- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Quyết định 09/QĐ-UB năm 1991 thành lập Sở Giao thông công chánh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 53/2008/QĐ-UBND đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành Sở Giao thông vận tải thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 70/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3521/QĐ-SGTVT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 11 năm 2012 |
GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-UB ngày 09 tháng 01 năm 1991 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Sở Giao thông - Công chánh; Quyết định số 53/2008/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành Sở Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 70/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải
Căn cứ Quyết định số 4179/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Giao thông - Công chính (nay là Sở Giao thông vận tải) ký quyết định phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc;
Căn cứ Quyết định số 2649/QĐ-UB-NC ngày 16 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Khu Đường sông thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Giao thông - Công chánh;
Căn cứ Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về đổi tên Khu Đường sông thành Khu Quản lý đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Khu Quản lý đường thủy nội địa tại văn bản số 1592/KQLĐTNĐ-KTTC ngày 27 tháng 9 năm 2012 về việc đề nghị bổ sung hoạt động dịch vụ lưu giữ phương tiện thủy;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu Quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 2809/QĐ-SGTVT ngày 07 tháng 10 năm 2011 của Sở Giao thông vận tải ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Khu Quản lý đường thủy nội địa.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng các phòng ban thuộc Sở, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở và Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3521 /QĐ-SGTVT ngày 05 /11/2012 của Sở Giao thông vận tải)
Điều 1. Khu Quản lý đường thủy nội địa là đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp một phần kinh phí và được sử dụng nguồn thu để đảm bảo hoạt động, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật để giao dịch, phục vụ cho hoạt động của Khu Quản lý đường thủy nội địa theo chức năng, nhiệm vụ được phân cấp.
Khu Quản lý đường thủy nội địa hoạt động theo quy định của pháp luật, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Giao thông vận tải và chịu sự quản lý nhà nước theo ngành của các cơ quan có liên quan, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác quản lý chuyên ngành về đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh là: HO CHI MINH CITY INLAND WATERWAY REGION, viết tắt là HCMC IWR, trụ sở làm việc của Khu Quản lý đường thủy nội địa đặt tại số 314, Đường Cô Bắc, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điều 2. Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa lãnh đạo Khu theo chế độ thủ trưởng, quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Khu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải về các lĩnh vực do Khu quản lý. Chỉ đạo điều hành Khu thực hiện nhiệm vụ theo đứng quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khu theo quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Khu Quản lý đường thủy nội địa hoạt động theo Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Tổ chức Công đoàn tại Khu Quản lý đường thủy nội địa được tổ chức và hoạt động theo Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Khu Quản lý đường thủy nội địa hoạt động theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các quy định của Đoàn phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Khu Quản lý đường thủy nội địa.
1. Về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển
a) Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
b) Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông thủy của thành phố, của Bộ Giao thông vận tải, sự tăng trưởng hàng năm về giao thông thủy của thành phố, Khu Quản lý đường thủy nội địa xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển giao thông thủy hàng năm, hoặc 5 năm theo địa bàn quản lý;
c) Tổng hợp tình hình và thực hiện công tác thống kê để thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất cho Sở Giao thông vận tải khi có vấn đề phát sinh có liên quan theo quy định, để kịp thời xin ý kiến chỉ đạo, xử lý;
d) Trực tiếp thực hiện kế hoạch và quản lý nguồn vốn duy tu sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được giao; quản lý hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và về các lĩnh vực quản lý có liên quan khác;
đ) Tham gia ý kiến với tổ chức của các ngành, các cơ quan về các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý;
e) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn của Khu, do các đơn vị khác làm chủ đầu tư, Khu Quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo đúng quy định.
2. Về thực thi pháp luật trong phạm vi được phân công quản lý
a) Thực hiện công tác quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
b) Phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện công tác quản lý đường thủy nội địa, quản lý bảo vệ các công trình thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa kể cả hành lang bảo vệ bờ trên các tuyến đường thủy nội địa;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật giao thông đường thủy nội địa; phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia điều tra, xử lý các hành vi vi phạm.
3. Về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (trừ cảng, bến thủy nội địa) trong phạm vi được phân công quản lý
a) Tổ chức đo đạc, khảo sát, điều tra hiện trạng và tham mưu cho Sở Giao thông vận tải trong công tác tiếp nhận và phân cấp, lập danh mục quản lý về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Tổ chức quản lý quy hoạch, kế hoạch duy tu, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
c) Tổ chức và phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý duy tu, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được phân cấp, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả;
d) Kiểm tra thống kê, cập nhật và báo cáo theo định kỳ tình trạng các công trình liên quan đến hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; lập lý lịch quản lý từng công trình theo quy định; quản lý số liệu, cập nhật thông tin, hồ sơ, tài liệu hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa để báo cáo cấp trên theo dõi theo định kỳ và hàng năm;
đ) Thông báo cho tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy thực hiện thanh thải vật chướng ngại trong thời gian do Khu Quản lý đường thủy nội địa quy định. Nếu không thực hiện trong thời gian quy định, thì Khu Quản lý đường thủy nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí;
e) Khu Quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm thanh thải chướng ngại vật tự nhiên hoặc chướng ngại vật không cố định được tổ chức, cá nhân gây ra;
f) Phối hợp với các ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp;
g) Kiểm tra việc triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được Sở Giao thông vận tải thỏa thuận đối với các công trình thi công trên đường thủy nội địa;
h) Quản lý mép bờ cao đối với các tuyến đường thủy đã được công bố mép bờ cao quy hoạch.
4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ duy tu, sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản công trình giao thông đường thủy nội địa (trừ cảng, bến thủy nội địa) trong phạm vi phụ trách
a) Khảo sát nắm vững tình hình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa để xây dựng kế hoạch về duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa theo định ngạch, định mức, danh mục kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Lập kế hoạch ngán hạn và dài hạn về duy tu, sửa chữa lớn, nâng cấp xây dựng cơ bản theo thứ tự ưu tiên về kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phù hợp niên hạn sử dụng và tình hình phát triển giao thông thủy và khả năng nguồn vốn để trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hàng năm;
c) Trên cơ sở chỉ tiêu dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được giao, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu và hợp đồng giao thầu; đặt hàng duy tu, sửa chữa nhỏ hàng tháng cho các đơn vị có liên quan theo quy định với vốn đầu tư, khối lượng, chất lượng, tiến độ cụ thể đối với các công trình trên địa bàn, khu vực theo đứng trình tự đầu tư; đôn đốc tiến độ và tổ chức giám sát, nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo quy định;
d) thực hiện vai trò chủ đầu tư để triển khai thực hiện các dự án sửa chữa hoặc xây dựng cơ bản theo danh mục được Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Giao thông vận tải giao cho Khu Quản lý đường thủy nội địa từ bước chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và khai thác, quản lý công trình hoàn thành theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, tổ chức nghiệm thu công tác sửa chữa thường xuyên các công trình giao thông đường thủy nội địa nhằm đưa hiệu quả nguồn vốn đầu tư ngày càng cao, đảm bảo hiệu suất lao động và đời sống cán bộ công nhân viên;
e) Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình; quản lý, cấp phát vốn thanh quyết toán trong quá trình sửa chữa, xây dựng theo các quy định của pháp luật và chế độ quản lý tài chính kế toán hiện hành; quản lý kinh phí bảo hành, quản lý đơn giá sửa chữa, xây dựng và quản lý hồ sơ hoàn công theo các quy định hiện hành;
f) Hoạt động lĩnh vực tư vấn bao gồm công tác: Quản lý dự án; lập dự án đầu tư; khảo sát, thiết kế và lập dự toán; thẩm tra thiết kế và dự toán; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa thuộc nhóm B, C và tư vấn đấu thầu các gói thầu liên quan đến việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường thủy nội địa theo quy định;
g) thực hiện dịch vụ sản xuất lắp đặt, duy tu bảo dưỡng phao tiêu báo hiệu giao thông đường thủy nội địa cho các công trình xây dựng trên các tuyến đường thủy nội địa không do Khu làm chủ đầu tư.
5. Về an toàn giao thông đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa
a) Tổ chức kiểm tra kỹ thuật an toàn giao thông đường thủy nội địa, tham gia xây dựng và thực hiện các quy trình, quy phạm, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, tổ chức kiểm tra việc thực hiện ở các đơn vị liên quan;
b) Phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác thanh tra chuyên ngành, thực hiện kiểm tra, tuyên truyền việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa, thông qua quy chế quan hệ, phối hợp quản lý điều hành giữa Khu Quản lý đường thủy nội địa với tổ chức Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
c) Tham gia điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường thủy nội địa; thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn; theo dõi, tổng hợp tình hình tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, biện pháp phòng ngừa và hạn chế tai nạn xảy ra;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan; thường xuyên kiểm tra các công trình, kể cả hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để sửa chữa kịp thời;
đ) Căn cứ thực trạng hệ thống tuyến luồng để đề xuất với Sở Giao thông vận tải trong việc cấp các giấy phép thi công trên luồng tuyến giao thông đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
e) Thực hiện dịch vụ hướng dẫn, điều tiết khống chế đảm bảo giao thông thủy, chống va trôi trên sông, kênh, rạch.
6. Về đảm bảo giao thông, phòng chống bão, lụt, sạt lỡ bờ, lấn chiếm mặt nước và hành lang bảo vệ bờ trên các tuyến giao thông thủy trong phạm vi quản lý
a) Quản lý nguồn vốn, vật tư, phương tiện dự phòng cho công tác đảm bảo giao thông, phòng chống bão lụt;
b) Xây dựng lực lượng vật chất dự phòng, đảm bảo ứng cứu giao thông, cứu hộ, cứu nạn trên các tuyến đường thủy, đảm bảo giao thông thông suốt;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án phòng chống bão lụt hàng năm; tổ chức thực hiện công tác khắc phục sửa chữa, ứng cứu khi bão lụt gây ra hư hỏng công trình để kịp thời bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân;
d) Cảnh báo, phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch tại các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông; tổ chức thực hiện các dự án chỉnh trị sông, các dự án xây dựng kè bảo vệ bờ sông trên các tuyến giao thông thủy;
đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng trái phép, lấn chiếm mặt nước, hành lang bảo vệ bờ của các tuyến đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa quốc gia, tuyến hàng hải trên địa bàn thành phố.
7. Về lĩnh vực khoa học - công nghệ
a) Tổ chức thông tin, phổ biến khoa học kỹ thuật và công nghệ nhất là công nghệ tiên tiến về chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa trong nước và nước ngoài Phổ biến quy trình, quy phạm pháp luật nhà nước mới ban hành về quản lý duy tu, sửa chữa, xây dựng công trình giao thông đường thủy nội địa, về công nghệ của ngành;
b) Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề, ký kết các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ chuyên ngành với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
8. Quản lý phát triển luồng tuyến vận tải.
a) Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển tuyến vận tải, phát triển công trình hạ tầng vận tải, và phát triển các loại hình vận tải phù hợp với yêu cầu phát huy thế mạnh vận tải đường thủy, nghiên cứu gắn liền vận tải đường thủy tầm ngắn, tâm dài với vận tải đường biên, trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch đầu tư thực hiện;
b) Thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án phát triển vận tải và hạ tầng vận tải theo danh mục Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Giao thông vận tải giao cho Khu Quản lý đường thủy nội địa quản lý;
c) Kiểm tra an toàn bến khách ngang sông.
9. Thực hiện chức năng tiếp nhận, lưu giữ, trao trả hoặc chờ xử lý theo quy định của pháp luật các phương tiện thủy vi phạm do các đơn vị chức năng chuyển đến; thực hiện hoạt động dịch vụ lưu giữ phương tiện thủy cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo đứng quy định của pháp luật.
Điều 5. Các mối quan hệ công tác của Khu Quản lý đường thủy nội địa
1. Đối với Sở Giao thông vận tải
Khu Quản lý đường thủy nội địa là đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện và kiểm tra giám sát của Sở Giao thông vận tải, Khu Quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình hoạt động của Khu cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải theo chế độ quy định; tham gia đầy đủ các cuộc họp do Sở Giao thông vận tải triệu tập và tham dự hội nghị giao ban định kỳ do Sở Giao thông vận tải tổ chức.
2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Khu Quản lý đường thủy nội địa chịu sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực hoạt động của Khu theo đứng các quy định của pháp luật.
3. Đối với các quận - huyện
Khu Quản lý đường thủy nội địa được trực tiếp quan hệ với các cơ quan chức năng của các quận, huyện giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật đường thủy nội địa theo phân cấp và các nhiệm vụ được giao.
4. Đối với các doanh nghiệp
Khu Quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tuyến luồng đường thủy nội địa, thông qua công tác đấu thầu hoặc đặt hàng mà Khu Quản lý đường thủy nội địa giao kết, hợp đồng với các đơn vị này.
Điều 6. Khu Quản lý đường thủy nội địa do Giám đốc phụ trách chung, có một số Phó Giám đốc giúp việc theo sự phân công của Giám đốc.
Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa do Giám đốc Sở Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm; các Phó Giám đốc và Kế toán Trưởng Khu Quản lý đường thủy nội địa do Giám đốc Sở Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa;
Các Phó Giám đốc Khu là người giúp việc Giám đốc Khu, được Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa phân công chỉ đạo một số công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Khu về nhiệm vụ được phân công;
Trưởng Phòng, Ban, Trạm, Đội thuộc cơ cấu tổ chức quản lý do Khu Quản lý đường thủy nội địa bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi đã trao đổi thỏa thuận với Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giao thông vận tải.
Điều 7. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Khu Quản lý đường thủy nội địa
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý trình Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định.
2. Biên chế của Khu Quản lý đường thủy nội địa được Ủy ban nhân dân thành phố giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước do Khu đảm trách.
Ngoài số lao động trong biên chế theo chỉ tiêu được giao, Khu Quản lý đường thủy nội địa được thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của bộ Luật Lao động, phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị.
Điều 8. Tiền lương, tiền công và các chế độ chính sách đối với người lao động
1. Các chế độ về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đối với người lao động làm việc tại Khu Quản lý đường thủy nội địa, thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa quyết định việc chi tiêu tiền lương, tiền công theo chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc trên nguyên tắc cá nhân nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả tiền lương, tiền công cao hơn.
TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1. Nguồn thu tài chính của Khu Quản lý đường thủy nội địa.
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp :
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao;
- Kinh phí do ngân sách cấp để thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện các dự án, vốn sự nghiệp dành cho công tác duy tu và sửa chữa thường xuyên công trình đường thủy nội địa và các loại vốn khác được các cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác do ngân sách cấp.
b) Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp bao gồm :
- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Thu từ hoạt động dịch vụ;
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp khác;
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi của Khu Quản lý đường thủy nội địa
a) Chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấp bao gồm :
- Chi cho hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi cho hoạt động không thường xuyên;
- Chi thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và duy tu công trình giao thông công chính;
- Chi khác theo chế độ quy định.
b) Chi cho hoạt động sự nghiệp có thu bao gồm:
- Chi phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí;
- Chi cho các hoạt động dịch vụ;
- Chi khác.
Khu thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu như sau:
1. Quản lý tài chính được nhà nước giao và thực hiện chế độ chi tiêu tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để phản ảnh các khoản kinh phí và nguồn thu sự nghiệp thuộc ngân sách Nhà nước; được phép mở thêm tài khoản tại ngân hàng để phản ảnh các khoản kinh phí thuộc nguồn thu hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ.
3. Lập dự toán thu chi tài chính hàng năm báo cáo cơ quan chủ quản và Sở Tài chính. Đối với các khoản thu, chi thuộc ngân sách nhà nước phải được thể hiện trong tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định hiện hành. Kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên, không thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp nêu chi chưa hết trong năm thì được xử lý theo quy định hiện hành.
4. Căn cứ quy định của nhà nước, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng chế độ định mức khoán đối với công tác duy tu, sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản các công trình giao thông đường thủy nội địa do Khu quản lý.
5.. Việc mở sổ sách kế toán, hạch toán thu chi, thống kê, báo cáo tài chính và công khai tài chính phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Chịu sự kiểm tra giám sát của Sở Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 11. Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa căn cứ Quy chế này, ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trực thuộc, quy định cụ thể về chế độ làm việc, chế độ quản lý theo từng lĩnh vực, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên của Khu Quản lý đường thủy nội địa.
Điều 12. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Giám đốc Sở Giao thông vận tải xem xét quyết định, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa và Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giao thông vận tải thành phố./.
- 1Quyết định 1972/QĐ-SGTCC năm 2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 trực thuộc Sở Giao thông - Công chính do Giám đốc Sở Giao thông công chính ban hành
- 2Quyết định 1076/QĐ-SGTVT năm 2013 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn do Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 41/2006/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 91/2009/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai
- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Luật Công đoàn 1990
- 3Hiến pháp năm 1992
- 4Bộ luật Lao động 1994
- 5Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 6Quyết định 1972/QĐ-SGTCC năm 2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 trực thuộc Sở Giao thông - Công chính do Giám đốc Sở Giao thông công chính ban hành
- 7Quyết định 09/QĐ-UB năm 1991 thành lập Sở Giao thông công chánh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 53/2008/QĐ-UBND đổi tên Sở Giao thông - Công chính thành Sở Giao thông vận tải thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc lần thứ X thông qua năm 2008
- 10Quyết định 70/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Quyết định 1076/QĐ-SGTVT năm 2013 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn do Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Quyết định 41/2006/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai
- 13Quyết định 91/2009/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai
Quyết định 3521/QĐ-SGTVT năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu Quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 3521/QĐ-SGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/11/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Tất Thành Cang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực