Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 430/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2012 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần; Quyết định số 178/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
- Thiết lập hệ thống truyền tin cảnh báo sóng thần từ cơ quan báo tin (Viện Vật lý địa cầu) tới các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, các cấp chính quyền địa phương và trực tiếp tới người dân, đảm bảo thông tin nhanh nhất, kịp thời, chính thống.
- Nâng cao khả năng chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó khi có động đất, cảnh báo sóng thần của các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy từ trung ương tới cấp tỉnh.
- Xây dựng quy chế, quy trình hoàn chỉnh về cảnh báo, chỉ đạo, ứng phó, khắc phục.
- Phổ biến kiến thức, biện pháp ứng phó cho người dân khi có động đất, cảnh báo sóng thần.
Xây dựng hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần tại các khu vực ven biển và một số đảo chính đông dân cư sinh sống tại 13 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đề án xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần gồm 3 hợp phần chính: Xây dựng hệ thống cảnh báo; đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao khả năng ứng phó; khai thác, vận hành, bảo trì công trình.
a) Hợp phần 1: Xây dựng hệ thống cảnh báo
Hệ thống cảnh báo được xây dựng trong khuôn khổ đề án gồm: Hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy; mạng lưới truyền dẫn, truyền tin; hệ thống các trạm, đài trực canh cảnh báo sóng thần. Hệ thống cảnh báo phải được xây dựng theo phương án có thể tích hợp bổ sung thành hệ thống phục vụ cảnh báo đa thiên tai.
- Xây dựng hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy tại cấp trung ương và cấp tỉnh:
+ Tại cấp trung ương gồm: Trung tâm phân tích, báo tin động đất, cảnh báo sóng thần (tại Viện Vật lý địa cầu); Trung tâm chỉ đạo ứng phó (Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn); Trung tâm chỉ đạo cấp vùng đặt tại thành phố Đà Nẵng.
+ Tại cấp tỉnh: Trung tâm điều khiển cấp tỉnh được đặt tại Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của 13 tỉnh, thành phố vùng có nguy cơ cao xảy ra sóng thần thuộc phạm vi Đề án.
- Thiết lập mạng lưới truyền dẫn, truyền tin trên cơ sở sử dụng hạ tầng viễn thông của Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, kết hợp với hệ thống thông tin chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn hàng hải.
- Xây dựng hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần trên cơ sở tận dụng tối đa hạ tầng sẵn có, theo một trong các mô hình sau:
+ Trạm trực canh được tích hợp vào hệ thống truyền thanh: Lắp đặt tại các đài truyền thanh cấp xã, phường (tận dụng hạ tầng sẵn có, bổ sung trang thiết bị, đảm bảo truyền thông tin từ cơ quan cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy tới nhân dân qua hệ thống truyền thanh).
+ Trạm trực canh độc lập: Lắp đặt tại khu vực hệ thống truyền thanh chưa đảm bảo (gắn với đồn, trạm biên phòng ven biển, tận dụng các nhà cao tầng).
b) Hợp phần 2: Đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao khả năng ứng phó
- Đào tạo, chuyển giao việc khai thác, sử dụng hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy cho bộ phận chuyên trách của các cơ quan quản lý, vận hành hệ thống ở cấp trung ương và cấp tỉnh.
- Nâng cao sự hiểu biết về quy trình và hệ thống cảnh báo, năng lực ứng phó cho cán bộ chuyên trách của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và lãnh đạo các địa phương, lực lượng ứng phó tại chỗ.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, biện pháp ứng phó khi có báo tin động đất, cảnh báo sóng thần cho nhân dân trong vùng có nguy cơ cao.
c) Hợp phần 3: Khai thác, vận hành, bảo trì
- Vận hành khai thác và bảo trì hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển chỉ huy.
- Vận hành khai thác và bảo trì hệ thống truyền dẫn.
- Vận hành khai thác và bảo trì hệ thống các trạm, đài trực canh.
4. Thời gian, kế hoạch thực hiện Đề án: Từ 2012 đến 2016
a) Năm 2012: Triển khai lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư.
b) Từ 2013 đến 2014 thực hiện tại các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
c) Từ 2015 đến 2016 thực hiện tại các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Hợp phần 1 (xây dựng hệ thống cảnh báo) bố trí nguồn vốn đầu tư từ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; đối với các trạm, đài cảnh báo tại các khu du lịch, khu công nghiệp độc lập (tách rời khu dân cư) huy động từ nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp.
- Hợp phần 2 (đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao khả năng ứng phó) và kinh phí phục vụ lập quy hoạch chi tiết bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách nhà nước và tranh thủ vận động tài trợ của các tổ chức quốc tế.
- Hợp phần 3: Khai thác, vận hành, bảo trì hệ thống sử dụng nguồn vốn hoạt động của Tập đoàn Viễn thông quân đội.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội, các cơ quan liên quan và các địa phương lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống các trạm, đài trực canh cảnh báo sóng thần.
- Chỉ đạo lập, phê duyệt dự án đầu tư hợp phần 1 theo đúng quy định hiện hành và xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết triển khai thực hiện hợp phần 2, gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính làm căn cứ bố trí kinh phí thực hiện.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội trong việc lắp đặt trang thiết bị hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển đặt tại đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Vật lý địa cầu và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các tài liệu, văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể bảo đảm việc cảnh báo, chỉ đạo, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi thiên tai xảy ra (tín hiệu phát báo khi cảnh báo sóng thần; quản lý, vận hành, khai thác hệ thống; quy trình, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc theo dõi, cảnh báo sóng thần, chỉ đạo ứng phó, khắc phục,…).
- Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.
2. Tập đoàn Viễn thông quân đội
- Nghiên cứu, đầu tư hệ thống, trạm cảnh báo thử nghiệm; hoàn thiện mô hình trạm, đài trực canh cảnh báo sóng thần, đảm bảo thuận tiện khi cần tích hợp mở rộng thành hệ thống cảnh báo đa thiên tai.
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Viện Vật lý địa cầu, các địa phương, cơ quan liên quan thực hiện việc xây dựng, lắp đặt hệ thống cảnh báo (hợp phần 1 của Đề án) theo quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ động bố trí nguồn lực của đơn vị để thực hiện việc bảo trì, sửa chữa, đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần.
3. Viện Vật lý địa cầu
- Là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm ra quyết định cảnh báo sóng thần, chịu trách nhiệm theo dõi, phân tích, cảnh báo kịp thời trên hệ thống khi có nguy cơ xảy ra sóng thần và ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội trong việc lắp đặt trang thiết bị hệ thống quản lý trung tâm và điều khiển đặt tại đơn vị.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đề án; chỉ đạo các cơ quan chức năng lồng ghép hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần với hệ thống tháp báo thiên tai chung.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo việc kết nối hệ thống SMS, bảo đảm việc nhắn tin cảnh báo sóng thần đến các thuê bao.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện hợp phần 1 của Đề án.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cân đối nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện hợp phần 2 của Đề án.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Viễn thông quân đội trong việc lập quy hoạch chi tiết các trạm, đài trực canh cảnh báo sóng thần.
- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn tạo điều kiện, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Viễn thông quân đội trong việc xây dựng, lắp đặt, đấu nối các trạm, đài trực canh cảnh báo sóng thần theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
8. Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó cụ thể khi có cảnh báo sóng thần; trên cơ sở đó có kế hoạch tổ chức diễn tập, hướng dẫn các địa phương diễn tập để các cấp chính quyền và nhân dân biết, chủ động ứng phó.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Viễn thông quân đội, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 264/2006/QĐ-TTg về Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Quyết định 178/2007/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định giữa Chính Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Séc về nhận trở lại công dân hai nước và Nghị định thư thực hiện Hiệp định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 430/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 430/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/04/2012
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra