Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3310/QĐ-UBND

An Giang, ngày 21 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 183/TTr-SNN&PTNT ngày 07/11/2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành triển khai thực hiện nội dung kế hoạch này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng quý (ngày 20 của tháng cuối quý) và năm (ngày 10 tháng 12) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh) để báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch thì các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan có liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan, tổ chức có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Quang Thi

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Đính kèm Quyết định số 3310/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh)

I. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, từng bước tăng số lượng tiêu chí nông thôn mới đạt được của các xã. Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa - dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững.

- Tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và hành động cụ thể của các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Giai đoạn 2016 - 2020

- Có thêm 48 xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” (nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 61 xã); phấn đấu huyện Thoại Sơn đạt chuẩn “huyện nông thôn mới”; 02 thành phố Châu Đốc và Long Xuyên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Các xã đã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” tiếp tục được duy trì và nâng chất.

- Bình quân toàn tỉnh đạt ít nhất 15 tiêu chí/xã.

- Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân nông thôn: Giao thông, thủy lợi nội đồng, điện, nước sinh hoạt, trường học và trạm y tế xã.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả gắn với giải quyết việc làm ổn định cho người dân; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 bình quân giảm 1,5%/năm (riêng đối với các xã nghèo, xã khó khăn, xã biên giới giảm ít nhất 4%/năm).

2.2 Phân kỳ thực hiện

- Tiếp tục giữ vững và nâng chất đối với thành phố Châu Đốc (hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới) và 13 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015;

- Năm 2016: Phấn đấu đạt thêm 06 xã. Cụ thể gồm các xã: Vĩnh Gia (H. Tri Tôn); Khánh An (H. An Phú); Kiến Thành (H. Chợ Mới); Phú Bình (H. Phú Tân); Bình Chánh (H. Châu Phú) và Vĩnh Nhuận (H. Châu Thành).

- Năm 2017: Phấn đấu đạt thêm 12 xã. Cụ thể gồm các xã: Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên); Thoại Giang, Định Mỹ, Định Thành (H. Thoại Sơn); Hòa An, Mỹ Hiệp (H. Chợ Mới); Phú Lâm (H. Phú Tân); Phú Vĩnh (TX. Tân Châu); Bình Mỹ (H. Châu Phú); Cần Đăng (H. Châu Thành); Tà Đảnh (H. Tri Tôn) và Thới Sơn (H. Tịnh Biên).

- Năm 2018: Phấn đấu đạt thêm 12 xã. Cụ thể gồm các xã: Đa Phước (H. An Phú); Tân An (TX. Tân Châu); Hiệp Xương (H. Phú Tân); Vĩnh Thạnh Trung, Khánh Hòa (H. Châu Phú); Tân Lợi (H. Tịnh Biên); Bình Hòa (H. Châu Thành); Long Kiến, Tấn Mỹ (H. Chợ Mới); Vĩnh Khánh, Tây Phú, Vọng Đông (H. Thoại Sơn).

- Năm 2019: Phấn đấu đạt thêm 11 xã. Cụ thể gồm các xã: Châu Phong (TX. Tân Châu); Phú Hưng, Bình Thạnh Đông (H. Phú Tân); Ô Long Vĩ (H. Châu Phú); Nhơn Hưng (H. Tịnh Biên); Lương Phi (H. Tri Tôn); An Hòa (H. Châu Thành); Bình Phước Xuân (H. Chợ Mới); Phú Thuận, Vọng Thê, Vĩnh Chánh (H. Thoại Sơn).

- Năm 2020: Phấn đấu đạt thêm 7 xã. Cụ thể gồm các xã: Khánh Bình (H. An Phú); Phú Thạnh (H. Phú Tân); Lương An Trà (H. Tri Tôn); Kiến An (H. Chợ Mới); Bình Thành, An Bình, Mỹ Phú Đông (H. Thoại Sơn).

Huyện Thoại Sơn đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

II. Kế hoạch thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu về tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2017, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

b. Nội dung:

- Nội dung 01: Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Nội dung số 02: Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện và cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt của địa phương.

- Nội dung số 03: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

c. Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nội dung số 02.

- Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung số 01, 03.

2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

b. Nội dung:

- Nội dung số 01: Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn ấp, xã. Đến năm 2020, có ít nhất 55% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 02 về giao thông.

- Nội dung số 02: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ các vùng chuyển đổi cơ cấu, chuyển từ đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi vùng trồng rau màu sẵn có. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hệ thống trạm bơm điện, hệ thống điện phục vụ cho sản xuất rau màu, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 03 về thủy lợi.

- Nội dung số 03: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến năm 2020, có 119/119 xã đạt chuẩn tiêu chí số 04 về điện (tỷ lệ 100%).

- Nội dung số 04: Tập trung thực hiện đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, dụng cụ dạy và học. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo khả năng cân đối ngân sách để phấn đấu đến năm 2020 đạt ít nhất tỷ lệ 80%. Đến năm 2020, có ít nhất 96/119 xã (chiếm 80,07%) đạt chuẩn tiêu chí số 05 về cơ sở vật chất trường học các cấp.

- Nội dung số 05: Cơ bản hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa - thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao các ấp. Xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa, nhất là ở cơ sở theo chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 5/01/2016 và Đề án thí điểm số 511/ĐA-UBND ngày 9/11/2015 của UBND tỉnh về sáp nhập và thành lập Trung tâm Văn hóa và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, có ít nhất 89/119 xã (chiếm 74,79%) đạt chuẩn tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa.

- Nội dung số 06: Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn, rà soát quy hoạch, xây dựng, nâng cấp, cải tạo mạng lưới chợ nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 đạt chuẩn theo quy định. Đến năm 2020, có 92/119 xã (chiếm 77,31%) đạt chuẩn tiêu chí số 07 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đạt chuẩn theo quy định.

- Nội dung số 07: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% số xã đạt tiêu chí số 08 về thông tin và truyền thông.

- Nội dung số 08: Tăng cường tuyên truyền, vận động nguồn lực xã hội xóa nhà tạm, nhà dột nát; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình về nhà ở của Chính phủ và của tỉnh để nâng chất nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng; không để phát sinh và từng bước giảm tỷ lệ hộ dân có nhà ở trên sông, kênh, rạch. Phấn đấu đến năm 2020, có 80/119 xã (chiếm 67,23%) đạt chuẩn tiêu chí số 09 về nhà ở dân cư.

c. Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung số 01 (tiêu chí số 02).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung số 02 (tiêu chí số 03).

- Sở Công thương chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung số 03 và số 06 (tiêu chí số 04 và tiêu chí số 07).

- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung số 04 (tiêu chí số 05).

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung số 05 (tiêu chí số 06).

- Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung số 07 (tiêu chí số 08).

- Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung số 08 (tiêu chí số 09).

3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu các tiêu chí 10, 11, 12, 13. Phấn đấu đến năm 2020 có 73/119 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập (chiếm 61,34%); 108/119 xã đạt tiêu chí 11 về hộ nghèo (chiếm 90,76%), trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh 1,5%/năm (riêng các huyện, các xã đặc biệt khó khăn giảm ít nhất 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; 91/119 xã đạt tiêu chí 12 về lao động có việc làm (chiếm 77,31%) và có 75% số xã đạt tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất.

b. Nội dung:

- Nội dung số 01: Triển khai thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung tổ chức lại sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, đặc biệt là các sản phẩm chủ yếu (gồm lúa gạo, rau màu, cá tra, bò, nấm ăn và nấm dược liệu) với phương châm “tổ chức lại sản xuất làm cơ sở, lấy ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ làm khâu đột phá, lấy thị trường làm tiền đề và mục tiêu”.

- Nội dung số 02: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Nội dung số 03: Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều lao động. Thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy nhanh quá trình liên kết và mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn; định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với thông tin dự báo thị trường để chủ động tổ chức lại sản xuất, diện tích và sản lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tiếp tục triển khai áp dụng triệt để chương trình “1 phải, 5 giảm”, mở rộng áp dụng và duy trì hỗ trợ chứng nhận sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn; nhân rộng mô hình liên kết sản xuất để nâng cao giá trị và lợi nhuận cho người dân; rà soát các vùng có năng suất lúa thấp, những vùng còn có khả năng tăng năng suất, từ đó tập trung ưu tiên đầu tư cải tạo đất, thủy lợi, chuyển giao kỹ thuật canh tác.

- Nội dung số 04: Tiếp tục đổi mới tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp. Xây dựng và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Thực hiện tốt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” tại An Giang theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 và Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020.

- Nội dung số 05: Xây dựng và thực hiện chính sách đẩy mạnh phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn và đảm bảo về bảo vệ môi trường.

- Nội dung số 06: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều; đổi mới công tác giảm nghèo, hướng người nghèo tự thân phấn đấu, không trông chờ chính sách của Nhà nước; chính sách giảm nghèo tập trung đầu tư để thoát nghèo bền vững, nhân rộng các mô hình giảm nghèo (làm kinh tế có hiệu quả) tại địa phương.

- Nội dung số 07: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm; tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, nâng chất hoạt động sàn giao dịch việc làm cho lao động nông thôn và các phiên giao dịch việc làm tổ chức tại địa phương.

+ Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.

+ Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng.

+ Đào tạo nghề cho hơn 75.000 lao động nông thôn (bình quân 13.000 lao động/năm), trong đó, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo nghề nông nghiệp dưới 3 tháng cho khoảng 20.000 lao động nông thôn và đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 55.000 lao động.

+ Đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

+ Đào tạo đảm bảo chất lượng và hiệu quả, sau khi học xong có ít nhất có 80% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập.

c. Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và hướng dẫn thực hiện các nội dung số 01, 02, 03, 05 và nhiệm vụ tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp thuộc nội dung số 04; chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc nội dung số 06.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và hướng dẫn thực hiện thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020 thuộc nội dung số 04.

- Cục Thống kê tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 10 về thu nhập.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất. Chủ trì và hướng dẫn thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” tại An Giang theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung số 06 và 07, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; triển khai hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 11 về hộ nghèo và tiêu chí số 12 về lao động có việc làm thường xuyên.

4. Phát triển giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, cải thiện môi trường ở nông thôn:

a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 14, 15, 16, 17. Phấn đấu đến năm 2020 có 95/119 xã đạt tiêu chí 14 về giáo dục (chiếm 79,83%), có 83/119 xã đạt tiêu chí 15 về y tế (chiếm 69,75%), có 95/119 xã đạt tiêu chí 16 về văn hóa (chiếm 79,83% và có 83/119 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường (chiếm 69,75%).

b. Nội dung:

- Nội dung số 01: Phát triển giáo dục ở nông thôn.

+ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.

+ Xóa mù chữ và chống tái mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Nội dung số 02: Kiện toàn cơ sở vật chất y tế theo lộ trình đầu tư phân kỳ từng giai đoạn cho phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh, đảm bảo các Trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia y tế xã. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế; tăng cường giám sát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế, nâng cao độ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân.

- Nội dung số 03: Xây dựng phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa, thể thao. Góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động thể thao của người dân nông thôn, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em. Duy trì và nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của địa phương.

- Nội dung số 04: Giữ gìn và cải thiện môi trường ở nông thôn.

+ Thực hiện hiệu quả chiến lược Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.

+ Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã theo quy hoạch, thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định, mai táng phù hợp với đặc thù của địa phương và theo quy hoạch, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

+ Khắc phục ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm.

c. Cơ quan chủ trì hướng dẫn thực hiện:

- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung số 01 (tiêu chí số 14).

- Sở Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung số 02 (tiêu chí số 15); hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan nhà tiêu hợp vệ sinh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi vệ sinh giảm thiểu ô nhiễm môi trường thuộc tiêu chí 17 về môi trường.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung số 03 (tiêu chí số 16).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung số 04 liên quan nước sạch, nước hợp vệ sinh, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp thuộc tiêu chí 17 về môi trường.

- Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung số 04 về mai táng phù hợp với đặc thù của địa phương và theo quy hoạch thuộc tiêu chí số 17 về môi trường.

- Sở Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung còn lại của nội dung 4 (tiêu chí số 17 về môi trường).

5. Xây dựng hệ thống chính trị - xã hội:

a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị, dịch vụ hành chính công và tiếp cận pháp luật, đạt tiêu chí số 19 về an ninh - trật tự xã hội của Bộ tiêu chí về nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, có 100% số xã đạt tiêu chí 18 và có 117/119 xã đạt tiêu chí 19 (chiếm 98,32%).

b. Nội dung:

- Nội dung số 01: Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội cho 85% cán bộ và công chức xã, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tham gia xây dựng nông thôn mới theo nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

+ Kiện toàn Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp.

+ Triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

+ Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công.

+ Đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật, bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

+ Thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

- Nội dung số 2: Giữ vững Quốc phòng và An ninh.

+ Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng.

+ Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước.

c. Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện:

- Sở Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội, các dịch vụ hành chính công.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện việc kiện toàn Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp.

- Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) chủ trì, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

- Sở Tư pháp chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung về khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì triển khai thực hiện nội dung “Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng”.

- Công an tỉnh chủ trì triển khai thực hiện nội dung “Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự”.

III. DỰ KIẾN TỔNG MỨC VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN LỰC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Dự kiến nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 là 21.773.108 triệu đồng, cụ thể:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và địa phương) 6.531.932 triệu đồng (chiếm 30%), bao gồm:

+ Vốn hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 là 5.225.546 triệu đồng (chiếm 24%), trong đó:

++ Ngân sách Trung ương là 661.400 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư phát triển1 536.400 triệu đồng và Vốn sự nghiệp kinh tế 125.000 triệu đồng.

++ Ngân sách địa phương2 là: 4.564.146 triệu đồng, gồm: Vốn Ngân sách tỉnh là 3.587.380 triệu đồng và vốn ngân sách huyện là 976.766 triệu đồng.

+ Vốn lồng ghép từ các dự án, chương trình khác là 1.306.386 triệu đồng (chiếm 6%).

- Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại): 9.797.899 triệu đồng (chiếm 45%).

- Vốn từ các doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác là 3.265.966 triệu đồng (chiếm 15%).

- Vốn huy động cộng đồng dân cư là 2.177.311 triệu đồng (chiếm 10%).

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục.

- Tăng cường tuyên truyền gương điển hình, các cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh để học tập, nhân rộng; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, tư duy tuyên truyền để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

- Đẩy mạnh phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Tiếp tục triển khai thực hiện thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Tiếp tục thực hiện vận động quỹ “Vì người nghèo”, hỗ trợ thực hiện việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo, làm cầu, làm đường giao thông nông thôn,…Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn - đáp nghĩa, giảm nghèo.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Đẩy mạnh cuộc vận động “Gia đình 5 không 3 sạch”.

- Đẩy tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư tham gia giám sát trong quá trình xây dựng nông thôn mới; tham gia bảo quản tốt các công trình, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn.

2. Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Ban hành quyết định về Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

- Nghiên cứu ban hành chính sách đối với các vùng đặc thù nhằm khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Rà soát, xây dựng Kế hoạch định hướng quy hoạch phát triển loại hình du lịch phù hợp thế mạnh từng địa phương.

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư cho thể dục, thể thao.

- Xây dựng Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 về xã hội hóa thể dục, thể thao theo Nghị định số 59/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, xử lý rác thải.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; tiếp tục đầu tư bãi chứa rác, hệ thống lò đốt rác, nhà máy xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy gắn với triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là ở các xã điểm xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn việc điều chỉnh các quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời các nhà thầu xây dựng và các đơn vị tư vấn về năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm.

- Tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. 

- Tiếp tục xây dựng Kế hoạch củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là các khu trọng điểm, vùng biên giới; tăng cường hợp tác đối ngoại, hợp tác với các tỉnh giáp biên giới, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác để duy trì ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, các chương trình và dự án của tỉnh, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

3. Đa dạng hóa nguồn vốn huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Rà soát các quy định hiện hành và Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ để ban hành quy định về nguyên tắc huy động vốn và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế vận động xã hội hóa thực hiện chương trình trên cơ sở hài hòa lợi ích, huy động phù hợp với sức dân nhằm khơi dậy tính tự giác và phát huy tính tự nguyện của người dân.

- Xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn trung hạn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, vốn vay) để phát triển hạ tầng, tăng sản xuất và xóa đói giảm nghèo.

- Triển khai có hiệu quả Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09-6-2015 của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp nông thôn tiếp cận các chính sách tín dụng nông thôn để đầu tư, phát triển sản xuất. Tập trung phát triển những sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh gắn với chế biến theo hướng công nghiệp, hiện đại. Đẩy mạnh việc hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

4. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

- Rà soát, tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thống nhất các cấp; kiện toàn Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã đạt chuẩn yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn mới; nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng và người dân để hiểu đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, cách làm nông thôn mới.

- Xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, phương thức hoạt động và tích cực tham gia thực hiện một số tiêu chí nông thôn mới. Phát huy tốt vai trò giám sát, đánh giá, phản biện xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát huy hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đền ơn - đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan:

- Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với Bộ, ngành Trung ương, Chính phủ các cơ chế, chính sách đặc thù; các khó khăn vướng mắc trong thực hiện tiêu chí nông thôn mới thuộc ngành mình phụ trách.

- Chủ động phối hợp các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo thuận lợi trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

- Thủ trưởng các sở, ban, ngành được phân công thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu (phụ lục 1) có trách nhiệm triển khai thực hiện bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực của Chương trình):

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp thực hiện cuộc vận động xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn bộ máy Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối của Chương trình cũng như kinh phí để hoạt động.

- Chủ trì, phối hợp và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm theo mục tiêu, nhiệm vụ và cơ chế nguồn vốn theo quy định.

- Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và phương án phân bổ vốn hằng năm từ nguồn ngân sách Trung ương phân bổ trực tiếp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch trung hạn đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện trên để phù hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới chung của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt quy hoạch và ban hành giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua việc phân bổ kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 và hằng năm thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua cơ chế hỗ trợ ngân sách nhà nước thực hiện các dự án thuộc Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua quy định việc huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các ý kiến, đề xuất của các sở, ban ngành phụ trách từng tiêu chí về vấn đề đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cho các địa phương.

4. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách cấp huyện số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới kể từ năm 2017.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn cơ chế huy động vốn theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trên địa bàn xã cho từng dự án, nội dung cụ thể thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới do Hội đồng nhân dân xã thông qua.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cơ chế quản lý, thanh toán các dự án (bao gồm cả nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành); kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định của Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng, tổng hợp kinh phí sự nghiệp để đảm bảo hoạt động Chương trình.

5. Sở thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thông tin tuyên truyền phổ biến rộng rãi Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh:

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, phương thức hoạt động; phát huy tốt vai trò giám sát, đánh giá, phản biện xã hội trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tích cực tham gia thực hiện một số tiêu chí nông thôn mới, trong đó:

+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Triển khai thực hiện thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Tiếp tục thực hiện vận động quỹ “Vì người nghèo”, hỗ trợ thực hiện việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo, làm cầu, làm đường giao thông nông thôn,…Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn - đáp nghĩa, giảm nghèo.

+ Hội Nông dân tỉnh: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh.

+ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Đẩy mạnh cuộc vận động “Gia đình 5 không 3 sạch”; Xây dựng các mô hình khóm xanh - sạch - đẹp, khóm ấp gia đình hội viên, đoàn viên, thành viên không có tệ nạn xã hội; vận động hội viên tham gia giữ gìn môi trường, tích cực thu gom rác thải, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình theo cam kết. Xây dựng các đoạn đường phụ nữ tự quản.

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và vệ sinh an toàn thực phẩm; phát huy vai trò xung kích của lực lượng thanh niên trong sản xuất nông nghiệp và công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Các cơ sở Đoàn và đoàn viên thanh niên huy động ngày công tham gia nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới và cứng hóa các tuyến đường giao thông nông thôn xã, ấp và thủy lợi nội đồng.

+ Hội Cựu chiến binh tham gia thực hiện nội dung về hệ thống chính trị xã hội và an ninh, quốc phòng với phong trào “phòng chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự nông thôn”.

+ Liên đoàn Lao động tỉnh: Tuyên truyền, vận động đoàn viên tích cực hưởng ứng và có việc làm thiết thực gắn với thực hiện Chương trình. Thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt vận động đoàn viên công đoàn xây dựng mô hình, công trình, việc làm cụ thể gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm.

- Tăng cường tuyên truyền trên bản tin của ngành và kết hợp tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục tiêu và ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; trong đó người dân có nghĩa vụ xây dựng nông thôn mới và các cấp ủy, chính quyền các cấp đóng vai trò hỗ trợ.

- Tăng cường tuyên truyền trực quan sinh động bằng các pano, áp-phích, bangol, poa phát thanh…tại các xã; đặc biệt các xã điểm xây dựng nông thôn mới về các tiêu chí, chỉ tiêu do nhà nước đầu tư, vận động xã hội hóa, người dân thực hiện…nhằm nâng cao nhận thức người dân trong xây dựng nông thôn mới.

- Chủ động xây dựng kế hoạch và phát động thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Khen thưởng và đề xuất khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân có đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới.

- Chủ động rà soát, đề xuất lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình và dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đồng thời có kế hoạch bố trí vốn thực hiện các dự án thuộc Chương trình.

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ đạo các xã rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới cấp xã phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện.

- Rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn để phù hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo cấp huyện. Trong đó, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban; riêng đối với cấp xã, Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng Ban chỉ đạo xã, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã.

- Triển khai kịp thời và thực hiện cơ chế giám sát nhằm thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương và của tỉnh có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch chính sách, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng kênh đối thoại giữa doanh nghiệp, nhân dân với chính quyền các cấp; tạo cơ chế tương tác giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước và giữa bộ máy nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân nhằm thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch./.

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC SỞ, NGÀNH TỈNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

TT

Nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian  thực hiện

Ghi chú

I

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục

 

 

 

 

1

Kế hoạch Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh)

Sở Nông nghiệp & PTNT và các đơn vị liên quan

Quý IV, 2016

 

2

Xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyên truyền, vận động hằng năm về nông thôn mới.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Sở TT&TT và các đơn vị liên quan

Hằng năm

 

II

Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn

 

 

 

 

3

Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU.

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

4

Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

5

Thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy quá trình liên kết và mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

6

Đẩy mạnh chương trình Khuyến công.

Sở Công thương

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

7

Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

8

Triển khai và tổ chức thực hiện tốt Chương trình hành động 18-CTr/TU của Tỉnh ủy về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Sở Khoa học và

Công nghệ

Các đơn vị liên quan

2016

 

9

Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các đơn vị liên quan

2016

 

10

Kiện toàn cơ sở vật chất y tế theo lộ trình đầu tư phân kỳ từng giai đoạn cho phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh. 

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

11

Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm. 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

12

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các đơn vị có liên quan

2016 - 2020

 

13

Xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Các đơn vị có liên quan

2016

 

14

Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

Sở Giao thông Vận tải

Các đơn vị có liên quan

2016

 

III

Hoàn thiện cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

 

 

 

 

15

Triển khai có hiệu quả Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các đơn vị có liên quan

2016 - 2020

 

16

Triển khai có hiệu quả Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp nông thôn tiếp cận các chính sách tín dụng nông thôn để đầu tư, phát triển sản xuất.

Ngân hàng nhà nước tỉnh

Các đơn vị có liên quan

 

 

17

Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Sở Công thương và các đơn vị có liên quan

2016 - 2020

 

18

Ban hành quyết định Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Các đơn vị có liên quan

Quý V/2016

 

IV

 Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý.

 

 

 

 

19

Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Sở Giao Thông & Vận tải, Sở Kế hoạch & Đầu tư và các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

20

Triển khai thực hiện đề án cấp điện nông thôn đến năm 2020 cho các xã điểm.

Sở Công thương

Công ty Điện lực tỉnh, Công ty CP Điện nước tỉnh và đơn vị có liên quan

2016 - 2020

 

21

Rà soát quy hoạch, xây dựng, nâng cấp, cải tạo mạng lưới chợ nông thôn giai đoạn 2016-2020 đạt chuẩn theo quy định.

Sở Công thương

Các đơn vị có liên quan

2016 - 2020

 

22

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

23

Xây dựng Kế hoạch năm 2016 - 2020 về xã hội hóa thể dục, thể thao.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

24

Đầu tư bãi chứa rác, hệ thống lò đốt rác, nhà máy xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh. 

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ, các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

25

Hướng dẫn Quy hoạch xây dựng theo Quyết định số 558/QĐ-TTg và rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Sở Xây dựng

Các đơn vị liên quan

Quí IV/2016 - 2017

 

26

Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình về nhà ở của Chính phủ và của tỉnh.

Sở Xây dựng

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

V

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức chính trị - XH.

 

 

 

 

27

Tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thống nhất các cấp.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Các đơn vị liên quan

Quí II, 2016

 

28

Xây dựng phương án kiện toàn Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

Quí IV, 2016

 

29

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã đạt chuẩn được yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

30

Xây dựng hướng dẫn thực hiện, quy trình đánh giá, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn mới.

Sở Nông nghiệp & PTNT

Các đơn vị liên quan

Quí IV, 2016

 

31

Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết tài chính thực hiện chương trình phù hợp với quy định hiện hành.

Sở Tài Chính

Sở KHĐT, Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan

Quí IV, 2016

 

32

Xây dựng Kế hoạch củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

33

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Nội vụ

Các đơn vị liên quan

2016 - 2020

 

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(từ nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý và vốn thu từ xổ số kiến thiết)

ĐVT: triệu đồng

STT

ĐƠN VỊ

Tổng nguồn đề nghị

Giao thông

Trường học

Văn hóa

Y tế

Trụ sở

Tổng cộng

Trong đó

Tổng cộng

 

Trong đó

Tổng cộng

Trong đó

Tổng cộng

Trong đó

Tổng cộng

Trong đó

Tổng cộng

Trong đó

Tỉnh

NSH

 

ĐTTT

XSKT

NSH

XSKT

NSH

XSKT

NSH

XSKT

NSH

XSKT

NSH

 

Tổng cộng

4.564.146

3.587.380

976.766

251.580

30.668

155.909

65.003

3.934.993

3.080.801

854.192

120.328

120.328

 

119.913

119.913

 

137.332

79.761

57.571

1

TP Long Xuyên

232,004

103,235

128,769

104,050

30,668

20,000

53,382

114,462

43,025

71,437

542

542

 

-

 

 

12,950

9,000

3,950

2

TP Châu Đốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

3

An Phú

261,272

201,293

59,979

 

 

 

 

247,494

187,515

59979

8,778

8,778

 

5,000

5,000

 

 

 

 

4

TX Tân Châu

248,387

189,771

58,616

 

 

 

 

209,634

160,473

49161

7,162

7,162

 

13,133

13,133

 

18,458

9,003

9,455

5

Phú Tân

478,002

415,562

62,440

 

 

 

 

434,143

379,552

54591

13,163

13,163

 

14,496

14,496

 

16,200

8,351

7,849

6

Châu Phú

546,023

447,375

98,648

 

 

 

 

491,782

398,306

93476

12,617

12,617

 

26,978

26.978

 

14,646

9,474

5,172

7

Tịnh Biên

293,560

230,253

63,307

 

 

 

 

253,999

193,622

60377

8,571

8,571

 

20,313

20,313

 

10,677

7,747

2,930

8

Tri Tôn

403,426

328,960

74,466

 

 

 

 

360,424

296,660

63764

14,309

14,309

 

8,336

8,336

 

20,357

9,655

10,702

9

Châu Thành

478,125

346,307

131,818

61,238

 

49,617

11,621

377,386

260,792

1E+05

18,823

18,823

 

13,618

13,618

 

7,060

3,457

3,603

10

Chợ Mới

764,255

596,778

167,477

 

 

 

 

718,734

556,981

2E+05

16,755

16,755

 

11,335

11,335

 

17,431

11,707

5,724

11

Thoại Sơn

859,092

727,846

131,246

86,292

 

86,292

 

726,935

603,875

1E+05

19,608

19,608

 

6,704

6,704

 

19,553

11,367

8,186

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



1 Căn cứ Công văn số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 của Bộ KHĐT v/v dự kiến phân bổ KH đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2017.

2 Ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, trụ ở UBND xã từ nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý và vốn thu từ nguồn xổ số kiến thiết.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3310/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do tỉnh An Giang ban hành

  • Số hiệu: 3310/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/11/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Lâm Quang Thi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản