Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2010/QĐ-UBND | Phủ Lý, ngày 12 tháng 10 năm 2010 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 135/TTr-STN&MT ngày 29 tháng 6 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh)
Quy định này quy định nội dung về bảo vệ môi trường làng nghề; trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các làng nghề.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, xóm hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn, có các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề.
2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm xảy ra.
4. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
5. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là trường hợp hàm lượng của một hoặc nhiều thông số ô nhiễm nguy hại vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 03 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 05 lần trở lên.
6. Ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp hàm lượng của một hoặc nhiều thông số ô nhiễm nguy hại vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 05 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.
7. Sản xuất sạch hơn là quá trình cải tiến liên tục hoạt động sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
8. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
9. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
10. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
11. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
12. Ủy ban nhân dân cấp huyện được hiểu là Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.
13. Ủy ban nhân dân cấp xã được hiểu là Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
Điều 4. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường làng nghề
Các cấp, các ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách về bảo vệ môi trường. Tuyên truyền về những tác động, ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường làng nghề đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ của cộng đồng, cảnh quan môi trường.
1. Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường. Các làng nghề phải được quy hoạch và xây dựng các khu thu gom, xử lý nước thải tập trung, chất thải rắn.
2. Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề tập trung để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư. Đối với cơ sở hoạt động có các khâu, công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không có biện pháp xử lý phải ngừng sản xuất và di dời ra khu sản xuất tập trung.
Điều 6. Công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
1. Các cơ sở đang hoạt động trong làng nghề có phát sinh chất thải chưa có hệ thống xử lý môi trường phải xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thống xử lý môi trường.
2. Nước thải tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề phải được thu gom xử lý tại cơ sở đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (hoặc chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung) trước khi thải ra môi trường.
3. Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; chất thải rắn nguy hại phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Điều 7. Quản lý môi trường làng nghề
1. Xây dựng các văn bản hướng dẫn, hương ước liên quan đến bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất làng nghề.
2. Khuyến khích xã hội hóa trong công tác thu gom, xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của làng nghề; khuyến khích áp dụng các công nghệ mới ít gây ô nhiễm, đổi mới công nghệ cũ, lạc hậu.
3. Kiên quyết xử lý, đóng cửa các cơ sở có các hoạt động sản xuất trong làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
4. Cơ quan chuyên môn về môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thường xuyên biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt trong các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề.
1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong làng nghề phải chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, các nội quy, quy định của địa phương, hương ước của thôn xóm.
2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào làng nghề phải có thủ tục về môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận trước khi đi vào hoạt động.
3. Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại các làng nghề có phát sinh chất thải phải xây dựng khu thu gom, xử lý chất thải phát sinh đạt quy chuẩn (hoặc tiêu chuẩn) môi trường theo quy định.
4. Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ môi trường; áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền đối với công tác bảo vệ môi trường.
6. Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng các làng nghề; kinh phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung; nộp phí hạ tầng và các loại phí, lệ phí theo quy định về công tác vệ sinh môi trường.
7. Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề phải có biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
8. Khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở mình gây ra và báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để phối hợp chỉ đạo khắc phục.
9. Các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong làng nghề phải phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom triệt để và vận chuyển đến khu tập kết theo quy định. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải tuân thủ đúng quy định về vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường khu vực xung quanh.
10. Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề nếu có phát sinh chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường.
11. Cấm đổ, vứt chất thải bừa bãi trên lòng, lề đường, hệ thống thoát nước, ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch hoặc các nơi công cộng khác. Tham gia giám sát, phát hiện các cơ sở sản xuất trong làng nghề vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường và báo cáo chính quyền các cấp tổ chức kiểm tra, xử lý.
12. Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề có phát sinh chất thải phải quan trắc môi trường, định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cơ sở sản xuất của mình cho ngành chuyên môn về môi trường làng nghề 06 tháng/lần.
1. Các hình thức xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng các làng nghề được ưu đãi, hỗ trợ
a) Xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung:
- Xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình thuộc cơ sở xử lý chất thải rắn.
- Mua sắm công nghệ, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn.
b) Đầu tư hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn:
- Đầu tư mua sắm trang thiết bị, xe chuyên dụng, các phương tiện khác phục vụ công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn.
- Đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn.
c) Đầu tư xử lý nước thải sản xuất tập trung, phân tán:
- Xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình thuộc cơ sở xử lý nước thải sản xuất làng nghề theo hình thức tập trung.
- Mua sắm công nghệ, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý nước thải sản xuất tập trung, phân tán.
d) Đầu tư xây dựng hạ tầng khu sản xuất tập trung của các khu vực làng nghề.
2. Mức ưu đãi, hỗ trợ.
a) Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường làng nghề được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại chương II Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
b) Đối với kinh phí để duy trì các hoạt động khai thác, vận hành các thiết bị xử lý môi trường tập trung: Nguồn kinh phí thu từ đóng góp của các tổ chức hộ gia đình sản xuất kinh doanh dịch vụ có phát sinh chất thải trong làng nghề, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần theo quy định hiện hành.
3. Hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn tài chính
a) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách để xây dựng các công trình hạ tầng, về bồi thường giải phóng mặt bằng, về tiền sử dụng đất, thuê đất, về vốn đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
b) Hỗ trợ đầu tư từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Các cơ sở xử lý chất thải rắn được ưu tiên thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và được áp dụng cơ chế tài chính như đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý chất thải rắn đô thị quy định tại Thông tư số 108/2003/TT-BTC ngày 07/11/2003 và Thông tư số 08/2008/TT-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
c) Hỗ trợ đầu tư bằng nguồn tín dụng ưu đãi.
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn được hỗ trợ về tín dụng theo các hình thức vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư từ Ngân hàng phát triển Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam nếu có đủ điều kiện đối với từng hình thức hỗ trợ. Việc hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ của tổ chức cho vay.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN NGÀNH, ĐOÀN THỂ, UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
Điều 10. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề.
2. Công khai thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề đến chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư xung quanh. Công bố danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.
3. Thông báo quyết định xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn địa phương cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và công khai cho nhân dân biết để cùng phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện.
4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề theo quy định của pháp luật, hoặc trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường.
6. Hàng năm tổng hợp báo cáo công tác bảo vệ môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trong làng nghề phát hiện và xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1. Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng đề án phát triển năng lượng từ nguồn nguyên liệu tái chế, năng lượng không sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch…
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc giám định thiết bị công nghệ nhập khẩu. Ngăn chặn từ gốc các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
4. Xây dựng chính sách ưu đãi về việc áp dụng giá điện sinh hoạt để vận hành các công trình xử lý môi trường tập trung tại các làng nghề trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 13. Các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội khác
Theo chức năng nhiệm vụ của mình, tổ chức thực hiện, đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong làng nghề thực hiện các nội dung vê bảo vệ môi trường làng nghề trong quy định này.
Điều 14. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường đối với cán bộ quản lý, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các làng nghề.
2. Chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với các ngành chức năng thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để di chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra ngoài khu vực dân cư.
3. Đề xuất chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động công ích trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như: Thành lập các công ty môi trường, hợp tác xã dịch vụ môi trường…
4. Chỉ đạo UBND cấp xã triển thực hiện quy hoạch khuc trung chuyển xử lý chất thải sinh hoạt đối với các khu dân cư, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại đối với các làng nghề.
5. Cập nhật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường tại các làng nghề.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong làng nghề.
7. UBND cấp huyện tổng hợp công tác bảo vệ môi trường các làng nghề trên địa bàn và định kỳ báo cáo UBND cấp tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) 06 tháng/lần hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của UBND tỉnh.
Điều 15. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, sản xuất sạch hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các thôn, xóm, khu phố xây dựng quy ước, hương ước thôn, xóm, khu phố bảo vệ môi trường gắn kết tiêu chí về vệ sinh môi trường trong việc xét duyệt, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” và “Làng văn hóa”.
3. Có kế hoạch và giải pháp huy động nguồn đối ứng kinh phí các dự án đầu tư xử lý môi trường cộng đồng.
4. Xây dựng và thống nhất với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong làng nghề có phát sinh chất thải về mức kinh phí đóng góp, mức kinh phí chi trả các dịch vụ công về bảo vệ môi trường làng nghề, thù lao chi trả cho đại diện cộng đồng dân cư.
5. Tổng hợp công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn và báo cáo định kỳ UBND huyện, thành phố 06 tháng/lần hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cấp thẩm quyền.
6. Thường xuyên kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo thẩm quyền.
7. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, biểu dương gương người tốt, việc tốt; thông báo kịp thời các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình không chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, xóm, khu phố.
1. Giám sát việc thực hiện các quy định, quy ước của thôn, xóm đối với cá nhân, hộ gia đình và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
2. Đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan chuyên môn xử lý vi phạm đối với các cơ sở gây ô nhiêm môi trường trên địa bàn.
3. Thành lập và duy trì hoạt động của các tổ, đội làm công tác vệ sinh môi trường; xây dựng mạng lưới thu gom, tuyến đường vận chuyển, địa điểm tập kết trung chuyển, quy định thời gian thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp đến nơi tập trung để xử lý, tiêu hủy.
Điều 17. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghiêm túc Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, các ngành, các cấp; đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
- 1Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Kế hoạch 843/KH-UBND triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre (giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015)
- 4Quyết định 19/2023/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Thông tư 108/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 08/2008/TT-BTC sửa đổi Thông tư 108/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 6Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường
- 7Quyết định 03/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 8Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 9Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tổng thể Bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10Kế hoạch 843/KH-UBND triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre (giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015)
Quyết định 33/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 33/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/10/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Trần Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/10/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra