Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3476/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 26 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG KHU VỰC VEN BIỂN THUỘC CÁC XÃ PHƯỚC THUẬN, BÔNG TRANG, BƯNG RIỀNG VÀ BÌNH CHÂU, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Văn bản số 635/BXD-QHKT ngày 01/3/2021 của Bộ Xây dựng về ý kiến đồ án quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bồng Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc;

Căn cứ Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua đồ án quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc;

Căn cứ Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 02/5/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và điều chỉnh, bổ sung nội dung Quyết định số 1062/QĐ-UBND tại Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 23/7/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo số 127/BC-SXD ngày 13/10/2021 về việc thẩm định đồ án quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với các nội dung chính như sau:

1. Phạm vi, quy mô lập quy hoạch:

a) Phạm vi lập quy hoạch thuộc địa phận của 04 xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu; gồm: toàn bộ dải đất ven biển của xã Phước Thuận (diện tích 247,8 ha), xã Bưng Riềng (diện tích 376,8 ha), xã Bông Trang (diện tích 48,20 ha), xã Bình Châu (618,40 ha); có phạm vi ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu;

- Phía Nam giáp: Biển Đông;

- Phía Đông giáp: Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hiền Nga;

- Phía Tây giáp: Tỉnh lộ 328 (bãi tắm công cộng biển Hồ Tràm).

b) Quy mô lập quy hoạch: Khoảng 1.291 ha.

2. Mục tiêu quy hoạch:

- Xây dựng không gian dải ven biển Xuyên Mộc phát triển theo một chiến lược toàn diện, cân bằng và bền vững. Hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng và bảo vệ môi trường. Bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Phát triển dải ven biển thuộc các xã: Phước Thuận; Bưng Riềng; Bông Trang và Bình Châu huyện Xuyên Mộc trở thành chuỗi: du lịch hỗn hợp; du lịch bảo tồn - nghiên cứu - chăm sóc sức khỏe; du lịch sinh thái - vườn thú hoang dã Safari; du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí - thể thao biển đa dạng gắn với rừng, hồ, và biển.

- Làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch chuyên ngành, kêu gọi đầu tư, lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng.

- Làm công cụ để quản lý, kiểm soát phát triển theo lộ trình tới đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.

3. Tính chất:

- Là khu chức năng đặc thù với tính chất chính là du lịch biển rừng hỗn hợp, đa dạng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

- Là khu vực phát triển du lịch xen kẽ với các khu chức năng thương mại, du lịch; dịch vụ lưu trú; văn hóa, thể thao; vui chơi giải trí tổng hợp; hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên, môi trường sinh thái; ... và các khu chức năng công cộng khác phục vụ du khách và người dân địa phương.

4. Cấu trúc không gian vùng và phân vùng chức năng:

Cấu trúc không gian du lịch lấy trục đường trục đường ven biển làm trọng tâm, tuyến đường này chia tách giữa các khu du lịch và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu; vừa là tuyến giao thông đối ngoại cho khu vực này, vừa là tuyến đường du lịch tham quan khám phá cảnh quan thiên nhiên cho những du khách muốn trải nghiệm, tìm hiểu về Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bữu; các tuyến giao thông nhánh kết nối Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu với bãi tắm công cộng (kết nối không gian rừng và biển).

Toàn khu chia làm 4 phân vùng chức năng, phân chia theo địa hình, cảnh quan tự nhiên đặc trưng và các trục giao thông hướng ra bờ biển; bao gồm:

- Vùng phát triển du lịch hỗn hợp (quy mô 243,54ha): Là vùng tiếp cận với đô thị Hồ Tràm, biển có bãi cát lớn dòng nước ổn định, gắn liền với khu du lịch sinh thái phức hợp Hồ Tràm.

- Vùng phát triển du lịch nghỉ dưỡng bảo tồn - nghiên cứu - chăm sóc sức khỏe (quy mô 154,55ha): Là vùng tiếp cận khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu gắn liền với việc nghiên cứu hệ sinh thái, khám phá đa dạng sinh học trên cạn, dưới nước kết hợp tham quan khu bảo tồn thiên nhiên.

- Vùng phát triển du lịch hướng sinh thái - Vườn thú hoang dã Safari (quy mô 631,04ha): Là vùng tiếp cận với trạm ra đa, biển có đá ngầm, địa hình đồi - núi dốc, cảnh quan đặc trưng.

- Vùng phát triển du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí - thể thao biển (quy mô 262,06ha): Là vùng tiếp cận đô thị Bình Châu có bờ biển hẹp nhưng có địa hình đồi cát, cảnh quan gắn với sông hồ tự nhiên.

5. Dự báo và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

5.1. Dự báo khách du lịch và nhu cầu đất xây dựng du lịch.

Bảng tổng hợp dự báo khách du lịch và đất xây dựng du lịch khu vực quy hoạch giai đoạn 2025 -2030:

Stt

Dự báo

Giai đoạn 2025

Giai đoạn 2030

1

Khách DL đến huyện XM

3.000.000

5.000.000

7.000.000

9.000.000

2

Khách DL đến khu Hồ Tràm - Bình Châu(20% - 30%)

600.000

1.000.000

1.400.000

1.800.000

3

Khách lưu trú (20-30%)

120.000

200.000

280.000

360.000

4

Khách trung bình/ngày (tổng số khách/200 ngày)

3.000

5.000

7.000

9.000

5

Số phòng lưu trú (công suất phòng trung bình từ 30-50%)

7.300

12.200

14.600

18.800

6

Đất XD du lịch (áp dụng khách sạn từ 3-5 sao tiêu chuẩn áp dụng từ 150 - 200m2/phòng)

110ha

190ha

240ha

300ha

Bảng tổng hợp dự báo khách du lịch và đất xây dựng du lịch khu vực quy hoạch giai đoạn 2040 -2050

Stt

Dự báo

Giai đoạn 2040

Giai đoạn 2050

1

Khách DL đến huyện XM

10.000.000

12.000.000

13.000.000

15.000.000

2

Khách DL đến khu Hồ Tràm - Bình Châu(20% - 30%)

2.500.000

3.000.000

3.900.000

4.500.000

3

Khách lưu trú (20-30%)

625.000

750.000

1.170.000

1.350.000

4

Khách trung bình/ngày (tổng số khách/200 ngày)

12.500

15.000

19.500

22.500

5

Số phòng lưu trú (công suất phòng trung bình từ 30-50%)

20.300

24.350

28.500

32.900

6

Đất XD du lịch (áp dụng khách sạn từ 3-5 sao tiêu chuẩn áp dụng từ 150 -200m2/phòng)

330ha

390ha

460ha

530ha

5.2. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

I

Dân số khách du lịch đến Hồ Tràm - Bình Châu

2030

2050

1.400.000- 1.800.000

3.900.000 - 4.500.000

II

Chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch

 

 

 

- MĐXD gộp Khu du lịch hỗn hợp

%

≤25

 

- MĐXD gộp Khu du lịch môi trường rừng

%

≤5

 

- MĐXD gộp Lâm viên - công viên cây xanh

%

≤5

 

- MĐXD các chức năng khác

%

≤40

III

Chỉ tiêu về tầng cao

 

 

 

- Khu du lịch hỗn hợp (công trình điểm nhấn)

Số tầng

1 ÷ 45

 

- Khu khách sạn, nhà hàng

1 ÷ 32

 

- Khu TMDV có ở hiện hữu (ngã tư Hồ Tràm)

1 ÷ 7

 

- Khu du lịch môi trường rừng

1 ÷ 3

 

- Khu công cộng, vui chơi giải trí

1 ÷ 3

 

- Khu cắm trại, công viên cây xanh

0 ÷ 1

IV

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

- Tỷ lệ đất giao thông

%

5 ÷ 10

 

- Cấp nước sinh hoạt khách lưu trú

lít/người/ngđ

200 ÷ 300

 

- Cấp điện sinh hoạt

kW/phòng

5

 

- Thông tin liên lạc

line

01 line/1 phòng

 

- Chỉ tiêu thoát nước thải

% lượng nước cấp

70 ÷ 80

 

- Chỉ tiêu thu gom rác thải

kg/người/ngày

1 ÷ 1,2

5.3. Quy hoạch sử dụng đất:

Stt

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất dịch vụ công cộng

5,07

0,39

2

Đất phát triển hỗn hợp

20,21

1,57

3

Đất phát triển du lịch

536,15

41,52

3.1

Đất phát triển du lịch hỗn hợp

372,93

28,88

3.2

Đất phát triển du lịch môi trường rừng

163,22

12,64

4

Đất công viên cây xanh

30,96

2,40

5

Đất công viên chuyên đề

227,47

17,62

6

Đất rừng tự nhiên

247,68

19,18

7

Đất tôn giáo

0,22

0,02

8

Đất tmdv có ở hiện hữu

0,53

0,04

9

Đất quốc phòng

6,70

0,52

10

Đất hạ tầng kỹ thuật

5,42

0,42

11

Mặt nước

51,99

4,03

12

Giao thông

98,41

7,62

13

Bãi cát

60,38

4,68

Tổng

1291,19

100,00

6. Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan:

6.1. Định hướng phát triển không gian:

• Tổ chức trục không gian theo tuyến đường ven biển nhằm tận dụng vị thế tự nhiên sẵn có để phát triển đa dạng các loại hình du lịch bao gồm các quy định khống chế tầng cao và quy định tổ chức không gian kiến trúc, vùng cảnh quan, tổ chức không gian các khu vực chính, tổ chức không gian cây xanh, mặt nước không gian mở.

• Tăng cường liên kết không gian công cộng ven biển với các không gian tiềm năng tránh tác động đến môi trường tự nhiên.

• Đa dạng không gian công cộng nhằm duy trì, truyền tải những giá trị đặc trưng về văn hóa địa phương, cảnh quan ven biển,...

a) Về giao thông:

- Hình thành tuyến giao thông cảnh quan ven rừng đặc dụng, chia sẻ chức năng đối ngoại với tuyến giao thông ven biển.

- Hình thành thêm các hành lang kết nối xuống biển kết hợp cây xanh cảnh quan.

- Ưu tiên hệ thống giao thông công cộng (bus nhanh, tàu thuyền du lịch ...) để đáp ứng nhu cầu di chuyển nhanh chóng và thuận tiện, thân thiện với môi trường.

- Thiết kế các trạm trung chuyển, trạm dừng hiện đại kết nối với hệ thống hạ tầng xanh.

b) Về công trình:

- Kiến trúc, hình khối công trình mang tính hình tượng phù hợp chức năng công trình, hài hòa không gian chung, khuyến khích công trình phù hợp khí hậu biển.

- Các công trình trung tâm liên kết với nhau, hợp khối để khai thác hiệu quả kinh tế và sử dụng đất. Hạn chế cao tầng khu vực gần biển, tránh ảnh hưởng tầm nhìn và không gian chung trên toàn tuyến. Tổ chức các cụm công trình có tính kết nối liên tục và đa dạng các không gian mở về phía biển.

c) Về cảnh quan:

- Khai thác nét đặc trưng, đa dạng của khu vực (núi, rừng, hồ, biển) tạo nên sức hấp dẫn bởi nhiều loại hình cảm nhận cảnh quan khác nhau, thiết kế cảnh quan cần hài hòa giữ gìn những giá trị đặc trưng của khu vực.

- Hình thành hệ thống hạ tầng xanh liên kết với mạng lưới mặt nước tự nhiên kết nối với hệ cây xanh khu bảo tồn Bình Châu - Phước Bữu.

- Kết hợp tạo các công trình điểm nhấn tại những nơi có view nhìn cao hoặc tại khu vực bãi đá ngầm (đây là 1 nét đặc trưng của khu vực).

6.2. Định hướng phát triển kiến trúc, cảnh quan (thiết kế đô thị);

a) Nguyên tắc thiết kế đô thị chung:

- Thiết kế đô thị nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế đi đối với sinh thái, hướng đến bền vững.

- Không gian công cộng ven biển được tổng hợp và phát triển để hoàn thiện mục tiêu “Tạo lập không gian công cộng ven biển sống động nhằm duy trì và truyền tải những giá trị đặc trưng”. Cơ cấu hướng đến các giá trị cảnh quan tự nhiên, không gian công cộng đặc trưng ven biển.

b) Khung hướng dẫn thiết kế đô thị tổng thể:

* Công trình điểm nhấn:

Xây dựng các công trình điểm nhấn, bến thuyền du lịch tại khu vực có góc nhìn đẹp, điểm nhìn và hướng nhìn rộng. Đặc biệt là kết nối và phát huy được không gian kiến trúc toàn tuyến nhằm nêu lên giá trị đặc trưng và cũng thúc đẩy phát triển. Các công trình thương mại, dịch vụ hỗn hợp như khách sạn, resort nghỉ dưỡng, mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí, ... gắn kết theo tuyến tạo nên cảnh quan sinh động hiện đại.

* Không gian cảnh quan và không gian mở:

- Thiết lập các bãi tắm công cộng gắn với khu vực có bãi biển rộng kết nối với lối đi bộ xuống biển.

- Khai thác trục hành lang bờ biển kết nối các công trình dịch vụ công cộng, quảng trường, không gian đặc trưng, công trình biểu tượng.

- Quảng trường biển: Khai thác quảng trường tạo điểm nhấn ấn tượng, đặc trưng cho tuyến ven biển, tạo không gian cho các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi thư giãn kết hợp các dịch vụ giải trí cho người dân trong tỉnh và các vùng lân cận.

- Công viên cây xanh cảnh quan: Khai thác không gian mảng xanh tự nhiên khu vực hồ Cốc, hồ Đắng cho các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi thư giãn kết hợp dịch vụ du lịch tao sinh động cho toàn tuyến.

- Đầu tư mở rộng các lối xuống biển nằm ở giữa ranh 2 dự án, hay trong dự án với khoảng cách mỗi lối xuống biển cách nhau 1000 ÷ 3000m, lộ giới tối đa 30m có tổ chức cảnh quan 2 bên, hài hòa về mặt cảnh quan chung.

c) Quy định về tầng cao:

- Tầng cao tối đa 45 tầng đối với duy nhất công trình điểm nhấn phức hợp tại 02 khu là Khu phát triển du lịch hỗn hợp Hồ Tràm và khu phát triển hỗn hợp hồ Đắng. Cộng hưởng với các không gian quảng trường biển, góc nhìn rộng.

- Vùng phát triển du lịch hỗn hợp (gắn liền với sự phát triển của đô thị Hồ Tràm): Tầng cao tối đa 32 tầng đối với công hình thuộc dự án quy hoạch khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm, các dự án còn lại tầng cao tối đa 20 tầng với công trình khai thác du lịch nghỉ dưỡng hỗn hợp.

- Vùng phát triển du lịch nghỉ dưỡng bảo tồn, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe: Tầng cao tối đa 20 tầng đối với công trình điểm nhấn gắn với khu vực hồ Cốc, khai thác du lịch nghỉ dưỡng hỗn hợp.

- Vùng phát triển du lịch sinh thái, Vườn thú hoang dã Safari: Tầng cao tối đa 30 tầng đối với các công trình khai thác du lịch nghỉ dưỡng hỗn hợp gắn với khu vực hồ Cốc, hồ Đắng.

- Vùng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao biển (gắn liền với sự phát triển của đô thị Bình Châu): Tầng cao tối đa 20 tầng đối với công trình điểm nhấn khai thác du lịch nghỉ dưỡng hỗn hợp.

- Tầng cao từ 1 - 7 tầng đối với khu dân cư hiện hữu ngã tư Hồ Tràm nằm trong ranh giới quy hoạch.

- Tầng cao từ 1 - 5 tầng đối với các công trình khai thác du lịch nghỉ dưỡng, hình thức là biệt thự nghỉ dưỡng, công trình dạng nhà phố thương mại dịch vụ. Được bố trí phù hợp với địa hình, cảnh quan và khai thác được hiệu quả sử dụng đất.

- Tầng cao từ 1 - 3 tầng đối với các công trình khai thác du lịch nghỉ dưỡng phức hợp dưới tán rừng, hình thức là biệt thự nghỉ dưỡng, các công trình kiến trúc điểm nhấn gắn với không gian công cộng, đài ngắm cảnh, công trình biểu tượng.

- Tầng cao tối đa 1 tầng đối với các công trình cảnh quan, chòi nghỉ, phụ trợ khác trong các khu vực công viên, cây xanh, vườn thú.

d) Quy định về mật độ xây dựng:

- Mật độ xây dựng tối đa 10% đối với khu vực phát triển dịch vụ công cộng gắn với không gian biển.

- Mật độ xây dựng tối đa 30% đối với khu vực phát triển hỗn hợp gắn với không gian biển.

- Mật độ xây dựng gộp tối đa 25% đối với khu du lịch - nghỉ dưỡng tổng hợp.

- Mật độ xây dựng gộp tối đa 60% đối với khu dân cư hiện hữu ngã tư Hồ Tràm nằm trong ranh giới quy hoạch.

- Mật độ xây dựng gộp tối đa 5% đối với khu du lịch môi trường rừng, khu cây xanh chuyên đề (bao gồm sân gôn, khu vườn thú hoang dã Safari); khu công viên bãi tắm công cộng gắn với quảng trường biển; khu lâm viên gắn với công viên cây xanh.

e) Quy định về khoảng lùi xây dựng:

- Khoảng lùi công trình tối thiểu 6m đối với các công trình dịch vụ - công cộng và các công trình trong khu cây xanh, công viên. Đối với khu vực hồ Đắng và hồ Cốc cần đảm bảo hành lang xanh 10m để tạo cảnh quan chung cho khu vực. Riêng đối với công trình cao tầng nghiên cứu tăng khoảng lùi công trình đảm bảo sự thông thoáng, hài hòa cảnh quan khu vực, dự án.

- Khoảng lùi tối thiểu của các công trình theo bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Quy hoạch xây dựng” số QCVN 01:2019/BXD.

g) Quy định về hệ số sử dụng đất:

- Hệ số sử dụng đất được khống chế chia theo 4 khu vực: Khu du lịch hỗn hợp gắn đô thị Hồ Tràm có hệ số sử dụng đất tối đa 2.0; Khu du lịch nghỉ dưỡng, bảo tồn, nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe có hệ số sử dụng đất tối đa 1.5; Khu du lịch sinh thái, vườn thú hoang dã Safari có hệ số sử dụng đất tối đa 1.5; Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao biển có hệ số sử dụng đất tối đa 2.0.

- Hệ số sử dụng đất cho từng khu đất cụ thể sẽ được xác định trên nguyên tắc hài hòa với mật độ xây dựng cho từng khu vực nghiên cứu quy hoạch, nhằm giải quyết vấn đề về phát triển không gian hợp lý, tận dụng khả năng phát triển du lịch.

h) Quy định về khoảng cách giữa các công trình:

- Các khoảng không gian mở được quản lý thông qua việc xác định khoảng cách giữa các công trình cao tầng và tổ chức chúng xen kẽ nhau, thể hiện ý tưởng các khối mở ra về phía mặt biển nhằm tối ưu hóa cảnh quan của khu vực.

- Mặt đứng đối với 2 khối công trình cạnh nhau: Tổ chức khoảng không gian mở giữa các khối cao tầng để tạo được không gian thông thoáng từ các hướng nhìn khác nhau.

- Mặt bằng đối với 2 khối công trình cạnh nhau: Bố trí các khối cao tầng nằm so le nhằm tạo tối đa không gian mở.

7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

7.1. Chuẩn bị kỹ thuật:

* San nền:

- Chọn cốt khống chế xây dựng: Theo quy phạm hiện hành cốt khống chế xây dựng Hxd = Hmax (1%) 0.5m. Cao độ khống chế xây dựng Hxd>=3m.

- Phương án san nền: Khu vực quy hoạch đa số có cao độ địa hình >3m nên phương án san nền chung là san lấp cục bộ tạo mặt bằng xây dựng cho từng khu vực để giảm khối lượng đào đắp. Cao độ san nền bám theo địa hình tự nhiên, tránh đào đắp lớn, hạn chế phá vỡ mặt phủ tự nhiên. Riêng khu vực có cao độ địa hình thấp<3.0m cần được san đắp tới cao độ khống chế để chống ngập lụt.

* Thoát nước mưa:

- Đối với khu vực hiện hữu: Xây dựng mới và cải tạo hệ thống thoát nước mưa theo yêu cầu phát triển của khu vực.

- Đối với các khu vực xây mới: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng với nước thải sinh hoạt. Hệ thống thoát nước mưa bằng hệ thống kín tự chảy theo địa hình (cống tròn, mương nắp đan) bố trí dọc các trục đường và xả trực tiếp ra sông suối, ra biển theo hướng ngắn nhất.

* Các công trình kỹ thuật khác:

- Đối với các khu vực bờ biển có hiện tượng sạt lở cần xây dựng kè hoặc các công trình điều chỉnh dòng chảy để chống sạt lở.

- Đối với các khu vực đào đắp có vách taluy cần có các giải pháp gia cố mái dốc để bảo vệ mái taluy ổn định nền đất.

7.2. Giao thông:

* Giao thông đường biển:

Xây dựng bến tàu du lịch tại khu du lịch Safari, kết nối du lịch với bến tàu đi Côn Đảo, bến tàu đi TP. Phan thiết... Vừa phục vụ nhu cầu các tàu du lịch, vừa phục vụ nhu cầu giao thương quốc tế và khu vực trong tương lai.

* Giao thông đường bộ:

- Đường Ven Biển (ĐT994) - 06 làn xe: Mặt cắt ngang 42m.

- Các tuyến trục đường chính hướng biển: là các trục dọc chính từ khu du lịch hướng xuống biển, lộ giới đường tối đa 30m.

- Tuyến đường hành lang rừng bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu: lộ giới tối đa 30m.

* Giao thông công cộng:

- Bố trí tuyến vận tải hành khách theo phương thức sử dụng xe buýt BRT.

- Bố trí các tuyến xe buýt và các tuyến taxi để phục vụ khách du lịch, các điểm dừng đỗ xe buýt phải đảm bảo khoảng 15 phút đi bộ có 1 điểm dừng đỗ.

- Bến xe khách, bến xe buýt, taxi: được đặt theo vị trí của các đầu mối giao thông như bến tàu, các trạm dừng của tàu điện, khu trung tâm công cộng và được trang bị đầy đủ các tiện nghi cho hành khách.

- Ngoài các đường bố trí hệ thống đường dành riêng khách du lịch có nhu cầu đi xe đạp và xe đạp điện, mục đích thể thao, bảo vệ môi trường, có bố trí các điểm sạc điện, thuê xe thích hợp.

7.3. Cấp nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước khách du lịch: 300lit/ng-ngày.

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho lao động phục vụ: 100 lit/ng-ngày.

- Tiêu chuẩn cấp nước công trình công cộng: 10%Qsh.

- Tiêu chuẩn cấp nước tưới cây, rửa đường 10% Qsh.

- Lưu lượng nước rò rỉ, dự phòng 15% Qtổng.

- Hệ số dùng nước điều hòa lớn nhất Kmax =1,15.

- Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2030 của toàn khu du lịch là khoảng 4.600 m3/ngđ

- Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2050 của toàn khu du lịch là khoảng 11.500 m3/ngđ

* Nguồn cấp nước:

- Khu vực quy hoạch sử dụng nước từ nhà máy nước Sông Hỏa đặt tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc và tuyến ống truyền tải nước sạch thuộc xã Bông Trang, Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc). Khi nhu cầu dùng nước tăng lên sẽ đấu nối với hệ thống cấp nước từ nhà máy nước Sông Ray và nhà máy nước Hòa Hiệp.

- Ngoài ra, theo Quyết định số 1479/UBND ngày 06/6/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì Khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm dự kiến sử dụng nước từ nhà máy nước Đất Đỏ huyện Xuyên Mộc, nhà máy nước Hồ Đá Bàn và nhà máy nước Sông Hỏa.

7.4. Cấp điện:

- Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng được tính theo công suất điện trên m2 sàn (30 W/m2 sàn).

- Chỉ tiêu cấp điện cho du lịch được tính theo công suất trên phòng lưu trú (5kW/phòng).

* Nguồn cấp điện:

Hiện nay nguồn cấp điện cho khu quy hoạch là các tuyến trung thế 3 pha 22kV và 1 pha 12,7kV thuộc tuyến 472 phát xuất từ trạm 110/22kV - 40 63MVA Xuyên Mộc. Trong thời gian tới, khi trạm biến áp 110/22kV - 40MVA Hồ Tràm được đưa vào vận hành thì sẽ đấu chuyển các tuyến trung thế 22kV thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu qua trạm này. Để đủ khả năng cấp điện cho khu quy hoạch, đề xuất nâng công suất trạm 110/22kV Hồ Tràm lên 2x40MVA.

7.5. Thông tin liên lạc:

* Dự kiến nhu cầu:

- Hệ thống thông tin liên lạc khu quy hoạch được ghép nối vào trung tâm viễn thông của viễn thông huyện Xuyên Mộc - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

- Mạng dịch vụ bưu chính viễn thông, mạng truyền thông sẽ được số hoá 100%, kỹ thuật Anolog được thay thế bằng kỹ thuật hiện đại, giúp tự động hoá hoàn toàn cuộc gọi liên tỉnh và quốc tế.

- Mạng truyền dẫn cũng được đầu tư đủ sức đáp ứng lưu thoại và các dịch vụ cao cấp trên mạng lưới.

* Nguồn:

- Kéo tuyến cáp quang 16FO từ trung tâm viễn thông của viễn thông huyện Xuyên Mộc tới đấu nối vào khu quy hoạch.

- Mạng lưới cáp thông tin nội bộ sẽ được đấu nối với các tủ cáp của từng khu vực, tùy theo nhu cầu sử dụng mà dùng các loại cáp có dung lượng khác nhau (tương ứng với dung lượng của các tủ cáp).

* Giải pháp thiết kế:

- Với dung lượng thuê bao trên, hồ sơ quy hoạch 1/2000 dự kiến hệ thống điện thoại sẽ được kết nối với các tổng đài khu vực được xây dựng trong từng giai đoạn đầu tư. Để phù hợp với quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc chung, hệ thống tổng đài, cáp truyền dẫn và các tủ cáp thuê bao sử dụng cho khu vực sẽ do các cơ quan thuộc ngành bưu chính viễn thông thiết kế và đầu tư xây dựng.

- Trong quy hoạch này để chuẩn bị sẵn cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc đưa cáp trục chính đến các khu vực thuê bao và để đảm bảo mỹ quan đô thị tránh việc đào bới đường phố sau này, một hệ thống cống bể ngầm được xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ cùng với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.

- Trạm viễn thông BTS dự kiến bố trí trên đất cây xanh gần Tổng đài bưu điện, vị trí cụ thể khi thi công sẽ được ngành viễn thông khảo sát lắp đặt.

7.6. Quản lý chất thải và nghĩa trang:

* Thoát nước thải:

- Tổng lưu lượng nước thải trong trong khu du lịch được tính toán = 80% tiêu chuẩn cấp nước.

- Lượng nước thải của khu quy hoạch đến năm 2030 khoảng 2.900m3/ngđ.

- Lượng nước thải của khu quy hoạch đến năm 2050 khoảng 7.300m3/ngđ.

* Giải pháp thoát nước thải:

- Xây dựng tuyến cống thu gom nước thải riêng, xây dựng trạm xử lý nước thải riêng cho khu vực quy hoạch. Một phần nước thải sau xử lý cần làm sạch triệt để đạt tiêu chuẩn để tái sử dụng, cung cấp cho nhu cầu tưới cây, tưới sân golf, cho toilet, rửa sàn, vệ sinh ... cho khu du lịch.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 7.300m3/ngđ để thu gom xử lý nước thải cho khu vực. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn quy định đạt tiêu chuẩn TCVN 7222 - 2002 và QCVN14 - 2008 và được xả ra các điểm theo quy hoạch.

- Xây dựng tuyến cống thu gom nước thải có đường kính từ D300 - D600.

* Quản lý chất thải rắn:

- Tiêu chuẩn chất thải rắn trung bình 1 - 1,2kg/ng-ngày.

- Tổng lượng rác khu vực quy hoạch tới năm 2030 dự kiến khoảng 12,8 tấn/ngày, đến năm 2050 khoảng 31,5 tấn/ngày. Lượng rác trong khu du lịch được thu gom tập trung sau đó sẽ được đưa đến khu xử lý chất thải rắn tập trung để xử lý.

- Tất cả các loại CTR đều phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, hạn chế tối đa khối lượng CTR phải chôn lấp.

7.7. Đánh giá tác động môi trường:

- Bảo vệ môi trường được xem là yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng các khu du lịch hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, trên quan điểm tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh xã hội & quốc phòng, đồng thời khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.

- Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị du lịch bền vững cần hài hòa các yếu tố về tự nhiên, con người thông qua việc xem xét tính tương quan, tính khả thi và hợp lý giữa quy định bảo vệ tài nguyên môi trường và quy hoạch định hướng phát triển.

- Tăng cường biện pháp chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Quy trình phân loại, thu gom, xử lý, tái chế hoặc tiêu hủy chất thải rắn nên được phổ cập và phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động cụ thể của ban quản lý cả khu vực cũng như từng khu du lịch riêng rẽ, đồng thời được quản lý và cập nhật thống nhất, chặt chẽ, thường xuyên nhằm đảm bảo các tiêu chí xanh - sạch - đẹp cho khu vực.

8. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:

8.1. Các chương trình:

Lập các quy định chặt chẽ để quản lý, kiểm soát việc đầu tư xây dựng và phát triển du lịch tại khu vực, đặc biệt là việc quản lý phát triển du lịch sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu.

8.2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

- Phát triển đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình phát triển du lịch và thu hút đầu tư du lịch.

- Phát triển các khu du lịch, công trình điểm nhấn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là du lịch.

- Nghiên cứu các giải pháp hạn chế xói lở bờ biển, biến đổi khí hậu.

- Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất.

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án du lịch theo quy định.

8.3. Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 1 được triển khai từ năm 2020 - 2030: Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ du lịch tại các khu chức năng có không gian đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch, tạo động lực phát triển đồng bộ toàn khu du lịch.

- Giai đoạn 2 từ sau năm 2030 đến 2050: Đầu tư xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng các khu chức năng và quản lý phát triển theo quy hoạch xây dựng được duyệt.

Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan:

- Sở Xây dựng là chủ đầu tư có trách nhiệm:

Kiểm tra, ký xác nhận thuyết minh, bản vẽ đồ án và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo đúng quy định, phù hợp với nội dung Quyết định này.

Tổ chức quản lý về quy hoạch, xây dựng các dự án đầu tư xây dựng theo đúng nội dung quy hoạch tại Điều 1 của Quyết định này và quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hiện hành khác có liên quan theo đúng chức năng nhiệm vụ.

- UBND huyện Xuyên Mộc có trách nhiệm:

Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch được duyệt theo quy định; tổ chức cắm mốc giới quy hoạch xây dựng ngoài thực địa.

Kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch; xử lý các trường hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thọ

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3476/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt quy hoạch chung khu vực ven biển thuộc các xã Phước Thuận, Bông Trang, Bưng Riềng và Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Số hiệu: 3476/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Nguyễn Văn Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản