- 1Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 2Nghị định 92/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
- 3Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL về Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 6Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2016/QĐ-UBND | Vị Thanh, ngày 13 tháng 9 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày... tháng... năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Quy định này quy định về quản lý di tích lịch sử - văn hóa (sau đây gọi chung là di tích) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã được cơ quan nhà nước xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa và di tích đang nghiên cứu xếp hạng theo danh mục kiểm kê đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị được giao quản lý di tích lịch sử - văn hóa và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 3. Nội dung quản lý nhà nước về di tích
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích.
3. Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di tích.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích.
1. Di tích cấp tỉnh.
2. Di tích cấp quốc gia.
3. Di tích cấp quốc gia đặc biệt.
4. Di tích chưa được xếp hạng nhưng nằm trong danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn bộ di tích, các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý các di tích cấp quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi phát huy giá trị toàn bộ di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh để lựa chọn đưa vào danh mục kiểm kê di tích, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Lựa chọn các di tích đủ tiêu chí xếp hạng di tích để lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập hồ sơ di tích trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ di tích, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt.
4. Phối hợp sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích theo Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định có liên quan.
5. Chỉ đạo và hướng dẫn Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tốt công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi phát huy giá trị di tích trên địa bàn.
6. Phối hợp với các ngành liên quan thẩm định dự án xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan môi trường đối với di tích cấp tỉnh và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định đối với di tích cấp quốc gia và di tích cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh.
7. Phối hợp lập quy hoạch và dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa theo quy định hiện hành từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa; đồng thời, phối hợp tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt.
8. Quản lý và hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích.
9. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm liên quan đến việc xâm hại di tích trên địa bàn tỉnh.
10. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
12. Hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường tuyên truyền và thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích có hiệu quả.
13. Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
14. Hàng năm, tổng hợp kinh phí về công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
15. Phối hợp với Sở Tài chính, các ngành và đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua các mức phí, lệ phí, về việc thu nộp, sử dụng phí, lệ phí trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy và khai thác các di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đối với tổ chức và cá nhân đang hoạt động tôn giáo tại các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.
2. Cử đại diện đơn vị chuyên môn quản lý nhà nước về tôn giáo tham gia Ban Quản lý di tích theo phân cấp quản lý.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa để làm cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các di tích trên địa bàn tỉnh đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh từng thời kỳ theo quy định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Chủ động phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững, chú trọng đến những nơi có di tích.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính cùng sở, ban, ngành có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn hàng năm cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của các di tích theo quy định; lồng ghép các Chương trình (nếu có), huy động các nguồn vốn tài trợ phát triển về văn hóa.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Cùng thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập và căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa.
2. Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan thẩm định các công trình di tích theo phân cấp quy định tại Điều 57 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
2. Cấp giấy phép xây dựng các công trình di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức giáo dục cho học sinh các cấp về bảo tồn và phát huy giá trị di tích; thường xuyên tổ chức học tập, tham quan di tích trong các chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học.
2. Khuyến khích các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăng ký nhận chăm sóc di tích tại địa phương và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng), nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích.
3. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện chăm sóc, bảo tồn di tích thông qua tổng kết phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và lồng ghép vào các hoạt động sơ kết, tổng kết năm học.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất đề tài khoa học và công nghệ phục vụ cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích.
1. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh trong các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
2. Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị của các di tích.
Điều 14. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
2. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi: mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích.
Điều 15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
1. Vận động các tổ chức đoàn thể và Nhân dân đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Vận động các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện tốt Pháp lệnh Tín ngưỡng và tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Ban quản lý di tích cấp huyện (hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm) để trực tiếp quản lý, bảo tồn, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích cấp tỉnh trên địa bàn; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý di tích. Cơ cấu Ban Quản lý di tích cấp huyện gồm: lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban, lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin làm Phó Trưởng ban Thường trực, các thành viên gồm lãnh đạo phòng, ban, đơn vị, hội, đoàn thể có liên quan. Tùy theo điều kiện ngân sách hàng năm của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Quản lý di tích.
Ban Quản lý di tích cấp huyện có trách nhiệm:
1. Xây dựng và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nội quy, quy chế hoạt động theo trách nhiệm được giao.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc khai thác và sử dụng di tích gắn với phát triển văn hóa và du lịch trên địa bàn.
3. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện sử dụng từ nguồn ngân sách địa phương, kinh phí sự nghiệp văn hóa và tổ chức huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, sửa chữa nhỏ trong di tích theo quy định, đảm bảo không phá vỡ những bộ phận cấu thành di tích gốc và giới thiệu, tuyên truyền phát huy giá trị di tích trên địa bàn.
4. Thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; thường xuyên kiểm tra và báo cáo lên cấp trên về tình hình hoạt động và hiện trạng của di tích.
5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích thành lập Tổ Bảo vệ di tích cấp xã.
6. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích, quy hoạch đất di tích, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích.
7. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy, khai thác và sử dụng các di tích trên địa bàn; tổ chức ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến di tích.
Điều 17. Trách nhiệm của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện
1. Tham mưu trực tiếp cho Ban Quản lý di tích và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý, bảo tồn, chăm sóc và phát huy giá trị di tích; đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị di tích trên địa bàn.
3. Vận động Nhân dân địa phương tham gia tuyên truyền, quảng bá, giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của di tích. Phối hợp với Tổ Bảo vệ di tích cấp xã thực hiện việc kiểm kê, bảo quản, sưu tầm tài liệu, hiện vật gắn với di tích nhằm bổ sung cho phòng trưng bày di tích.
4. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân quản lý di tích đón tiếp và hướng dẫn khách tham quan, nghiên cứu tại di tích; chủ động phối hợp và có kế hoạch cảnh giác, ngăn chặn kịp thời những đối tượng có hành vi lấn chiếm, xâm hại di tích.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Tổ Bảo vệ di tích, trực tiếp quản lý các di tích nằm trong danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thuộc địa bàn xã; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị di tích đã được xếp hạng trên địa bàn. Tổ Bảo vệ di tích có sự tham gia của lãnh đạo cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Tổ trưởng, công chức phụ trách văn hóa - xã hội làm Tổ phó, các thành viên gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Người cao tuổi, Trưởng ấp hoặc Trưởng khu vực, đại diện dòng họ (nếu là di tích lưu niệm danh nhân), đại diện trụ trì, ban quản lý (nếu là đình, chùa, miếu...) và người trông coi trực tiếp. Tùy theo điều kiện ngân sách hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Tổ Bảo vệ di tích.
Tổ Bảo vệ di tích cấp xã có trách nhiệm:
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn; báo cáo và kiến nghị cấp trên trực tiếp những vấn đề liên quan đến tình trạng di tích.
2. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động mê tín dị đoan tại di tích theo thẩm quyền; đề xuất khen thưởng những tổ chức, cá nhân có đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, xử phạt các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại đến các di tích trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.
3. Phối hợp tổ chức bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong việc bảo tồn và quản lý di tích.
4. Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất của di tích đã được xếp hạng trên địa bàn.
1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích và chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích.
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di tích. Trong trường hợp phát hiện di tích bị phá hoại, lấn chiếm, làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất như: Tổ Bảo vệ di tích, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ban Quản lý di tích cấp huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
3. Xây dựng và gắn biển hướng dẫn, nội quy bảo vệ di tích ở vị trí thích hợp. Hướng dẫn khách tham quan và người hành lễ không được đặt tiền lễ, tiền công đức lên các bàn thờ hoặc gài tiền lẻ vào đồ cúng, tượng và các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích. Giữ gìn, bảo quản không để hiện vật, di vật, cổ vật bị xâm hại, mất cắp.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập, nghiên cứu, tham quan, du lịch của các tổ chức, cá nhân tại các di tích.
5. Được thu phí tham quan theo quy định của pháp luật.
6. Các di tích thuộc loại hình đình, chùa, miếu và đền thờ danh nhân được phép đặt thùng công đức; nguồn thu từ thùng công đức, từ các tổ chức, cá nhân đóng góp và các nguồn thu khác từ di tích phải được quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật. Công khai minh bạch các nguồn thu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Các khoản thu nêu trên cần phải được ưu tiên tái đầu tư cho việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
7. Phối hợp với các ngành chức năng cắm mốc giới các di tích theo quy hoạch đã được phê duyệt.
8. Thực hiện nếp sống văn hóa tại nơi tổ chức lễ hội, di tích; giữ gìn vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn và phòng, chống cháy nổ tại di tích.
9. Không được lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi cá nhân, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hóa của dân tộc; không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
10. Thực hiện trách nhiệm, các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, theo dõi và hướng dẫn việc thực hiện Quy định; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thủ trưởng sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Quy định này, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, cần sửa đổi, bổ sung Quy định này, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Nghị quyết 16/2012/NQ-HĐND về mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan khu di tích lịch sử - văn hoá Tháp Bà Ponagar và danh lam thắng cảnh Hòn Chồng do Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa V, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 2Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Nghị quyết 140/2015/NQ-HĐND Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá trên địa bàn tỉnh do địa phương quản lý do Tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 3Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL về Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Nghị quyết 16/2012/NQ-HĐND về mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan khu di tích lịch sử - văn hoá Tháp Bà Ponagar và danh lam thắng cảnh Hòn Chồng do Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa V, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 7Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 8Nghị định 92/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
- 9Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành
- 11Luật Xây dựng 2014
- 12Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 14Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 15Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 16Nghị quyết 140/2015/NQ-HĐND Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá trên địa bàn tỉnh do địa phương quản lý do Tỉnh Phú Yên ban hành
Quyết định 35/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- Số hiệu: 35/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Đồng Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực