Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2012/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 26 tháng 12 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 6 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Liên Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý và bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị và Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư 04/2008/TT-BXD;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1058/TTr-SXD ngày 25 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 468 QĐ/UB ngày 13 tháng 3 năm 2002 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân cấp quản lý các tuyến đường nội thị - thị xã Đồng Hới từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2012/UBND ngày 26 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm phối hợp thực hiện trong công tác quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Đường đô thị được quy định quản lý trong Quy định này gồm: Đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị; đường bộ nằm trong các khu vực đã có quy hoạch đô thị (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết); bao gồm cả lòng đường và lề đường (hay vỉa hè, hè phố) được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nội dung quản lý đường đô thị trong Quy định này gồm: Quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường đô thị (đặt tên đường, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, thẩm định an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, sử dụng và khai thác trong phạm vi đất dành cho đường đô thị); quản lý khai thác và quản lý sử dụng đường đô thị.
Điều 2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, bảo vệ và khai thác sử dụng đường đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 3. Nguyên tắc chung quản lý đường đô thị tỉnh
1. Đường bộ trong đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do UBND tỉnh Quảng Bình thống nhất quản lý và có phân công, phân cấp quản lý.
2. Bảo đảm hè đường dành cho người đi lại, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện tham gia giao thông.
3. Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường bộ trong đô thị vào mực đích khác phải được phép của cơ quan quản lý đường bộ; đồng thời có giải pháp để bảo đảm không ảng hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Sở Xây dựng là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về đường đô thị trên địa bàn toàn tỉnh:
1. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị.
2. Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển đường đô thị; tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch các tuyến đường đô thị có mặt cắt ngang ≥ 15m trên địa bàn thành phố Đồng Hới, quản lý thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt.
3. Cấp chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận về quy hoạch để lập dự án đầu tư xây dựng; cấp phép xây dựng để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến đường đô thị có mặt cắt ngang ≥ 15m trên địa bàn thành phố Đồng Hới (trường hợp có liên quan đến nhiều tuyến đường có bề rộng khác nhau, trong đó có tuyến đường mặt cắt ngang ≥ 15m thì Sở Xây dựng thống nhất cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp phép xây dựng sau khi có ý kiến thoả thuận của UBND thành phố).
4. Xây dựng quy định quản lý đường đô thị đối với những nội dung được phân công, phân cấp; tổng hợp đề xuất của các sở, ngành, UBND các cấp về quy định quản lý đối với các lĩnh vực phân công cho các sở, ngành và UBND các cấp quản lý để trình UBND tỉnh ban hành, thống nhất thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Có ý kiến chấp thuận bằng văn bản trước khi chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) công trình đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường đô thị có mặt cắt ngang ≥ 15m trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
6. Tham mưu, trình UBND tỉnh quy định danh mục công trình và các tuyến phố được phép sử dụng vỉa hè, lòng đường vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở đề xuất của UBND huyện và thành phố.
7. Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt bến, bãi đỗ xe cho các đô thị trên địa bàn; trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các tuyến phố được phép để xe ô tô dưới lòng đường.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Thực hiện quản lý khai thác sử dụng; lập và thực hiện kế hoạch nâng cấp, cải tạo và bảo trì đối với các tuyến đường đô thị có mặt cắt ngang ≥ 15m trên địa bàn thành phố Đồng Hới; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải quản lý các tuyến đường Quốc lộ trong đô thị; trực tiếp quản lý các tuyến đường tỉnh trong đô thị.
2. Cấp phép đào cắt đường đối với các tuyến đường đô thị có mặt cắt ngang ≥ 15m trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
3. Thẩm định an toàn giao thông, các điểm đấu nối giữa các tuyến đường khác với đường đô thị, các điểm đấu nối của các cơ sở sản xuất dọc hai bên đường đô thị có mặt cắt ngang ≥ 15m trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
4. Xem xét chấp thuận về phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với các hoạt động văn hoá (thể thao, diễu hành, lễ hội) được tiến hành trên đường đô thị hoặc tiến hành trên nhiều tuyến đường trong đó có đường đô thị.
5. Xây dựng, đề xuất các quy định quản lý đường đô thị đối với các nội dung được phân công, phân cấp để Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành.
6. Cấp giấy phép thi công bảo đảm an toàn giao thông.
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị liên quan
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn về đặt, đổi tên đường đô thị. Phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương các cấp hướng dẫn, quản lý cấp phép việc lắp đặt các biển hiệu, quảng cáo, các biển tên đường đảm bảo đúng quy định của Pháp luật, mỹ quan đô thị.
2. Sở Công thương: Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chủ đầu tư, các đơn vị quản lý vận hành các công trình điện được xây dựng trên các tuyến đường đô thị hoạt động theo đúng các quy định của Pháp luật về hoạt động điện lực; thực hiện thoả thuận khi quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống điện, hệ thống cung cấp năng lượng trên các tuyến đường đô thị làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Thoả thuận việc xây dựng, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp các hệ thống thông tin đi ngầm và đi nổi trên các tuyến đường đô thị làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng.
4. Các tổ chức cung cấp dịch vụ cấp, thoát nước: Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống cấp, thoát nước trên các tuyến đường đô thị thuộc phạm vi của mình để đảm bảo an toàn giao thông, chống ngập úng, bảo đảm mỹ quan đô thị; thực hiện thoả thuận đấu nối để tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Điều 7. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố Đồng Hới
1. UBND thành phố Đồng Hới thực hiện việc quản lý khai thác sử dụng; lập và thực hiện kế hoạch nâng cấp, cải tạo, bảo trì; cấp chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận về quy hoạch để lập dự án đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng, cấp phép đào cắt đường để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật; thẩm định an toàn giao thông các điểm đấu nối giữa các tuyến đường khác với đường đô thị, các điểm đấu nối của các cơ sở sản xuất dọc hai bên đường đối với các tuyến đường đô thị có mặt cắt ngang < 15m trên địa bàn.
UBND các huyện: Thực hiện các nội dung trên đối với tất cả các tuyến đường đô thị trên địa bàn (không phân biệt quy mô mặt cắt ngang), trừ các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua đô thị.
2. Cấp phép; hướng dẫn và kiểm tra việc xây dựng cửa hàng, ki ốt, lắp đặt mái che mưa trên các hè phố theo quy định của Pháp luật.
3. Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lòng đường, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị (không phân biệt mặt cắt các loại đường).
4. Chỉ đạo các phòng và cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý và tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của Pháp luật.
5. Định kỳ hàng năm lập kế hoạch, dự toán kinh phí chi quản lý, bảo trì hệ thống đường đô thị được UBND tỉnh phân công, phân cấp quản lý gửi Sở Tài chỉnh thẩm định, trình UBND tỉnh.
6. Xây dựng danh mục các công trình và tuyến phố được phép sử dụng vỉa hè vào việc kinh doanh, buôn bán gửi Sở Xây dựng kiểm tra, thẩm định trình UBND tỉnh ban hành.
7. Xây dựng, đề xuất các quy định quản lý đường đô thị đối với các nội dung được phân công, phân cấp để Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành.
8. Tổ chức tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn thực hiện nếp sống văn minh đô thị, chấp hành nghiêm các quy định của Pháp luật về xây dựng, giao thông đô thị.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn
1. Quản lý sử dụng đường đô thị trên địa bàn và thực hiện công việc bảo trì công trình đường đô thị được UBND huyện, thành phố giao. Chịu trách nhiệm về quản lý các hoạt động xây dựng trên các tuyến đường đô thị được giao.
2. Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, cấp phép việc sử dụng vỉa hè cho việc cưới, việc tang trên địa bàn được giao quản lý.
3. Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý và sử dụng đường đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát việc thực hiện đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo giấy phép xây dựng.
5. Đôn đốc, nhắc nhở việc sử dụng đường đô thị thuộc địa bàn quản lý đúng mục đích, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị; các trường hợp chiếm dụng trái phép phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 9. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường đô thị
1. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường đô thị hoặc các dự án có đường đô thị, sau khi nghiệm thu hoàn thành công trình phải bàn giao ngay hoặc bàn giao đúng theo thời gian quy định (nếu trong quyết định chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền quy định thời điểm bàn giao công trình) cho các cơ quan quản lý theo quyết định phân công, phân cấp này để tổ chức quản lý.
2. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường đô thị hoặc các dự án có đường đô thị, sau khi nghiệm thu, hoàn thành công trình nhưng chưa bàn giao theo khoản 1 Điều này có trách nhiệm tổ chức quản lý khai thác sử dụng, bảo trì công trình đường đô thị theo đúng quy định; thoả thuận với các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với hoạt động trên đường đô thị đang quản lý (nếu theo quy định phải cấp phép).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Tổ chức thực hiện
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, triển khai thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có nội dung chưa phù hợp, các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnhxem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 775/2010/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2Quyết định 1993/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường Đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- 3Quyết định 12/2012/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý đường bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Quyết định 20/2006/QĐ-UBND về đặt số hiệu đường tỉnh và phân cấp quản lý một số tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về quy định Quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy định Phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐND thực hiện thí điểm Đề án phân cấp tổ chức quản lý bảo dưỡng hệ thống đường huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 9Quyết định 39/2016/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10Quyết định 24/2023/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 11Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình được rà soát trong năm 2023
- 12Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Quyết định 24/2023/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình được rà soát trong năm 2023
- 3Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng do Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 7Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 9Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 10Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
- 11Thông tư 10/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Quyết định 775/2010/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 13Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
- 14Quyết định 1993/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý hệ thống đường Đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- 15Quyết định 12/2012/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý đường bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 16Quyết định 20/2006/QĐ-UBND về đặt số hiệu đường tỉnh và phân cấp quản lý một số tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ
- 17Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về quy định Quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang
- 18Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy định Phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 19Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐND thực hiện thí điểm Đề án phân cấp tổ chức quản lý bảo dưỡng hệ thống đường huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 20Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 21Quyết định 39/2016/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 35/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Hữu Hoài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra