- 1Quyết định 264/2006/QĐ-TTg về Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 78/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2008 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 81/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 3523/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về thành lập Phòng Kinh tế huyện do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 8Quyết định 5565/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 59/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2012 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 430/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2012 về kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 13Quyết định 2194/QĐ-UBND năm 2012 về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3558/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 7 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;
Căn cứ Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần;
Căn cứ Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao;
Căn cứ Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố;
Căn cứ Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 81/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 5565/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2012 của của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2012 của của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3058/TTr-TNMT-QLTN ngày 29 tháng 5 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Động đất rất khó dự báo trước, từ lúc xuất hiện các dấu hiệu xảy ra động đất đến khi xảy ra động đất chỉ trong thời gian rất ngắn nên rất khó cho các nhà khoa học để dự báo chính xác thời điểm và vị trí xảy ra động đất. Khả năng dự báo chỉ dựa vào tài liệu thống kê tần suất xảy ra động đất trong lịch sử.
Đối với sóng thần gây ra do động đất ở xa, thời gian lan truyền của sóng thần từ khu vực xảy ra động đất tới vùng bờ là thời gian tối đa để vận hành hệ thống cảnh báo và di tản người dân đến nơi an toàn.
Vì vậy, Phương án này tập trung xây dựng các tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ chung đối với các Sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện; tổ chức thông tin liên lạc; diễn tập các tình huống; tổ chức sơ tán, di dời dân, đảm bảo hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, sóng thần nhằm chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.
1. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả khi có động đất hoặc sóng thần xảy ra.
2. Phương án là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động riêng theo nhiệm vụ được phân công;
3. Phương án là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
4. Phương án là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chủ động ứng phó có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có động đất, sóng thần xảy ra.
1. Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
3. Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo Phương án linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
4. Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.
5. Trong trường hợp vượt quá khả năng của Thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, các cấp trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
7. Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh thành lân cận, các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy ra.
GIAI ĐOẠN PHÒNG NGỪA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
1. Hình thức tuyên truyền:
a) Tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng kiến thức về động đất, sóng thần, kỹ năng tổ chức ứng phó, triển khai các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thiên tai động đất, sóng thần.
b) Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông tin điện tử (internet).
c) Tuyên truyền nơi công cộng bằng các bảng hướng dẫn, tờ bướm.
2. Cơ quan chỉ đạo chính: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố
Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành, quận - huyện xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần gây ra.
3. Bố trí các lực lượng tuyên truyền:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền cho mọi người dân kiến thức cần thiết để tự thực hiện, tránh tâm lý hoảng loạn khi có động đất, sóng thần xảy ra.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện lắp đặt các bảng hướng dẫn những việc cần làm khi xảy ra động đất, sóng thần để mọi người (kể cả khách du lịch, người tạm trú ngắn ngày) thường xuyên tiếp cận và thực hiện.
- Đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành, quận - huyện xây dựng, thực hiện kế hoạch chi tiết về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần gây ra.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các mạng điện thoại di động thiết lập tổng đài riêng để phát tin nhắn cho khách hàng khi có tin động đất hoặc động đất có cảnh báo sóng thần.
- Công bố mẫu tin và số tổng đài nhằm ngăn ngừa với những tin giả mạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo:
Đưa kiến thức động đất, sóng thần và các hướng dẫn xử lý tình huống khi có động đất, sóng thần xảy ra vào chương trình ngoại khoá cho học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông.
d) Sở Y tế:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo phổ biến kiến thức về phương pháp tự sơ cứu khi bị nạn.
đ) Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn:
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác tuyên truyền.
- Bố trí cán bộ sẵn sàng tham gia tuyên truyền.
e) Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về động đất, sóng thần.
g) Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận - huyện hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất hướng xử lý, giải quyết các nhà, xưởng, công trình, chung cư xuống cấp, không an toàn khi xảy ra động đất, sóng thần. Hướng dẫn và tư vấn về thiết kế đối với các công trình nhà ở dân cư xây dựng trong thời gian tới có khả năng kháng chấn.
1. Nội dung diễn tập:
a) Huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị.
b) Diễn tập ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo các tình huống giả định.
c) Diễn tập các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, không để kẻ địch, bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng tình hình để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân khi xảy ra động đất, sóng thần.
2. Cơ quan chỉ đạo chính: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố:
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ trì, tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị.
b) Chỉ đạo việc tổ chức diễn tập theo khu vực nội dung tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả trên địa bàn Thành phố, trong đó chú trọng đến các địa bàn trọng điểm nhằm xử lý nhuần nhuyễn các tình huống giả định tùy theo tính chất, quy mô.
c) Chỉ đạo về sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong công tác diễn tập.
3. Bố trí lực lượng diễn tập:
a) Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy và các Sở - ngành liên quan tổ chức diễn tập sơ tán dân, bố trí địa điểm sẵn sàng đối với những dư chấn động đất ứng với cấp động đất từ VII trở lên.
- Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng kế hoạch di dời dân tại những khu vực xung yếu trên địa bàn xã đảo Thạnh An và các hộ dân ven biển đến nơi an toàn nhằm sẵn sàng thực hiện khi có lệnh yêu cầu di dời và chủ trì diễn tập sơ tán dân theo kế hoạch đối với trường hợp giả định có cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm.
b) Bộ Tư lệnh Thành phố:
- Bố trí lực lượng nòng cốt tham gia diễn tập sơ tán dân đối với những dư chấn động đất ứng với cấp động đất từ VII trở lên.
- Chủ trì huấn luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị hiện có.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong và Hội Chữ thập đỏ thành phố diễn tập, sơ tán dân trong khu vực ven biển vào đất liền trong trường hợp giả định có cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm, diễn tập sơ cấp cứu những người bị thương, tìm kiếm, phòng dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố:
- Bố trí lực lượng nòng cốt tham gia diễn tập sơ tán dân khu vực ven biển trong trường hợp giả định có cảnh báo sóng thần nguy hiểm (cao độ cột sóng vào đất liền trên 1m).
- Xây dựng quy chế về bắn pháo hiệu đối với những tàu bè sắp cập bến quay trở ra vùng nước sâu xa bờ khi có tin cảnh báo sóng thần nguy hiểm.
- Chủ trì diễn tập bắn pháo hiệu theo quy chế.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành thực hiện đúng quy định về trang thiết bị thông tin liên lạc, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện tàu, thuyền.
d) Công an thành phố:
- Tổ chức diễn tập, đảm bảo giao thông, an ninh trật tự nhằm ứng phó có hiệu quả đối với từng tình huống được giả định.
- Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
đ) Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch diễn tập cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy khi có sự số do động đất gây ra.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện, thực hành diễn tập nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng năm cho cán bộ, chiến sỹ.
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
e) Hội Chữ thập đỏ thành phố:
Tham gia diễn tập với các ban ngành có liên quan về cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu, đặc biệt diễn tập có quy mô lớn.
g) Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố:
- Cử người tham gia lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
- Tham gia cùng với các Sở, ngành có chức năng diễn tập tìm kiếm cứu nạn.
h) Sở Y tế:
Bố trí lực lượng huy động từ các đơn vị y tế, đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch diễn tập sơ cấp cứu, phòng chống dịch bệnh khi có sự cố động đất, sóng thần xảy ra.
GIAI ĐOẠN ỨNG PHÓ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
1. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố:
a) Văn phòng Ban tổ chức trực ban 24/24 giờ, nhận và truyền tin khi nhận được thông tin động đất hoặc động đất có kèm sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Truyền tin bằng điện thoại và bản thông báo qua hệ thống điện tử (fax) với các chế độ báo tin theo quy định tại “Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần” cho các cơ quan, đơn vị sau:
- Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố.
- Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, Hội Chữ thập đỏ thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong.
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
b) Phản hồi việc nhận được tin về Viện Vật lý địa cầu là tin chính xác.
(Đính kèm Phụ lục 2 - Mẫu tin động đất và Mẫu tin cảnh báo sóng thần).
2. Các cơ quan truyền thông:
Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố khi nhận được tin, phản hồi và xác nhận tin chính xác từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, ngưng các chương trình đang phát thanh, truyền hình, thông báo tin động đất hoặc tin cảnh báo sóng thần và tin cuối cùng về động đất khi động đất không còn khả năng xảy ra dư chấn hoặc tin cuối cùng về sóng thần khi sóng thần không còn khả năng ảnh hưởng đến bờ biển.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn 24/24 giờ tiếp nhận thông tin động đất, cảnh báo sóng thần (theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Chương III của Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố) nhằm tham mưu xử lý sự cố môi trường do động đất, sóng thần.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Yêu cầu các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan hữu quan trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất hoặc động đất có kèm sóng thần gây ra.
b) Yêu cầu các doanh nghiệp thông tin di động chuyển thông tin về động đất, khả năng xảy ra dư chấn, tin cảnh báo sóng thần đến khách hàng khi có tin động đất, hoặc động đất có cảnh báo sóng thần dưới hình thức tin nhắn theo mẫu tin và số tổng đài đã được công bố.
c) Đảm bảo an toàn thông tin khi xảy ra động đất, động đất kèm sóng thần.
5. Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện việc báo tin đến người dân ở địa phương.
b) Đối với trường hợp động đất ảnh hưởng đến địa phương nào thì Ủy ban nhân dân địa phương đó có trách nhiệm báo tin cho người dân trong khu vực theo cơ chế quận - huyện đến phường xã theo đường dây nóng, phường xã đến người dân bằng cách phát loa và thông báo theo cụm, tổ dân phố.
6. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các xã - thị trấn thuộc huyện Cần Giờ:
Khi động đất có cảnh báo sóng thần, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ truyền tin đến Ủy ban nhân dân các xã và thị trấn. Ủy ban nhân dân các xã và thị trấn thuộc huyện Cần Giờ có đội ngũ sẵn sàng phát loa báo tin cho người dân ven biển khi có tin cảnh báo sóng thần.
7. Sở Ngoại vụ:
Chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế có khả năng cung cấp thông tin về động đất ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật trong việc báo tin động đất.
1. Tình huống 1: Động đất cấp VI trở xuống không có cảnh báo sóng thần với chấn tâm trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh hoặc ảnh hưởng do chấn tâm ở khu vực lân cận:
A. Đối với tình huống này, mức độ ảnh hưởng nhẹ, không cần tổ chức sơ tán dân.
B. Hoạt động chính:
a) Tổ chức trực và truyền tin cho đến khi nhận tin cuối cùng về động đất từ Viện Vật lý địa cầu (Theo Mục I, Phần này).
b) Củng cố và chuẩn bị trang thiết bị cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống động đất cấp mạnh hơn.
2. Tình huống 2: Động đất cấp VII trở lên không có cảnh báo sóng thần với chấn tâm trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh:
A. Chỉ đạo thực hiện:
a) Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố:
- Điều hành các Sở, ngành tham gia công tác sơ tán dân.
- Chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có động đất để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
- Chỉ đạo công tác ứng phó với lũ do động đất gây vỡ đập từ thượng nguồn tràn xuống khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
b) Cấp quận: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
- Chỉ đạo lực lượng địa phương tham gia sơ tán dân.
- Chỉ đạo, điều động lực lượng địa phương trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
B. Lực lượng sơ tán dân:
a) Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn:
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ chủ trì sơ tán dân, ngừng việc sơ tán, đưa dân trở về theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố khi có cảnh báo dư chấn.
- Huy động lực lượng kinh phí, vật tư, phương tiện tại chỗ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán.
b) Bộ Tư lệnh Thành phố:
Điều động đội ngũ chuyên trách và dự bị phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương các cấp và các Sở, ngành liên quan thực hiện sơ tán dân và đưa dân trở về an toàn.
c) Công an Thành phố:
- Cắm chốt tại những khu vực người dân di dời để bảo vệ tài sản người dân;
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ… điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự.
- Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
- Điều động cảnh sát giao thông phối hợp phong tỏa các cầu vượt, hầm chui cho đến khi có kết luận về độ an toàn sau động đất.
d) Lực lượng thanh niên xung phong thành phố:
Chủ động cung cấp nhân sự phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông điều phối giao thông và phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương các cấp sơ tán dân.
đ) Sở Giao thông vận tải:
- Huy động phương tiện phục vụ sơ tán dân từ cá nhân, các tổ chức tư nhân.
- Chỉ đạo phong tỏa cầu cạn, hầm vượt sông.
C. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn:
a) Bộ Tư lệnh thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Công an thành phố, Sở - ngành có chức năng, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn, thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất, huy động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu người kẹt trong các đống đổ nát.
- Phối hợp với Công an thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ có thể còn sót lại, ứng phó với các tình huống hơi độc, hơi ngạt.
b) Công an thành phố:
- Phối hợp với các Sở, ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ… điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố và trong quá trình tìm kiếm cứu nạn.
c) Hội Chữ thập đỏ thành phố:
- Bố trí cán bộ, phương tiện sẵn sàng phục vụ công tác sơ cấp cứu người bị nạn.
- Tổ chức các đợt hiến máu cứu người.
d) Lực lượng thanh niên xung phong thành phố:
- Phối hợp với các Sở, ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Cung cấp đội quân phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố hiến máu cứu người.
đ) Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:
- Phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố trong việc tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì lực lượng Phòng cháy và chữa cháy thành phố điều động xe bồn chở nước, các trang thiết bị chuyên dụng: thang dây, đệm hơi, bình chữa cháy; cát, nước… tại khu vực xảy ra cháy.
- Kiểm soát cháy.
- Phối hợp với Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ thành phố huy động thêm số lượng xe cứu thương, các phương tiện tìm kiếm cứu nạn (tùy theo mức độ lớn, nhỏ để huy động).
e) Sở Giao thông vận tải:
- Bảo đảm giao thông đường bộ, đường sắt nội đô được thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Huy động phương tiện trong ngành giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh) để phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất.
g) Sở Ngoại vụ:
- Phối hợp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và các cơ quan liên quan xây dựng phương thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất trong khu vực.
- Phối hợp với Công an thành phố, Lãnh sự quán, Cục Cảng hàng không với vai trò là cầu nối để bảo trợ, giải quyết cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài (ngoại kiều, Việt kiều).
h) Sở Xây dựng:
Phối hợp với Bộ Tư lệnh thành phố thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất.
i) Sở Y tế:
- Chỉ đạo tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương.
- Có chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hoá chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
k) Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn:
- Lực lượng địa phương thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh thành phố.
- Điều động phương tiện tại chỗ phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
Tình huống 3: Động đất ngoài khơi có cảnh báo sóng thần khu vực biển Cần Giờ với cột sóng nhỏ hơn 1m.
A. Đối với tình huống này, mức độ ảnh hưởng nhẹ, không cần tổ chức sơ tán dân.
B. Hoạt động chính:
a) Tổ chức trực và truyền tin cho đến khi nhận tin cuối cùng về sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu (Theo Mục I, Phần này).
b) Củng cố và chuẩn bị trang thiết bị cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống có sóng thần với cột sóng cao hơn.
4. Tình huống 4: Động đất ngoài khơi có cảnh báo sóng thần khu vực biển Cần Giờ với cột sóng cao hơn 1m.
A. Chỉ đạo thực hiện:
a) Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
- Điều hành công tác sơ tán dân đối với trường hợp cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm.
- Chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có sóng thần để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
b) Cấp quận: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
- Chỉ đạo lực lượng địa phương tham gia sơ tán dân đối với trường hợp cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm.
- Chỉ đạo điều động lực lượng địa phương trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
B. Lực lượng sơ tán dân:
a) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ:
- Chủ trì, điều động đội ngũ chuyên trách và dự bị thực hiện sơ tán dân khu vực ven biển vào đất liền.
- Huy động lực lượng, kinh phí, vật tư, phương tiện tại chỗ vận chuyển người sơ tán lên các vùng an toàn đã bố trí trong trường hợp có cảnh báo sóng thần.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố:
- Là lực lượng nòng cốt sơ tán dân khu vực ven biển trong trường hợp có cảnh báo sóng thần nguy hiểm.
- Tổ chức bắn pháo hiệu đối với những tàu bè sắp cập bến quay trở ra vùng nước sâu xa bờ khi có tin cảnh báo sóng thần.
- Phối hợp với Công an thành phố bảo vệ an ninh công cộng và trật tự an toàn xã hội khu vực biên phòng trên biển.
c) Công an thành phố:
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố thực hiện công tác sơ tán dân.
- Cắm chốt tại những khu vực người dân di dời để bảo vệ tài sản người dân;
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ… điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự.
- Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
d) Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố:
Chủ động cung cấp người phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông ổn định trật tự trong công tác điều phối giao thông khi sơ tán dân.
e) Sở Giao thông vận tải:
Huy động phương tiện phục vụ sơ tán dân từ cá nhân, các tổ chức tư nhân.
C. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn:
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn địa phương sẵn sàng trang bị áo phao, ca nô tham gia cứu người trên biển.
- Chủ trì các Sở, ngành có chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, xã - thị trấn ven biển thực hiện công tác tìm kiếm xác người trên biển.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng điều động, bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư nhằm chi viện, ứng cứu trong công tác tìm kiếm cứu nạn do sóng thần gây ra.
c) Công an thành phố:
- Phối hợp với các ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Có biện pháp cưỡng chế điều trị.
d) Hội Chữ thập đỏ thành phố:
Bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện công tác sơ cấp cứu người bị nạn.
đ) Sở Giao thông vận tải:
- Bảo đảm giao thông đường thủy phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn và phòng chống sạt lở bờ sông, kênh rạch.
- Huy động phương tiện trong ngành giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh) để phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra sóng thần.
e) Sở Y tế:
- Chỉ đạo tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương.
- Điều động lực lượng y bác sĩ, các đội cấp cứu, phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho bệnh viện, Trung tâm Y tế Dự phòng các quận - huyện để kịp thời cứu thương, phòng dịch bệnh kịp thời.
g) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ:
- Kết hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, trang bị áo phao, ca nô cứu người trên biển.
- Thực hiện, công tác tìm kiếm xác người trên biển.
GIAI ĐOẠN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Tình huống 1: Động đất cấp VII trở lên không có cảnh báo sóng thần với chấn tâm trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
1. Chỉ đạo thực hiện:
a) Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố:
- Chỉ đạo, điều động lực lượng từ các Sở, ngành liên quan tham gia khắc phục hậu quả.
- Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết, ổn định sau tai biến do động đất gây ra.
b)Cấp Quận: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện:
Chỉ đạo, điều động lực lượng địa phương trong công tác khắc phục hậu quả.
2. Lực lượng thực hiện khắc phục hậu quả:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý sự cố môi trường đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác ứng cứu động đất nhằm điều chỉnh Phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
b) Tổng Công ty Điện lực thành phố - Trách nhiệm hữu hạn:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
c) Tổng Công ty Cấp nước thành phố - TNHH Một thành viên:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
d) Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị:
- Thu gom, vận chuyển rác xây dựng từ các đống đổ nát do động đất.
- Tổ chức bảo quản, mai táng xác nạn nhân vô thừa nhận mất do động đất gây ra.
đ) Công an thành phố:
- Đảm bảo an ninh trật tự trong công tác xử lý hiện trường, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
- Bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không nhận dạng được.
- Hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu cưỡng chế điều trị.
e) Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố:
Tổ chức thực hiện công tác đào kênh để dẫn nước từ các hồ nhân tạo do động đất gây nên.
g) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố:
Tổ chức quyên góp từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất để sớm khắc phục hậu quả.
h) Sở Công Thương:
- Huy động, vận động, điều phối doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố kịp thời cung ứng hàng hoá thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật tư…) đến khu vực chịu ảnh hưởng.
- Huy động lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá tại khu vực chịu ảnh hưởng.
i) Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì khôi phục hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nội đô bảo đảm hoạt động ổn định sau động đất.
- Chủ trì khôi phục hệ thống chiếu sáng, cây xanh công cộng.
k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả động đất gây ra:
- Hộ gia đình có người chết, mất tích;
- Hộ gia đình có người bị thương nặng;
- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, cháy, hỏng nặng;
- Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp;
- Người gặp rủi ro động đất ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.
l) Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ kinh phí cho các quận - huyện, phường - xã - thị trấn khắc phục hậu quả do động đất, khôi phục sản xuất.
m) Sở Thông tin và Truyền thông:
Đề xuất, triển khai các biện pháp khôi phục hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau động đất.
n) Sở Xây dựng:
Đề xuất, triển khai các biện pháp thu dọn vật liệu đổ nát và khôi phục các công trình xây dựng sau động đất.
o) Sở Y tế:
- Thực hiện chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Phối hợp với Công an thành phố trưng cầu giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận dạng được.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục nguồn nước tại các vùng trọng điểm.
- Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Phối hợp bảo quản xác nạn nhân vô thừa nhận mất do động đất gây ra.
p) Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn:
- Chủ trì, tổ chức hướng dẫn, bố trí chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập trong thời gian chờ khôi phục.
- Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn mình quản lý.
II. Tình huống 2: Động đất ngoài khơi có cảnh báo sóng thần khu vực biển Cần Giờ với cột sóng cao hơn 1m.
1. Chỉ đạo thực hiện:
a) Cấp Thành phố: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
- Chỉ đạo điều động lực lượng khắc phục hậu quả.
- Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo khắc phục hậu quả, ổn định sau tai biến do sóng thần gây ra.
b) Cấp quận: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Chỉ đạo điều động lực lượng địa phương trong công tác khắc phục hậu quả.
2. Lực lượng khắc phục hậu quả:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý sự cố môi trường biển, ven biển bị ảnh hưởng.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác ứng cứu sóng thần nhằm điều chỉnh Phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
b) Tổng Công ty Điện lực thành phố - Trách nhiệm hữu hạn:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định trở lại sau ảnh hưởng của sóng thần.
c) Tổng Công ty Cấp nước thành phố - TNHH Một thành viên:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định trở lại sau ảnh hưởng của sóng thần.
d) Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị:
- Thu gom, vận chuyển rác xây dựng từ các đống đổ nát do sóng thần.
- Tổ chức bảo quản, mai táng xác nạn nhân vô thừa nhận mất do sóng thần gây ra.
đ) Công an thành phố:
- Đảm bảo an ninh trật tự trong công tác xử lý hiện trường, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình gây mất an ninh khu vực.
- Bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị phá hoại do sóng thần.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thành phố thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không nhận dạng được.
- Hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu cưỡng chế điều trị.
e) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố:
Tổ chức quyên góp từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng sóng thần để sớm khắc phục hậu quả.
h) Sở Công Thương:
- Huy động, vận động, điều phối doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố kịp thời cung ứng hàng hoá thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật tư…) đến khu vực chịu ảnh hưởng.
- Huy động lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá tại khu vực chịu ảnh hưởng.
g) Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì khôi phục hệ thống giao thông cầu, đường ven biển bị ảnh hưởng sóng thần.
- Chủ trì khôi phục hệ thống chiếu sáng, cây xanh ven biển bị hư hại do sóng thần.
i) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả sóng thần gây ra:
- Hộ gia đình có người chết, mất tích;
- Hộ gia đình có người bị thương nặng;
- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, hỏng nặng;
- Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp;
- Người gặp rủi ro sóng thần ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.
k) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì công tác khắc phục hậu quả, sự cố vỡ đê điều do sóng thần gây ra.
- Chủ trì, Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Cần Giờ sửa chữa, duy tu nâng cấp đê bao, bờ bao, kè, cống, công trình thuỷ lợi sau sóng thần do ngành và địa phương quản lý.
l) Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ kinh phí cho huyện Cần Giờ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.
m) Sở Thông tin và Truyền thông:
Đề xuất các biện pháp khôi phục hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau sóng thần.
n) Sở Y tế:
- Thực hiện chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Phối hợp với Công an thành phố trưng cầu giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận dạng được.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục nguồn nước tại các vùng trọng điểm.
- Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hoá chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Phối hợp bảo quản xác nạn nhân vô thừa nhận mất do sóng thần gây ra.
o) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ:
- Chủ trì, tổ chức hướng dẫn và bố trí chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị phá hoại do sóng thần trong thời gian chờ khôi phục.
- Đề xuất các biện pháp thu dọn hiện trường và khôi phục các công trình xây dựng sau sóng thần tàn phá.
- Tổng hợp, báo cáo, đề xuất biện pháp khắc phục sự cố môi trường.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tu bổ đê bao, bờ bao, đường giao thông kết hợp công trình thuỷ lợi sau sóng thần tàn phá.
- Đánh giá, bổ sung những khu vực xung yếu trên địa bàn huyện nhằm điều chỉnh kế hoạch di dời dân.
p) Ủy ban nhân dân cấp xã ven biển:
Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân ở địa phương trình Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp báo cáo cấp trên.
Để Phương án được triển khai hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng từ khâu chỉ đạo đến khâu thực thi, các cơ quan ban ngành liên quan căn cứ vào vai trò, vị trí được nêu trong Phương án này tổ chức thực hiện như sau:
1. Tổ chức xây dựng kế hoạch hành động:
Các Sở - ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn căn cứ vào nội dung trong Phương án này bổ sung, xây dựng hoàn thiện kế hoạch hành động cụ thể cho từng ngành, đơn vị và địa phương mình, xây dựng kế hoạch ngân sách, kinh phí mua sắm, đầu tư trang thiết bị, phương tiện cần thiết hàng năm cho công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
2. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn phải chịu sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn địa phương.
3. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tổ chức kiểm tra, triển khai thực hiện Phương án, có chế độ báo cáo theo quy định; xây dựng quy chế phối hợp trong trường hợp vượt quá khả năng của thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả khi cần thiết.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường hàng năm rà soát chức năng, nhiệm vụ của các Sở - ngành chỉnh sửa, bổ sung cho Phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 264/2006/QĐ-TTg về Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 78/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2008 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 81/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 3523/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về thành lập Phòng Kinh tế huyện do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 8Quyết định 5565/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 59/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2012 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 430/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2012 về kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 13Quyết định 2194/QĐ-UBND năm 2012 về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh
- 14Kế hoạch 1872/KH-UBND năm 2018 về ứng phó sự cố động đất, sóng thần trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
Quyết định 3558/QĐ-UBND năm 2012 về Phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 3558/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Minh Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực