Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2024/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 09 tháng 5 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
Căn cứ Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 87/TTr-STNMT ngày 22/4/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2024.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã ven biển; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Quyết định số /2024/QĐ-UBND ngày / /2024 của UBND tỉnh)
Quy định này quy định về nội dung và trách nhiệm quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Ninh Bình.
1. Quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển nhằm bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
2. Công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
NỘI DUNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN
Điều 4. Hành lang bảo vệ bờ biển
1. Hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Ninh Bình là dải đất ven biển được thiết lập tại 04 khu vực theo Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 06/8/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Ninh Bình.
2. Chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Ninh Bình được xác định tại Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 18/3/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chiều rộng, ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển của tỉnh Ninh Bình.
Điều 5. Mốc giới và quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển
1. Mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Ninh Bình được dùng để xác định ranh giới trong của hành lang bảo vệ bờ biển trên thực địa.
2. Mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển phải đảm bảo các yêu cầu về quy cách mốc giới; khoảng cách giữa các mốc giới ngoài thực địa; thiết kế vị trí mốc trên bản đồ ranh giới hành lang bảo vệ bở biển; cắm mốc giới theo quy định tại các Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
3. Hồ sơ mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển (được lập từng xã) bao gồm:
a) Bản đồ ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển, tỷ lệ 1/10.000, hệ tọa độ VN2000.
b) Sơ đồ vị trí mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển;
c) Bảng thống kê các vị trí mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển.
4. Quản lý mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển
a) Nghiêm cấm các hành vi dịch chuyển vị trí mốc giới trái phép, hành vi phá hoại, làm hư hỏng mốc giới.
b) Mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển phải được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hằng năm và có phương án khôi phục mốc giới khi bị hư hỏng, đảm bảo đúng quy cách mốc giới và vị trí mốc giới theo hồ sơ được lưu giữ.
Điều 6. Quản lý, bảo vệ các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển
1. Các hoạt động bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển được quy định tại Điều 24 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015.
2. Các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển được quy định tại Điều 25 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015 và Điều 41 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2016/NĐ-CP).
Điều 7. Phối hợp quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển
Các sở, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn và Ủy ban nhân dân các xã có hành lang bảo vệ bờ biển phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung có liên quan trong việc cắm mốc, khôi phục mốc, điều chỉnh, hiệu chỉnh, bảo vệ, khai thác sử dụng hành lang bảo vệ bờ biển.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, BẢO VỆ HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN
Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quản lý hành lang bảo vệ bờ biển có trách nhiệm:
a) Lưu giữ hồ sơ hành lang bảo vệ bờ biển và hồ sơ mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; cung cấp tài liệu, số liệu liên quan cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015; Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; các văn bản pháp luật có liên quan và Quy định này;
c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
d) Hàng năm, tổ chức rà soát, kiểm tra hiện trạng mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển và tổ chức khôi phục các mốc giới bị hư hỏng;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
e) Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển trong các trường hợp được quy định tại Điều 40 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP;
g) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, báo cáo UBND tỉnh kết quả công tác quản lý hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền về quy hoạch và các dự án đầu tư có liên quan đến hành lang bảo vệ bờ biển.
3. Sở Xây dựng
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Chủ trì trong công tác lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch các dự án đảm bảo tuân thủ hành lang bảo vệ bờ biển được duyệt.
4. Sở Nội vụ
Thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng quản lý nhà nước về địa giới hành chính đảm bảo việc quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển được thuận lợi.
5. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
b) Chủ trì trong công tác lập quy hoạch và các nhiệm vụ chuyên ngành có liên quan hành lang bảo vệ bờ biển đảm bảo không mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột với hành lang bảo vệ bờ biển.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền; hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển.
8. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Kim Sơn thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên chưa khai thác, sử dụng trong hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý.
9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trong việc quản lý hành lang bảo vệ bờ biển bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
10. Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015; Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; các văn bản pháp luật có liên quan và Quy định này.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND huyện Kim Sơn
1. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên chưa khai thác, sử dụng trong hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của pháp luật;
3. Tham gia xây dựng và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
4. Quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
5. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn; xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
6. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển của địa phương mình về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND các xã ven biển nơi có hành lang bảo vệ bờ biển
1. Tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
2. Phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
3. Bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn;
4. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn; xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển;
5. Niêm yết công khai bản đồ ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tại trụ sở UBND xã;
6. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển về UBND huyện theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ bờ biển phải tuân thủ các quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015; Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; các văn bản pháp luật có liên quan và Quy định này.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc các sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân huyện Kim Sơn; Ủy ban nhân dân các xã ven biển phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, tham mưu đề xuất, trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
- 1Quyết định 42/2023/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Quyết định 60/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 11/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4Quyết định 20/2024/QĐ-UBND Quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 35/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 35/2024/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/05/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Nguyễn Cao Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra