Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3387/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;

Căn cứ Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1752/TTr-SGDĐT ngày 11/9/2019 (sau khi tiếp thu ý kiến tham gia góp ý của các đơn vị, địa phương liên quan),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch; đôn đốc, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GD&ĐT; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- CT, PCT VX;
- PVP VX;
- Lưu: VT, K9.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

2. Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp học; đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; chương trình, tài liệu giáo dục địa phương;

3. Triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới theo đúng lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về CTGDPT mới

Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT về đổi mới CTGDPT; đẩy mạnh truyền thống, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về đổi mới CTGDPT; biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong thực hiện đổi mới CTGDPT.

2. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện CT GDPT mới

a) Đảm bảo số lượng chỉ tiêu biên chế; sắp xếp, kiện toàn, bố trí đội ngũ nhà giáo

Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn tỉnh Bình Định là 16.900, trong đó cán bộ quản lý là 1.330, giáo viên các cấp là 15.570, tỷ lệ đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn 68.8%. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Bình Định hiện nay đảm bảo về chất lượng; đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay; có trình độ chuyên môn, năng lực, có kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm; tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn cao; có ý thức tự giác nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Qua đó nhanh chóng tiếp cận được các nội dung, chương trình đổi mới, phát triển giáo dục và phát huy được sở trường trong công tác, sự sáng tạo trong hoạt động giảng dạy.

Tuy nhiên, so với nhu cầu hiện tại thì số lượng giáo viên vẫn còn thiếu (đặc biệt là thiếu giáo viên mầm non để thực hiện việc dạy học 2 buổi/ngày). Do đó, để triển khai tốt CTGDPT mới thì Sở Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan cần thực hiện:

- Kịp thời xây dựng, hoàn thiện bổ sung các vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực theo Đề án vị trí việc làm; xây dựng kế hoạch sử dụng biên chế đi đôi với Đề án vị trí việc làm, Đề án tinh giản biên chế nhưng phải đảm bảo số lượng người làm việc, chỉ tiêu biên chế nhà giáo theo quy định về định mức biên chế, thời gian làm việc để đảm bảo số lượng đội ngũ nhà giáo trong việc triển khai thực hiện CTGDPT mới.

- Thực hiện công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo đúng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, hạng viên chức, chỉ tiêu biên chế được giao, công khai, minh bạch, góp phần thu hút được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt về công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo

Căn cứ chương trình, nội dung giảng dạy theo CTGDPT mới, Sở GD&ĐT tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá tình hình thực trạng, xác định nhu cầu, chỉ tiêu số lượng cần bồi dưỡng để tổ chức bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo cập nhật, bổ sung kiến thức, đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục theo chương trình mới; xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học, cử tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và triển khai, hướng dẫn, tập huấn lại cho 100% giáo viên tại địa phương.

Nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp nhà giáo; tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành; tăng cường công tác đào tạo chuẩn hóa, nâng chuẩn; đào tạo lại đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên; nâng cao tính tích cực, chú trọng việc tự bồi dưỡng của từng giáo viên; khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho nhà giáo được thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, công việc đảm nhiệm.

- Thời gian hoàn thành Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên:

+ Đối với giáo viên dạy lớp 1: hoàn thành trước tháng 8/2020;

+ Đối với giáo viên dạy lớp 2, lớp 6: hoàn thành trước tháng 8/2021;

+ Đối với giáo viên dạy lớp 3, lớp 7, lớp 10: hoàn thành trước tháng 8/2022;

+ Đối với giáo viên dạy lớp 4, lớp 8, lớp 11: hoàn thành trước tháng 8/2023;

+ Đối với giáo viên dạy lớp 5, lớp 9, lớp 12: hoàn thành trước tháng 8/2024;

- Đối tượng bồi dưỡng: Giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

- Hình thức bồi dưỡng: Trực tiếp và qua mạng.

- Nội dung bồi dưỡng: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

c) Đánh giá phân loại và đánh giá chuẩn nghề nghiệp

Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức, chiều hướng, khả năng phát triển của cán bộ quản lý, nhà giáo theo các quy định của Bộ Nội vụ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Qua đó, nắm bắt được thực trạng chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực để có cơ sở xây dựng kế hoạch sàng lọc, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ nhân lực.

3. Sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường, lớp; đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện CTGDPT mới

- Tiếp tục thực hiện “Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học (mầm non và phổ thông) của ngành GD&ĐT tỉnh Bình Định đến năm 2020” theo Quyết định số 4006/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định. Rà soát, đánh giá thực trạng quy mô, nhu cầu về cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học; xây dựng kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất để triển khai CTGDPT mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương;

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 04/6/2018 của Tỉnh ủy Bình Định về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ; Quyết định số 2413/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 04/6/2018 của Tỉnh ủy;

- Xây dựng kế hoạch tổng thể và từng năm thực hiện “Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025” ban hành kèm theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với lộ trình áp dụng CTGDPT mới và các tiêu chuẩn cơ bản về cơ sở vật chất trường, lớp học theo quy định mới của Bộ GD&ĐT. Ưu tiên đầu tư phòng học, đối với cấp tiểu học, đảm bảo 01 phòng/lớp để triển khai dạy học 2 buổi/ngày, phòng học bộ môn đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, xóa bỏ phòng học tạm, phòng học bị xuống cấp; tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Chỉ đạo các trường phổ thông sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện CTGDPT mới đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Ưu tiên đầu tư thiết bị phòng tin học, thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường phổ thông.

- Rà soát đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin phục vụ triển khai hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng của Bộ GD&ĐT.

- Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu để đảm bảo thực hiện CTGDPT mới theo lộ trình cụ thể:

+ Từ nay đến trước tháng 9/2020: Hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành;

+ Từ tháng 9/2020 đến trước tháng 9/2021: Hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 và lớp 6 theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành;

+ Từ tháng 9/2021 đến trước tháng 9/2022: Hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành;

+ Từ tháng 9/2022 đến trước tháng 9/2023: Hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành;

+ Từ tháng 9/2023 đến trước tháng 9/2024: Hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5, lớp 9 và lớp 12 theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành;

4. Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục địa phương

Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học, THCS và THPT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, thời sự, gần gũi về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp ... của tỉnh Bình Định. Nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học được tích hợp vào Hoạt động trải nghiệm.

Trên cơ sở chương trình giáo dục địa phương, phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng bộ tài liệu giáo dục địa phương để thống nhất sử dụng trong các trường phổ thông trên toàn tỉnh, đảm bảo theo lộ trình thực hiện CTGDPT mới (có kế hoạch riêng).

5. Bố trí kinh phí thực hiện CT GDPT mới

- Đảm bảo ngân sách, kinh phí hàng năm để thực hiện CTGDPT mới theo lộ trình cụ thể:

5.1. Tổng kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch:

STT

Nội dung

Tổng số kinh phí thực hiện

(Tr. Đồng)

Trong đó

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

1

Kinh phí đầu tư xây dựng phòng học, phòng bộ môn; Trong đó:

2.744.900

549.500

549.500

549.500

549.500

546.900

 

Tiểu học

1.524.300

304.500

304.500

304.500

304.500

306.300

 

THCS

918.100

185.000

185.000

185.000

185.000

178.100

 

THPT

302.500

60.000

60.000

60.000

60.000

62.500

2

Kinh phí mua sắm thiết bị dạy học theo Chương trình GDPT mới; Trong đó:

1.012.250

75.350

168.050

255.500

254.850

258.500

 

Tiểu học

315.550

63.350

63.050

62.500

61.850

64.800

 

THCS

432.100

12.000

105.000

105.000

105.000

105.100

 

THPT

264.600

-

-

88.000

88.000

88.600

3

Kinh phí bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo Chương trình GDPT mới (cấp tỉnh); Trong đó:

39.206

10.735

9.675

11.734

3.531

3.531

 

Kinh phí bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tại địa phương

12.458

535

1.401

3.460

3.531

3.531

 

Kinh phí bồi dưỡng giáo viên theo môn học (Lịch sử và Địa lý: công nghệ; khoa học tự nhiên)

26.748

10.200

8.274

8.274

-

-

TỔNG CỘNG

3.796.356

635.585

727.225

816.734

807.881

808.931

5.2. Nguồn kinh phí thực hiện:

a) Nguồn ngân sách nhà nước (Sự nghiệp GD và ĐT): 39,206 tỷ đồng (Ba mươi chín tỷ, hai trăm lẻ sáu triệu đồng) để thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tại địa phương; Trong đó:

- Kinh phí bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tại địa phương: 12,458 tỷ đồng (Mười hai tỷ, bốn trăm năm mươi tám triệu đồng).

- Kinh phí bồi dưỡng giáo viên theo môn học (Lịch sử và Địa lý; công nghệ; khoa học tự nhiên): 26,748 tỷ đồng (Hai mươi sáu tỷ, bảy trăm bốn mươi tám triệu đồng).

(Chi tiết theo từng năm theo mục 5.1 nêu trên)

b) Sử dụng nguồn kinh phí của các Đề án, Kế hoạch khác của ngành Giáo dục và Đào tạo để thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học.

- Tổng kinh phí sử dụng các Đề án, Kế hoạch khác là: 3.757,150 tỷ đồng (Ba ngàn, bảy trăm năm mươi bảy tỷ, một trăm năm mươi triệu đồng); Trong đó:

+ Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất (phòng học) cấp Tiểu học là 52,500 tỷ đồng (Năm mươi hai tỷ, năm trăm triệu đồng) được sử dụng nguồn kinh phí từ Đề án tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cấp Tiểu học giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

+ Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học (Phòng phục vụ học tập đối với cấp Tiểu học; phòng học và phòng học bộ môn đối với cấp THCS, THPT và mua sắm thiết bị dạy học theo Chương trình GDPT mới cho Tiểu học, THCS và THPT)3.704,650 tỷ đồng (Ba ngàn, bảy trăm lẻ bốn tỷ, sáu trăm năm mươi triệu đồng); Trong đó: Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất là 2.692,400 tỷ đồng; kinh phí mua sắm thiết bị dạy học là 1.012,250 tỷ đồng; được sử dụng từ nguồn kinh phí của Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025” ban hành theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

(Đính kèm các phụ lục về kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên; kinh phí về tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới)

6. Công tác kiểm tra, giám sát

Ban Chỉ đạo đổi mới CTGDPT của tỉnh tiến hành công tác kiểm tra, giám sát vào năm đầu tiên khi Chương trình các khối lớp được triển khai. Các năm học tiếp theo, Ban chỉ đạo các cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới Chương trình theo từng quý, từng năm; thường xuyên và định kỳ từng năm học, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện; kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

7. Sơ kết, rút kinh nghiệm

Hàng năm Ban chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch, rút kinh nghiệm để làm cơ sở cho công tác triển khai thực hiện cho các năm tiếp theo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo về các nội dung liên quan đến quá trình triển khai Kế hoạch; thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tổng rà soát, xây dựng và triển khai kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện CTGDPT mới theo lộ trình thực hiện của Bộ GD&ĐT.

Hoàn thành trước ngày 30/9/2019 các nội dung:

+ Tổng rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và xây dựng kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên.

+ Tổng rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục phổ thông trong toàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; phối hợp với Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo lộ trình thực hiện CT GDPT mới của Bộ GD&ĐT.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục địa phương của tỉnh. Việc xây dựng Kế hoạch xây dựng chương trình, nội dung giáo dục địa phương hoàn thành trước ngày 30/9/2019.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về việc triển khai, áp dụng CTGDPT mới trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán thực hiện Kế hoạch, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Giúp Ban Chỉ đạo đổi mới CTGDPT của tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện CTGDPT; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới CTGDPT theo từng quý, từng năm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch cho UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT theo quy định.

2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng và triển khai kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện CTGDPT mới theo lộ trình, đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở GD&ĐT tổng hợp, cân đối và bố trí nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và các chương trình, dự án khác để triển khai thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố tăng cường truyền thông về việc triển khai, áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh.

6. Báo Bình Định, Đài Phát thanh và truyền hình Bình Định

Phối hợp với Sở GD&ĐT tăng cường công tác truyền thông, tạo đồng thuận xã hội về việc triển khai, áp dụng CTGDPT mới trên địa bàn tỉnh; biểu dương kịp thời những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong việc triển khai thực hiện CT GDPT mới.

7. Các sở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định, phối hợp với Sở GD&ĐT triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ nội dung Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch thực hiện CT GDPT mới của địa phương. Kế hoạch của UBND các huyện, thị xã, thành phố gửi về Ban Chỉ đạo đổi mới CT GDPT của tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) trước ngày 30/11/2019.

Yêu cầu các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh có liên quan triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT, K9.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP DỰ TOÁN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
NĂM 2020 - 2024

(Kèm theo Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Stt

Nội dung

Tổng cộng từ năm 2020-2024

Chia ra

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

 

TỔNG CỘNG

39,205,740

10,735,680

9,674,780

11,734,160

3,530,560

3,530,560

1

Bồi dưỡng giáo viên cốt cán địa phương để bồi dưỡng giáo viên toàn tỉnh

12,457,340

534,880

1,400,980

3,460,360

3,530,560

3,530,560

2

Bồi dưỡng giáo viên theo môn học: Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh)

26,748,400

10,200,800

8,273,800

8,273,800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1) Bồi dưỡng giáo viên cốt cán địa phương để bồi dưỡng giáo viên toàn tỉnh:

Bước 1: Giáo viên theo từng bậc học (tiểu học, THCS, THPT) được Sở Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn cử tham gia tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (gọi là giáo viên cốt cán cấp tỉnh) theo môn học (Bậc tiểu học 3 người/môn x 8 môn, Trung học cơ sở 3 người /môn x 15 môn, THPT 3 người x 14 môn)

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán do các phòng Giáo dục và Đào tạo cử tham gia tập huấn (gọi là giáo viên cốt cán cấp huyện) và giáo viên các trường THPT theo từng môn học (trừ môn giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, Sở Giáo dục tập huấn giáo viên cốt cán cấp trường)

Bước 3: Các phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành tập huấn đại trà cho toàn bộ giáo viên trên địa bàn theo từng môn học, báo cáo viên là giáo viên đã tham gia tập huấn cấp tỉnh (giáo viên cốt cán cấp huyện); Các trường THPT tập huấn cấp trường môn giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho các giáo viên trong trường THPT

(2) Bồi dưỡng giáo viên theo môn học: Giáo viên phải dạy các môn tổ hợp: Lịch sử và Địa Lý, Công nghệ Khoa học Tự nhiên (Vật Lý, Sinh Học, Hóa Học)

 

PHỤ LỤC SỐ 2

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

NĂM 2020 - 2024
(Kèm theo Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Stt

Nội dung

Chia ra theo năm

Tổng cộng dự toán từ năm 2020-2024

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

I

Công tác phí của giáo viên cốt cán tham gia tập huấn tại Trung ương

322,800

708,900

1,495,800

1,566,000

1,566,000

5,659,500

I.1

Công tác phí của giáo viên cốt cán tham gia tập huấn tại Trung ương

 

 

 

 

 

 

1

Số báo cáo viên cốt cán tập huấn TW

24

57

102

108

108

399

 

Tiểu học (8 môn x 3 người/môn)

24

24

27

33

33

141

 

Trung học cơ sở (11 môn x 3 người/môn)

 

33

33

33

33

132

 

Trung học phổ thông (14 môn x 3 người/môn)

 

 

42

42

42

126

2

Dự toán chi phí công tác phí của giáo viên cốt cán

280,800

666,900

1,453,800

1,524,000

1,524,000

5,449,500

 

Tiểu học

280,800

280,800

315,900

386,100

386,100

1,649,700

 

Trung học cơ sở

0

386,100

386,100

386,100

386,100

1,544,400

 

Trung học phổ thông

 

0

751,800

751,800

751,800

2,255,400

I.2

Công tác phí của Ban chỉ đạo thay sách cấp tỉnh đi kiểm tra 11 huyện

42,000

42,000

42,000

42,000

42,000

210,000

1

Tiền tàu xe (15 người x 100 km x 1.000 đồng)

1,500

1,500

1,500

1,500

1,500

7,500

 

Tiền lưu trú (120.000 đồng x 10 ngày x 15 người)

18,000

18,000

18,000

18,000

18,000

90,000

 

Tiền thuê chỗ nghỉ (150.000 đồng x10 ngày x 15 người)

22,500

22,500

22,500

22,500

22,500

112,500

II

Tổ chức tập huấn giáo viên cấp tỉnh tại Tp Quy Nhơn

212,080

692,080

1,964,560

1,964,560

1,964,560

6,797,840

1

Số giáo viên tập huấn

450

1,326

4,129

4,129

4,129

14,163

a

Số giáo viên cốt cán cấp huyện tham gia tập huấn cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tập huấn

450

1,326

1,395

1,395

1,395

5,961

 

Giáo viên cốt cán tiểu học

450

450

519

519

519

2,457

 

Giáo viên cốt cán trung học cơ sở

 

876

876

876

876

3,504

b

Số giáo viên THPT tham gia tập huấn cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tập huấn

 

 

2,734

2,734

2,734

8,202

2

Số lớp GV cốt cán (bình quân)

11

35

101

101

101

349

 

Số lớp GV cốt cán tiểu học

11

11

13

13

13

61

 

Số lớp GV cốt cán Trung học cơ sở

0

24

24

24

24

96

 

Số lớp GV cốt cán Trung học phổ thông

0

0

64

64

64

192

3

Dự toán chi phí tổ chức tập huấn

 

 

 

 

 

 

a

Tiền báo cáo viên (400.000 đồng/tiết)

35,200

112,000

323,200

323,200

323,200

1,116,800

 

Tiền báo cáo viên lớp tiểu học

35,200

35,200

41,600

41,600

41,600

195,200

 

Tiền báo cáo viên lớp trung học cơ sở

0

76,800

76,800

76,800

76,800

307,200

 

Tiền báo cáo viên lớp THPT

0

0

204,800

204,800

204,800

614,400

b

Tiền nước uống (10.000 đồng/người/ngày)

880

20,080

25,360

25,360

25,360

97,040

 

Tiền nước lớp tiểu học

880

880

1,040

1,040

1,040

4,880

 

Tiền nước lớp trung học cơ sở

0

19,200

19,200

19,200

19,200

76,800

 

Tiền nước lớp trung học phổ thông

0

0

5,120

5,120

5,120

15,360

c

Tiền thuê phòng học (2.000.000 đồng/ngày)

176,000

560,000

1,616,000

1,616,000

1,616,000

5,584,000

 

Tiền thuê phòng học lớp tiểu học

176,000

176,000

208,000

208,000

208,000

976,000

 

Tiền thuê phòng học lớp trung học cơ sở

0

384,000

384,000

384,000

384,000

1,536,000

 

Tiền thuê phòng học lớp trung học phổ thông

0

0

1,024,000

1,024,000

1,024,000

3,072,000

3

Dự toán tổ chức tập huấn

212,080

692,080

1,964,560

1,964,560

1,964,560

6,797,840

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

534,880

1,400,980

3,460,360

3,530,560

3,530,560

12,457,340

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: - Năm 2020 tập huấn giáo viên dạy lớp 1 của 8 môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm

- Năm 2021 tập huấn giáo viên dạy lớp 2 của 8 môn trên; tập huấn giáo viên dạy lớp 6 của 15 môn: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), Công nghệ, Tin học, Âm Nhạc, Mỹ Thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

- Năm 2022 tập huấn giáo viên dạy lớp 3 của 8 môn trên và thêm 02 môn Tin học và Công nghệ, Tiếng Anh, tập huấn lớp 7 của 15 môn; Tập huấn lớp 10 của 14 môn: Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ, GD thể chất, GD quốc phòng An ninh, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin Học

- Năm 2023 tập huấn giáo viên dạy lớp 4 của 10 môn trên thêm môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học; tập huấn lớp 8 của 15 môn, tập huấn lớp 11 của 14 môn: Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ, GD thể chất, GD quốc phòng An ninh, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin Học, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

- Năm 2024 tập huấn giáo viên dạy lớp 5 của 12 môn, lớp 9 của 15 môn; lớp 12 của 14 môn

Mức chi công tác phí của giáo viên cốt cán tập huấn ở trung ương:

Đi ngoài tỉnh (Hà Nội): 8.600.000 đồng/người, bao gồm: Tiền tàu xe (Quy Nhơn - Hà Nội): 2.550.000 đồng (2 vòng x 1.275.000 đồng/vòng)

Lưu trú: 2.000.000 đồng (10 ngày x 200.000 đồng/ngày), thuê phòng nghỉ: 4.050.000 đồng (9 ngày x 450.000đồng/ngày)

Trong tỉnh:

- Đối với tiểu học, THCS: 3.100.000 đồng (tập huấn 8 ngày, một đợt), bao gồm: Tiền tàu xe: 100.000 đồng (bình quân: 100 km x 1.000 đồng/km), lưu trú: 1.200.000 đồng/người (10 ngày x 120.000đồng/người), tiền thuê phòng nghỉ: 1.800.000 đồng/người (9 ngày x 200.000 đồng/ngày)

- Đối với THPT: 9.300.000 đồng (tập huấn 24 ngày, 03 đợt), bao gồm: Tiền tàu xe: 100.000 đồng (bình quân: 100 km x 1.000 đồng/km), lưu trú: 1.200.000 đồng/người (10 ngày x 120.000đồng/người), tiền thuê phòng nghỉ: 1.800.000 đồng/người (9 ngày x 200.000 đồng/ngày)

Mức chi báo cáo viên các lớp tập huấn: tính 80% mức chi quy định: 400.000 đồng/tiết (2.000.000 đồng/4 tiết x 80%)

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN CỐT CÁN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

NĂM 2020 - 2024
(Kèm theo Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định)

Stt

Đơn vị

Tổng cộng

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Số người

Số lớp tập huấn

Số người

Số lớp tập huấn

Số người

Số lớp tập huấn

Số người

Số lớp tập huấn

Số người

Số lớp tập huấn

Số người

Số lớp tập huấn

I

BẬC TIỂU HỌC

2,457

61

450

11

450

11

519

13

519

13

519

13

1

Giáo viên tiểu học (1)

1,755

40

351

8

351

8

351

8

351

8

351

8

2

Giáo viên dạy các môn

702

21

99

3

99

3

168

5

168

5

168

5

 

+ Giáo dục thể chất

165

5

33

1

33

1

33

1

33

1

33

1

 

+ Âm Nhạc

165

5

33

1

33

1

33

1

33

1

33

1

 

+ Mỹ Thuật

165

5

33

1

33

1

33

1

33

1

33

1

 

+ Tin học và Công nghệ

99

3

 

 

 

 

33

1

33

1

33

1

 

+ Ngoại Ngữ 1

108

3

 

 

 

 

36

1

36

1

36

1

II

BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

3,504

96

0

0

876

24

876

24

876

24

876

24

1

+ Toán học

240

8

 

 

60

2

60

2

60

2

60

2

2

+ Ngữ văn

252

8

 

 

63

2

63

2

63

2

63

2

3

+ Tiếng Anh

192

4

 

 

48

1

48

1

48

1

48

1

4

+ Vật lý (môn KHTN)

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

5

+ Hóa học (môn KHTN)

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

6

+ Sinh học (môn KHTN)

144

4

 

 

36

1

36

1

36

1

36

1

7

+ Lịch sử (môn LS và ĐL)

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

8

+ Địa lý (môn LS và ĐL)

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

9

+ Giáo dục công dân

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

10

+ Công nghệ

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

11

+ Tin học

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

12

+ Giáo dục thể chất

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

13

+ Mỹ thuật (môn Nghệ thuật)

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

14

+ Âm nhạc (môn Nghệ Thuật)

132

4

 

 

33

1

33

1

33

1

33

1

15

+ Hoạt động trải nghiệm

1,356

32

 

 

339

8

339

8

339

8

339

8

III

BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

8,202

192

0

0

0

0

2,734

64

2,734

64

2,734

64

1

+ Toán học

1,002

24

 

 

 

 

334

8

334

8

334

8

2

+ Ngữ văn

1,203

27

 

 

 

 

401

9

401

9

401

9

3

+ Tiếng Anh

1,020

24

 

 

 

 

340

8

340

8

340

8

4

+ Giáo dục thể chất

555

12

 

 

 

 

185

4

185

4

185

4

5

+ Giáo dục Quốc phòng & An Ninh

255

6

 

 

 

 

85

2

85

2

85

2

6

+ Lịch sử

432

9

 

 

 

 

144

3

144

3

144

3

7

+ Địa lý

390

9

 

 

 

 

130

3

130

3

130

3

8

+ Giáo dục kinh tế và Pháp luật

210

6

 

 

 

 

70

2

70

2

70

2

9

+ Vật lý

780

18

 

 

 

 

260

6

260

6

260

6

10

+ Hóa học

690

15

 

 

 

 

230

5

230

5

230

5

11

+ Sinh học

501

12

 

 

 

 

167

4

167

4

167

4

12

+ Công nghệ

204

6

 

 

 

 

68

2

68

2

68

2

13

+ Tin học

447

12

 

 

 

 

149

4

149

4

149

4

14

+ Hoạt động /hướng nghiệp

513

12

 

 

 

 

171

4

171

4

171

4

 

TỔNG CỘNG

14,163

349

450

11

1,326

35

4,129

101

4,129

101

4,129

101

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Môn giáo dục Nghệ Thuật (Âm nhạc, Mỹ Thuật), ở cấp THPT thực hiện tuyển mới (không bồi dưỡng) vì không có giáo viên dạy môn này

 

PHỤ LỤC SỐ 4

TỔNG HỢP DỰ TOÁN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY CÁC MÔN TỔ HỢP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
(Kèm theo Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Stt

Đơn vị

Giáo viên THCS cần bồi dưỡng

Dự toán kinh phí bồi dưỡng giáo viên cấp THCS

Giáo viên môn Công nghệ Bậc tiểu học

Định mức bồi dưỡng/năm

Dự toán kinh phí bồi dưỡng giáo viên công nghệ bậc tiểu học năm 2020

Tổng cộng dự toán bồi dưỡng từ năm 2020- 2022

Giáo viên THCS cần bồi dưỡng

Chia ra

Định mức bồi dưỡng/năm

Chia ra theo năm

Tổng số kinh phí đào tạo giáo viên THCS

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Dự toán kinh phí bồi dưỡng năm 2020

Dự toán kinh phí bồi dưỡng năm 2021

Dự toán kinh phí bồi dưỡng năm 2022

1

Phòng GD&ĐT Tp Quy Nhơn

294

147

147

147

8,200

1,205,400

1,205,400

1,205,400

3,616,200

28

8,200

229,600

3,845,800

2

Phòng GD&ĐT Tuy Phước

278

139

139

139

8,200

1,139,800

1,139,800

1,139,800

3,419,400

30

8,200

246,000

3,665,400

3

Phòng GD&ĐT Tây Sơn

198

99

99

99

8,200

811,800

811,800

811,800

2,435,400

21

8,200

172,200

2,607,600

4

Phòng GD&ĐT An Nhơn

151

76

76

76

8,200

619,100

619,100

619,100

1,857,300

22

8,200

180,400

2,037,700

5

Phòng GD&ĐT Phù Cát

207

104

104

104

8,200

848,700

848,700

848,700

2,546,100

33

8,200

270,600

2,816,700

6

Phòng GD&ĐT Phù Mỹ

277

139

139

139

8,200

1,135,700

1,135,700

1,135,700

3,407,100

29

8,200

237,800

3,644,900

7

Phòng GD&ĐT Hoài Nhơn

380

190

190

190

8,200

1,558,000

1,558,000

1,558,000

4,674,000

32

8,200

262,400

4,936,400

8

Phòng GD&ĐT Hoài Ân

106

53

53

53

8,200

434,600

434,600

434,600

1,303,800

18

8,200

147,600

1,451,400

9

Phòng GD&ĐT An Lão

28

14

14

14

8,200

114,800

114,800

114,800

344,400

11

8,200

90,200

434,600

10

Phòng GD&ĐT Vân Canh

45

23

23

23

8,200

184,500

184,500

184,500

553,500

9

8,200

73,800

627,300

11

Phòng GD&ĐT Vĩnh Thạnh

54

27

27

27

8,200

221,400

221,400

221,400

664,200

2

8,200

16,400

680,600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

2,018

1,009

1,009

1,009

90,200

8,273,800

8,273,800

8,273,800

24,821,400

235

 

1,927,000

26,748,400

 

PHỤ LỤC 5

SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN CẦN BỒI DƯỠNG DẠY CÁC MÔN TIN HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ, KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÝ, SINH HỌC, HÓA HỌC) ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Bậc tiểu học, trung học cơ sở
(Kèm theo Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định)

Đơn vị: người

Stt

Đơn vị

Số lượng giáo viên môn được bồi dưỡng

Cộng THCS và tiểu học

Chia ra

Cộng

Chia ra theo môn học của cấp THCS

Môn Công nghệ (tiểu học)

Môn Vật Lý

Môn Hóa học

Môn Sinh học

Môn Lịch sử

Môn Địa lý

1

Phòng GD&ĐT Tp Quy Nhơn

322

294

84

82

73

24

31

28

2

Phòng GD&ĐT Tuy Phước

308

278

77

69

68

25

39

30

3

Phòng GD&ĐT Tây Sơn

219

198

57

51

45

20

25

21

4

Phòng GD&ĐT An Nhơn

173

151

34

33

37

21

26

22

5

Phòng GD&ĐT Phù Cát

240

207

64

45

40

26

32

33

6

Phòng GD&ĐT Phù Mỹ

306

277

48

101

63

32

33

29

7

Phòng GD&ĐT Hoài Nhơn

412

380

78

122

108

14

58

32

8

Phòng GD&ĐT Hoài Ân

124

106

34

30

21

6

15

18

9

Phòng GD&ĐT An Lão

39

28

8

5

5

5

5

11

10

Phòng GD&ĐT Vân Canh

54

45

14

14

10

2

5

9

11

Phòng GD&ĐT Vĩnh Thạnh

56

54

17

11

14

4

8

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

2,253

2,018

515

563

484

179

277

235

 

PHỤ LỤC SỐ 06

TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TỪ NĂM 2020 ĐẾN 2024
(Kèm theo Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Nhu cầu về CSCV và thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần đầu tư và mua sắm

Kinh phí đầu tư mua sắm (triệu đồng)

Kinh phí đầu tư tính theo năm

Ghi chú

Tổng số

Trong đó

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

3,757,150

3,757,150

624,850

717,550

805,000

804,350

805,400

 

 

Trong đó: Kinh phí thực hiện phân cấp quản lý giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Ngân sách các huyện, thị xã, thành phố

 

 

 

 

3,190,050

3,190,050

564,850

657,550

657,000

656,350

654,300

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Xây dựng phòng học, phòng bộ môn

 

 

 

 

2,442,400

2,442,400

489,500

489,500

489,500

489,500

484,400

 

 

+ Mua sắm thiết bị dạy học

 

 

 

 

747,650

747,650

75,350

168,050

167,500

166,850

169,900

 

2

- Ngân sách tỉnh

 

 

 

 

567,100

567,100

60,000

60,000

148,000

148,000

151,100

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Xây dựng phòng học, phòng bộ môn

 

 

 

 

302,500

302,500

60,000

60,000

60,000

60,000

62,500

 

 

+ Mua sắm thiết bị dạy học

 

 

 

 

264,600

264,600

0

0

88,000

88,000

88,600

 

I

Tiểu học

 

 

 

 

1,839,850

1,839,850

367,850

367,550

367,000

366,350

371,100

 

1

Tổng số trường

Trường

233

233

0

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số học sinh (năm học 2018-2019)

Học sinh

123,398

123,398

0

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Số lớp học (2018-2019); trong đó:

Lớp

4,347

4,347

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự kiến số lớp 1 (năm học 2020-2021)

Lớp

907

907

0

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Số phòng học; Trong đó:

Phòng

4,347

4,242

105

52,500

52,500

10,500

10,500

10,500

10,500

10,500

 

 

Phòng học/lớp

 

1.00

0.98

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Số phòng phục vụ học tập (nhu cầu 11 Phòng /trường)

Phòng

2,563

1,225

1,338

1,471,800

1,471,800

294,000

294,000

294,000

294,000

295,800

 

6

Thiết bị dạy học (theo CTGDPT)

 

 

 

 

315,550

315,550

63,350

63,050

62,500

61,850

64,800

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết bị dạy học lớp 1

Bộ

907

0

907

45,350

45,350

45,350

 

 

 

 

 

 

Thiết bị dạy học lớp 2

Bộ

901

0

901

45,050

45,050

 

45,050

 

 

 

 

 

Thiết bị dạy học lớp 3

Bộ

890

0

890

44,500

44,500

 

 

44,500

 

 

 

 

Thiết bị dạy học lớp 4

Bộ

877

0

877

43,850

43,850

 

 

 

43,850

 

 

 

Thiết bị dạy học lớp 5

Bộ

872

0

872

43,600

43,600

 

 

 

 

43,600

 

 

Thiết bị tin học (bổ sung 50%)

Phòng

466

233

233

93,200

93,200

18,000

18,000

18,000

18,000

21,200

 

II

THCS

 

 

 

 

1,350,200

1,350,200

197,000

290,000

290,000

290,000

283,200

 

1

Tổng số trường

Trường

149

149

0

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số học sinh (năm học 2018-2019)

Học sinh

94,584

94,584

0

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Số lớp học (2018-2019); trong đó:

Lớp

2,655

2,655

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự kiến số lớp 6 (năm học 2021-2022)

Lớp

853

853

0

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Số phòng học; Trong đó:

Phòng

2,665

2,217

448

224,000

224,000

45,000

45,000

45,000

45,000

44,000

 

 

Tỷ lệ phòng học/lớp

%

1.00

0.84

0

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Số phòng phục vụ học tập (nhu cầu 09 Phòng /trường)

Phòng

1,341

710

631

694,100

694,100

140,000

140,000

140,000

140,000

134,100

 

6

Thiết bị dạy học tối thiểu (theo CTGDPT)

 

 

 

 

432,100

432,100

12,000

105,000

105,000

105,000

105,100

 

 

Trong đó: dự kiến 10 bộ/trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết bị dạy học lớp 6

Bộ

1,490

0

1,490

372,500

93,000

 

93,000

 

 

 

2,5 tỷ/trường

 

Thiết bị dạy học lớp 7

93,000

 

 

93,000

 

 

 

Thiết bị dạy học lớp 8

93,000

 

 

 

93,000

 

 

Thiết bị dạy học lớp 9

93,500

 

 

 

 

93,500

 

Thiết bị tin học (bổ sung 50%)

Phòng

298

149

149

59,600

59,600

12,000

12,000

12,000

12,000

11,600

 

III

THPT

 

 

 

 

567,100

567,100

60,000

60,000

148,000

148,000

151,100

 

1

Tổng số trường

Trường

54

54

0

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số học sinh (năm học 2018-2019)

Học sinh

52,497

52,497

0

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Số lớp học (2018-2019); trong đó:

Lớp

1,321

1,321

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự kiến số lớp 10 (năm học 2022-2023)

Lớp

615

615

0

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Số phòng học; Trong đó:

Phòng

1,379

1,379

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ phòng học/lớp

 

1

1.04

0

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Số phòng phục vụ học tập (nhu cầu 10 Phòng /trường)

Phòng

540

265

275

302,500

302,500

60,000

60,000

60,000

60,000

62,500

 

 

Thiết bị dạy học (theo CTGDPT)

 

 

 

 

264,600

264,600

0

0

88,000

88,000

88,600

 

 

Trong đó: Dự kiến 15 bộ/trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết bị dạy học lớp 10

Bộ

810

0

810

243,000

81,000

 

 

81,000

 

 

4,5 tỷ/trường

 

Thiết bị dạy học lớp 11

81,000

 

 

 

81,000

 

 

Thiết bị dạy học lớp 12

81,000

 

 

 

 

81,000

 

Thiết bị tin học (bổ sung 50%)

Phòng

108

54

54

21,600

21,600

 

 

7,000

7,000

7,600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(thiết bị môn ngoại ngữ được thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt)