Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3509/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Thông tư số 24/2011/TT-BTTTT ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quy định tạm thời quản trị, vận hành, sử dụng phần mềm quản lý xây dựng đề án tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Giám đốc Trung tâm Tin học và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI QUẢN TRỊ, VẬN HÀNH, SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3509/QĐ-BKHCN ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
2. Quy chế này được áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được giao thực hiện các Đề án.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phần mềm là phần mềm Quản lý xây dựng Đề án tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã được Trung tâm Tin học xây dựng.
2. Đề án là dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết Trung ương; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thông tư; thông tư liên tịch và các văn bản pháp luật khác thuộc chương trình công tác của Bộ trong Danh mục các Đề án soạn thảo hàng năm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và các Đề án bổ sung theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Điều 3. Nguyên tắc quản trị, vận hành và sử dụng phần mềm
1. Việc quản trị, vận hành phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
2. Việc sử dụng phải bảo đảm đúng thẩm quyền được phân quyền, việc nhập dữ liệu phải đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng thẩm quyền.
QUẢN TRỊ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM
Điều 4. Các loại dữ liệu cần nhập
1. Nội dung theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ký, phê duyệt.
2. Công việc đã được thực hiện theo thực trạng về tiến độ thực hiện các Đề án.
3. Nội dung dự thảo văn bản (file .doc) tương ứng với tiến độ thực hiện.
4. Bút phê chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ (file .pdf).
5. Văn bản đã được cấp có thẩm quyền ký, ban hành.
Điều 5. Trách nhiệm của Trung tâm Tin học
1. Trung tâm Tin học chịu trách nhiệm quản trị, vận hành thống nhất phần mềm, bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt. Bảo đảm an toàn thông tin và an ninh hệ thống phần mềm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng phần mềm, xây dựng tài liệu về việc hướng dẫn sử dụng phần mềm cho các đơn vị, cá nhân tham gia sử dụng.
3. Tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng để chỉnh sửa, hoàn thiện phần mềm.
4. Phân quyền quản trị cho các đơn vị phù hợp với quy định tại Quy chế này.
Điều 6. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và sự phân quyền việc quản trị của Trung tâm Tin học, Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Tin học thực hiện nhiệm vụ quản trị phần mềm.
2. Nhập dữ liệu theo kế hoạch đã được giao tại Quyết định phê duyệt Danh mục các Đề án soạn thảo hàng năm của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các thời điểm trong kế hoạch do các đơn vị lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế này.
Trường hợp trong quá trình thực hiện Đề án có sự điều chỉnh về các thời điểm cụ thể thực hiện kế hoạch xây dựng Đề án đã được nhập dữ liệu vào phần mềm Quản lý xây dựng Đề án tại Bộ Khoa học và Công nghệ thì các thời điểm này chỉ được điều chỉnh khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.
3. Nhập nội dung công việc thực hiện theo thực trạng về tiến độ thực hiện thẩm định các Đề án. Kiểm soát tính đầy đủ của thông tin do các đơn vị nhập; tổng hợp, đôn đốc các đơn vị thực hiện việc nhập dữ liệu theo Quy chế này.
4. Thông báo cho đơn vị chịu trách nhiệm xử lý tiếp theo để thực hiện xử lý và nhập dữ liệu vào phần mềm.
5. Bảo mật về mật khẩu đã được phân quyền quản trị phần mềm.
Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị chủ trì thực hiện Đề án
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện các Đề án, gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Nhóm Đề án, cụ thể như sau: Luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết Trung ương; Nghị định và nghị quyết của Chính phủ; Quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư; Thông tư liên tịch.
b) Tên Đề án;
c) Mô tả chi tiết Đề án (căn cứ xây dựng, phạm vi điều chỉnh);
d) Lãnh đạo Bộ phụ trách;
đ) Lãnh đạo đơn vị phụ trách và chuyên viên chịu trách nhiệm thực hiện Đề án;
e) Thời điểm bắt đầu thực hiện Đề án;
g) Thời điểm cụ thể dự kiến thực hiện tiến trình xây dựng Đề án cụ thể như sau:
Thời điểm tổ chức soạn thảo; Thời điểm xin ý kiến các cơ quan liên quan; Thời điểm thẩm định; Thời điểm thẩm tra hồ sơ của Văn phòng Bộ; Thời điểm hoàn chỉnh dự thảo theo ý kiến thẩm định và thẩm tra của Văn phòng Bộ; Thời điểm chuyển Tổ thư ký Lãnh đạo Bộ; Thời điểm trình Lãnh đạo Bộ; Thời điểm Lãnh đạo Bộ phê duyệt nội dung (đối với Đề án từ cấp Thủ tướng Chính phủ trở lên), ký ban hành (đối với đề án cấp Bộ); Thời điểm chuyển cơ quan có thẩm quyền (đối với Đề án từ cấp Thủ tướng Chính phủ trở lên hoặc đối với thông tư liên tịch). Đồng thời xác định rõ các thời điểm cụ thể sau:
- Thời điểm thành lập Ban soạn thảo, Tổ Biên tập (nếu có theo quy định);
- Thời điểm hoàn thành dự thảo sơ bộ (Dự thảo 0) trình Lãnh đạo Bộ phụ trách để tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập (nếu có theo quy định), lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ;
- Thời điểm tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập (nếu có theo quy định);
- Thời điểm hoàn thành dự thảo sau khi chỉnh lý Dự thảo 0 theo ý kiến của Ban soạn thảo, Tổ Biên tập (nếu có theo quy định), lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ý kiến (Dự thảo 1).
- Thời điểm hoàn thành dự thảo sau khi chỉnh lý Dự thảo 1 theo ý kiến của Lãnh đạo Bộ (Dự thảo 2) để đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Thời điểm hoàn thành dự thảo sau khi chỉnh lý Dự thảo 2 theo ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (Dự thảo 3) để gửi cơ quan, đơn vị thẩm định;
- Thời điểm hoàn thành dự thảo sau khi chỉnh lý Dự thảo 3 theo ý kiến thẩm định trình Lãnh đạo Bộ xem xét: trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với dự án luật, pháp lệnh; trình Chính phủ xem xét, thông qua đối với dự thảo nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành đối với dự thảo quyết định; cho ý kiến đối với dự thảo thông tư và thông tư liên tịch (Dự thảo 4);
- Thời điểm hoàn thành dự thảo sau khi chỉnh lý Dự thảo 4 theo ý kiến của Thành viên Chính phủ và trước khi Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký hoặc uỷ quyền ký trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với dự án luật, pháp lệnh); trước khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành (đối với dự thảo nghị định); sau khi tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (đối với dự thảo quyết định); ý kiến của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước khi ký ban hành (đối với thông tư và thông tư liên tịch) (Dự thảo 5).
h) Thời điểm kết thúc Đề án;
i) Mức độ ưu tiên (trong chương trình công tác của Chính phủ, hướng dẫn luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định hoặc chỉ thị của thủ tướng Chính phủ);
k) Đơn vị chủ trì thực hiện Đề án;
l) Đơn vị phối hợp (đối với Đề án liên tịch);
m) Bộ, ngành chủ trì thực hiện Đề án.
2. Thời gian hoàn thành kế hoạch xây dựng các Đề án
a) Đối với Đề án đã được giao trước thời điểm có hiệu lực của Quyết định ban hành Quy chế này nhưng chưa có kế hoạch thực hiện các Đề án này, đơn vị chủ trì căn cứ vào tình hình thực tiễn, các mốc thời gian đã được quy định để xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực, kế hoạch thực hiện Đề án phải được gửi về Vụ Pháp chế.
b) Đối với Đề án được phê duyệt sau thời điểm có hiệu lực của Quyết định ban hành Quy chế này thì đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày được phê duyệt Đề án, đơn vị đề xuất xây dựng Đề án phải có trách nhiệm lập và gửi kế hoạch thực hiện các Đề án về Vụ Pháp chế.
c) Kế hoạch thực hiện Đề án quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này đã được nhập dữ liệu vào phần mềm Quản lý xây dựng Đề án tại Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ được thay đổi khi có sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và sự phân quyền việc quản trị của Trung tâm Tin học, các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Tin học thực hiện nhiệm vụ quản trị phần mềm.
4. Nhập nội dung công việc theo thực trạng về tiến độ thực hiện Đề án thuộc trách nhiệm của đơn vị mình tương ứng với các công việc trong kế hoạch thực hiện Đề án và chịu trách nhiệm về thông tin do đơn vị nhập.
5. Thông báo cho đơn vị chịu trách nhiệm xử lý tiếp theo để thực hiện xử lý và nhập dữ liệu vào phần mềm.
6. Bảo mật về mật khẩu đã được phân quyền quản trị phần mềm.
Điều 8. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ
1. Nhập dữ liệu
a) Đối với việc thẩm tra Hồ sơ Đề án: Nhập nội dung công việc theo thời gian thực về việc nhận và trả Hồ sơ Đề án thẩm tra.
b) Đối với Hồ sơ Đề án trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ký ban hành: Nhập nội dung công việc theo thời gian thực về việc Hồ sơ Đề án trình Lãnh đạo Bộ của các đơn vị, ngày Tổ thư ký Lãnh đạo Bộ tiếp nhận và trả Hồ sơ Đề án, ngày ký và nội dung chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ (kèm theo bản scan nội dung chỉ đạo) và ngày trả Hồ sơ trình.
2. Thông báo cho đơn vị chịu trách nhiệm xử lý tiếp theo để thực hiện xử lý và nhập dữ liệu vào phần mềm.
3. Bảo mật về mật khẩu đã được phân quyền quản trị phần mềm.
Điều 9. Trách nhiệm của Tổ thư ký Lãnh đạo Bộ
1. Tổ thư ký Lãnh đạo Bộ có trách nhiệm thông báo cho Phòng Tổng hợp việc tiếp nhận và trả Hồ sơ Đề án trình Lãnh đạo Bộ thuộc quy trình xử lý công việc của mình để Phòng Tổng hợp cập nhật dữ liệu theo thời gian thực theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8.
2. Bảo mật về mật khẩu đã được phân quyền quản trị phần mềm.
1. Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với Trung tâm Tin học chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ pháp chế, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế này và báo cáo Bộ trưởng.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy chế tới toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị mình.
3. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vấn đề vướng mắc, các đơn vị, cá nhân phản ánh về Trung tâm Tin học và Vụ Pháp chế để tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 1535/QĐ-BGTVT năm 2012 về Quy chế sử dụng phần mềm quản lý xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải
- 2Quyết định 5804/QĐ-BGDĐT năm 2012 về chuyển giao phần mềm thông tin quản lý giáo dục (EMIS) và hệ thống phần mềm quản lý trường học (VEMIS) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 3026/QĐ-BGTVT năm 2011 thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý văn bản tại Bộ Giao thông vận tải
- 4Quyết định 3181/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch triển khai, đưa vào sử dụng chính thức phần mềm Quản lý cán bộ và chức danh tư pháp cho Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 1933/QĐ-BYT năm 2016 Quy chế sử dụng phần mềm để theo dõi, đôn đốc việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua tổng đài trực đường dây nóng Bộ Y tế (1900-9095)
- 6Quyết định 267a/QĐ-UBDT phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết “Xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý, khai thác bộ cơ sở dữ liệu các dân tộc thiểu số năm 2016” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Quyết định 152/QĐ-BKHCN năm 2021 quy định về quản trị, vận hành và sử dụng Phần mềm Quản lý xây dựng văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 1Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 4Thông tư 24/2011/TT-BTTTT quy định về việc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Quyết định 1535/QĐ-BGTVT năm 2012 về Quy chế sử dụng phần mềm quản lý xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải
- 6Quyết định 5804/QĐ-BGDĐT năm 2012 về chuyển giao phần mềm thông tin quản lý giáo dục (EMIS) và hệ thống phần mềm quản lý trường học (VEMIS) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 3026/QĐ-BGTVT năm 2011 thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý văn bản tại Bộ Giao thông vận tải
- 8Nghị định 20/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 9Quyết định 3181/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch triển khai, đưa vào sử dụng chính thức phần mềm Quản lý cán bộ và chức danh tư pháp cho Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10Quyết định 1933/QĐ-BYT năm 2016 Quy chế sử dụng phần mềm để theo dõi, đôn đốc việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua tổng đài trực đường dây nóng Bộ Y tế (1900-9095)
- 11Quyết định 267a/QĐ-UBDT phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết “Xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý, khai thác bộ cơ sở dữ liệu các dân tộc thiểu số năm 2016” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
Quyết định 3509/QĐ-BKHCN năm 2014 về Quy chế quy định tạm thời quản trị, vận hành, sử dụng phần mềm quản lý xây dựng đề án tại Bộ Khoa học và Công nghệ
- Số hiệu: 3509/QĐ-BKHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/12/2014
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Nguyễn Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra