2015: 110.800 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 168.500 triệu đồng.

- Giai đoạn 2021 - 2030: 86.300 triệu đồng.

9. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch

D. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

(Có báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đăng trên cổng thông tin điện tử Hòa Bình: http://www.hoabinh.gov.vn)

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Ch tịch và các Phó Chủ tịch UBND tnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Đài PT&TH tỉnh;
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chi cục thủy sản;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (BD40).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3124/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 3124/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Nguyễn Văn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản