Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3529/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI NHUYỄN THỂ HÀNG HÓA TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển nuôi nhuyễn theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích và trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo cho sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam chiếm lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời với chú trọng phát triển thị trường nội địa, bao gồm thị trường xuất khẩu tại chỗ (du lịch) trên cơ sở quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu và chỉ dẫn địa lý.

3. Phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung tại các vùng ven biển, ven các đảo, eo vịnh, đầm phá có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái phù hợp với các đối tượng nuôi, chủ động được công nghệ sản xuất giống để tạo nên khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao.

4. Tổ chức, quản lý sản xuất các vùng nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, dựa vào cộng đồng, trên cơ sở phát huy truyền thống “nghề cá nhân dân” lồng ghép trong phương thức đồng quản lý, đồng thời chủ động quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh ven biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tổ chức sản xuất hợp lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư, bảo vệ trật tự, an ninh quốc phòng vùng ven biển và hải đảo.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020:

- Tổng diện tích nuôi nhuyễn thể tập trung: 40.200 ha, trong đó: Diện tích nuôi nghêu/ngao 23.110 ha, Hàu: 2.770 ha, Ốc hương: 1.000 ha, Sò: 12.720 ha, Tu hài: 190 ha; bào ngư: 150 ha và trai ngọc: 260 ha.

- Tổng sản lượng nuôi nhuyễn thể: 384.100 tấn, trong đó: Sản lượng nghêu/ngao: 305.550 tấn; Hàu: 17.580 tấn; Ốc hương: 5.120 tấn; Sò: 54.280 tấn; Tu hài: 490 tấn; Bào ngư: 580 tấn và Trai ngọc: 500 tấn (50 triệu viên ngọc trai).

- Chủ động cung cấp trên 70% tổng nhu cầu giống đảm bảo chất lượng nuôi thương phẩm.

- Thu hút và giải quyết việc làm khoảng 80.000 người, trong đó có khoảng 50-60% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Đầu tư hoàn thiện và đưa vào sản xuất ổn định các vùng nuôi nhuyễn thể tập trung ở bãi bồi, cửa sông, đầm phá ven biển, từng bước mở rộng sản xuất các vùng nuôi nhuyễn thể tập trung trên biển và ven các đảo.

- Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống gắn với các vùng nuôi nhuyễn thể trọng điểm, tập trung để chủ động cung cấp con giống đảm bảo chất lượng, số lượng cho nuôi thương phẩm. Khoanh vùng bảo vệ, bảo tồn các giống loài nhuyễn thể tự nhiên, đồng thời tổ chức quản lý khai thác sử dụng hiệu quả.

- Tổng diện tích: 42.800 ha, trong đó: Diện tích nghêu/ngao 24.550 ha; Hàu: 3.370 ha; Ốc hương: 1.000 ha; Sò: 12.870 ha; Tu hài: 310 ha; Bào ngư: 200ha và trai ngọc 500 ha.

- Tổng sản lượng: 514.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi nghêu/ngao: 393.120 tấn; Hàu: 33.990 tấn; Ốc hương: 8.680 tấn; Sò: 75.540 tấn; Tu hài: 960 tấn; Bào ngư 860 tấn và Trai ngọc 850 tấn (85 triệu viên ngọc trai).

- Chủ động cung cấp 100% tổng nhu cầu giống đảm bảo chất lượng cho nuôi thương phẩm.

- Thu hút và giải quyết việc làm: 100.000 người, trong đó có khoảng 80% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Tiêu chí quy hoạch vùng nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung

- Nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không xung đột, mâu thuẫn với hoạt động các ngành kinh tế khác, đặc biệt là du lịch, giao thông thủy, công nghiệp và hạ tầng đô thị.

- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng môi trường nước, chất đáy vùng nuôi theo các quy định điều kiện đối với từng loài nuôi và hình thức nuôi cụ thể, đảm bảo sản xuất an toàn và an toàn thực phẩm.

- Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải, nước thải công nghiệp, sinh hoạt từ các khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nghĩa trang hoặc các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm khác.

- Quy mô diện tích: Nuôi nghêu: Không nhỏ hơn 20 ha; nuôi sò huyết: Không nhỏ hơn 10 ha; nuôi ốc hương: Không nhỏ hơn 5 ha (trong bể không nhỏ hơn 10.000m2); nuôi hàu: Không nhỏ hơn 5ha; nuôi tu hài: Không nhỏ hơn 10 ha; nuôi trai ngọc: Không nhỏ hơn 10 ha; nuôi bào ngư: Không nhỏ hơn 5 ha (nuôi trong bể không nhỏ hơn 5.000 m2).

- Có thể chủ động sản xuất giống nhân tạo đáp ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm.

- Có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước và trên thế giới.

2. Quy hoạch các vùng nuôi nhuyễn thể thương phẩm tập trung

a) Vùng biển Bắc bộ

Tổng diện tích nuôi nhuyễn thể tập trung đến năm 2020 đạt 12.695 ha; trong đó:

- Nuôi nghêu ở tất cả các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, tổng diện tích: 9.930 ha;

- Nuôi hàu ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định, diện tích: 2.160 ha;

- Nuôi ốc hương ở Quảng Ninh và Nam Định, diện tích: 85 ha;

- Nuôi sò huyết ở Quảng Ninh, Hải Phòng, diện tích: 180 ha;

- Nuôi tu hài ở Quảng Ninh và Hải Phòng, diện tích: 180 ha;

- Nuôi Bào Ngư ở Hải Phòng, Quảng Ninh, diện tích: 80 ha;

- Nuôi trai ngọc ở Quảng Ninh, diện tích: 80 ha.

b) Vùng biển Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

Tổng diện tích nuôi nhuyễn thể tập trung đến năm 2020 đạt 5.125 ha; trong đó:

- Nuôi nghêu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Nam, tổng diện tích: 2.105 ha;

- Nuôi hàu ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận, diện tích: 235 ha;

- Nuôi ốc hương ở Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận, diện tích: 915 ha;

- Nuôi sò huyết ở Quảng Bình, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận, diện tích: 1.740 ha;

- Nuôi tu hài ở Khánh Hòa, diện tích: 10 ha;

- Nuôi Bào Ngư ở Phú Yên và Khánh Hòa, diện tích: 70 ha;

- Nuôi trai ngọc ở Khánh Hòa, diện tích: 50 ha.

c) Vùng biển Đông Nam bộ

Tổng diện tích nuôi nhuyễn thể tập trung là 1.170 ha, trong đó:

- Nuôi nghêu ở Bà Rịa Vũng Tàu và Tp. Hồ Chí Minh, diện tích nuôi đến năm 2020: 925 ha;

- Nuôi hàu ở Bà Rịa - Vũng Tàu và Tp. Hồ Chí Minh, diện tích: 165 ha;

- Nuôi sò huyết ở Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích: 80 ha.

d) Vùng biển Tây Nam bộ

Tổng diện tích nuôi nhuyễn thể tập trung đến năm 2020 đạt 21.210 ha; trong đó:

- Nuôi nghêu ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, diện tích: 10.150 ha;

- Nuôi hàu ở Bến Tre và Cà Mau, diện tích: 210 ha;

- Nuôi sò huyết ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, diện tích: 10,720 ha;

- Nuôi trai ngọc ở Kiên Giang, diện tích: 130 ha.

3. Quy hoạch chi tiết nuôi nhuyễn thể theo các tỉnh, thành phố

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

4. Quy hoạch sản xuất con giống

- Quy hoạch các vùng sản xuất giống nghêu tại vùng Nam Định, Thái Bình, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu và Cà Mau; vùng sản xuất giống ốc hương ở Khánh Hòa, Ninh Thuận; vùng sản xuất giống tu hài ở Quảng Ninh, Khánh Hòa; vùng nhân giống sò huyết ở Bạc Liêu, Kiên Giang; vùng sản xuất giống hàu Thái Bình Dương ở Quảng Ninh, Khánh Hòa.

- Quy hoạch sản xuất giống đến năm 2020 sản xuất và cung cấp giống nhuyễn thể đạt 60 tỷ giống các loại, đến năm 2030 đạt trên 80 tỷ giống các loại.

5. Nhóm chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Về chính sách

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản; hỗ trợ rủi ro; kiểm soát môi trường, dịch bệnh; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại trong nuôi nhuyễn thể.

- Giao quyền sử dụng mặt nước, bãi bồi cho cộng đồng để chủ động tổ chức sản xuất và quản lý. Không thu tiền sử dụng mặt nước biển, bãi bồi của cá nhân trực tiếp nuôi nhuyễn thể mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi nhuyễn thể được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận hoặc phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Thủy sản 2003.

- Hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ đối với các vùng nuôi nhuyễn thể tập trung áp dụng hình thức tổ chức sản xuất dựa vào cộng đồng và áp dụng mô hình đồng quản lý.

2. Về khoa học công nghệ và khuyến ngư

a) Khoa học công nghệ

- Tăng cường nghiên cứu về các giống loài nhuyễn thể chủ lực trong nước, đồng thời tiến hành nhập khẩu công nghệ mới để chuyển giao, áp dụng vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, các giống nuôi chủ lực (ngao/nghêu, sò huyết, tu hài, hàu, ốc hương, bào ngư, trai ngọc); công nghệ phòng trị dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá mức độ đa dạng di truyền của các giống loài nhuyễn thể chủ lực phục vụ công tác bảo tồn và sản xuất giống nhân tạo đảm bảo chất lượng, số lượng phục vụ nuôi thương phẩm. Đồng thời tổ chức điều tra đánh giá trữ lượng nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên tại các khu vực bãi triều, đầm phá vũng vịnh để tổ chức bảo tồn, khai thác và phát triển hiệu quả.

- Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, biến đổi khí hậu và thông tin kịp thời đến vùng nuôi nhuyễn thể tập trung để có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.

b) Khuyến ngư

- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền về lịch thời vụ, mật độ nuôi, thời tiết, môi trường, thông tin về thị trường, giá cả cho người sản xuất.

- Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật nuôi, kỹ thuật thu hoạch, lựa chọn địa điểm phù hợp để nuôi nhuyễn thể nhằm giảm rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

- Xây dựng, tổng kết và lựa chọn mô hình nuôi nhuyễn thể đạt hiệu quả cao phù hợp với từng địa phương để tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng.

- Tổ chức đào tạo, chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân tham gia sản xuất nhuyễn thể.

- Tổ chức hướng dẫn người dân tham gia nuôi nhuyễn thể ở những vùng tập trung phát triển thành các cộng đồng theo hướng sản xuất lớn, quy mô tập trung công nghiệp.

3. Về thị trường và xúc tiến thương mại

- Duy trì ổn định thị trường xuất khẩu nhuyễn thể truyền thống: EU, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc; đồng thời mở rộng thị trường các vùng Đông Âu, Bắc Âu, Trung Đông, Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á.

- Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chủ động hoạt động xúc tiến thương mại tại tất cả các các thị trường quốc tế, nhất là các thị trường Việt Nam đã và đang tham gia ký kết các hiệp định FTAs, TPP. .

- Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích cộng đồng nuôi nhuyễn thể áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất, giảm giá thành, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tăng khả năng cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời thường xuyên cung cấp thông tin về nhu cầu của thị trường, giá cả,... cho cộng đồng tại các vùng sản xuất tập trung.

4. Về tổ chức sản xuất và quản lý

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ vùng sản xuất nguyên liệu đến thị trường tiêu thụ sản phẩm để tăng giá trị và giảm rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ.

- Tổ chức và khuyến khích phát triển các mô hình liên doanh, liên kết các tổ hợp tác, hợp tác xã, các cộng đồng nuôi nhuyễn thể với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong quản lý, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung.

- Xây dựng các quy chế quản lý có sự tham gia của cộng đồng, thực hiện nguyên tắc đồng quản lý trong các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, khai thác nguồn lợi nhuyễn thể và nguồn lợi giống tự nhiên đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo đảm an ninh trật tự, hiệu quả kinh tế và môi trường.

- Rà soát, xây dựng mới, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất nhuyễn thể, chú trọng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.

5. Về hợp tác quốc tế

- Tuân thủ các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước, vùng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhuyễn thể.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư phát triển nuôi nhuyễn thể, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất giống nhuyễn thể đa bội thể, giống sạch bệnh, sản xuất thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học, thuốc ngư y, công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, ăn liền, công nghệ sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ các đối tượng nhuyễn thể, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

- Khuyến khích, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống, chế biến xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể; tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nhuyễn thể, tiếp tục thực hiện các chính sách để thu hút nguồn vốn FDI và ODA nhằm thúc đẩy chế biến và xuất khẩu nhuyễn thể.

6. Về đầu tư

- Xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho phát triển nhuyễn thể tập trung. Đa dạng hóa hình thức đầu tư để sử dụng hiệu quả nguồn vốn (PPP, PPC, PPI).

- Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực:

+ Đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học trong sản xuất giống mới, giống sạch bệnh, nâng cao chất lượng giống nuôi.

+ Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường các vùng nuôi nhuyễn thể, vùng sản xuất giống tập trung.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tổng cục Thủy sản

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; thông tin thống kê về tình hình sản xuất, tiêu thụ, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại; rà soát và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trên cơ sở đề nghị của địa phương, biến động của thị trường và thực tiễn nuôi nhuyễn thể các tỉnh/thành phố ven biển; thực hiện kiểm tra, tổng hợp thông tin và định kỳ báo cáo.

- Triển khai xây dựng các đề án, đề xuất các giải pháp để đáp ứng yêu cầu mục tiêu quy hoạch đề ra.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý chất lượng thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường, điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống và chất lượng giống nhuyễn thể.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Hướng dẫn, kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh, chất lượng, an toàn thực phẩm trong chế biến, xuất khẩu sản phẩm nhuyễn thể.

- Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối: Rà soát, tham mưu ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong chế biến nhuyễn thể.

- Cục Thú y: Tham mưu xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, phòng chống bệnh dịch, quản lý thuốc, kiểm dịch giống nhập khẩu và sản xuất trong nước, các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi nhuyễn thể theo quy định.

- Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung xây mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về các nội dung sản xuất giống, nuôi và chế biến sản phẩm nhuyễn thể đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

- Các đơn vị khác thuộc Bộ căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Tổng cục Thủy sản để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển

- Xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung của địa phương. Chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, định kỳ đánh giá thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư nuôi các đối tượng nhuyễn thể theo quy hoạch; lập kế hoạch đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi để phục vụ cho phát triển nuôi nhuyễn thể ở địa phương.

- Ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để phát triển nuôi nhuyễn thể theo hướng hàng hóa tập trung.

- Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và quy chế quản lý các vùng nuôi tập trung; tổ chức công bố các quy chế để các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương tuân thủ thực hiện; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt và quy chế quản lý vùng nuôi tập trung.

- Hỗ trợ thành lập tổ nhóm, Hợp tác xã và hướng dẫn người dân tham gia, thực hiện các quy định có liên quan để đảm bảo việc nuôi, khai thác bền vững các vùng nhuyễn thể ở địa phương.

- Quy định thời gian khai thác, kích cỡ, phương thức khai thác và mùa vụ khai thác nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả, bền vững nguồn giống tự nhiên.

- Chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch trên địa bàn và cụ thể hóa trong kế hoạch hàng năm; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan

- Tuân thủ các quy định hiện hành trong quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhuyễn thể và thực hiện theo quy hoạch.

- Tham gia đề xuất cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch và các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhuyễn thể.

- Phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển trong việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nhuyễn thể.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này thay thế Quyết định số 1628/2011/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011 phê duyệt “Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020”.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Ban cán sự Đảng Bộ;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP ven biển;
- Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội VASEP;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3529/QĐ-BNN-TCTS ngày 25/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHỤ LỤC 01: CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI NHUYỄN THỂ HÀNG HÓA TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2020

TT

CHỈ TIÊU

TỔNG

Ngao/nghêu

Hàu

Ốc hương

Sò

Tu hài

Bào ngư

Trai ngọc

DT (ha)

SL (tấn)

DT (ha)

SL (tấn)

DT (ha)

SL (tấn)

DT (ha)

SL (tấn)

DT (ha)

SL (tấn)

DT (ha)

SL (tấn)

DT (ha)

SL (tấn)

DT (ha)

SL (tấn)

I

Vùng ĐBSH

12.695

200.250

9.930

186.250

2.160

12.500

85

200

180

390

180

450

80

300

80

160

1

Quảng Ninh

3.775

29.110

1.220

16.120

2.105

12.000

80

180

150

300

100

200

40

150

80

160

2

Hải Phòng

1.340

21.200

1.140

20.230

50

480

 

 

30

90

80

250

40

150

 

 

3

Thái Bình

4.080

88.950

4.080

88.950

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

4

Nam Định

2.000

35.990

1.990

35.950

5

20

5

20

 

 

 

 

 

-

 

 

5

Ninh Bình

1.500

25.000

1.500

25.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

BTB và DHMT

5.125

32.140

2.105

24.470

235

1.610

915

4.920

1.740

720

 10

40

70

280

50

100

6

Thanh Hóa

1.590

17.570

1.590

17.570

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Nghệ An

205

3.700

195

3.600

10

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hà Tĩnh

305

3.040

300

3.000

5

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Quảng Bình

60

440

 

 

40

360

 

 

20

80

 

 

 

 

 

 

10

Quảng Trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Thừa Thiên Huế

130

780

 

 

130

780

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Đà Nẵng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Quảng Nam

20

300

20

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Quảng Ngãi

40

160

 

 

 

 

40

160

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Bình Định

25

120

 

 

20

100

5

20

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Phú Yên

180

1.200

 

 

10

40

130

1.040

20

40

 

 

20

80

 

 

17

Khánh Hòa

820

3.970

 

 

10

130

700

3.500

 

 

10

40

50

200

50

100

18

Ninh Thuận

100

510

 

 

10

60

40

200

50

250

 

 

 

 

 

 

19

Bình Thuận

1.650

350

 

 

 

 

 

 

1.650

350

 

 

 

 

 

 

III

Vùng ĐNB

1.170

14.460

925

12.900

165

1.270

-

-

80

290

-

-

-

-

-

-

20

BR Vũng Tàu

560

5.430

325

3.900

155

1.240

 

 

80

290

 

 

 

 

 

 

21

TP. Hồ Chí Minh

610

9.030

600

9.000

10

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

ng ĐBSCL

21.210

137.250

10.150

81.930

210

2.200

-

-

10.720

52.880

-

-

-

-

130

240

22

Tiền Giang

3.400

35.400

3.400

35.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Bến Tre

5.000

37.470

3.860

27.020

90

1.000

 

 

1.050

9.450

 

 

 

 

 

 

24

Trà Vinh

670

5.180

610

4.880

 

 

 

 

60

300

 

 

 

 

 

 

25

Sóc Trăng

1.250

6.010

850

3.930

 

 

 

 

400

2.080

 

 

 

 

 

 

26

Bạc Liêu

1.010

7.050

1.000

7.000

 

 

 

 

10

50

 

 

 

 

 

 

27

Cà Mau

750

5.900

430

3.700

120

1.200

 

 

200

1.000

 

 

 

 

 

 

28

Kiên Giang

9.130

40.240

 

 

 

 

 

 

9.000

40.000

 

 

 

 

130

240

 

TNG

40.200

384.100

23.110

305.550

2.770

17.580

1.000

5.120

12.720

54.280

190

490

150

580

260

500

 

PHỤ LỤC 2:

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ DỰ ÁN GIỐNG NHUYỄN THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3529/QĐ-BNN-TCTS ngày 25/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Biểu 1: KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ DỰ ÁN GIỐNG NHUYỄN THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Danh mục dự án Chương trình giống thủy sản

Địa điểm xây dựng

Thời gian KC-HT

Nhu cầu đầu tư 5 năm 2016-2020

Số quyết định ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSNN

1

Đầu tư xây dựng Trạm nghiên cứu, sản xuất giống nhuyễn thể thuộc Trung tâm Quốc gia giống hải sản Nam Bộ.

Bến Tre

2016-2020

 

100.000

100.000

2

Đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống Bào ngư Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng

2016-2020

 

100.000

100.000

3

Đầu tư xây dựng Vùng sản xuất Ngao giống tập trung Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Thái Bình

2016-2020

 

100.000

100.000

4

Đầu tư xây dựng Vùng sản xuất Ngao giống tập trung Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Nam Định

2016-2020

 

100.000

100.000

5

Đầu tư xây dựng Vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Bến Tre.

Bến Tre

2016-2020

 

100.000

100.000

6

Đầu tư xây dựng Vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang,

Kiên Giang

 

 

100.000

100.000

7

Hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung - Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Vân Đồn, Quảng Ninh

2015-2019

2633/QĐ-BNN-CTS 28/10/2011

230.316

165.319

8

Cơ sở hạ tầng NTTS tập trung trên biển Quảng Ninh.

Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh

 

748/QĐ-BNN-TCTS 14/4/2011

60.829

51.456

Biểu 2: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THỦY SẢN 2016-2020

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Đề tài/Dự án

Kế hoạch năm 2016

Kế hoạch năm 2017

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch năm 2020

1

Hoàn thiện các quy trình sản xuất giống ở quy mô hàng hóa cho các đối tượng nhuyễn thể chủ lực phục vụ cho xuất khẩu.

2.000

2.000

2.000

 

 

2

Nghiên cứu phòng và trị bệnh cho các đối tượng nhuyễn thể nuôi chủ lực

1.000

1.000

1.500

2.000

2.200

3

Nghiên cứu phương pháp bảo quản sau thu hoạch, quy trình công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu nhuyễn thể.

200

2.000

1.000

 

 

4

Nghiên cứu, nâng cao chất lượng giống thông qua di truyền, chọn giống, tạo giống đa bội thể.

 

1.500

 

1.500

 

5

Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp phục vụ sản xuất giống và nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực.

1000

2.000

500

 

 

6

Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đảm bảo tiêu chuẩn MSC, ASC (Aquaculture Steward Cerfiticates) phục vụ cho xuất khẩu.

1.500

1.500

2.000

2.000

2.000

7

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám GIS trong công tác quan trắc và cảnh báo môi trường và xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường phục vụ vùng nuôi nhuyễn thể.

200

2.000

500

500

500

8

Xây dựng các khu bảo tồn giống các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như: bào ngư, ngao/nghêu, tu hài, sò huyết, điệp,....

 

2.000

2.000

 

 

9

Xây dựng thương hiệu nhuyễn thể Việt Nam, đánh số vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

500

1.200

1.200

1.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3529/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 3529/QĐ-BNN-TCTS
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/08/2016
  • Nơi ban hành: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
  • Người ký: Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản