Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2004/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 29 tháng 4 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ( Sửa đổi) ngày 20/5/1998;
- Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ".
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 978/KHĐT-HTĐT ngày 07/4/2004 V/việc ban hành Quy định quản lý đầu tư và xây dựng dự án bằng nguồn vốn trong nước không thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận .
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý đầu tư và xây dựng dự án bằng nguồn vốn trong nước không thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2: Quyết định này thay thế cho Quyết định số 52/2002/QĐ-UBBT ngày 23/8/2002 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND &UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở : Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính , Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Phan Thiết, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan và các Doanh nghiệp, cá nhân có vốn đầu tư trong nước không thuộc ngân sách Nhà nước căn cứ quyết định thi hành ./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN BẰNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC KHÔNG THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2004/QĐ-UBBT ngày 29/4/2004 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy định này nhằm cụ thể hoá các quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng dự án bằng nguồn vốn trong nước không thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các thủ tục lập dự án đầu tư trên các lĩnh vực bằng nguồn vốn trong nước không thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thực hiện theo quy định này và các quy định của pháp luật về đầu tư trong nước.
3. Quy định này được áp dụng đối với các dự án đã có trong các khu quy hoạch hoặc nằm ngoài các khu quy hoạch.
Đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp của Tỉnh được thực hiện theo quy định riêng.
1. UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng dự án bằng nguồn vốn trong nước không thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Pháp luật, theo phân cấp của Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ, Ngành Trung ương.
2. Các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng dự án bằng nguồn vốn trong nước không thuộc ngân sách Nhà nước theo Quy định này.
3. UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn theo quy định của Pháp luật.
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM , NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 3. Thủ tục đăng ký lập dự án đầu tư.
Để lập dự án đầu tư, nhà đầu tư gửi đơn đăng ký đầu tư theo mẫu thống nhất đến Sở Kế hoạch và Đầu tư kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân ( nếu là cá nhân ), Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh ( nếu là doanh nghiệp ), và sơ đồ vị trí đất nơi lập dự án.
Sau khi tiếp nhận đơn, tuỳ từng trường hợp nhà đầu tư sẽ nhận được giấy mời tham gia đoàn khảo sát hoặc văn bản trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư. các trường hợp phải tiến hành khảo sát :
- Dự án đầu tư trong khu quy hoạch nhưng chưa rõ vị trí lô đất.
- Vị trí lập dự án đầu tư chưa có quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
Trên cơ sở kết qủa khảo sát, nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo cho lập dự án hoặc văn bản trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
( Thời gian cụ thể được quy định tại Điều 9 của quy định này )
Điều 4. Lập hồ sơ dự án đầu tư.
1. Chủ đầu tư có thể tự lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư theo chủ trương cho lập dự án của cơ quan có thẩm quyền.
Trong mọi trường hợp, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ dự án đầu tư.
2. Nội dung dự án đầu tư theo các Điều khoản quy định tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP, ngày 08/7/1999; Nghị định 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/5/2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP, ngày 30/01/2003 của Chính phủ.
Cụ thể , dự án phải đảm bảo các nội dung chính như sau :
+ Mục tiêu đầu tư của dự án.
+ Diện tích, vị trí, địa điểm (ghi rõ tứ cận, hiện trạng khu đất, bản đồ theo mẫu quy định)
+ Hồ sơ thiết kế cơ sở ( thiết kế sơ bộ) các hạng mục công trình của dự án đầu tư có xây dựng.
+ Vốn đầu tư và sơ lược về sử dụng vốn, hiệu quả đầu tư.
+ Tiến độ các giai đoạn triển khai xây dựng dự án, thời gian đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Hồ sơ dự án được in ấn và đóng bìa theo khổ giấy A4, hồ sơ bản vẽ có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn tuỳ quy mô diện tích dự án.
3. Trong vòng 02 tháng (dự án nhóm C ), 03 tháng (dự án nhóm B) và 04 tháng (dự án nhóm A ) đối với các dự án loại I và trong vòng 03 tháng (dự án nhóm C ), 04 tháng (dự án nhóm B) và 05 tháng (dự án nhóm A ) đối với các dự án loại II kể từ khi có thông báo lập dự án, Chủ đầu tư nộp dự án kèm tờ trình xin phê duyệt dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, trình UBND Tỉnh cho phép đầu tư. Qúa thời hạn trên, chủ trương cho lập dự án không còn hiệu lực.
4 . Sau khi nộp hồ sơ dự án, Chủ đầu tư (hoặc người đại diện được uỷ quyền) được cấp giấy biên nhận tiếp nhận hồ sơ dự án.
Nếu hồ sơ dự án chưa đủ số lượng, thủ tục, chưa hợp lệ thì chủ dự án có trách nhiệm bổ sung theo yêu cầu một lần của Sở Kế hoạch và Đầu tư .
Điều 5. Lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Đối với các dự án loại II ( trừ dự án du lịch và dự án trồng rừng ) chủ dự án phải làm thủ tục về môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi dự án được chấp thuận đầu tư.
Hồ sơ cụ thể chủ đầu tư gửi về Sở Tài Nguyên và Môi trường như sau :
+ Đơn xin đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường ( theo mẫu ) .
+ 03 Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn về môi trường ( theo mẫu).
+ 01 hồ sơ dự án.
Riêng các dự án loại I , các dự án du lịch và dự án trồng rừng : Chủ dự án làm thủ tục về môi trường sau khi dự án được chấp thuận đầu tư.
Điều 6. Đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp.
Chủ dự án phải đăng ký kinh doanh theo lĩnh vực đầu tư và thành lập doanh nghiệp khi nộp dự án để xem xét chấp thuận đầu tư.
Điều 7. Tiếp nhận văn bản chấp thuận đầu tư và các tài liệu liên quan đến triển khai dự án.
Sau khi dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, chủ dự án sẽ nhận được giấy mời tiếp nhận văn bản chấp thuận đầu tư.Trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy mời, chủ dự án liên hệ Sở Kế hoạch và Đầu tư để ký nhận văn bản chấp thuận đầu tư và các tài liệu có liên quan, bao gồm: Bản tóm tắt hướng daãn trình tự, thủ tục các bước triển khai dự án, quy ñònh cheá ñoä baùo caùo tiến độ triển khai dự án, cam kết triển khai thực hiện dự án, các biểu mẫu báo cáo (Sở Kế hoạch và Đầu tư quy định)
Điều 8. Triển khai dự án sau khi được UBND Tỉnh chấp thuận đầu tư.
1.Giao đất, cho thuê đất.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận đầu tư, chủ đầu tư liên hệ Sở Tài nguyên và môi trường để làm thủ tục xin thuê đất, giao đất.
Hồ sơ chủ đầu tư gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm :
- Đơn xin giao đất hoặc thuê đất theo mẫu quy định.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( bản sao có công chứng)
- Văn bản chấp thuận đầu tư dự án ( bản sao có công chứng).
- Trích lục bản đồ địa chính ( theo mẫu ) hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính ( theo mẫu), bản đồ vị trí thửa đất thu hồi của từng chủ sử dụng.
- Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng ( nếu có)
- Giấy phép kèm theo bản đồ khai thác mỏ ( đối với dự án khai thác khoáng sản)
Chủ đầu tư lập hoặc thuê các đơn vị tư vấn để lập các bản đồ địa chính và phương án bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng.
Hồ sơ được lập thành 2 bộ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Khi nhận được giấy mời của Sở Tài nguyên và môi trường, chủ dự án tham gia kiểm tra thực địa, ký biên bản xác định hiện trạng, ranh giới khu đất, làm cơ sở cho việc ra quyết định giao đất, cho thuê đất. Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất, chủ đầu tư phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương tổ chức cắm mốc giới thực địa làm cơ sở thực hiện bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng. Sau khi thực hiện xong việc bồi thường thiệt hại, chủ đầu tư sẽ được bàn giao đất chính thức ( có biên bản bàn giao đất ).
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được bàn giao đất chính thức tại thực địa, chủ dự án liên hệ Cục thuế tỉnh để được hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số thuế, quy trình thu nộp và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, chính sách miễn giảm theo quy định; đồng thời liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường để ký hợp đồng thuê đất.
2. Bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng.
- Phương thức tiến hành bồi thường thiệt hại : Chủ đầu tư được quyền thương lượng bồi thường thiệt hại cho chủ sử dụng đất hợp pháp về đất và các tài sản trên đất ( nhà cửa , công trình kiến trúc , cây trái, hoa màu ) hoặc ký hợp đồng với Ban đền bù giải toả tỉnh hay Hội đồng đền bù giải tỏa huyện, thành phố nơi có dự án để thực hiện bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng.
- Đối tượng bồi thường thiệt hại : Đất hợp pháp và các tài sản trên đất.
- Thời hạn bồi thường thiệt hại : Thời hạn quy định cho việc kiểm kê, áp giá và tiến hành bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng không quá 2 tháng đối với dự án nhóm B và nhóm C, 03 tháng đối với dự án nhóm A kể từ ngày ký hợp đồng bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng. Trường hợp nhà đầu tư thương lượng bồi thường thiệt hại với dân thì thời hạn trên được tính kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất.
- Giá bồi thường thiệt hại đất, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu, cây trái... thực hiện theo giá quy định hiện hành của Tỉnh Bình Thuận.
a. Trường hợp Chủ đầu tư thương lượng vôùi dân để thực hiện bồi thường thiệt hại :
Trong thời hạn quy định bồi thường thiệt nêu trên, chủ đầu tư tự thương lượng bồi thường thiệt hại cho người có quyền sử dụng đất hợp pháp, đồng thời phối hợp Sở Tài nguyên & Môi trường, chính quyền địa phương, Sở Tài chính, xác định cụ thể diện tích đất Nhà nước , đất và tài sản trên đất của dân, tính hợp pháp và mức bồi thường thiệt hại cho từng hộ dân, tiến hành hiệp thương với dân và thực hiện công tác bồi thường thiệt hại.
Qúa thời hạn quy định bồi thường thiệt hại ( 02 tháng đối với dự án nhóm B và nhóm C, 03 tháng đối với dự án nhóm A ), nếu phương án bồi thường thiệt hại không thực hiện được do nguời có quyền sử dụng đất hợp pháp và quyền sở hửu các tài sản trên đất đòi bồi thường mức cao hơn so quy định của Nhà nước, nhà đầu tư không chấp thuận được thì chủ dự án báo cáo chính quyền địa phương để tổ chức cưỡng chế theo quy định, đồng thời báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để để theo dõi đôn đốc thực hiện. Nếu phương án bồi thường thiệt hại không thực hiện được do chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước thì dự án sẽ bị thu hồi.
b. Trường hợp Chủ đầu tư ký hợp đồng với Ban đền bù giải toả tỉnh hoặc Hội đồng đền bù của huyện, thành phố để thực hiện bồi thường thieät haïi.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định giao đất cho thuê đất, chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng với Ban đền bù giải toả của tỉnh ( nếu là dự án dân cư ở thành phố Phan Thiết ) hoặc Hội đồng đền bù của huyện, thành phố nơi có dự án để thực hiện công tác bồi thường thiệt hại theo các quy định của Nhà nước.
Khi ký hợp đồng chủ đầu tư phải có đủ các tài liệu sau :
- Báo cáo NCKT hoặc dự án công trình đầu tư.
- Văn bản chấp thuận đầu tư của UBND Tỉnh ( bản sao có công chứng ) .
- Quyết định của UBND Tỉnh thu hồi và giao đất cho chủ dự án ( bản chính hoặc bản sao có công chứng ). Bản đồ địa chính theo tỷ lệ quy định khu đất thu hồi cho dự án.
- Quyết định của UBND Tỉnh thu hồi đất của từng hộ kèm theo bản đồ vị trí đất bị giải tỏa ( 02 bộ, bản sao có công chứng)
3. Phòng cháy chữa cháy.
Các quy định về phòng cháy chữa cháy thực hiện theo Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và các hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Hồ sơ và thời hạn thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo điều 16 của Nghị định 35/2003/NĐ-CP, theo đó, thời hạn thẩm duyệt không quá 20 ngày đối với dự án nhóm B,C; không quá 30 ngày đối với dự án nhóm A kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Toàn bộ hồ sơ, thủ tục phòng cháy, chöõa cháy phải thực hiện xong trước khi cấp giấy phép xây dựng.
Chủ dự án đến cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh làm thủ tục phòng cháy, chữa cháy, hồ sơ đề nghị thỏa thuận phòng cháy, chữa cháy bao gồm :
- Đơn đề nghị thỏa thuận phòng cháy, chữa cháy ( theo mẫu quy định của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy ).
- Bản sao văn bản chấp thuận đầu tư dự án ( có công chứng ), chứng chỉ quy hoạch ( do Sở Xây dựng cấp ) hoặc văn bản thỏa thuận về địa điểm của cấp có thẩm quyền.
- Các bản vẽ và thuyết minh xây dựng thể hiện những yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy ( chủ đầu tư có thể tự lập hoặc thuê đơn vị tư vấn để lập ).
4. Cấp giấy phép xây dựng.
Sau khi thực hiện xong các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, môi trường, phòng cháy chữa cháy, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, Chủ đầu tư liên hệ Sở Xây dựng để làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành .
Thời gian cấp giấy phép xây dựng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ xin phép xây dựng công trình bao gồm :
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng ( theo mẫu quy định ).
- Bản sao Quyết định giao đất, cho thuê đất ( có công chứng ).
- Văn bản chấp thuận đầu tư ( bản sao có công chứng ) và hồ sơ dự án.
- Biên bản cắm mốc bàn giao đất tại thực địa ( bản sao có công chứng ).
- Giấy đăng ký kinh doanh ( bản sao có công chứng ).
- 03 bộ hồ sơ thiết kế theo quy định bao gồm :
+ Tổng mặt bằng định vị công trình.
+ Mặt bằng công trình lô đất tỷ lệ 1/200 -1/500 ( kèm theo sơ đồ vị trí)
+ Các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình ( các tầng) 1/100-1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng TL 1/100 -1/200 và chi tiết mặt cắt móng TL1/50 kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện TL 1/100 -1/200.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chủ đầu tư có thể tự lập hoặc thuê đơn vị tư vấn để lập.
- Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường ( bản sao có công chứng ).
- Bản chấp thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy chữa cháy ( bản sao có công chứng ).
5. Tổ chức thi công, xây dựng các hạng mục công trình theo giấy phép xây dựng và dự án đã được phê duyệt.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất hoặc giao quyền sử dụng đất, chủ dự án phải thực hiện đầy đủ các thủ tục và triển khai xây dựng dự án. Quá thời hạn trên, nếu dự án chưa được triển khai xây dựng thì dự án sẽ bị đưa vào diện phải thu hồi.
6. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ 2 tháng 1 lần kể từ ngày có văn bản chấp thuận đầu tư của UBND Tỉnh về tình hình triển khai thực hiện dự án cho Sở Kế hoạch và Đầu tư ( theo biểu mẫu quy định ).
Điều 9. Trách nhiệm, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Là đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quá trình quản lý đầu tư và xây dựng dự án bằng nguồn vốn trong nước không thuộc ngân sách nhà nuớc trên địa bàn tỉnh theo các quy định hiện hành của Nhà nước từ khâu tiếp nhận đơn đăng ký đầu tư cho đến khi dự án xây dựng xong và đi vào hoạt đông kinh doanh. Cụ thể :
1. Xử lý đơn đăng ký đầu tư :
- Đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu vực đã được quy hoạch chi tiết hoặc đã được phân lô, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét có thông báo cho lập dự án hoặc có văn bản trả lời nhà đầu tư trong thời gian không quá 07 ngày kể từ ngày nhận đơn đăng ký đầu tư .
- Đối với các dự án đầu tư vào khu vực mới được quy hoạch tổng thể, chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt hoặc chưa có quy hoạch ; Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố liên quan khảo sát thực địa và có ý kiến ngay tại buổi khảo sát ( có biên bản khảo sát ), làm cơ sở để Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời cho nhà đầu tư hoặc báo cáo UBND Tỉnh xin chủ trương đầu tư. Trong vòng 14 ngày, kể từ ngày nhận đơn đăng ký đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời cho nhà đầu tư .
- Đối với dự án phải giải toả đền bù từ 50 hộ dân trở lên, sau khi lấy ý kiến các ngành, huyện, thành phố nơi có dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Thời gian báo cáo để UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư không quá 10 ngày sau khi khảo sát.
- Mở sổ theo dỏi, quản lý việc đăng ký đầu tư .
2. Tiếp nhận hồ sơ dự án.
Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tiếp nhận, xử lý và xem xét các dự án đầu tư.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, hướng dẫn, kiểm tra các vấn đề sau :
- Mục lục những văn bản, tài liệu cần có và số lượng bộ hồ sơ cần nộp theo quy định (việc này đã được hướng dẫn trước trong thông báo cho lập dự án ).
- Tính hợp lệ của hồ sơ dự án.
- Nếu hồ sơ dự án chưa đủ số lượng, thủ tục, chưa hợp lệ hoặc có nội dung chưa rõ, cần bổ sung thì Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung, làm rõ thêm. Nội dung yêu cầu bổ sung, làm rõ thêm thể hiện trong giấy biên nhận (chỉ yêu cầu một lần).
- Cấp giấy biên nhận khi tiếp nhận hồ sơ dự án cho chủ đầu tư.
3. Xem xét hồ sơ dự án, trình chấp thuận đầu tư.
a. Nội dung xem xét dự án.
Nội dung xem xét dự án dựa trên cơ sở quy hoạch và các hướng dẫn , quy định tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP, ngày 08/7/1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/5/2000 , Nghị định 07/2003/NĐ-CP, ngày 30/01/2003 của Chính phủ và các Thông tư của Bộ, Ngành Trung ương có liên quan (dưới đây gọi tắt là xem xét dự án) và báo cáo kết quả xem xét dự án, trình UBND tỉnh quyết định ban hành văn bản chấp thuận đầu tư dự án.
b. Thời gian xem xét và trình chấp thuận đầu tư dự án.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ dự án hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét hồ sơ dự án, trình UBND tỉnh ra văn bản chấp thuận đầu tư. Trường hợp hồ sơ dự án có quy mô lớn, tính kỹ thuật chuyên ngành phức tạp, Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể trao đổi với các Sở, ngành chuyên môn trước khi trình UBND tỉnh ra văn bản chấp thuận đầu tư; thời gian xem xét các hồ sơ dự án này tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ dự án hợp lệ.
Tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư ñeå UBND Tỉnh xem xét, ra văn bản chấp thuận đầu tư phải đảm bảo các nội dung chủ yếu như sau :
+ Tên dự án.
+ Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc.
+ Mục tiêu đầu tư của dự án.
+ Diện tích, vị trí, địa điểm ( ghi rõ tứ cận, hiện trạng khu đất )
+ Các hạng mục công trình, bao gồm qui mô diện tích công trình, kiến trúc và mật độ xây dựng.
+ Vốn đầu tư.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội của dự án .
+ Giá thuê đất, giá giao quyền sử dụng đất , đền bù đất.
+ Tiến độ triển khai xây dựng dự án, thời gian đưa công trình vào khai thác sử dụng.
4. Hướng dẫn chủ đầu tư thủ tục thực hiện dự án.
Sau khi tiếp nhận văn bản chấp thuận đầu tư của UBND Tỉnh, trong vòng 2 ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư mời chủ dự án và thực hiện hướng dẫn đầy đủ các nội dung đã nêu tại Điều 7 Quy định này.
5- Biên soạn hệ thống biểu mẫu, chế độ, nội dung báo cáo cho các Sở, ngành, địa phương và chủ dự án. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện thu hút đầu tư từ khâu đăng ký đầu tư đến khi dự án đi vào hoạt động kinh doanh.
6 - Chủ trì họp giao ban định kỳ hàng tháng giữa các ngành và địa phương có liên quan để giải quyết tháo gỡ khó khăn ách tắc hồ sơ trong quá trình đăng ký đầu tư, thực hiện các bước để xây dựng dự án, đưa dự án đi vào hoạt động và các vấn đề khác có liên quan đến dự án. Sau cuộc họp, trong vòng 3 ngày báo cáo kết quả cho UBND Tỉnh.
Điều 10 . Trách nhiệm , nhiệm vụ của các Sở, ngành liên quan và UBND các Huyện, Thành phố
Các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố phối hợp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trong nước không thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến theo chức năng quản lý ngành hoặc địa phương về quy hoạch, địa điểm và hồ sơ đăng ký đầu tư; giải quyết các vấn đề có liên quan đến dự án ; tham gia họp giao ban theo định kỳ hàng tháng để giải quyết hồ sơ đăng ký đầu tư và các nội dung liên quan.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường .
- Hướng dẫn các chủ dự án lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất và chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có ). Chủ trì mời các cơ quan liên quan và chủ dự án kiểm tra thực địa, lập biên bản ( theo mẫu quy định ). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, xem xét giải quyết xong hồ sơ xin thuê đất, giao đất và trình UBND Tỉnh ký quyết định giao đất, cho thuê đất.
- Tổ chức cắm mốc, bàn giao đất chính thức và ký kết hợp đồng thuê đất theo quy định hiện hành.
- Hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng (trường hợp nhà đầu tư tự thương lượng bồi thường thiệt hại). Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, chính quyền địa phương và nhà đầu tư xác định cụ thể diện tích đất Nhà nước, đất và tài sản trên đất của dân, tính hợp pháp và mức bồi thường thiệt hại cho từng hộ dân, giúp nhà đầu tư hiệp thương với dân và thực hiện công tác bồi thường thiệt hại.
- Theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất của các chủ dự án, đảm bảo thực hiện đúng nội dung hợp đồng thuê đất, quyết định giao đất.
- Phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thành phố liên quan xác định địa điểm, diện tích đất dự án và giá tiền thuê đất, giao đất.
- Hướng dẫn chủ đầu tư lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường; xem xét cấp Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuấn môi trường hoặc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phân cấp.
- Theo dõi quá trình thực hiện đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.
- Hàng tháng tổng hợp kết quả, tình hình thực hiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và tham dự họp giao ban định kỳ hàng tháng để báo cáo UBND tỉnh
2. Sở Xây dựng.
- Phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thành phố liên quan có ý kiến về xác định địa điểm, kiến trúc công trình , chỉ giới và mật độ xây dựng dự án .
- Hướng dẫn các chủ đầu tư lập thủ tục hồ sơ thiết kế, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (chỉ hướng dẫn và yêu cầu bổ sung một lần nếu hồ sơ chưa đầy đủ ) và cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nhà nước. Thời gian cấp giấy phép xây dựng được quy định tại điều 8 quy định này.
- Kiểm tra, thanh tra việc xây dựng các công trình và xử lý các vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng và chủ trương chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh.
- Theo dõi việc thực hiện đầu tư theo giấy phép xây dựng được cấp, thông báo cho các chủ đầu tư lập hồ sơ hoàn công công trình theo quy định .
- Hàng tháng tổng hợp kết quả , tình hình thực hiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và tham dự họp giao ban định kỳ hàng tháng, để báo cáo UBND tỉnh .
3. Sở Tài chính.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thành phố liên quan xác định giá đền bù đất , giá trị bồi thường thiệt hại các tài sản trên đất , giá thuê đất hoặc giao quyền sử dụng đất cho các khu qui hoạch. Tham mưu UBND Tỉnh phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại. Xây dựng cơ chế chính sách thu, nộp Ngân sách từ quỹ đất dự án , đấu giá đất .
- Tham gia xem xét hồ sơ dự án (đối với những dự án có liên quan).
- Chủ trì phối hợp với Cục Thuế tỉnh lập phương án trình UBND tỉnh xem xét quyết định hoàn trả lại các khoản tiền : Tiền sử dụng đất ; Tiền đền bù thiệt hại về đất ; tiền thuê đất nộp trước một lần trong nhiều năm mà chủ dự án đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước trong trường hợp dự án bị xử lý thu hồi chủ trương chấp thuận đầu tư và thu hồi đất .
- Hàng tháng tổng hợp kết quả , tình hình thực hiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và tham dự họp giao ban định kỳ hàng tháng, để báo cáo UBND tỉnh
4. Cục thuế Tỉnh.
- Hướng dẫn nhà đầu tư kê khai , đăng ký mã số thuế và các thủ tục có liên quan . Trên cơ sở cơ chế, chính sách, giá giao đất, đền bù, cho thuê đất tổ chức thu đúng , đầy đủ và kịp thời các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước .
- Hàng tháng tổng hợp kết quả, tình hình thực hiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và tham dự họp giao ban định kỳ hàng tháng, để báo cáo UBND tỉnh .
5. Ban đền bù giải toả của tỉnh, Hội đồng đền bù giải toả huyện, thành phố :
- Trường hợp Chủ đầu tư ký hợp đồng với Ban đền bù giải toả tỉnh hoặc Hội đồng đền bù của huyện, thành phố để thực hiện bồi thường thieät haïi :
Căn cứ thời gian quy định tại Điều 8 của Quy định này, Ban đền bù giải toả Tỉnh hoặc Hội đồng đền bù của Huyện, Thành phố tiến hành phối hợp chính quyền phường, xã tổ chức họp dân, đo đạc, kiểm kê tại thực địa đối với đất đai, nhà cửa, kiến trúc, hoa màu . . ., hoàn chỉnh bảng tính giá trị đền bù của từng hộ và toàn dự án chuyển Sở tài chính thẩm định, làm cơ sở thực hiện chi trả cho dân .
Qúa thời hạn quy định bồi thường thiệt hại, nếu công tác bồi thường thiệt hại không thực hiện được do chủ dự án không tích cực chi trả, hoặc do chủ sử dụng đất không chấp hành mức giá đền bù theo quy định, tuỳ trường hợp, Ban đền bù giải toả Tỉnh hoặc Hội đồng đền bù của Huyện, Thành phố có tờ trình báo cáo UBND Tỉnh thu hồi dự án hoặc tiến hành cưỡng chế theo quy định
- Hàng tháng tổng hợp kết quả, tình hình thực hiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và tham dự họp giao ban định kỳ hàng tháng, để báo cáo UBND tỉnh .
6. Văn phòng HĐND và UBND Tỉnh.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận báo cáo, tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc tờ trình (kèm theo dự thảo quyết định) của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng HĐND và UBND Tỉnh trình UBND tỉnh ra văn bản chấp thuận đầu tư hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất.
- Tham dự họp giao ban định kỳ hàng tháng.
7. Các sở quản lý chuyên ngành, cơ quan khác.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia khảo sát và có ý kiến vị trí, hồ sơ dự án có liên quan, tình hình triển khai dự án đối với các dự án sau chấp thuận đầu tư thuộc lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý.
8. UBND huyện, thành phố nơi có dự án.
- Có trách nhiệm cử cơ quan chức năng cụ thể phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu, hướng dẫn và xác định địa điểm dự án; xác định nguồn gốc đất đai để các cơ quan có trách nhiệm xác định giá đền bù thiệt hại, giá cho thuê và giá giao quyền sử dụng đất. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường giao đất tại thực địa cho các dự án; phối hợp, giúp đỡ chủ dự án trong công tác xác định nguồn gốc đất đai, bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng.
- Thành lập Hội đồng đền bù giải toả chuyên trách để giúp UBND Huyện, Thành phố thực hiện nhiệm vụ giải quyết bồi thường thiệt hại cho dân, giải phóng mặt bằng, giao đất cho chủ dự án.
- Quy hoạch các khu dân cư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trình UBND Tỉnh phê duyệt để kêu gọi đầu tư hạ tầng.
- Xác định địa điểm, phối hợp chủ đầu tư lập phương án tái định cư trình UBND Tỉnh phê duyệt. Tổ chức động viên, di dời dân đến các khu tái định cư . Cưỡng chế đối với trường hợp không chấp hành quy định về đền bù giải tỏa, lấn chiếm đất bất hợp pháp .
- Căn cứ chức năng quản lý nhà nước ở địa phương tham gia phối hợp theo dõi, kiểm tra toàn diện, báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án.
- Hàng tháng tổng hợp kết quả , tình hình thực hiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và tham dự họp giao ban định kỳ hàng tháng, để báo cáo UBND tỉnh .
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 11. Chế độ thông tin báo cáo của Sở, ngành, UBND huyện, thành phố.
1. Hàng tháng, Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh tình hình tiếp nhận đơn, dự án ; tình hình chấp thuận đầu tư và tiến độ triển khai của các dự án ; báo cáo chuyên đề các dự án lớn, báo cáo kết qủa giao ban định kỳ . Hàng quý tập hợp báo cáo , đề xuất hướng xử lý, tháo gỡ khó khăn vướng mắc các dự án chậm triển khai , kiến nghị thu hồi dự án . Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của UBND Tỉnh.
2. Các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại
Điều 12. Chế độ khen thưởng, kỷ luật.
1. Các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố, các nhà đầu tư thực hiện tốt những nội dung quy định này sẽ được UBND tỉnh khen thưởng theo quy định.
2. Cán bộ, công chức Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định đã ban hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.
3. Các trường hợp tiêu cực, sách nhiễu gây khó khăn cho nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án hoặc gây thiệt hại cho chủ dự án sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định, hoặc truy cứu hình sự .
2. UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, huyện, thành phố liên quan phổ biến công khai, hướng dẫn và triển khai thực hiện các nội dung của quy định này.
- 1Quyết định 19/2008/QĐ-UBND Quy định quản lý dự án đầu tư và xây dựng bằng vốn không thuộc ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 52/2002/QĐ-UBBT về lập, thẩm định chấp thuận và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trong nước không thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 37/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Quyết định 83/2007/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 19/2008/QĐ-UBND Quy định quản lý dự án đầu tư và xây dựng bằng vốn không thuộc ngân sách Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 52/2002/QĐ-UBBT về lập, thẩm định chấp thuận và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trong nước không thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 83/2007/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết hiệu lực pháp luật
- 4Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 2Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 3Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 4Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 5Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 37/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Quyết định 34/2004/QĐ-UBBT quy định quản lý đầu tư và xây dựng dự án bằng nguồn vốn trong nước không thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 34/2004/QĐ-UBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/04/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/05/2004
- Ngày hết hiệu lực: 10/02/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra