Hệ thống pháp luật

 ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3405/QĐ-UBND

 Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 12 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CẤP TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 03 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 14/2017/TT-32/2018/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2098/TTr-SGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương chi tiết nội dung giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ Đề cương này tổ chức biên soạn nội dung giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng dẫn và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CẤP TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3405/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

I/ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 1, 2, 3

TT

CHỦ ĐỀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

BÀI HỌC

1

Quê hương em tươi đẹp

 

- Nhận biết quê hương nơi em sống qua một số hình ảnh, địa danh, thắng cảnh, lễ hội… nổi tiếng.

- Biết giới thiệu với bạn bè và người thân về quê hương em.

- Biết thể hiện tình cảm yêu quý, tự hào về quê hương em.

- Lưu ý: Mỗi địa phương chủ động trong một số nội dung kiến thức phù hợp, gần gũi đối với học sinh của địa phương,…

 

Lớp 1: Bà Rịa - Vũng Tàu - quê hương tươi đẹp

+ Hình ảnh biển Vũng Tàu.

+ Làng chài Phước Hải.

+ Nhà Tròn Bà Rịa.

+ Giàn khoan dầu khí.

+ Hải đăng thành phố Vũng Tàu.

+ Tượng chúa Giêsu trên núi Nhỏ.

+ Côn Đảo.

+ Hồ Mây.

+ Suối nước nóng Bình Châu.

+ Hình ảnh một số lễ hội: Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Nghinh Cô-Dinh Cô, Lễ hội Yang-va của người Chơ-ro, Lễ hội thả diều quốc tế tại Vũng Tàu.

Lớp 2: Bà Rịa - Vũng Tàu những điều đặc biệt

+ Thiên đường nghỉ dưỡng, biển nguyên sơ bậc nhất Việt Nam - Côn Đảo.

+ Hòn đảo có lịch sử đấu tranh cách mạng lâu đời nhất (Côn Đảo).

+ Hệ thống cảng biển nhiều nhất cả nước (là cửa ngõ thông thương ra biển của các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên).

+ Địa hình biển nhưng có núi cao (núi Chúa, núi Ông Trịnh).

+ Rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại ở Việt Nam - Thiên nhiên hùng vĩ và độc đáo - Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu.

+ Hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam - Hồ Mây.

+ Tượng Chúa lớn nhất châu Á.

Lớp 3: Vùng đất - con người Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Tên gọi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có từ khi nào? Ý nghĩa tên gọi.

+ Trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Hai thành phố, 1 thị xã và 5 huyện:Thành phố Bà Rịa; Thành phố Vũng Tàu; Thị xã Phú Mỹ; 5 Huyện : Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc.

+ Đặc điểm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,…

+ Các dân tộc chủ yếu.

2

Di tích lịch sử văn hóa

- Hiểu được đặc điểm cơ bản của di tích lịch sử -văn hóa (vị trí, quy mô của khu di tích).

- Nêu được những cảm nhận của mình về nhân vật, cảnh quan của khu di tích.

- Biết cách giới thiệu (với bạn bè và người thân) về khu di tích.

- Có cách ứng xử và nhắc nhở bạn bè ứng xử phù hợp khi đến tham quan di tích.

- Lưu ý: Mỗi địa phương chủ động trong một số nội dung kiến thức phù hợp, gần gũi đối với học sinh của địa phương,…

 

Lớp 1: Di tích lịch sử văn hoá Bạch Dinh

+ Địa danh, cảnh quan (vẻ đẹp).

+ Đặc điểm (khái quát).

+ Dấu ấn lịch sử.

Lớp 2: Khu di tích lịch sử căn cứ Minh Đạm.

+ Lịch sử hình thành (sơ lược).

+ Địa danh, cảnh quan (vẻ đẹp).

+ Đặc điểm (khái quát).

+ Dấu ấn lịch sử.

Lớp 3: Khu di tích lịch sử cách mạng nhà tù Côn Đảo

+ Lịch sử hình thành.

+ Địa danh, cảnh quan.

+ Đặc điểm (khái quát).

+ Dấu ấn lịch sử.

+ Điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

3

Danh nhân lịch sử văn hoá

- Nắm được những nét chính về tiểu sử của các nhân vật đã làm rạng danh vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Bày tỏ được tình cảm trân quý, biết ơn đối với các thế hệ cha ông có công với vùng đất này;

- Biết cách giới thiệu (với bạn bè và người thân) về một Danh nhân của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lưu ý: Mỗi địa phương chủ động trong một số nội dung kiến thức phù hợp, gần gũi đối với học sinh của địa phương,…

 

Lớp 1: Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

+ Quê quán, thân thế Võ Thị Sáu.

+ Đóng góp tiêu biểu của Võ Thị Sáu.

+ Các hình thức tưởng nhớ, ghi công.

+ Bài hát, phim ảnh,… về Võ Thị Sáu.

Lớp 2: Anh hùng liệt sĩ Lê Thành Duy

+ Quê quán, thân thế.

+ Đóng góp tiêu biểu.

+ Các hình thức tưởng nhớ, ghi công.

Lớp 3: Danh nhân Huỳnh Tịnh Của

+ Quê quán, thân thế Huỳnh Tịnh Của.

+ Những đóng góp tiêu biểu của Huỳnh Tịnh Của

+ Các hình thức tưởng nhớ, ghi công.

4

Nghệ thuật/ làng nghề truyền thống

- Gọi tên, nhận biết những loại hình nghệ thuật (hoặc nghề truyền thống) tiêu biểu ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nêu được những đặc điểm cơ bản của làng nghề.

- Giới thiệu được một sản phẩm của làng nghề.

Lưu ý: Mỗi địa phương chủ động trong một số nội dung kiến thức phù hợp, gần gũi đối với học sinh của địa phương,…

 

Lớp 1: Làng chài Phước Hải

+ Giới thiệu làng nghề (tên gọi, địa danh).

+ Các sản phẩm chủ yếu.

+ Vẻ đẹp của sản phẩm.

+ Trải nghiệm và yêu mến sản phẩm.

Lớp 2: Làm diều, tham gia lễ hội thả diều

+ Giới thiệu lễ hội thả diều quốc tế ở Vũng Tàu.

+ Các nghệ nhân làm diều nổi tiếng.

+ Các sản phẩm.

+ Tự làm diều theo sự hướng dẫn.

Lớp 3: Đờn ca tài tử

+ Giới thiệu hình ảnh về đờn ca tài tử.

+ Đặc điểm.

+ Câu lạc bộ đờn ca tài tử ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

5

Đặc sản Địa phương

 

- Gọi tên, nhận biết những món ăn tiêu biểu của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản bên ngoài, nguyên liệu chế biến đặc trưng của các món ăn.

- Giới thiệu đến (người thân và bạn bè) món ăn đó.

- Lưu ý: Mỗi địa phương chủ động trong một số nội dung kiến thức phù hợp, gần gũi đối với học sinh của địa phương,…

 

Lớp 1: Bánh tét bắp Đất Đỏ, hương vị truyền thống độc đáo

+ Nguyên liệu.

+ Cách chế biến.

+ Hương vị đặc trưng.

+ Huyện Đất Đỏ, quê hương món bánh tét bắp.

Lớp 2: Hải sản tươi và khô

+ Hải sản tươi - quà tặng thiên nhiên.

+ Hải sản khô - bàn tay khéo léo của con người.

+ Các chợ hải sản nổi tiếng (Xóm Lưới, Phước Hải,…)

+ Các món ăn từ hải sản đặc trưng tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Hải sản khô - làm quà tặng người thân, bạn bè.

Lớp 3: Bánh khọt

+ Hình ảnh.

+ Cách chế biến.

+ Hương vị đặc trưng.

6

Văn hoá ứng xử

 

- Nắm được các quy tắc cơ bản của việc ứng xử trong gia đình và nơi công cộng.

- Tìm hiểu và biết được một số nét đẹp của văn hoá ứng xử qua kho tàng văn hóa dân gian.

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng trong văn hóa ứng xử vào bản thân để có cư xử đúng mực đối với mọi người xung quanh (trong môi trường sinh hoạt hàng ngày và trong lễ hội).

- Lưu ý : Mỗi địa phương chủ động trong một số nội dung kiến thức phù hợp, gần gũi đối với học sinh của địa phương,…

 

Lớp 1: Gia đình em

+ Giới thiệu về gia đình.

+ Chào hỏi trong gia đình.

+ Tình huống ứng xử trong gia đình.

Lớp 2: Họ hàng, hàng xóm láng giềng

của em

+ Giới thiệu về họ hàng (thật sơ lược).

+ Tình huống ứng xử trong họ hàng, hàng xóm láng giềng (tập trung vào hàng xóm, láng giềng).

+ Ngày Tết quê em.

+ Phong tục truyền thống.

Lớp 3: Khu phố/bản làng của em

+ Giới thiệu về hàng xóm láng giềng .

+ Tình huống ứng xử trong các sinh hoạt cộng đồng (khi tham gia các lễ hội, sinh hoạt văn hoá).

+ Giữ gìn quê hương sạch đẹp: Làm diều bằng giấy tái chế nhân dịp Lễ hội thả diều quốc tế,...

+ Trò chơi dân gian.

 

    II/ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 4   

Chủ đề

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Lễ hội địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 16 trang)

Khái niệm, ý nghĩa; giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu của địa phương (thời gian, địa điểm, nghi thức, đối tượng suy tôn,...)

Nội dung:

- Thời gian và địa điểm;

- Giới thiệu lễ hội;

- Ý nghĩa lễ hội.

Ngữ liệu

- Lễ hội đình thần Thắng Tam

+ Nguồn gốc ra đời và đối tượng thờ cúng;

+ Thời gian và địa điểm: Tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/2 âm lịch; tại đình thần Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu.

+ Ý nghĩa: Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá.

- Lễ hội Nghinh Ông

+ Nguồn gốc ra đời và đối tượng thờ cúng;

+ Thời gian và địa điểm: Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức hàng năm từ ngày 15-17 tháng Hai (Âm lịch) tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ.

Tổ chức từ ngày 16 đến ngày 18/8 âm lịch, tại Lăng Cá Ông, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu.

+ Ý nghĩa: Lễ hội cầu mong đi biển bình yên, đánh bắt được nhiều tôm cá. Lễ hội trùng với ngày vía (ngày mất) của Cá Ông. Nghi lễ có cúng Ông, lễ rước Ông trên biển bằng chiếc ghe lớn được trang trí cờ hoa, chiêng trống rộn ràng. Sau nghi lễ là các cuộc vui như hát bội, hát bá chạo, biểu diễn võ thuật.

- Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo

+ Thời gian và địa điểm: Tổ chức vào ngày 20/08 âm lịch, tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu.

+ Ý nghĩa: Tôn vinh vị anh hùng dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống của dân tộc.

- Lễ Hội Trùng Cửu

Tổ chức vào ngày 19/09 âm lịch, tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu.

- Lễ Hội Nghinh Cô

+ Tổ chức từ ngày 10/02 - đến ngày 12/02 âm lịch, bên bờ biển Long Hải, huyện Long Điền.

+ Ý nghĩa: lễ hội vừa có ý nghĩa tưởng niệm và bày tỏ lòng biết ơn với các vị nhân thần và nhiên thần; vừa là lễ hội cầu ngư, thể hiện ước vọng bội thu, được mùa tôm cá của ngư dân.

- Lễ hội Yang Va (cúng Thần Lúa):

+ Tổ chức tại huyện Châu Đức (nhà văn hóa dân tộc Bàu Chinh, thôn Tân Châu, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức).

+ Diễn ra vào những đêm trăng sáng của tháng 3, tháng 4 âm lịch.

+ Ý nghĩa: Mừng thành quả lao động, cầu nguyện thần linh phù trợ cho mùa sau lúa nảy hạt, to bông,… Sửa lại → Bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn của tộc người Châu ro/Chơ ro đối với thần linh; là dịp để các thành viên trong gia đình, dòng họ và dân làng chung vui, thụ hưởng thành quả sau một vụ mùa làm lụng vất vả, cầu nguyện thần linh phù trợ cho mùa sau no đủ, sự an lành và sức khỏe.

- Các huyện Côn Đảo, Đất Đỏ có thể tích hợp : Lễ giỗ Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến và Lễ giỗ nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu,…

+ Lễ hội Nghinh ông Thắng Tam.

+ Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương tại đền thờ Hùng Vương (Phường 5, Tp. Vũng Tàu).

- Nắm được khái niệm; hiểu được ý nghĩa của lễ hội trong cuộc sống; mô tả được những nét chính về một lễ hội truyền thống tiêu biểu của địa phương.

+ Giáo dục lòng tự hào, ý thức bảo vệ, gìn giữ Di tích cho học sinh.

 

Đạo đức lớp 4: Lễ hội địa phương

 

Có hình ảnh lễ hội minh họa

Nguồn video để xem (link)

Di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (5 tiết, 20 trang)

Tiết 1: Sơ lược về các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiết 2: Di tích lịch sử - văn hoá thời tiền sử, sơ sử và văn hoá Óc Eo.

Tiết 3: Di tích lịch sử - văn hoá thời khai phá vùng đất phương Nam.

Tiết 4: Di tích lịch sử - văn hoá thời kháng chiến chống Pháp.

Tiết 5: Di tích lịch sử - văn hoá thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Khái niệm, phân loại di tích lịch sử - văn hoá.

- Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tính đến năm 2018).

- Phân loại và giới thiệu các di tích lịch sử - văn hoá theo từng thời kì lịch sử trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lịch sử - Địa lí lớp 4

 

Đồng dao địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (7 tiết, 20 trang)

Bài 1: Giới thiệu chung về đồng dao

Sơ giản về khái niệm, phân loại, đối tượng và mục đích sử dụng, nội dung, hình thức của đồng dao.

Bài 2: Tìm hiểu về đồng dao trẻ em hát

- Khám phá những bài đồng dao Nam Bộ trẻ em hát khi vui chơi, làm việc, ru em. VD: Nu na nu nống (lời mới, phổ biến ở Trường Sa); Ông già vét tráp; Cá mực đem xào; Ông tiển ông tiên; Dệt vải cho bà; Tui nấu canh chua;…

- Thực hành hát đồng dao;

- Tìm hiểu từ ngữ, ý nghĩa,... trong bài đồng dao;

- Vận dụng luyện tập, phát triển tiếng Việt.

Bài 3: Tìm hiểu về đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi

- Khám phá những bài đồng dao Nam Bộ trẻ em hát khi tiến hành các trò chơi trẻ em, hoặc khi đố vui.

VD: Khăn nổi khăn chìm; Cùm nụm kiều niệu; Oẳn tù ti; Chặt cây dừa; Tập tầm vông; Con le le chạy te vào bụi; Còng cọng bay cao;…

- Thực hành hát đồng dao gắn với trò chơi trẻ em;

- Tìm hiểu từ ngữ, ý nghĩa,... trong bài đồng dao;

- Vận dụng luyện tập, phát triển tiếng Việt.

Nắm được khái niệm, một số kiểu vần, nhịp và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh; nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong bài đồng dao theo quan hệ nhân quả; học thuộc một số bài đồng dao địa phương; biết chơi một số trò chơi thiếu nhi gắn với bài đồng dao.

 

Tiếng Việt lớp 4: nội dung Đọc hiểu văn bản văn học (Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản); nội dung Ngữ liệu văn bản văn học (Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ).

 

 

Địa lí địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (5 tiết, 20 trang)

Thiên nhiên và con người Bà Rịa - Vũng Tàu

- Xác định được vị trí địa lí của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên bản đồ hành chính Việt Nam.

- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (địa hình, khí hậu,...) của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ.

- Trình bày được một số hoạt động kinh tế tiêu biểu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh.

Tích hợp trong chương trình môn học Lịch sử - Địa lí lớp 4

Yêu quê hương, đất nước

Nhạc cụ truyền thống địa phương (4 tiết, 10 trang)  

1. Khám phá: những nhạc cụ trong các loại hình nghệ thuật truyền thống Bà Rịa - Vũng Tàu: đàn tranh, sáo, đàn cò, đàn nguyệt

2. Nghe nhạc: nghe, vận động và cảm thụ âm qua các tác phẩm Đờn ca tài tử:

+ Thủ phong nguyệt

+ Ngủ điểm mai

+ Toạ ngọc lầu

3. Hoạt động âm nhạc:

- Dùng nhạc cụ gõ đơn giản và vận động cơ thể để gõ đệm cho bài hát.

4. Câu chuyện âm nhạc: Câu chuyện ra đời bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu.

- Bước đầu nhận biết và nêu được đặc điểm dân ca địa phương.

- Bước đầu cảm nhận được sắc thái và tình cảm của dân ca địa phương.

- Bước đầu biết hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định.

- Bước đầu nghe, vận động và cảm thụ âm nhạc thông qua nhạc cụ gõ kết hợp vận động cơ thể.

- Biết chơi một số trò chơi dân gian kết hợp với âm nhạc.

Lồng ghép trong chương trình môn học Âm nhạc lớp 4 thông qua hoạt động dạy học bài hát dân ca

 

Sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương (4 tiết, 10 trang)  

1. Khám phá: Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ của Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Quan sát: Giới thiệu các sản phẩm thủ công mĩ nghệ: Làng nghệ đúc đồng Long Điền,…

3. Nhận thức: Ghi nhớ các loại sản phẩm thủ công mĩ nghệ, khu vực sản xuất,…tại địa phương.

4. Hoạt động mĩ thuật: Trình bày sản phẩm thủ công ở địa phương,...

- Bước đầu nhận biết và nêu được đặc điểm sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương.

- Bước đầu cảm nhận được nét đẹp sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương.

- Nhớ địa danh, tên sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương.

- Bước đầu biết làm sản phẩm thủ công đơn giản.

Lồng ghép trong chương trình môn học Mĩ thuật 4 thông qua nội dung về mĩ thuật tạo hình.

 

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 5

Chủ đề

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Danh nhân địa phương (4 tiết, 16 trang)

Khái niệm; giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu của địa phương.

Nội dung

- Cuộc đời, sự nghiệp;

- Đóng góp cho địa phương và đất nước;

- Tấm gương.

Ngữ liệu

1. Nguyễn Trọng Quản (1865 - 1911): Vừa là nhà giáo vừa là nhà văn. Tác giả Truyện thầy Lazaro Phiền, xuất bản năm 1887, là tác phẩm mở đầu cho nền văn xuôi chữ quốc ngữ ở Việt Nam.

2. Dương Bạch Mai (1905 - 1964): Đảng viên Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bà Rịa, có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam và phong trào Cộng sản quốc tế. Ông là người đầu tiên của Bà Rịa - Vũng Tàu được bầu làm đại biểu quốc hội năm 1946, được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Hoàng Việt (1928 - 1967): Nhạc sĩ nổi tiếng; có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc cách mạng; tác giả của Nhạc Rừng, Tình Ca, Lên Ngàn…; hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

4. Cao Văn Ngọc (1897 - 1961): một người cách mạng ngoài Đảng Cộng sản, được biết đến qua tên gọi “Ông già Chuồng Cọp”, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc đấu tranh của tù chính trị ở Côn Đảo.

Kể được tên và đóng góp của những danh nhân đối với địa phương và đất nước; kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân tiêu biểu của địa phương; thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

Đạo Đức 5: nội dung Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước

Hình ảnh minh họa

Lịch sử Bà Rịa - Vũng Tàu qua các thời kì (5 tiết 20 trang)

- Khái quát lịch sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Buổi đầu khai phá vùng đất

+ Giai đoạn Pháp thuộc

+ Giai đoạn 1945-1975,

+ Giai đoạn từ 1975 đến nay.

 ( chú ý : Các thay đổi của địa danh - năm 1991 thành lập tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ; sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay).

Tiết 1: Giới thiệu các giai đoạn lịch sử chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiết 2: Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn Phù Nam và Hậu Phù Nam.

Tiết 3: Bà Rịa - Vũng Tàu thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn.

Tiết 4: Bà Rịa - Vũng Tàu trong hai cuộc kháng chiến cứu nước.

Tiết 5: Bà Rịa - Vũng Tàu từ thời kì đổi mới đến nay.

- Giới thiệu sơ lược các giai đoạn lịch sử chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu qua những sự kiện nổi bật.

- Trình bày những giai đoạn lịch sử của Bà Rịa - Vũng Tàu qua những câu chuyện kể.

Lịch sử- Địa lí 5

(Phần Lịch sử)

 

Địa lí địa phương các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (5 tiết, 20 trang)

Thiên nhiên và con người các huyện/thị xã/thành phố sở tại.

 

- Xác định được vị trí địa lí của địa phương (các huyện/thị xã/thành phố sở tại) trên bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (địa hình, khí hậu,...) của địa phương (các huyện/thị xã/thành phố sở tại có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ tự nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Trình bày được một số hoạt động kinh tế tiêu biểu ở địa phương (các huyện/thị xã/thành phố sở tại).

- Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh.

Lịch sử- Địa lí 5

(Phần Địa lí)

Yêu quê hương, đất nước

Văn học thiếu nhi địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (7 tiết, 20 trang)

Bài 1: Giới thiệu chung về văn học thiếu nhi Bà Rịa - Vũng Tàu

- Khái quát

- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

+ Truyện: Trần Đức Tiến - Vương quốc vắng nụ cười, Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Xóm Bờ Giậu,...; Xuân Sách - Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, Làng rừng Cà Mau, Xiếc hổ,...; Châu Hoài Thanh - Nắng sớm sân trường, Những ý nghĩ nỗi loạn,...; Văn Thành Lê - Trên đồi, mở mắt và mơ;...

+ Thơ: Thơ thiếu nhi của Tùng Bách, Lê Thiên Minh Khoa,...

Bài 2: Giới thiệu một văn bản truyện thiếu nhi tiêu biểu của nhà văn Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc nhà văn ngoài tỉnh viết về thiếu nhi Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bài 3: Giới thiệu một văn bản thơ thiếu nhi tiêu biểu của nhà thơ Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc nhà thơ ngoài tỉnh viết về thiếu nhi Bà Rịa - Vũng Tàu.

Biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản; hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản.

Tiếng Việt lớp 5: nội dung Đọc văn bản văn học, Gợi ý chọn văn bản.

Các văn bản cụ thể sẽ trao đổi lại sau, khi có thêm tài liệu về văn học thiếu nhi Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhạc cụ truyền thống địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 10 trang)

1. Khám phá: những nhạc cụ trong các loại hình nghệ thuật truyền thống Bà Rịa - Vũng Tàu: goong k’la, chiêng, goog chơlơ, sáo dọc, tiêu

2. Nghe nhạc: nghe, vận động và cảm thụ âm qua các tác phẩm Đờn ca tài tử:

+ Tam pháp nhập môn

+ Bắc Sơn Trà

+ Bình Bán Vắn

3. Hoạt động âm nhạc:

- Dùng nhạc cụ gõ đơn giản và vận động cơ thể để gõ đệm cho bài hát.

4. Câu chuyện âm nhạc: câu chuyện ra đời nhạc cụ chiêng của người Chơ Ro

- Nhận biết và nêu được đặc điểm dân ca địa phương.

- Cảm nhận được sắc thái và tình cảm của dân ca địa phương.

- Biết hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định.

- Nghe, vận động và cảm thụ âm nhạc thông qua nhạc cụ gõ kết hợp vận động cơ thể.

- Biết chơi một số trò chơi dân gian kết hợp với âm nhạc.

Lồng ghép trong chương trình môn học Âm nhạc 5 thông qua hoạt động dạy học bài hát dân ca.

 

Sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 10 trang)

1. Khám phá: Các sản phẩm thủ công mĩ nghệ của Bà Rịa - Vũng Tàu

2. Quan sát: Giới thiệu các sản phẩm thủ công mĩ nghệ:

+ Làng nghề thủ công mĩ nghệ;

+ Làng nghề điêu khắc đá ở thị xã Phú Mỹ.

3. Nhận thức: Ghi nhớ các loại sản phẩm thủ công mĩ nghệ, khu vực sản xuất…tại địa phương

4. Hoạt động mĩ thuật:

Trình bày sản phẩm thủ công mĩ nghệ

- Nhận biết và nêu được đặc điểm sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương.

- Cảm nhận được nét đẹp sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương.

- Nhớ địa danh, tên sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương.

- Biết tạo hình sản phẩm thủ công mĩ nghệ đơn giản.

 

Mĩ thuật 5

 

 

III/ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 6 (76 trang)

Chủ đề

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Truyện cổ dân gian Bà Rịa - Vũng Tàu (9 tiết, 20 trang)

+ Đọc hiểu 02 văn bản truyện cổ dân gian địa phương thuộc 2 thể loại tiêu biểu.

+ Đọc thêm một số văn bản truyện cổ dân gian địa phương.

* Nội dung và ngữ liệu

- Khái quát về thể loại truyện dân gian (văn bản viết, khoảng 2 trang).

- Truyền thuyết địa danh (Sự tích ông Trịnh núi Thị Vải, Sự tích sông Ray; sự tích suối Thề, Truyền thuyết về người Chơ Ro,…

- Truyện về núi Tao Phùng, Sự tích vịnh Ghành Rái, Sự tích ba làng Tam Thắng ở Vũng Tàu; một số truyền thuyết ở Côn Lôn,...

+ Truyện cổ tích: Người em út, Chàng trai và con quỉ;…

Xác định được những sự kiện lịch sử, địa danh, nhân vật, phong tục, tập quán, từ ngữ,...địa phương được phản ánh trong ca dao địa phương.

Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Tóm tắt và kể lại được văn bản một cách sáng tạo bằng ngôn ngữ của mình;

Hiểu thêm về truyền thống văn học địa phương.

Ngữ văn lớp 6: nội dung Kiến thức văn học (Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn: một số đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật).

 

- Có hình ảnh đại danh minh họa.

- Giới thiệu thêm về các truyện kể khác.

- Giới thiệu thêm các truyện kể đã được chuyển thể qua: cải lương; phim,...

Đặc sản, ẩm thực địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 12 trang)

Giới thiệu các món ăn đặc sản và truyền thống ẩm thực địa phương

Nội dung:

- Miêu tả đặc điểm món ăn.

- Giới thiệu cách làm.

- Địa chỉ nổi tiếng.

Ngữ liệu:

- Bánh hỏi An Nhứt.

- Gỏi cá mai.

- Mứt hạt bàng Côn Đảo.

- Bánh Khọt Vũng Tàu.

- Canh chua tương me Phước Hải.

- Cháo hàu Long Sơn.

- …

[Lựa chọn phù hợp với địa phương cụ thể của từng trường]

Hiểu thêm về truyền thống văn hoá địa phương.

Hiểu được liên hệ giữa đặc sản, ẩm thực địa phương với vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện được những việc làm phù hợp để giới thiệu, quảng bá đặc sản và truyền thống ẩm thực địa phương.

GDCD lớp 6: nội dung Tự hào về truyền thống quê hương.

- Hình ảnh minh hoạ món ăn.

- Video giới thiệu đặc sản.

- Video quy trình thực hiện các món đặc sản.

Bà Rịa - Vũng Tàu từ nguồn gốc đến thế kỉ thứ X (6 tiết, 12 trang)  

- Từ nguồn gốc đến thế kỉ I

(Những dấu tích của con người cư trú tại vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay)

- Từ thế kỉ đến thế kỉ I đến thế kỉ VII

(Thời kì tồn tại của vương quốc Phù Nam)

- Từ thế kỉ thứ VII - Thế kỉ X

- Xác định được những dấu tích của con người ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Sự liên đới về mặt lãnh thổ của các quốc gia cổ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nhận biết được một số thành tựu văn hoá của Phù Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lịch sử - Địa lí 6

( Phần Lịch sử)

 

Địa lí tự nhiên Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 12 trang)

Tiết 1. Địa chất, địa hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiết 2. Khí hậu, thủy văn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiết 3. Tài nguyên đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiết 4. Tài nguyên sinh vật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiết 5. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiết 6. Viết báo cáo tổng thể về địa lí tự nhiên Bà Rịa - Vũng Tàu

- Biết được các dạng địa hình chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu; phân tích được tác động của địa hình đến kinh tế - xã hội ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Biết đọc lược đồ địa hình và lát cắt địa hình Bà Rịa - Vũng Tàu ở mức đơn giản.

- Trình bày được khái quát đặc điểm khí hậu của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Biết được các nhóm đất chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Xác định các nhóm đất chính trên bản đồ phân bố đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Biết được tài nguyên sinh vật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phân tích được tác động của tài nguyên sinh vật đến kinh tế - xã hội địa phương.

- Biết được tiềm năng và tình hình khai thác khoáng sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Kể tên và xác định các loại tài nguyên khoáng sản trên bản đồ.

Lịch sử - Địa lí 6

( Phần Địa lí)

 

Nghệ thuật kiến trúc trên các di tích lịch sử Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 8 trang)

1. Khám phá: nghệ thuật kiến trúc trên các di tích lịch sử tại Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Tổ đình Thiên Thai

+ Dinh Cô, Mộ Cô

+ Chùa Long Hoà (An Ngãi)

+ Đình thần Hắc Láng

+ Chùa Long Bàn

+ Địa đạo Kim Long

+ Địa đạo Long Phước

2. Nhận thức: ghi nhớ tên, tuổi, lịch sử ra đời của các di tích lịch sử

3. Quan sát: trình bày nét đẹp nghệ thuật kiến trúc của các di tích lịch sử

4. Hoạt động mĩ thuật: trình bày sản phẩm tranh vẽ theo chủ đề phong cảnh thiên nhiên

- Tìm hiểu sơ nét về các tác phẩm mĩ thuật đặc sắc.

- Ghi nhớ tên, tuổi, lịch sử ra đời của tác phẩm nghệ thuật.

- Nêu cảm nhận về tác phẩm nghệ thuật.

- Biết gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc của địa phương.

- Biết thực hiện, sáng tạo các sản phẩm theo năng lực mĩ thuật cá nhân.

Lồng ghép trong chương trình môn học Mĩ thuật 6 thông qua mạch nội dung: hội hoạ, điêu khắc, thủ công…

 

Nhạc cụ truyền thống địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 8 trang)

1. Khám phá: những nhạc cụ trong các loại hình nghệ thuật truyền thống Bà Rịa - Vũng Tàu: trống đế, đàn tam, đàn tứ, đàn tỳ bà, đàn tam thập lục…

2. Nghe nhạc: nghe, vận động và cảm thụ âm qua các tác phẩm: Đờn ca tài tử

+ Khóc hồng thiên

+ Sâm thương

+ Lưu thuỷ hành vân

3. Hoạt động âm nhạc:

- Dùng nhạc cụ gõ đơn giản và vận động cơ thể để gõ đệm cho bài hát.

4. Câu chuyện âm nhạc: nhạc sĩ Camille Saint Saens với vùng đất Côn Đảo

- Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát, cảm nhận được tình cảm của bài hát.

- Nghe, vận động và cảm thụ âm nhạc thông qua nhạc cụ gõ kết hợp vận động cơ thể.

- Biểu diễn bài hát kết hợp nhạc cụ theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

- Khám phá bài hát địa phương thông qua trò chơi âm nhạc.

Lồng ghép trong chương trình môn học Âm nhạc 6 thông qua hoạt động dạy học hát

 

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 7 (76 trang)

Chủ đề

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Ca dao địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (9 tiết,20 trang)  

Giới thiệu khái quát về thơ ca trữ tình dân gian phi nghi lễ (ca dao về lao động, sinh hoạt, giao duyên) địa phương; đọc hiểu một số bài ca dao địa phương.

* Nội dung và ngữ liệu:

- Ca dao địa danh sản vật về Bà Rịa - Vũng Tàu (khoảng 3 -5 bài);

- Ca dao lao động sản xuất, tình cảm gia đình... (3-5 bài);

- Một số bài ca dao về Côn Đảo;

- Gới thiệu ca dao dân ca của người Chơ Ro thì thể loại "Adoh" (Hát huê tình).

 Xác định được những sự kiện lịch sử, địa danh, nhân vật, phong tục, tập quán, từ ngữ... địa phương được phản ánh trong ca dao địa phương.

Học thuộc một số bài ca dao địa phương, liên hệ được với những bài ca dao cùng chủ đề trong kho tàng ca dao Việt Nam.

Có ý thức, kĩ năng sưu tầm ca dao địa phương;

Tự hào về truyền thống văn học địa phương.

NV 6: nội dung Kiến thức văn học (Đặc điểm của thơ lục bát: hình thức (tiếng, số dòng, vần, nhịp); giá trị cơ bản của thể lục bát);

 NV 7: nội dung Đọc hiểu văn bản văn học (Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản; Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ); nội dung Kiến thức tiếng Việt (Ngôn ngữ của các vùng miền: hiểu và trân trọng sự khác biệt giữa ngôn ngữ của các vùng miền)

 

Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 12 trang)  

Giới thiệu các di sản văn hoá địa phương; thực trạng và những giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hoá của địa phương.

Nội dung

- Miêu tả di tích

- Ý nghĩa của di tích

- Bảo tồn và phát huy di tích

- Giới thiệu cách tham quan

Ngữ liệu

- Cụm di tích Côn Đảo (huyện Côn Đảo): Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa trang Hàng Dương, Bảo tàng Côn Đảo, Dinh Chúa đảo,...

- Bạch Dinh

- Dinh Cô

- Hải Đăng Vũng Tàu

- Tượng Chúa KiTo

- Thích Ca Phật đài

- Địa Đạo Long Phước

- Nhà Tròn

- Chùa Long Bàn

- Di tích lịch sử Chiến thắng Bình Giã và Chi khu Đức Thạnh

- …

[Lựa chọn phù hợp với địa phương cụ thể của từng trường]

Nắm được các loại di sản văn hoá của địa phương; hiểu được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và đời sống tâm lí xã hội tại địa phương.

Nắm được quy định cơ bản của pháp luật đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

 

GDCD 7: nội dung Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá

- Hình ảnh minh hoạ các di sản.

- Video giới thiệu các di sản.

- Hình ảnh, video các lễ hội,...

Bà Rịa - Vũng Tàu từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVI (6 tiết, 12 trang)  

Kinh tế, văn hoá và vấn đề chủ quyền tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong các thế kỉ VII - XVI

 

- Nhận biết một số nét cơ bản về đời sống kinh tế, văn hoá tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong các thế kỉ VII - XVI.

- Một số di tích khảo cổ học tiêu biểu tại Bà Rịa - Vũng Tàu; vai trò, ý nghĩa của các di tích ấy đối với sự phát triển lịch sử Bà Rịa - Vũng Tàu trong các thế kỉ VII - XVI.

- Mô tả và giải thích được thực trạng chủ quyền của vùng đất trong các thế kỉ VII - XVI.

Lịch sử- Địa lí 7 (Phần Lịch sử)

 

Địa giới hành chính Bà Rịa - Vũng Tàu qua các thời kì (6 tiết, 12 trang)  

Tiết 1. Địa giới hành chính Bà Rịa - Vũng Tàu qua các thời kì

Tiết 2. Đô thị hóa

Tiết 3 - 4. Tham quan ngọn Hải đăng Vũng Tàu

Tiết 5 - 6. Viết bài thu hoạch và thuyết trình trước lớp nội dung bài thu hoạch

 

- Biết được địa giới hành chính Bà Rịa - Vũng Tàu qua các thời kì.

- Đô thị hóa Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Lập kế hoạch tham quan ngọn Hải đăng tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong 1 ngày.

- Viết bài thu hoạch tham quan ngọn Hải đăng tại Bà Rịa - Vũng Tàu và trình bày trước lớp những vấn đề em thu hoạch được.

Lịch sử- Địa lí 7 (Phần Địa lí)

 

Bài hát về địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 8 trang)  

1. Khám phá: những bài hát nổi tiếng viết về vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Vũng tàu đưa mùa xuân về - Thiên Toàn

+ Chiều xuân quê hương - Hoàng Lương

+ Chiều Vũng Tàu - Phan Thiết

+ Khúc tự tình Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Biết ơn chị Võ Thị Sáu - Nguyễn Đức Toàn

2. Nghe nhạc: nghe và vận động theo ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu

3. Hoạt động âm nhạc: biểu diễn theo nhóm gõ đệm nhạc cụ kết hợp vận động cơ thể theo bài hát

4. Trò chơi âm nhạc: nghe nhạc và đoán tên bài hát

- Nêu được tên, đặc điểm và màu sắc âm thanh của các nhạc cụ, nhận biết được nhạc cụ khi nghe hoặc xem biểu diễn.

- Biết được khái quát cách thức làm nhạc cụ truyền thống qua câu chuyện âm nhạc.

- Kể tên các nghệ nhân làm nhạc cụ truyền thống.

Lồng ghép trong chương trình môn học Âm nhạc 7 thông qua hoạt động dạy học thường thức âm nhạc: tìm hiểu nhạc cụ

 

Hoạ tiết trên các sản phẩm thủ công mĩ nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 8 trang)  

1. Khám phá: hoạ tiết vẽ trên các sản phẩm thủ công mĩ nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Hoạ tiết trang trí trên diều thưng

+ Hoa văn trang trí trên đúc đồng

+ Hoạ tiết trên trang phục dân tộc Chơ Ro

2. Quan sát: nhận biết và phân biệt các hoạ tiết trên các sản phẩm thủ công mĩ nghệ

3. Nhận thức: giá trị nghệ thuật trên hoạ tiết trang trí các sản phẩm thủ công mĩ nghệ

4. Hoạt động mĩ thuật: trình bày sản phẩm tranh vẽ theo chủ đề vẽ hoạ tiết

- Tìm hiểu sơ nét về chân dung các hoạ sĩ nổi tiếng của địa phương.

- Ghi nhớ tên, tuổi, khái quát cuộc đời sự nghiệp của các hoạ sĩ.

- Biết rung động trước nét đẹp của các tác phẩm nghệ thuật.

- Biết thực hiện, sáng tạo các sản phẩm tranh vẻ, tạo hình… theo năng lực mĩ thuật cá nhân.

- Biết gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc của địa phương.

Lồng ghép trong chương trình môn học Mĩ thuật 7 thông qua mạch nội dung lịch sử và lí luận mĩ thuật

 

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 8 (76 trang )

Chủ đề

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Ngôn ngữ địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (9 tiết, 20 trang)

Giới thiệu đặc điểm ngữ âm, từ ngữ địa phương; vai trò của ngôn ngữ địa phương trong đời sống và văn học nghệ thuật địa phương

* Nội dung và ngữ liệu

- Qua văn bản cụ thể, phát hiện và sửa lỗi chính tả phương ngữ: viết đúng chính tả các từ có phụ âm cuối dễ nhầm lẫn như: t/c, n/ng; các dấu hỏi/ dấu ngã;

- Qua văn bản cụ thể, phát hiện và sửa lỗi chính tả các nguyên âm: i/iê, o/ô; các phụ âm đầu: v/d, s/x, tr/ch,

1. Em hãy chép lại các bài ca dao viết về lịch sử, con người ở Bà Rịa - Vũng Tàu, chú ý tránh các lỗi chính tả thường gặp.

2. Điền chữ cái, dấu thanh, vần phù hợp vào chỗ trống (gạch dưới) trong đoạn văn sau đây:

3. Các bài tập rèn luyện và sửa lỗi chính tả

Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương.

Hiểu được vai trò của từ ngữ địa phương và có ý thức sử dụng hợp lí từ ngữ địa phương trong hoạt động giao tiếp.

Hiểu và trân trọng sự khác biệt giữa ngôn ngữ của các vùng miền.

 

Ngữ Văn 8: nội dung Kiến thức tiếng Việt (Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị).

Các văn bản về địa phương (sử dụng ngữ liệu để học sinh sửa lỗi)

 

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên  Bà Rịa - Vũng Tàu  (6 tiết, 12trang

Giới thiệu thực trạng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương; những giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Nội dung và ngữ liệu

- Nguồn tài nguyên biển và việc và việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nguồn tài nguyên rừng và việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở Bà Rịa - Vũng Tàu. [Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, Vườn quốc gia Côn Đảo, Núi Dinh].

- Nguồn tài nguyên dầu khí và việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên dầu khí; bảo vệ môi trường biển Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nguồn tài nguyên du lịch và việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên du lịch; bảo vệ môi trường du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

Biết được các hoạt động của địa phương trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên địa phương.

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Ý thức được trách nhiệm và thực hiện được một số việc cần làm phù hợp, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

GDCD 8: nội dung Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Hình ảnh về tài nguyên thiên nhiên.

- Hình ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bà Rịa - Vũng Tàu từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX (6 tiết, 12 trang)  

- Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX (3 tiết)

- Từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (3 tiết)

 

- Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của của chúa Nguyễn có liên quan đến Bà Rịa - Vũng Tàu và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với vùng đất này.

- Trình bày được một số nét chính về phong trào Tây Sơn có ảnh hưởng tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong thế kỉ XVII - XVIII từ đó tiến đến sự xác lập các nét văn hoá đặc trưng.

- Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu dưới triều Nguyễn.

- Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì 1859 - 1884 (Sơ lược).

- Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của các nhân vật tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lịch sử - Địa lí 8 ( Phần Lịch sử)

 

Địa lí dân cư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 12 trang)  

Tiết 1 - 2. Dân số, gia tăng dân số và kết cấu dân số

Tiết 3 - 4. Phân bố dân cư

Tiết 5 - 6. Lao động, việc làm

 

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của dân số và gia tăng dân số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Trình bày được kết cấu dân số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

­- Trình bày và phân tích được tình hình phân bố dân cư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nêu được các đặc điểm về lao động, việc làm ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lịch sử - Địa lí 8 (Phần Địa lí)

 

Nhạc sĩ địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 8 trang)

1. Khám phá: tìm hiểu về các nhạc sĩ Bà Rịa - Vũng Tàu

2. Nhân vật: tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của các nhạc sĩ

+ NS Hoàng Hà

+ NS Hoàng Lương

+ NS Đặng Khắc Mâu

+ NS Hoài Nhơn

+ NS Huỳnh Thiên Toàn

+ NS Đỗ Thanh Khang

+ NS Võ Lê

3. Hoạt động âm nhạc: nghe, xem các trích đoạn biểu diễn âm nhạc của các nhạc sĩ

4. Câu chuyện âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Hà, một đời với mảnh đất Bà Rịa - Vũng Tàu

- Kể tên một số nghệ sĩ nhân dân gian địa phương.

- Nêu được cuộc đời và sự nghiệp của các nghệ nhân.

- Nghe, cảm thụ, nêu được nội dung tình cảm của tác phẩm âm nhạc tiêu biểu của các nghệ nhân.

- Gìn giữ những giá trị nghệ thuật của nghệ thuật truyền thống địa phương thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài nhà trường.

Lồng ghép trong chương trình môn học Âm nhạc 8 thông qua hoạt động dạy học thường thức âm nhạc: âm nhạc và đời sống

 

Chân dung các hoạ sĩ, nghệ nhân Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 8 trang)

5. Khám phá: chân dung các hoạ sĩ nổi tiếng Bà Rịa - Vũng Tàu

6. Nhận thức: ghi nhớ tên, tuổi, khái quát cuộc đời sự nghiệp của các hoạ sĩ

+ HS Lê Minh

+ HS Mai Thanh Thìn

+ NN Nguyễn Quang Hải (đúc đồng)

7. Quan sát: tác phẩm mĩ thuật của các hoạ sĩ

8. Hoạt động mĩ thuật: trình bày sản phẩm tranh vẽ theo chủ đề tĩnh vật

- Tìm hiểu sơ nét về chân dung các hoạ sĩ nổi tiếng của địa phương.

- Ghi nhớ tên, tuổi, khái quát cuộc đời sự nghiệp của các hoạ sĩ.

- Biết rung động trước nét đẹp của các tác phẩm nghệ thuật.

- Biết thực hiện, sáng tạo các sản phẩm tranh vẻ, tạo hình… theo năng lực mĩ thuật cá nhân.

- Biết gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc của địa phương.

Lồng ghép trong chương trình môn học Mĩ thuật 8 thông qua mạch nội dung lịch sử và lí luận mĩ thuật

 

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 9 (76 trang)

Chủ đề

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Hoạt động của phân hội Văn học địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (9 tiết, 20 trang)

Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của phân hội Văn học thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (mốc thời gian, cơ cấu tổ chức, thành phần, sự kiện, hoạt động tiêu biểu, đóng góp...); Đọc hiểu 01 văn bản/trích đoạn truyện/thơ của tác giả địa phương.

* Nội dung và ngữ liệu

- Văn bản: Hội Văn nghệ thuật Bà Rịa - Vũng Tàu quá trình hình thành và phát triển.

- Chi hội Văn học Bà Rịa - Vũng Tàu: những thành tựu tiêu biểu.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

Hiểu thêm về đời sống văn học và hoạt động văn học ở địa phương.

Phát triển năng lực tiếp nhận văn bản văn học.

Ngữ văn 9: nội dung Liên hệ, so sánh, kết nối (Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học);

 

- Giới thiệu chân dung 3 nhà văn tiêu biểu của Bà Rịa - Vũng Tàu qua các thời kỳ;

- Giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu

Làng nghề địa phương ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 20 trang)

Khái niệm, tiêu chí, phân loại làng nghề. Giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu ở địa phương (địa điểm, lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm sản phẩm, giá trị kinh tế, văn hoá xã hội và du lịch, nghệ nhân tiêu biểu...)

Nội dung và ngữ liệu:

- Làng bún Long Kiên: hình thành từ năm 1958, cung cấp nguyên liệu cho các món ăn nổi tiếng như bún, phở, hủ tíu, đậu phụ,...

- Làng nghề đúc đồng Long Điền: hình thành từ thế kỷ XVII, làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo, khéo léo, được biết đến trên khắp khu vực miền Tây Nam Bộ qua nhiều thế hệ nghệ nhân.

- Làng nghề làm đá ở Tân Thành: xã Tân Phước và Phước Hoà, thị xã Phú Mỹ với hàng chục cơ sở sản xuất cung cấp nhu cầu trong và ngoài nước.

- Làng cá Phước Hải: là làng nghề lâu đời nhất khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, chuyên cung cấp hai loại sản phẩm nước mắm và cá khô lừng danh trong cả nước.

- Làng nghề bánh tráng An Ngãi: là làng nghề làm bánh tráng truyền thống lâu đời với hơn 100 năm tuổi.

- Làng nghề nấu rượu đế Hoà Long.

- Làng nghề bánh tét bắp Đất Đỏ.

Hiểu thêm về đời sống kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương.

Nhận biết được một mô hình sản xuất kinh doanh (làng nghề) và đặc điểm của nó.

Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.

GDCD 9: nội dung Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

 

- Hình ảnh các làng nghề truyền thống.

- Video giới thiệu các làng nghề truyền thống.

- Các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1918 đến năm 1985 (6 tiết, 12 trang)  

- Từ năm 1918 đến năm 1945 (3 tiết)

- Từ năm 1945 đến năm 1985 (3 tiết)

- Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930 ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Sự thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931 và 1936 - 1939 ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Tình hình Bà Rịa - Vũng Tàu dưới ách thống trị của Pháp - Nhật.

- Nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong quá trình tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

- Trình bày được diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Quá trình hoạt động của Mặt trận Việt Minh ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Đánh giá được vai trò của chi bộ Đảng Cộng sản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự,... trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1975 (phong trào Đồng khởi; đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ; Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,...).

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Bà Rịa - Vũng Tàu, những đóng góp của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm 1976 - 1985,...

Lịch sử- Địa lí 9 (phần Lịch sử)

 

Địa Lí kinh Tế Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 12 trang)  

Tiết 1. Khái quát chung

Tiết 2. Công nghiệp

Tiết 3. Nông nghiệp

Tiết 4. Dịch vụ

Tiết 5. Vấn đề môi trường và phát triển bền vững

Tiết 6. Bà Rịa - Vũng Tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Trình bày được các đặc điểm chung về tình hình phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua

- Nêu được tình hình phát triển công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu

- Nêu được tình hình phát triển nông nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu

- Nêu được tình hình phát triển dịch vụ Bà Rịa - Vũng Tàu

- Phân tích được vai trò của vấn đề môi trường và phát triển bền vững tại Bà Rịa - Vũng Tàu

- Trình bày được vai trò, vị trí của Bà Rịa - Vũng Tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Lịch sử- Địa lí 9 (phần Địa lí)

 

Nghệ thuật truyền thống Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 8 trang)

1. Khám phá: nghệ thuật truyền thống của Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Đờn ca Tài tử Nam Bộ

+ Cải Lương

+ Hát Tuồng

+ Múa dân gian Chơ Ro

2. Nghệ thuật truyền thống: tìm hiểu các loại hình nghệ thuật truyền thống trên

3. Hoạt động âm nhạc: nghe, xem các trích đoạn biểu diễn nghệ thuật truyền thống

4. Câu chuyện âm nhạc: Nghệ nhân Lý Thị Nhiễn với gìn giữ nghệ thuật truyền thống Chơ Ro

- Kể tên một số nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà văn hoá ở địa phương

- Nêu được cuộc đời và sự nghiệp của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà văn hoá ở địa phương

- Nghe, cảm thụ, nêu được nội dung tình cảm của tác phẩm âm nhạc tiêu biểu của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà văn hoá ở địa phương

- Gìn giữ những giá trị nghệ thuật của nghệ thuật truyền thống địa phương thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài nhà trường

Lồng ghép trong chương trình môn học Âm nhạc 9 thông qua hoạt động dạy học thường thức âm nhạc: âm nhạc và đời sống

 

Nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 8 trang)

1. Khám phá: nghệ thuật trang trí trên các công trình trúc tại Bà Rịa - Vũng Tàu

2. Quan sát: nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc:

+ Linh Sơn Cổ Tự

+ Phước Lâm Tự

+ Chùa Vạn Phật Quang

+ Miếu Bà Yến Phi

3. Nhận thức: nêu được các giá trị nghệ thuật trang trí, sự giao thoa văn hoá… trên các công trình kiến trúc

4. Hoạt động mĩ thuật: trình bày sản phẩm tranh vẽ, hình chụp… vẽ hoạ tiết trang trí

- Tìm hiểu sơ nét về nghệ thuật kiến trúc nổi tiếng của địa phương

- Ghi nhớ tên kiến trúc, giá trị lịch sử, địa dư… của kiến trúc nghệ thuật địa phương

- Biết rung động trước nét đẹp của các nghệ thuật kiến trúc trên

- Biết thực hiện, sáng tạo các sản phẩm tranh vẻ, tạo hình… theo năng lực mĩ thuật cá nhân

- Biết gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của địa phương

Lồng ghép trong chương trình môn học Mĩ thuật 9 thông qua mạch nội dung Kiến trúc

 

 

III/ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 10 (120 trang)

Chuyên đề

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Tổng quan văn học dân gian Bà Rịa - Vũng Tàu (9 tiết, 38 trang)

Hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức cơ bản về văn học dân gian địa phương (đặc điểm, thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, đóng góp của văn học dân gian địa phương trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam; vai trò, ý nghĩa của văn học dân gian địa phương đối với cuộc sống hiện đại...); một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn học dân gian địa phương.

* Nội dung và ngữ liệu

1. Văn học dân gian Bà Rịa - Vũng Tàu đặc điểm và thể loại

- Đặc điểm văn học dân gian Bà Rịa - Vũng Tàu

- Các thể loại văn học dân gian Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Tự sự dân gian

+ Trữ tình dân gian

+ Trò diễn dân gian

+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân

- Văn học dân gian Côn Đảo

2. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

- Văn học dân gian và văn học viết có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau;

- Ảnh hưởng của văn học dân gian Bà Rịa - Vũng Tàu đến văn học viết.

Nắm được những kiến thức cơ bản về văn học dân gian địa phương;

Xác định được những sự kiện lịch sử, địa danh, nhân vật, phong tục, tập quán, từ ngữ... địa phương được phản ánh trong các tác phẩm văn học dân gian địa phương;

Xác định được những thống nhất và khác biệt giữa văn học dân gian địa phương với văn học dân gian Việt Nam;

Có khả năng lựa chọn và thực hiện một nghiên cứu cụ thể về văn học dân gian địa phương (sưu tầm, giới thiệu, kịch bản sân khấu hoá,...)

Ngữ văn 10; Chuyên đề 10.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

- Giới thiệu các tác phẩm thuộc các thể loại của văn học dân gian;

- Văn bản tham khảo về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Các ngành kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 18 trang)

Giới thiệu hiện trạng cơ cấu các ngành kinh tế địa phương (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, dịch vụ, du lịch,...); chiến lược và định hướng phát triển kinh tế địa phương.

Nội dung và ngữ liệu

- Tình hình phát triển kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Các ngành kinh tế trọng điểm của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Các khu công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu (KCN Phú Mĩ; KCN Đông Xuyên; KCN Long Xuyên; KCN Cái Mép; KCN Đô thị Châu Đức, KCN Mĩ Xuân; KCN Đất Đỏ; KCN Kin Dinh;...).

- Các nguồn lực phát triển kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Quy hoạch phát triển kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn tiếp theo.

Trình bày được vai trò, đặc điểm, cơ cấu các ngành kinh tế địa phương;

Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và định hướng phát triển các ngành kinh tế địa phương

Đọc được bản đồ; xử lí, phân tích được số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về các ngành kinh tế địa phương

Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp.

KT&PL 10: nội dung Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

 

- Hình ảnh về các hoạt động kinh tế, các khu công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Các tài liệu về thành tựu kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Video về hoạt động kinh tế, nhịp độ phát triển kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 18 trang)

- Khái quát về di sản văn hoá ở Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết)

- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu (2 tiết)

- Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của di sản văn hoá.

- Bảng xếp loại di sản văn hoá ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Giá trị của các di sản văn hoá trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục, du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn các di sản văn hoá tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phát huy giá trị các di sản văn hoá tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lịch sử 10

 

Biến đổi khí hậu ở Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 18 trang)

Giới thiệu đặc điểm khí hậu ở Bà Rịa - Vũng Tàu; những biểu hiện cụ thể và nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở Bà Rịa - Vũng Tàu; những tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế xã hội địa phương; những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Trình bày và phân tích được những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Hệ thống hoá được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Bà Rịa - Vũng Tàu;

Địa lí 10

 

Chân dung nhân vật nghệ thuật Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 12 trang)

Chuyên đề nhằm giúp HS nắm rõ kiến thức về thông tin cá nhân, thân thế và sự nghiệp, tác phẩm

I. Chân dung các nhân vật: nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian…

II. Thân thế và sự nghiệp

III. Các tác phẩm nghệ thuật

IV. Bối cảnh nghệ thuật truyền thống của Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

- Kể tên một số nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà văn hoá ở địa phương

- Nêu được cuộc đời và sự nghiệp của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà văn hoá ở địa phương

- Nghe, cảm thụ, nêu được nội dung tình cảm của tác phẩm âm nhạc tiêu biểu của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà văn hoá ở địa phương

- Gìn giữ những giá trị nghệ thuật của nghệ thuật truyền thống địa phương thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài nhà trường

Lồng ghép trong chương trình môn học Âm nhạc 10 thông qua hoạt động dạy học thường thức âm nhạc: âm nhạc và đời sống

 

Mĩ thuật trong Lễ hội truyền thống Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 12 trang)

Chuyên đề nhằm giúp HS nắm rõ kiến thức về giá trị mĩ thuật trong các lễ hội truyền thống tại Bà Rịa - Vũng Tàu

I. Các lễ hội truyền thống tại địa phương

+ Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam

+ Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành

+ Lễ hội Trùng Cửu

+ Lễ hội Dinh Cô

+ Lễ hội Sa Yang Va Chơ Ro

II. Nghệ thuật trang trí, hoa văn trong lễ hội tại địa phương

III. Đời sống tâm linh qua trang trí mĩ thuật lễ hội

IV. Gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của lễ hội địa phương

- Tìm hiểu về chân dung các hoạ sĩ nổi tiếng của địa phương

- Ghi nhớ tên, tuổi, khái quát cuộc đời sự nghiệp của các hoạ sĩ

- Biết rung động trước nét đẹp của các tác phẩm nghệ thuật

- Biết thực hiện, sáng tạo các sản phẩm tranh vẻ, tạo hình… theo năng lực mĩ thuật cá nhân

- Biết gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc của địa phương

Lồng ghép trong chương trình môn học Mĩ thuật 10 thông qua mạch nội dung lịch sử và lí luận mĩ thuật

 

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 11 (120 trang)

Chuyên đề

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Tổng quan văn học viết Bà Rịa - Vũng Tàu trước 1975 (9 tiết, 38trang)

Hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức cơ bản về văn học viết của địa phương và về địa phương trước 1975 (bối cảnh, thể loại, đề tài, chủ đề, tác giả, tác phẩm tiêu biểu, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, đóng góp của văn học viết địa phương vào tiến trình phát triển văn học trung đại và hiện đại Việt Nam...); đọc hiểu 01 tác phẩm tiêu biểu.

* Nội dung và ngữ liệu

I. Bối cảnh và tiền đề cho sự hình thành và phát triển văn học viết Bà Rịa - Vũng Tàu thời kì trước năm 1975

1. Bối cảnh lịch sử

2. Tiền đề văn hóa - xã hội

II. Diện mạo và những đặc trưng chủ yếu

2.1. Giai đoạn thời thuộc Pháp (trước 1945)

- Tác giả:

- Tác phẩm: Truyện, Thơ, (chữ Nôm, chữ Hán...); Văn tế..

- Đặc điểm văn học:

2.3. Giai đoạn từ 1945 đến 1975

- Tác giả: (chọn 3-5 tác giả)

- Tác phẩm:

- Lưu ý : bổ sung thêm thơ văn của các chiến sĩ trong nhà tù Côn Đảo.

- Đặc điểm:

III. Các giá trị cơ bản của văn học viết

Bà Rịa - Vũng Tàu thời kì trước năm 1975

3.1. Ca ngợi thiên nhiên, đất nước thanh bình, thịnh trị ở thời kì đầu.

- Nội dung 1:

 Văn bản minh hoạ

- Nội dung 2:

 Văn bản minh hoạ

3.2. Khắc hoạ vẻ đẹp quê hương và sinh hoạt đời thường của người dân

- Nội dung 1:

 Văn bản minh hoạ

- Nội dung 2:

 Văn bản minh hoạ

3.3. Phơi bày một hiện thực thống khổ của dân lành vì loạn lạc, chiến tranh liên miên, đói kém

- Nội dung 1:

Văn bản minh hoạ

- Nội dung 2:

Văn bản minh hoạ

3.4. Phản ánh cuộc sống kháng chiến của nhân dân với tinh thần bất khuất, vì nghĩa lớn đối với non sông, đất nước

- Nội dung 1:

Văn bản minh hoạ

- Nội dung 2:

Văn bản minh hoạ

3.5. Phản ánh cuộc sống, nghị lực và ý chí của các chiến sĩ, cuộc đấu tranh kiên của các chiến sĩ trong nhà tù Côn Đảo.

- Nội dung:

Văn bản minh hoạ

IV. Kết luận

Nắm được những kiến thức cơ bản về văn học viết của địa phương và về địa phương trước 1975;

Liên hệ được hiện thực đời sống với những vấn đề được phản ánh trong văn học viết của địa phương và về địa phương trước 1975;

Có khả năng lựa chọn và thực hiện một nghiên cứu cụ thể về văn học viết của địa phương và về địa phương trước 1975 (giới thiệu tác giả, tác phẩm; nghiên cứu, phân tích một thể loại, chủ đề, tác phẩm...)

Ngữ văn 11; Chuyên đề 11.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

- Hình ảnh chân dung các nhà văn tiêu biểu;

- Danh mục tác phẩm tiêu biểu của các thể loại

- Các đoạn trích, văn bản, tác phẩm tiêu tiểu

 

Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ ở Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 18 trang  

Giới thiệu một số doanh nghiệp nhỏ tiêu biểu ở địa phương.

Nội dung và ngữ liệu

- Tình hình hoạt động và thành quả của các doanh nghiệp nhỏ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Những thành tựu và hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Mô hình hoạt động và đóng góp cho địa phương của các doanh nghiệp nhỏ.

- Chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nêu được một số doanh nghiệp nhỏ tiêu biểu của địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Nêu được mô hình hoạt động, những đóng góp của doanh nghiệp nhỏ vào sự phát triển của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phân tích được những thành công và hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Có thể phác thảo dự án khởi nghiệp từ nguồn lực của địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kinh tế và pháp luật 10; Chuyên đề 10.2: Mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ

 

- Tài liệu về các doanh nghiệp nhỏ của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Hình ảnh, video về hoạt động và thành tựu của các doanh nghiệp nhỏ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Danh nhân trong lịch sử ở Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 18 trang)

- Khái quát về danh nhân ở Bà Rịa - Vũng Tàu (2 tiết).

- Danh nhân tiêu biểu của Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết).

- Khái niệm về danh nhân.

- Vai trò của danh nhân trong lịch sử.

- Giới thiệu và nêu được những đóng góp của các danh nhân tiêu biểu.

Lịch sử 11

 

Phát triển du lịch địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu  (6 tiết, 18 trang)

- Phân tích vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội ở Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Giới thiệu tiềm năng, tài nguyên du lịch, loại hình du lịch phổ biến ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Chứng minh được tiềm năng và sự đa dạng, phong phú của các loại tài nguyên du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Liên hệ được các ngành nghề liên quan đến du lịch ở Bà Rịa - Vũng Tàu;

 

Địa lí 11

 

Lễ hội và nhạc cụ truyền thống các dân tộc  Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 12 trang)

Chuyên đề nhằm giúp HS nắm rõ kiến thức về lễ hội và nghệ thuật truyền thống đặc sắc của địa phương

I. Các lễ hội và nghệ thuật truyền thống Bà Rịa - Vũng Tàu:

+ Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam

+ Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành

+ Lễ hội Trùng Cửu

+ Lễ hội Dinh Cô

+ Lễ giỗ Ông Trần

+ Lễ giỗ Đức Thánh Trần

+ Lễ giỗ Bà Yến Phi

+ Lễ hội Sa Yang Va Chơ Ro

II. Các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc

+ Nhạc cụ trong Đờn ca Tài tử

+ Nhạc cụ trong Cải lương

+ Nhạc cụ trong Tuồng

+ Nhạc cụ truyền thống dân tộc Chơ Ro

III. Các nét nghệ thuật đặc sắc trong âm nhạc lễ hội truyền thống Bà Rịa - Vũng Tàu

IV. Gìn giữ các giá trị nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh hội nhập hiện nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu

- Nhận biết được đặc điểm của từng loại hình nghệ thuật truyền thống địa phương

- Phân tích được đặc điểm, vai trò, vị trí của âm nhạc trong từng loại hình nghệ thuật của địa phương

- Trải nghiệm thực tế một số loại hình nghệ thuật và lễ hội truyền thống của địa phương

Lồng ghép trong chương trình môn học thông qua hoạt Âm nhạc 11 động dạy học thường thức âm nhạc: âm nhạc và đời sống

 

Nghệ thuật kiến trúc  Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 12 trang)

Chuyên đề nhằm giúp HS nắm rõ kiến thức về kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của Bà Rịa - Vũng Tàu

I. Các kiến trúc địa phương

+ Tượng Chúa Kito núi Tao Phùng

+ Thích Ca Phật đài

+ Đình thần Thắng Tam

+ Bạch Dinh

+ Ngọn Hải đăng

+ Nhà tròn Bà Rịa

II. Dư địa chí kiến trúc

Giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, văn hoá gắn liền với các kiến trúc tiêu biểu của địa phương.

III. Các nét nghệ thuật đặc sắc trên hoa văn, tiết tấu, thiết kế…

Hoạ tiết hoa văn, nội thất… trên các công trình nghệ thuật kiến trúc địa phương.

IV. Bối cảnh kiến trúc địa phương hiện nay

Bảo tồn các giá trị nghệ thuật kiến trúc trong quá trình hội nhập

- Tìm hiểu t về nghệ thuật kiến trúc nổi tiếng của địa phương

- Ghi nhớ tên kiến trúc, giá trị lịch sử, địa dư… của kiến trúc nghệ thuật địa phương

- Biết rung động trước nét đẹp của các nghệ thuật kiến trúc trên

- Biết thực hiện, sáng tạo các sản phẩm tranh vẻ, tạo hình… theo năng lực mĩ thuật cá nhân

- Biết gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của địa phương

Lồng ghép trong chương trình môn học

Mĩ thuật 11 thông qua mạch nội dung Kiến trúc

 

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LỚP 12 (120 trang)

Chuyên đề

Nội dung

 

Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn học

Ghi chú

Tổng quan văn học viết Bà Rịa - Vũng Tàu sau 1975 (9 tiết, 38 trang)

Hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức cơ bản về văn học viết của địa phương và về địa phương sau 1975 (bối cảnh, thể loại, đề tài, chủ đề, tác giả, tác phẩm tiêu biểu, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, đóng góp của văn học viết địa phương vào tiến trình phát triển văn học đương đại Việt Nam...); đọc hiểu 01 tác phẩm tiêu biểu.

* Nội dung và văn bản

I. Bối cảnh lịch sử xã hội Bà Rịa - Vũng Tàu sau năm 1975

1. Bối cảnh lịch sử

2. Tiền đề văn hóa xã hội

II. Diện mạo và những đặc trưng chủ yếu

2.1. Giai đoạn 1975 - 1985

- Tác giả:

- Tác phẩm:

- Đặc điểm văn học:

(Lựa chọn các tác giả tiêu biểu, các tác phẩm có chủ đề phù hợp, có nội dung và giá trị nghệ thuật tiêu biểu)

2.2. Giai đoạn từ 1986 - nay

- Tác giả:

- Tác phẩm:

- Đặc điểm:

Lựa chọn các tác giả tiêu biểu, các tác phẩm có chủ đề phù hợp, có nội dung và giá trị nghệ thuật tiêu biểu)

III. Các giá trị cơ bản của văn học viết Bà Rịa - Vũng Tàu từ 1975 đến nay

1. Văn học viết Bà Rịa - Vũng Tàu phản ánh công cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và miền Nam nói chung

2. Văn học Viết Bà Rịa - Vũng Tàu sau năm 1975 phản ánh công cuộc đổi mới của địa phương

3. Văn học Viết Bà Rịa - Vũng Tàu sau năm 1975 phản ánh nhịp sống và sự thay đổi, phát triển của quê hương Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời đại mới

4. Những đóng góp của văn học viết Bà Rịa - Vũng Tàu cho tiến trình văn học Nam Bộ

IV. Kết luận

Nắm được những kiến thức cơ bản về văn học viết của địa phương và về địa phương sau 1975;

Liên hệ được hiện thực đời sống với những vấn đề được phản ánh trong văn học viết của địa phương và về địa phương sau 1975;

Có khả năng lựa chọn và thực hiện một nghiên cứu cụ thể về văn học viết của địa phương và về địa phương sau 1975 (giới thiệu tác giả, tác phẩm; nghiên cứu, phân tích một thể loại, chủ đề, tác phẩm...).

Ngữ Văn 12; Chuyên đề 12.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

- Hình ảnh chân dung các nhà văn tiêu biểu;

- Danh mục tác phẩm tiêu biểu của các thể loại

- Các đoạn trích, văn bản, tác phẩm tiêu tiểu

 

Kinh tế địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (6 tiết, 18 trang)

Giới thiệu tình hình, đặc điểm hội nhập khu vực và quốc tế của địa phương về kinh tế; các giải pháp phát triển hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương.

Nội dung và ngữ liệu

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Thành tựu và hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Kế hoạch và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn tiếp theo.

Nắm được tình hình, đặc điểm, thành tựu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của địa phương;

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu quá trình địa phương hội nhập kinh tế khu vực và thế giới;

Phân tích được đóng góp của địa phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.

KT&PL 12: nội dung Hội nhập kinh tế quốc tế; Chuyên đề 12.3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế;

 

- Tài liệu về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Hình ảnh, video về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu trên đường hội nhập và phát triển (6 tiết, 18 trang)

Những dấu mốc đổi mới và hội nhập của Bà Rịa - Vũng Tàu (từ 1986 đến nay) (2 tiết)

Thành tựu trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển của Bà Rịa - Vũng Tàu (2 tiết)

Hướng đến phát triển bền vững: những tiềm năng, thuận lợi, thách thức,… của Bà Rịa - Vũng Tàu (2 tiết)

- Chặng đường đầu của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 2000.

- Giai đoạn 2001 đến nay.

- Những thành tựu đầu tiên trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2000).

- Thành tựu to lớn và toàn diện (2001 đến nay).

- Tiềm năng kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lịch sử 12

 

Lao động và việc làm ở  Bà Rịa - Vũng Tàu (6 tiết, 18 trang)

- Phân tích đặc điểm nguồn lao động, việc sử dụng lao động và các hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm ở Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp

Địa lí 12

 

Ứng dụng hoạt động Âm nhạc trong đời sống hiện nay tại địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu

Chuyên đề nhằm giúp HS các ứng dụng, hoạt động mĩ thuật tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

I. Các hoạt động mĩ thuật tại địa phương hiện nay

+ Nghệ thuật điêu khắc trên đá tại địa phương hiện nay

+ Nghệ thuật đúc đồng tại địa phương hiện nay

II. Áp dụng vào thực tiễn đời sống văn hoá địa phương

III. Giá trị văn hoá nghệ thuật mang lại cho địa phương

IV. Kết nối với phong cách mĩ thuật hiện đại

- Nêu được các hoạt động nghệ thuật đang diễn ra tại địa phương

- Giá trị nghệ thuật mang lại cho đời sống văn hoá tại địa phương

- Cảm nhận được nét đẹp của các tác phẩm nghệ thuật mới, hiện đại

- Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật cho cá nhân mình

Lồng ghép trong chương trình môn học Âm nhạc 12 thông qua hoạt động dạy học thường thức âm nhạc: tác giả-tác phẩm

 

Ứng dụng hoạt động mĩ thuật trong đời sống hiện nay tại địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu (4 tiết, 12 trang)

Chuyên đề nhằm giúp HS các ứng dụng, hoạt động mĩ thuật tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

V. Các hoạt động mĩ thuật tại địa phương hiện nay

+ Nghệ thuật điêu khắc trên đá tại địa phương hiện nay

+ Nghệ thuật đúc đồng tại địa phương hiện nay

VI. Áp dụng vào thực tiễn đời sống văn hoá địa phương

VII. Giá trị văn hoá nghệ thuật mang lại cho địa phương

VIII. Kết nối với phong cách mĩ thuật hiện đại

- Nêu được các hoạt động nghệ thuật đang diễn ra tại địa phương

- Giá trị nghệ thuật mang lại cho đời sống văn hoá tại địa phương

- Cảm nhận được nét đẹp của các tác phẩm nghệ thuật mới, hiện đại

- Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật cho cá nhân mình

Lồng ghép trong chương trình môn học Mĩ thuật 12 thông qua hoạt động dạy học thường thức âm nhạc: tác giả-tác phẩm

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3405/QĐ-UBND năm 2020 Đề cương chi tiết nội dung giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

  • Số hiệu: 3405/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/11/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Trần Văn Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/11/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản