Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3433/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 27 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH “ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO, CÓ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU Ở ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 01/01/2015;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 288/TTr-SNN ngày 20/10/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch “Đẩy mạnh ứng dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu ở địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” với nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh ứng dụng Chương trình IPM trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh làm nền tảng cho sản xuất hữu cơ, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2021 - 2025

- Đào tạo chính quy 30 giảng viên có kỹ năng tổ chức và huấn luyện nông dân về Chương trình IPM trên cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu.

- Có khoảng 2.100 nông dân được đào tạo thực hành trên đồng ruộng (FFS) trên các loại cây trồng mới, cây trồng tiềm năng, có khả năng tuyên truyền kết quả của chương trình đến người dân khác trên địa bàn.

- Có khoảng 60% diện tích các cây trồng chủ lực, cây trồng mới ứng dụng Chương trình IPM; trên 50% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm trên 40%; tăng hiệu quả sản xuất trên 10%.

- Đến năm 2025 có trên 10.000 ha các loại cây trồng sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, áp dụng Chương trình IPM, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, thuốc BVTV sinh học.

2.2. Định hướng đến năm 2030

- Có từ 70 - 80% diện tích các loại cây trồng áp dụng IPM; từ 70 - 80% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM.

- Giảm trên 60% lượng thuốc BVTV hóa học được sử dụng trên đồng ruộng.

- Có từ 80 - 90% số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt được huấn luyện, có khoảng 9.000 lượt nông dân được đào tạo, có khả năng tuyên truyền kết quả của chương trình đến người dân khác trên địa bàn.

- Đến năm 2030 có khoảng 15.000 ha các loại cây trồng sản xuất theo cánh đồng lớn áp dụng IPM, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, thuốc BVTV sinh học.

3. Nhiệm vụ Kế hoạch

3.1. Đào tạo giảng viên IPM trên các loại cây trồng

Đào tạo nguồn lực giảng viên IPM (Training of Trainers - TOT) tại chỗ cho các huyện, thành phố, thị xã có sản xuất nông nghiệp. Các giảng viên sau khi được đào tạo hiểu biết sâu về Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, có kỹ năng truyền đạt, giảng dạy chương trình IPM, là những giảng viên chính huấn luyện nông dân trên các loại cây trồng.

- Đối tượng đào tạo: Là cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các Trung tâm: Khuyến Nông, Giống cây trồng - vật nuôi, phòng Nông nghiệp và PTNT/KT các huyện, thành phố, thị xã.

- Số lượng: 01 lớp 30 học viên, thực hiện trong năm 2022.

- Địa điểm, thời gian đào tạo: Tại thành phố Đông Hà, tổng thời gian khóa đào tạo 86 ngày.

3.2. Huấn luyện nông dân nòng cốt (Farmer Field School - FFS) cùng với xây dựng mô hình thực hành về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

3.2.1. Huấn luyện nông dân nòng cốt

- Đối tượng học viên tham gia lớp huấn luyện: Là nông dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên cho các đối tượng là chủ thể tham gia sản xuất sản phẩm OCOP, liên kết sản xuất, vùng sản xuất có tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất sản phẩm hữu cơ, phụ nữ ...

- Đối tượng cây trồng: Lúa, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, cây dược liệu và cây rau.

- Số lượng lớp: 72 lớp, mỗi lớp 30 học viên[1].

- Thời gian huấn luyện: Mỗi lớp tiến hành 7 ngày theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng (cây ngắn ngày/vụ và cây dài ngày/năm). Lịch học được bố trí theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng từ đầu đến cuối chu kỳ.

- Đối tượng cây trồng: Lúa, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, cây dược liệu và cây rau.

3.2.2. Hội nghị, hội thảo đầu bờ

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện, tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn, hàng năm lựa chọn những mô hình tiêu biểu trong mỗi nhóm cây trồng để tổ chức 4 hội thảo đầu bờ/năm để tuyên truyền và để nông dân chưa tham gia chương trình được mắt thấy tai nghe và được chứng kiến tiến bộ kỹ thuật mới.

3.3. Xây dựng mô hình cánh đồng lớn áp dụng IPM

Để đẩy mạnh ứng dụng Chương trình IPM trên các loại cây trồng ra diện rộng, tạo sức lan tỏa và làm mô hình điểm cho nông dân tham quan, học tập, nhân rộng chương trình; tạo nguồn sản phẩm đáp ứng về số lượng và chất lượng phục vụ cho xuất khẩu.

- Số lượng mô hình: 46 mô hình, thực hiện trong 4 năm, trong đó lúa 8; cây ăn quả 8; cây rau 8; hồ tiêu 10; cà phê 4; cây dược liệu 8.

- Quy mô về diện tích: Đối với cây lúa: 10ha/mô hình; cây Hồ tiêu: 02ha/mô hình; cây Cà phê: 5ha/mô hình; cây rau: 01ha/mô hình; cây ăn quả: 03ha/mô hình; cây dược liệu 03ha/mô hình.

- Địa điểm triển khai: Tại các vùng sản xuất trọng điểm các cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh.

II. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi Kế hoạch để người dân tiếp cận và thực hiện.

- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị, ... xây dựng nội dung truyền thông IPM trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, báo viết, báo mạng, các tạp chí, trang thông tin điện tử từ tỉnh đến cấp huyện, xã về nội dung của kế hoạch, các chuyên đề tiến bộ kỹ thuật mới, nguyên tắc và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên từng loại cây trồng, mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất để cán bộ và nhân dân hiểu và tổ chức thực hiện.

- Thông qua các cuộc hội nghị, tham quan, tập huấn, xây dựng mô hình, đào tạo nông dân để trực tiếp tuyên truyền, vận động, thuyết phục mọi người cùng tham gia, trở thành phong trào xã hội rộng lớn, có tổ chức. Chú trọng phương pháp truyền thông trực tiếp, lan tỏa trong cộng đồng dân cư. In ấn tài liệu kỹ thuật (tập sách mỏng, tờ gấp, tờ bướm...) để phổ biến cho người dân.

2. Giải pháp về kỹ thuật

2.1. Nguyên tắc chọn địa điểm, đối tượng tham gia lớp FFS

- Chọn điểm, cây trồng: Dựa trên cơ sở khảo sát, đánh giá về nhận thức và nhu cầu của người sản xuất, diện tích, cơ cấu cây trồng, mức độ quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác bảo vệ thực vật trong đó có IPM; định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương gắn với tái cơ cấu ngành trồng trọt và những đề xuất.

- Nông dân tham gia lớp FFS: Là người trong độ tuổi lao động, có khả năng tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp và hướng dẫn người khác làm theo mình.

2.2. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng mô hình thực hành IPM

- Giải pháp về giống và mật độ gieo trồng: Ưu tiên sử dụng giống có phẩm cấp, chất lượng, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và chống chịu sâu bệnh; bố trí mật độ cây trồng hợp lý tạo năng suất và hiệu quả tối ưu trên đơn vị diện tích.

- Giải pháp về phân bón: Hạn chế phân hóa học, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh; xử lý nguồn phụ phẩm để cải tạo đất; bón phân theo nhu cầu của cây trồng từng giai đoạn...

- Giải pháp về ứng dụng các kỹ thuật mới: Ứng dụng công nghệ như dùng thiết bị bay không người lái (Drone) để phun thuốc BVTV, hệ thống tưới thông minh điều khiển bằng Smart phone; dùng công cụ sạ hàng trong sản xuất lúa; hệ thống nhà màng, nhà lưới tiên tiến, dùng bạt phủ trong sản xuất rau, củ, quả...

- Giải pháp về điều tiết nước: Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý; điều tiết nước theo nhu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng; áp dụng quy trình Nông - Lộ - Phơi đối với cây lúa; ứng dụng các giải pháp tưới tiết kiệm, hệ thống tưới nhỏ giọt đối với cây trồng cạn.

- Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, ưu tiên sử dụng thuốc BVTV sinh học, chế phẩm sinh học kiểm soát sâu bệnh hại, thu và nhân nuôi các loại nấm, côn trùng có ích; bảo tồn và phát huy vai trò của thiên địch ngoài đồng ruộng, xử lý sâu bệnh bằng cách phân tích hệ sinh thái.

3. Giải pháp nhân lực

3.1. Về đào tạo giảng viên IPM (TOT) và nông dân nòng cốt (FFS)

- Thống kê nhu cầu về lực lượng giảng viên IPM, để hợp đồng, hợp tác với cơ quan chuyên ngành (Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh có chứng chỉ IPM trên các loại cây trồng, Trung tâm Bảo vệ thực vật khu 4, Cục Bảo vệ thực vật...) nhằm đào tạo đủ giảng viên IPM đáp ứng yêu cầu huấn luyện cho nông dân (FFS).

- Củng cố và hoàn thiện đội ngũ nông dân nòng cốt hiểu biết sâu về IPM, giúp đỡ, tư vấn cho người sản xuất trong cộng đồng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng vật tư đầu vào hiệu quả; phương pháp triển khai lớp học hiện trường, kỹ năng truyền đạt, trình bày, hướng dẫn thảo luận nhóm, ...

3.2. Về cán bộ kỹ thuật

- Phân công cán bộ lĩnh vực Trồng trọt và bảo vệ thực vật phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn TNCS HCM, ....) tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân tự nguyện áp dụng IPM vào sản xuất sau khi đã được huấn luyện FFS.

4. Giải pháp về cơ chế chính sách

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ các khoản sau:

- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo giảng viên IPM (TOT), huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS), và tổ chức các hội nghị, hội thảo đầu bờ (Ngân sách tỉnh).

- Hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng clip, phát sóng trên truyền hình... (Ngân sách tỉnh).

- Hỗ trợ 100% kinh phí chuyển giao kỹ thuật, 50% giống, vật tư thiết yếu đối với vùng đồng bằng, 70% giống, vật tư thiết yếu đối với vùng miền núi (ngân sách tỉnh hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, ngân sách huyện hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu) cho diện tích xây dựng mô hình cánh đồng lớn áp dụng IPM.

5. Giải pháp về kinh phí

- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 8.476,965 triệu đồng

- Nguồn kinh phí:

+ Nguồn ngân sách tỉnh cấp: 4.234,765 triệu đồng.

+ Nguồn ngân sách huyện: 2.281,900 triệu đồng.

+ Nguồn đối ứng của người dân: 1.960,300 triệu đồng.

- Phân kỳ đầu tư

 Đơn vị tính: Triệu đồng

Vốn và nguồn vốn

Tổng

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Nhu cầu kinh phí

8.476,965

2.486,062

1.886,314

2.048,237

2.056,352

Kinh phí từ NS tỉnh

4.234,765

1.398,862

799,114

1.014,337

1.022,452

Kinh phí từ nguồn ngân sách huyện

2.281,900

583,800

583,800

557,150

557,150

Đối ứng của người dân

1.960,300

503,400

503,400

476,750

476,750

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và địa phương triển khai Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc và giám sát thực hiện; báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo quy định; tổ chức tổng kết đánh giá và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo.

- Hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kinh phí thực hiện trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Phối hợp với các địa phương, tổ chức lồng ghép các chương trình, kế hoạch, dự án, các chính sách hỗ trợ sản xuất giai đoạn 2021 - 2025 đề xuất cơ chế chính sách áp dụng IPM trong sản xuất đại trà.

2. Sở Tài chính

Căn cứ Kế hoạch được phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách, hàng năm, thẩm định dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí để thực hiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trên cơ sở vốn các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch sản xuất và ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng đến năm 2025 tiết kiệm, hiệu quả.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì hướng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tuyên truyền sâu rộng nội dung, mục đích, ý nghĩa của Kế hoạch. Duy trì, xây dựng mới các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh cơ sở về việc đẩy mạnh ứng dụng Chương trình IPM trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu ở địa bàn tỉnh Quảng Trị vào sản xuất để cán bộ và nhân dân hiểu rõ và tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Tăng cường tuyên truyền đến các tổ chức đoàn thể về thực hiện chương trình IPM.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trong công tác chỉ đạo, phát triển sản xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ nguồn hỗ trợ của các dự án, các tổ chức phi chính phủ... gắn với các chương trình, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích nông dân áp dụng IPM, mở thêm các lớp huấn luyện IPM trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND cấp xã và Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiếp nhận và tuyên truyền, khuyến cáo nông dân ứng dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng, tổ chức nhân rộng các mô hình có hiệu quả, từ đó đưa IPM vào chương trình hành động của từng địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT TT Hà Sỹ Đồng;
- PVP Nguyễn Cửu;
- Chi cục TT&BVTV;
- Lưu: VT, NNP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

4

SRI

Hệ thống canh tác lúa cải tiến

5

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

6

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do Asean

7

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

8

ATTP

An toàn thực phẩm

9

FFS

Huấn luyện nông dân thực hành trên đồng

10

TOT

Đào tạo kỹ năng giảng viên

11

FAO

Tổ chức Nông lương Liên hiệp Quốc

12

OCOP

Mỗi xã (phường) một sản phẩm

13

NS

Ngân sách

14

NTM

Nông thôn mới

 

PHỤ LỤC 2

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TRIỂN KHAI IPM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Đơn vị

Diện tích đã áp dụng IPM (ha)

Số người đã được đào tạo IPM (người)

Nhu cầu đào tạo IPM (người/năm)

Ghi chú

Cây lúa

Cây công nghiệp

Cây khác

Cây lúa

Cây công nghiệp

Cây khác

Cây lúa

Cây công nghiệp

Cây khác

Hải Lăng

196

-

18

990

-

135

540

-

300

 

Triệu Phong

300

3

15

600

60

150

4.170

330

870

 

Cam Lộ

15

23

-

990

540

600

240

210

240

 

Gio Linh

1.230

62,7

10

240

120

60

510

300

330

 

Vĩnh Linh

1.580

230

97

3.480

765

330

1.830

810

1.110

 

Đakrông

-

-

-

-

-

30

60

-

90

 

Hướng Hóa

20

0,1

-

-

30

-

745

790

945

 

Đông Hà

290

-

35

240

-

150

335

-

160

 

Tổng cộng

3.631

318,8

175

6.540

1.515

1.455

8.430

2.440

4.045

 

 

PHỤ LỤC 3

KHÁI TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG IPM GIAI ĐOẠN 2022-2025

STT

Nội dung hỗ trợ

2022

2023

2024

2025

Giai đoạn 2022-2025

Tổng 2022

Tỉnh

Địa phương

Đối ứng

Tổng 2023

Tỉnh

Địa phương

Đối ứng

Tổng 2024

Tỉnh

Địa phương

Đối ứng

Tổng 2025

Tỉnh

Địa phương

Đối ứng

Tổng 2022-2025

NS Nhà nước

Tỉnh

Địa phương

Đối ứng

Tổng

2.486,06

1.398,86

583,80

503,40

1.886,31

799,11

583,80

503,40

2.048,24

1.014,34

557,15

476,75

2.056,35

1.022,45

557,15

476,75

8.476,97

6.516,67

4.234,77

2.281,90

1.960,30

I

Đào tạo giảng viên IPM (TOT)

512,49

512,49

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

512,49

512,49

512,49

0,00

0,00

II

Lớp huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS)

748,71

748.71

0,00

0,00

661,45

661,45

0,00

0,00

884,60

884,60

0,00

0,00

884,60

884,60

0,00

0,00

3.179,36

3.179,36

3.179,36

0,00

0,00

 

- Cây lúa (10 lớp)

174,52

174,52

0,00

0,00

87,26

87,26

0,00

0,00

87,26

87,26

0,00

0,00

87,26

87,26

0,00

0,00

436,30

436,30

436,30

0,00

0,00

 

- Cây ăn quả (14 lớp)

127,89

127,89

0,00

0,00

127,89

127.89

0,00

0,00

170,52

170,52

0,00

0,00

170,52

170,52

0,00

0,00

596,82

596,82

596,82

0,00

0,00

 

- Cây rau (10 lớp)

95,26

95,26

0,00

0,00

95,26

95,26

0,00

0,00

122.89

142,89

0,00.

0,00

142,89

142,89

0,00

0,00

476,50

476.30

476,30

0,00

0,00

 

- Cây Hồ tiêu (18 lớp)

170,52

170,52

0,00

0,00

 170,52

170,52

0,00

0,00

213,15

213,15

0,00

0,00

213,15

213,15

0,00

0,00

767,34

767,34

767,34

0,00

0,00

 

- Cây cà phê (10 lớp)

85,26

85,26

0,00

0,00

85,26

85,26

0,00

0,00

127,89

127,89

0,00

0,00

127,89

127,89

0,00

0,00

436,30

436,30

436,30

0,00

0,00

 

- Cây dược liệu (10 lớp)

95,26

95,26

0,00

0,00

95,26

95.26

0,00

0,00

142,89

142,89

0,00

0,00

142,89

142,89

0,00

0,00

476,30

436,30

436,30

0,00

0,00

III

Hội nghị đầu bờ (16): 04 hội nghị/năm

32,46

32,46

0,00

0,00

32,46

32,46

0,00

0,00

32,46

32,46

0,00

0,00

32,46

32,46

0,00

0,00

129,84

129,84

129,84

0,00

0,00

IV

Hội nghị tổng kết dự án

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

8,12

8,12

0,00

0,00

8,12

8,12

8,12

0,00

0,00

V

Xây dựng cánh đồng lớn áp dụng chương trình IPM

1.192,40

105,20

583,80

503,40

1.192.40

105,20

583,80

503,40

1.131,18

97,28

557,15

476,75

1.131,18

97,28

557,15

476,75

4.647,16

2.686,86

404,96

2.281,90

1.960,30

1

- Cây lúa (8 chương trình)

260,85

15,85

122,50

122,50

260,85

15,85

122,50

122,50

260,85

15,85

122,50

122,50

260,85

15,85

122,50

122,50

1.043,42

553,42

63,42

490,00

490,00

2

- Cây ăn quả (8 chương trình)

189,88

18,88

85,50

85,50

189,88

18,88

85,50

85,50

189,88

18,88

85,50

85,50

189,88

18,88

85,50

85,50

759,51

417,51

75,51

342,00

342,00

3

- Cây rau (6 chương trình)

122,45

15,85

55,30

53,30

122,45

15,85

53,30

53,30

61,23

7,93

26,65

26,65

61,23

7,93

26,65

26,65

367,36

207,46

47,56

159,90

159,90

4

- Cây Hồ tiêu (8 chương trình)

153,88

18,88

67,50

67,50

153,08

18,88

67,50

67,50

153,88

18,88

67,50

67,50

153,88

18,88

67,50

67,50

615,51

345,51

75,51

270,00

270,00

5

- Cây cà phê (8 chương trình)

219,88

18,88

140,70

60,30

219,88

18,88

140,70

60,30

219,88

18,88

140,70

60,30

219,88

18,88

140,70

60,30

879,51

638,31

75,51

562,80

241,20

6

- Cây dược liệu (8 chương trình)

245,46

16,86

114,30

114,30

245,46

16,86

114,30

114,30

245,46

16,86

114,30

114,30

245,46

16,86

114,30

114,30

981,85

524,65

67,45

457,20

457,20

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP CÁC LỚP IPM ĐÃ THỰC HIỆN

Nội dung

Năm

Các lớp IPM đã thực hiện

Tổng

Lúa

Lạc

Rau

Hồ tiêu

Cà phê

Cây ăn quả

Sắn

Đậu xanh

2008

0

8

9

6

1

0

0

0

24

2009

0

16

3

7

1

0

0

0

27

2010

0

0

4

3

1

0

0

0

8

2011

0

3

2

3

1

0

0

0

9

2012

0

4

0

4

1

0

0

0

9

2013

0

3

0

3

1

0

0

0

7

2014

0

0

3

3

0

0

0

0

6

2015

3

2

3

0

0

0

0

0

8

2016

8

4

3

3

1

0

0

0

19

2017

10

4

3

3

0

0

0

0

20

2018

4

3

2

3

1

0

0

2

15

2019

13

0

1

0

0

1

0

1

16

2020

11

0

1

7

0

1

0

0

20

2021

0

0

0

1

0

2

2

0

5

Tổng cộng

49

47

34

46

8

4

2

3

193

 

PHỤ LỤC 5

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNG NĂM

TT

Nội dung thực hiện

ĐVT

Số lượng

2022

2023

2024

2025

I

Đào tạo, huấn luyện

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo giảng viên IPM (TOT)

lớp

1

1

 

 

 

2

Lớp huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS)

Lớp

72

17

15

20

20

 

- Cây lúa

Lớp

10

4

2

2

2

 

- Cây ăn quả

Lớp

14

3

3

4

4

 

- Cây rau

Lớp

10

2

2

3

3

 

- Cây Hồ tiêu

Lớp

18

4

4

5

5

 

- Cây cà phê

Lớp

10

2

2

3

3

 

- Cây dược liệu

Lớp

10

2

2

3

3

3

Hội nghị tổng kết

HN

1

 

 

 

1

4

Hội nghị đầu bờ

HN

16

4

4

4

4

5

Xây dựng cánh đồng lớn áp dụng chương trình IPM

MH

46

12

12

11

11

 

- Cây lúa

MH

8

2

2

2

2

 

- Cây ăn quả

MH

8

2

2

2

2

 

- Cây rau

MH

6

2

2

1

1

 

- Cây Hồ tiêu

MH

8

2

2

2

2

 

- Cây cà phê

MH

8

2

2

2

2

 

- Cây dược liệu

MH

8

2

2

2

2

 

PHỤ LỤC 6

CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH IPM GIAI ĐOẠN 2022-2025

TT

Chương trình hoạt động

Đơn giá

Sống lượng lớp/mô hình

Tổng tiền

Nhà nước hỗ trợ

Người dân đối ứng

Ghi chú

Tổng

Trong đó

NS tỉnh

NS huyện

I

Lớp đào tạo giảng viên (TOT): Số ngày: 86 ngày vừa học vừa thực hành tại hiện trường.

GV: 01 GV chính (kiêm phụ trách 01 tổ), 03 trợ giảng phụ trách 03 tổ

Số học viên: 35 người

512.488.000

1

512.488.000

512.488.000

512.488.000

 

 

 

1

Tài liệu, vật tư, dụng cụ, giáo cụ học tập

48.088.000

 

48.088.000

 

 

 

 

 

2

Chi phí giảng viên, ban tổ chức lớp học

356.900.000

 

356.900.000

 

 

 

 

 

3

Chi giải khát giữa giờ

21.500.000

 

21.500.000

 

 

 

 

 

4

Thuê hội trường học tập, phòng ngủ cho học viên

86.000.000

 

86.000.000

 

 

 

 

 

II

Các lớp huấn luyện nông dân

 

 

3.179.360.000

3.179.360.000

3.179.360.000

 

 

 

1

IPM trên cây Hồ tiêu, Cà phê, cây ăn quả

42.630.000

42

1.790.460.000

1.790.460.000

1.790.460.000

 

 

 

2

IPM trên cây Rau, Cây dược liệu

47.630.000

20

952.600.000

952.600.000

952.600.000

 

 

 

3

IPM trên cây Lúa

43.630.000

10

436.300.000

436.300.000

436.300.000

 

 

 

III

Hội nghị đầu bờ (60 đại biểu, 30 người hưởng lương, 30 người không hưởng lương)

8.115.000

16

129.840.000

129.840.000

129.840.000

 

 

 

IV

Hội nghị tổng kết (60 đại biểu, 30 người hưởng lương, 30 người không hưởng lương)

8.115.000

1

8.115.000

8.115.000

8.115.000

 

 

 

V

Xây dựng cánh đồng lớn áp dụng chương trình IPM trên các loại cây trồng

 

 

4.647.162.000

2.686.862.000

404.962.000

2.281.900.000

1.960.300.000

 

1

Xây dựng cánh đồng lớn áp dụng chương trình IPM trên cây lúa

130.427.000

8

1.043.416.000

553.416.000

63.416.000

490.000.000

490.000.000

 

 

Hỗ trợ vật tư, phân bón thực hiện chương trình

122.500.000

8

980.000.000

490.000.000

 

490.000.000

490.000.000

 

 

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

6.415.000

8

51.320.000

51.320.000

51.320.000

 

0

 

 

Thuê cán bộ theo dõi,chỉ đạo

1.512.000

8

12.096.000

12.096.000

12.096.000

 

0

 

2

Xây dựng cánh đồng lớn áp dụng chương trình IPM trên cây Hồ tiêu

76.939.000

8

615.512.000

345.512.000

75.512.000

270.000.000

270.000.000

 

 

Hỗ trợ vật tư, phân bón thực hiện chương trình

67.500.000

8

540.000.000

270.000.000

 

270.000.000

270.000.000

 

 

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

6.415.000

8

51.320.000

51.320.000

51.320.000

 

0

 

 

Thuê cán bộ theo dõi, chỉ đạo

3.024.000

8

24.192.000

24.192.000

24.192.000

 

0

 

3

Xây dựng cánh đồng lớn áp dụng chương trình IPM trên cây Cà phê

109.939.000

8

879.512.000

638,312.000

75.512.000

562.800.000

241.200.000

Huyện Miền núi

 

Hỗ trợ vật tư, phân bón thực hiện chương trình

100.500.000

8

804.000.000

562.800.000

 

562.800.000

241.200.000

 

 

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

6.415.000

8

51.320.000

51.320.000

51.320.000

 

0

 

 

Thuê cán bộ theo dõi,chỉ đạo

3.024.000

8

24.192.000

24.192.000

24.192.000

 

0

 

4

Xây dựng cánh đồng lớn áp dụng chương trình IPM trên cây Rau (cải, dưa chuột, đậu cove...)

61.227.000

8

367.362.000

207.462.000

47,562.000

159.900.000

159.900.000

 

 

Hỗ trợ vật tư, phân bón thực hiện chương trình

53.300.000

6

319.800.000

159.900.000

 

159.900.000

159.900.000

 

 

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

6.415.000

6

38.490.000

38.490.000

38.490.000

 

0

 

 

Thuê cán bộ theo dõi,chỉ đạo

1.512.000

6

9.072.000

9.072.000

9.072.000

 

0

 

5

Xây dựng cánh đồng lớn áp dụng chương trình IPM trên cây Ăn quả (cam, bơ, chanh leo)

94.939.000

8

759.512.000

417.512.000

75.512.000

342.000.000

342.000.000

 

 

Hỗ trợ vật tư, phân bón thực hiện chương trình

85.500.000

8

684.000.000

342.000.000

 

342.000.000

342.000.000

 

 

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

6.415.000

8

51.320.000

51.320.000

51.320.000

 

0

 

 

Thuê cán bộ theo dõi, chỉ đạo

3.024.000

8

24.192.000

24.192.000

24.192.000

 

0

 

6

Xây dựng cánh đồng Iớn áp dụng chương trình IPM trên cây Dược liệu (cà gai leo, chè vằng, an xoa...)

122.731.000

8

981.848.000

524.648.000

67.448.000

457.200.000

457.200.000

 

 

Hỗ trợ vật tư, phân bón thực hiện chương trình

114,300.000

8

914.400.000

457.200.000

 

457.200.000

457.200.000

 

 

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

6.415.000

8

51.320.000

51.320.000

51.320.000

 

0

 

 

Thuê cán bộ theo dõi,chỉ đạo

2.016.000

8

16.128.000

16.128.000

16.128.000

 

0

 

 

Tổng

 

 

8.476.965.000

6.516.665.000

4.234.765.000

2.281.900.000

1.960.300.000

-

 



[1] Cây lúa 10 lớp; cây ăn quả 14 lớp; cây rau 10 lớp; cây cà phê 10 lớp, hồ tiêu 18 lớp, cây dược liệu 10 lớp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3433/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch “Đẩy mạnh ứng dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu ở địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030"

  • Số hiệu: 3433/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Hà Sỹ Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản