Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3292/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 135 CHO CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, CÁC THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NĂM 2014 VÀ 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 16/12/2013 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Liên Bộ Ủy ban Dân tộc - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 68/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 21/5/2013 của Liên Bộ: Tài Chính, Lao động Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án 3 và Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 16/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm thời chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2145/TTr-SNN ngày 18/6/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 cho các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn năm 2014 và 2015 trên địa bàn tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 cho các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn năm 2014 và 2015 trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thu Hà

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 135 CHO CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, CÁC THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NĂM 2014 VÀ 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3292/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Kế hoạch này hướng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và các thôn ĐBKK thuộc Chương trình 135 năm 2014 và 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Đối tượng hỗ trợ, chủ đầu tư

1. Đối tượng:

a. Hộ nghèo, cận nghèo: Được xác định theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.

b. Nhóm hộ: phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Được lựa chọn công khai, dân chủ từ thôn trên cơ sở tự nguyện, gồm những hộ nghèo, cận nghèo và những hộ khác có uy tín đang sinh sống trên cùng địa bàn, có kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo trong nhóm vươn lên thoát nghèo. Nhóm hộ có 01 trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm (ưu tiên phụ nữ làm trưởng nhóm);

- Có cam kết và quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ để thực hiện kế hoạch, dự án sản xuất đã được xác định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên. Việc thành lập nhóm hộ do UBND xã quyết định; trong nhóm số lượng hộ không phải là hộ nghèo không quá 20% tổng số hộ của nhóm và phải có sự thống nhất của đa số hộ nghèo, cận nghèo. Nhóm hộ tự xây dựng nội quy hoạt động, được trưởng thôn đồng thuận và Chủ tịch UBND xã phê duyệt.

2. Chủ đầu tư: UBND xã là chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân. UBND xã thông báo công khai, minh bạch về đối tượng thụ hưởng, mức vốn kế hoạch, quyết toán kinh phí từng năm và cả giai đoạn của Chương trình. Việc lập kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn phải tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. UBND xã tổng hợp, thông qua Thường trực HĐND cùng cấp, trình UBND huyện phê duyệt.

2. Kế hoạch thực hiện phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương. Thực hiện theo diện rộng ở tất cả các xã, thôn ĐBKK, đồng thời tập trung ưu tiên nguồn lực chỉ đạo điểm ở một số xã, thôn để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

3. UBND xã là chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, UBND huyện có trách nhiệm phân công các phòng, ban chức năng hướng dẫn, tăng cường cán bộ giúp đỡ các xã để thực hiện dự án có hiệu quả.

4. Chủng loại và định mức kỹ thuật đối với giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, vật tư sản xuất và thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến bảo quản nông sản đầu tư thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất phải thực sự cần thiết, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và phải nằm trong danh mục được quy định (Phụ lục 1 và 2 kèm theo Quyết định này).

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công

1. Nội dung thực hiện

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân giúp nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai có hiệu quả;

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến.

2. Mức hỗ trợ

2.1. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

a. Chi phí tổ chức lớp học

- Thuê hội trường, trang thiết bị, mua văn phòng phẩm, vật tư thực hành (nếu có)… phục vụ lớp học chi theo thực tế tại thời điểm tổ chức lớp học và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

- In tài liệu đào tạo, tập huấn: chi theo thực tế tại thời điểm in ấn tài liệu và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

- Chi phí quản lý, điều hành lớp học (nếu có): tối đa không quá 5% giá trị dự toán.

b. Chi trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia và hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật

- Giảng viên, báo cáo viên 400.000 đồng/người/ngày;

- Hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 50.000 đồng/người/giờ.

c. Chi cho học viên

- Hỗ trợ tiền nước uống cho học viên trong thời gian tập huấn: 15.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền ăn cho học viên trong thời gian tập huấn: 70.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho học viên: thanh toán theo hóa đơn hợp pháp nhưng không vượt quá 100.000 đồng/ngày/người;

- Hỗ trợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học xa nới cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học.

2.2. Chi tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến tại các địa phương trên địa bàn tỉnh

- Hỗ trợ tiền ăn, nước uống trong thời gian tham quan, học tập tối đa không quá 85.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ (nếu nghỉ qua đêm): 100.000 đồng/người/đêm.

- Hỗ trợ tiền thuê tàu, xe đi và về theo hóa đơn thực tế.

Điều 5. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất

1. Nội dung thực hiện

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao trên thị trường theo nguyện vọng của người dân nhưng phải phù hợp với điều kiện của địa phương và phải nằm trong danh mục được công bố trong quy định này;

- Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm;

- Hỗ trợ vật tư phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế;

- Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.

2. Mức hỗ trợ

- Tùy thuộc vào dự án phát triển sản xuất đã đăng ký tham gia, người sản xuất được hỗ trợ 100% chi phí mua giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và vật tư cần thiết phù hợp với hạng mục sản xuất trong dự án, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ;

- Hỗ trợ một lần với mức 1,5 triệu đồng/hộ để cải tạo ao nuôi thủy sản có diện tích ao từ 100 m2 trở lên (không áp dụng đối với các đối tượng đã được thụ hưởng theo quy định tại Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc sửa đổi, bổ sung một số định mức hỗ trợ phát triển sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng kinh phí thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ từ năm 2014 trở đi tại 3 huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh);

- Hỗ trợ một lần với mức 02 triệu đồng/hộ để xây dựng chuồng trại chăn nuôi (không áp dụng đối với các đối tượng đã được thụ hưởng theo quy định tại Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc sửa đổi, bổ sung một số định mức hỗ trợ phát triển sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng kinh phí thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ từ năm 2014 trở đi tại 3 huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh).

Điều 6. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến

1. Nội dung thực hiện

Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất; hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập nhân rộng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả.

2. Mức hỗ trợ

2.1. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất

a. Mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trình diễn: được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và vật tư thiết yếu (bao gồm: các loại phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, vật tư khác);

b. Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn: được hỗ trợ 100% chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị nhưng không quá 150 triệu đồng/mô hình;

c. Mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững: Hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.

2.2. Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu/22 ngày nhân (x) số ngày thực tế thuê.

2.3. Chi triển khai mô hình trình diễn: Tập huấn cho người tham gia mô hình, tổng kết mô hình và chi khác (nếu có). Mức chi tối đa không quá 12 triệu đồng/mô hình. Trong đó mức chi hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia tập huấn 25.000 đồng/người/ngày.

2.4. Chi nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng: Hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ. Mức chi 15 triệu đồng/1mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến; trong đó mức hỗ trợ cho người tham gia triển khai mô hình, giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật áp dụng quy định tại điểm b, mục 2.1, khoản 2, Điều 4 của Quy định này.

Điều 7. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch

1. Nội dung thực hiện

Hỗ trợ chi phí mua máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất và phục vụ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch; ưu tiên hỗ trợ những trang thiết bị, máy, công cụ sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và đang có nhu cầu cao của địa phương.

2. Mức hỗ trợ

- Đối với hộ: Mức hỗ trợ chi phí mua trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch do cấp thẩm quyền phê duyệt, tối thiểu 7 triệu đồng/hộ;

- Đối với nhóm hộ: Số lượng người tham gia nhóm hộ do người dân tự chọn và quyết định. Mức hỗ trợ theo quy định tại điểm b, mục 2.1, khoản 2, Điều 6 của Quy định này.

3. Quy trình hỗ trợ máy, thiết bị và quản lý sử dụng máy, thiết bị thực hiện theo Văn bản số 120/KTHT-HTTT ngày 16/3/2009 của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện mua sắm, quản lý sử dụng máy, thiết bị cho nhóm hộ của Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135.

Điều 8. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cấp xã, huyện tham gia chỉ đạo, quản lý dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

1. Nội dung thực hiện

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư về dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm; giúp hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ, kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và vận dụng vào kế hoạch sản xuất của hộ, nhóm hộ đã được xác định để phát triển sản xuất trên địa bàn xã.

2. Mức hỗ trợ: áp dụng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 16/7/2020 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào đạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định tạm thời chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

Điều 9. Kinh phí quản lý, chỉ đạo cho các đơn vị đầu mối

1. Hỗ trợ chi cho các hoạt động: kiểm tra giám sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình 135, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của tỉnh, huyện và Trung ương, thiết bị văn phòng cho các hoạt động của cơ quan thường trực…

2. Kinh phí quản lý, chỉ đạo: Để đảm bảo chi phí hoạt động, giám sát của các cấp mức kinh phí hàng năm: 0,5% trên tổng vốn sự nghiệp Trung ương bố trí hàng năm cho tỉnh, tối thiểu 50 triệu đồng/năm, tối đa 500 triệu đồng/năm. UBND tỉnh bố trí cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện.

Điều 10. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu tư

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn UBND huyện xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm phù hợp với quy hoạch nông thôn mới, định hướng phát triển sản xuất trên địa bàn trình UBND tỉnh.

2. UBND xã:

a. Chỉ đạo Trưởng thôn hoặc liên thôn tổ chức họp dân thông báo nội dung, đối tượng thụ hưởng, mức vốn hỗ trợ cho thôn của Chương trình 135, các nguồn vốn được vay theo chính sách hiện hành, vốn huy động khác; thông tin thị trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã để người dân thảo luận, lựa chọn. Trưởng thôn tổng hợp, báo cáo nội dung đã được xác định với chủ đầu tư;

b. Lập kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn trình UBND huyện.

3. UBND huyện: Thẩm định, phê duyệt kế hoạch cho các xã, đồng thời tổng hợp thành kế hoạch hàng năm, kế hoạch cả giai đoạn chung của huyện báo cáo UBND tỉnh.

4. UBND tỉnh: Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, nguồn vốn Trung ương giao và nguồn vốn địa phương, phân bổ vốn cho các đơn vị thực hiện.

5. Quy trình, biểu mẫu thực hiện áp dụng theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 và các văn bản hướng dẫn khác (nếu có).

Điều 11. Phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư

1. Nguồn vốn đầu tư:

Vốn để thực hiện các nội dung trên phải được lồng ghép từ các nguồn vốn: vốn Chương trình 135, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, vốn tự có, vốn huy động từ các nguồn khác để tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả.

2. Tổng hợp, phân bổ, quản lý nguồn vốn các dự án:

Việc lập, phân bổ, quyết định giao dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí Chương trình 135 thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

3. Sử dụng nguồn vốn

- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ phát triển sản xuất được sử dụng chi cho các nội dung hỗ trợ tại các điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 của Quy định này;

- Đối với các loại giống cây trồng, vật nuôi; vật tư; công cụ, máy móc, thiết bị; dịch vụ… mua của các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh để hỗ trợ phát triển sản xuất thì cần phải có hóa đơn tài chính (hóa đơn đỏ). Trường hợp mua bán giữa các hộ dân với nhau không có hóa đơn tài chính thì phải có giấy biên nhận mua bán và giá cả phải phù hợp mặt bằng giá cả chung trên địa bàn cùng thời điểm và phải được trưởng thôn và UBND xã xác nhận;

- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình 135 từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo

1. Kiểm tra, giám sát, đánh giá

a. Nội dung kiểm tra, giám sát

- Công tác phân bổ vốn và giao kế hoạch;

- Bình xét, phê duyệt đối tượng tham gia dự án;

- Hoạt động đầu tư, hỗ trợ giống, vật tư, thiết bị, máy móc (về chủng loại, chất lượng, đơn giá,…);

- Kết quả thực hiện dự án ở các hộ, nhóm hộ.

b. Phương thức kiểm tra, giám sát

- Các cấp trên kiểm tra cấp dưới định kỳ 06 tháng 01 lần. Trường hợp nhiều cấp trên cùng kiểm tra ở một cấp dưới thì phải có kế hoạch phối hợp, tránh chồng chéo;

- Cấp cơ sở: Chủ đầu tư sử dụng Ban giám sát Chương trình 135 của xã để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

2. Đánh giá kết quả thực hiện

a. Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án trên địa bàn từng xã, huyện do UBND cấp huyện thực hiện. Việc đánh giá kết quả thực hiện dự án theo mẫu hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.

b. Ngoài ra, UBND xã (chủ đầu tư) cần theo dõi, hàng năm đánh giá sự chuyển biến về:

- Tổng thu nhập tăng thêm của các hộ nghèo tham gia dự án;

- Tỷ lệ lao động nữ tham gia dự án;

- Tỷ lệ hộ gặp rủi ro và vốn thiệt hại trong dự án;

- Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau chu kỳ tham gia dự án…

3. Chế độ báo cáo

a. Báo cáo định kỳ hàng quý

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ từ cơ sở về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp);

- Biễu mẫu báo cáo chung áp dụng theo mẫu hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.

b. Báo cáo 06 tháng, 01 năm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ phát triển sản xuất cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.

Điều 13. Phân công trách nhiệm

1. Ban Dân Tộc là cơ quan thường trực Chương trình 135 chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Chương trình 135 và có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các huyện lập kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh;

- Tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 các huyện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định của UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn các huyện chỉ đạo điểm ở một số xã, thôn để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng;

- Phối hợp với Ban Dân tộc và UBND các huyện tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện đúng các nội dung của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất trên địa bàn;

- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh về cơ quan Thường trực Chương trình 135 của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh mới về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, thiết bị, máy móc và định mức kinh tế kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp kịp thời.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn cùng với vốn Chương trình 135 trình UBND tỉnh quyết định.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch đầu tư, cân đối vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất hàng năm trình UBND tỉnh quyết định.

4. Sở Tài chính

- Hướng dẫn các thủ tục, cơ chế quản lý tài chính, cấp phát, thanh quyết toán vốn theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh hàng năm bố trí kinh phí quản lý Chương trình 135 từ ngân sách địa phương theo quy định của Trung ương.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai gắn với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 để góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135; nêu gương điển hình tiên tiến, tạo phong trào thi đua giữa các địa phương nhằm sớm hoàn thành mục tiêu dự án của Chương trình.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: phối hợp với các cấp chính quyền trong việc tạo thêm nguồn lực, đồng thời thực hiện chức năng giám sát quá trình triển khai thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng.

6. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động và kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện; đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, địa bàn và đạt hiệu quả sử dụng vốn;

- Hỗ trợ UBND các xã thực hiện tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư; Hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch đầu tư và dự toán chi tiết;

- Thẩm định, phê duyệt kế hoạch và thực hiện giao vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho các chủ đầu tư; tổng hợp, báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT và Thường trực Chương trình 135 của tỉnh;

- Tổ chức lồng ghép và huy động các nguồn lực để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện;

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện dự án tại các xã và xây dựng, tổng kết, phổ biến các mô hình điểm;

- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện dự án và báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm về Thường trực Chương trình 135 của tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Phát triển nông thôn) theo quy định.

7. Ủy ban nhân dân các xã:

- Làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất;

- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động và kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã; đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, địa bàn và đạt hiệu quả sử dụng vốn;

- Phê duyệt danh sách hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện dự án;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2015 và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã;

- Hướng dẫn người dân lựa chọn các nội dung hỗ trợ, xây dựng kế hoạch thực hiện và dự toán chi tiết trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt;

- Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đến hộ, nhóm hộ;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở;

- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện dự án định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm báo cáo UBND huyện.

Điều 14. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề gì chưa phù hợp, đề nghị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để được điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

DANH MỤC GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN, VẬT TƯ THIẾT YẾU VÀ MÁY MÓC, THIẾT BỊ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2014 VÀ 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3292/QĐ-UBND ngày 01/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

1. Danh mục các loại giống cây trồng

STT

Nhóm

Chủng loại

Hình thức đầu tư

1

Cây lâm nghiệp

Keo lai, bạch đàn

Hỗ trợ 1 lần cho hộ hoặc theo nhóm hộ

2

Cây công nghiệp

Hồ tiêu, mây

Hỗ trợ 1 lần cho hộ, nhóm hộ hoặc hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn sản xuất

3

Cây ăn quả

Bưởi da xanh, mít siêu sớm, dừa xiêm, chuối

4

Cây trồng nông nghiệp

Lúa lai, lúa thuần, ngô lai, lạc, đậu xanh, đậu đen, mỳ cao sản.

Hỗ trợ 2 đến 3 lần cho hộ gia đình hoặc hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn sản xuất

Ghi chú: Chủng loại giống cây trồng cụ thể phải có trong danh mục được phép sản xuất; đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận.

 

2. Danh mục các loại giống vật nuôi, thủy sản

STT

Nhóm

Chủng loại

Hình thức đầu tư

1

Gia súc

- Bò cái giống;

- Lợn nái giống;

- Lợn thịt (lợn lai: nội x ngoại);

- Lợn đen miền núi (lợn bản địa) sinh sản;

- Lợn đen miền núi (lợn bản địa) nuôi lấy thịt;

- Dê sinh sản.

 

 

Hỗ trợ một lần mỗi hộ gia đình 01 con bò cái hoặc 02 con lợn nái, lợn thịt, hoặc 02 con dê cái

2

Gia cầm

- Gà thịt (lông màu);

- Gà sinh sản (hướng trứng);

- Vịt sinh sản (hướng trứng).

 

Hỗ trợ một đến hai lần cho hộ gia đình hoặc hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn

 

3

Thủy sản

- Cá Rô Phi;

- Cá Trắm cỏ;

- Cá Mè;

- Cá Trôi;

- Cá Chép.

Ghi chú: Chủng loại giống vật nuôi, thủy sản phải có trong danh mục được phép sản xuất; đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá chất lượng giống và cấp chứng nhận kiểm dịch vận chuyển tận gốc theo quy định tại Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi.

 

3. Danh mục các loại vật tư thiết yếu

STT

Nhóm

Chủng loại

Hình thức đầu tư

1

Phân bón

Ure, Lân, Kali, NPK, Phân hữu cơ

Đầu tư kèm theo cùng với việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khi cần thiết. Hoặc hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn sản xuất.

2

Thuốc bảo vệ thực vật

Các loại thuốc phòng trị bệnh cho cây trồng

3

Thuốc thú y, Vắc xin tiêm phòng

Các loại kháng sinh phòng trị các loại bệnh thông thường; các loại vắc xin tiêm phòng dịch bệnh nguy hiểm.

4

Thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp các loại

Ghi chú: Chủng loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vắc xin tiêm phòng và thức ăn chăn nuôi phải có trong danh mục được phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, định lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm và Nhãn mác hàng hóa.

 

4. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch

STT

Nhóm

Chủng loại

Hình thức đầu tư

1

Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

- Máy cày tay;

- Máy xới, làm đất đa năng;

- Bình bơm thuốc trừ sâu (không có động cơ);

- Máy phun thuốc trừ sâu đeo vai (có động cơ);

- Máy tuốt lúa (có động cơ và không có động cơ);

- Máy phun lúa di động;

- Máy cắt lúa cầm tay;

- Công cụ xạ hàng;

- Máy bơm nước;

- Hệ thống dẫn điện và ống nhựa dẫn nước tưới.

Theo hộ hoặc theo nhóm hộ (Số lượng người tham gia nhóm hộ do người dân tự chọn và quyết định)

2

Máy móc, thiết bị phục vụ chế biến, bảo quản

Máy thái thức ăn chăn nuôi

 

Ghi chú: Máy móc, thiết bị đầu tư phải thực sự cần thiết, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và phải nằm trong danh mục chủng loại máy móc, thiết bị quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÁC LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN VÀ VẬT TƯ THIẾT YẾU HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIỆU QUẢ, TIÊN TIẾN CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2014 VÀ 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3292/QĐ-UBND ngày 01/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

A. Trồng trọt

I. Định mức kỹ thuật

1. Trồng rừng (Keo lai, Bạch đàn)

Tính cho 01ha trồng mới

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

1.1

Trồng rừng theo mật độ 1.600 cây/ha

1

Giống

cây

1.600

2

Trồng dặm (10%)

cây

160

3

Phân vi sinh

kg

80

1.2

Trồng rừng theo mật độ 2.000 cây/ha

1

Giống

cây

2.000

2

Trồng dặm (10%)

cây

200

3

Phân vi sinh

kg

100

2. Trồng mây dưới tán rừng (tính cho 01ha trồng mới)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

cây

3.300

02

Phân hữu cơ

kg

1.000

03

Ure

kg

600

04

Lân

kg

1.300

05

Kali

kg

220

06

Thuốc xử lý đất

kg

20

3. Trồng nấm rơm bằng nguyên liệu rơm phun (tính cho 1 tấn nguyên liệu rơm)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Nguyên liệu rơm

tấn

01

02

Meo giống

kg

15

03

Vôi

kg

07

04

Khuôn gỗ làm mô

kg

03

4. Trồng thâm canh ngô lai giống mới (tính cho 1 ha)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

kg

20

02

Phân hữu cơ

tấn

10

03

Ure

kg

400

04

Lân

kg

600

05

Kali

kg

200

06

Thuốc BVTV

lít

04

07

Thuốc xử lý đất

kg

20

5. Kỹ thuật trồng chuối (tính cho 1 ha)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

cây

2.035

02

Vôi

kg

925

03

Phân chuồng

kg

20.000

04

Ure

kg

555

05

Lân

kg

1.850

06

Kali

kg

1.850

07

NPK

kg

185

6. Kỹ thuật trồng lạc xen sắn (tính cho 1 ha)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống lạc

kg

10-11

02

Giống sắn

cây

12.000

03

Phân hữu cơ

tấn

8-10

04

Vôi

kg

400-500

05

Ure

kg

250-300

06

Lân

kg

400-500

07

Kali

kg

250-300

08

Thuốc cỏ

lít

1

09

Thuốc BVTV

lít

4

10

Trichoderma

kg

5

Ghi chú: quy trình trồng lạc mới có sử dụng chế phẩm Trichoderma: 5kg/ha dùng bón lót cho lạc.

 

7. Kỹ thuật sản xuất lúa lai (tính cho 1ha)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

kg

40-50

02

Phân chuồng

kg

8.000-10.000

03

Vôi

kg

400-500

04

Ure

kg

220-240

05

Lân

kg

200-300

06

Kali

kg

120-140

07

NPK (20-20-15)

kg

100

08

Thuốc cỏ

lít

2

09

Thuốc BVTV

lít

3

10

Phân bón lá

lít

2

 

8. Kỹ thuật sản xuất lúa thuần (tính cho 1ha)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

01

Giống

kg

100-120

02

Phân chuồng

kg

8.000-10.000

03

Vôi

kg

400-500

04

Ure

kg

200-300

05

Lân

kg

180-200

06

Kali

kg

100-120

07

NPK (20-20-15)

kg

100

08

thuốc cỏ

lít

1

09

Thuốc BVTV

lít

4

10

Phân bón lá

lít

2

 

9. Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ chuột

STT

Biện pháp

Tên thuốc

Chú thích

01

Canh tác

 

Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì

02

Thủ công

03

Vật lý

04

Hóa học

RAT – K 2%D

Racumin 0,75 TP

STORM

05

Sinh học

Biorat

KILL-RAT

II. Về hình thức đầu tư: kinh phí đầu tư bao gồm: xây dựng mô hình trình diễn lĩnh vực trồng trọt và thông tin tuyên truyền: mức hỗ trợ 100%;

B. Chăn nuôi

I. Về hỗ trợ giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng dịch bệnh với một số đối tượng vật nuôi:

1. Chăn nuôi bò sinh sản (bò đực lai ≥ F2; bò cái lai, nội)

Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 01 con)

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

01

Bò cái giống

kg

180

 

02

Bò đực giống

kg

300

 

03

Thức ăn hỗn hợp (TAHH) cho bò cái chửa lần đầu

kg

120

Bổ sung 2,0 kg/con/ngày

04

TAHH cho bò đực

kg

540

Bổ sung 3,0 kg/con/ngày

2. Chăn nuôi lợn thịt (lợn lai: nội x ngoại)

Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 01 con)

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

01

Giống (thương phẩm)

kg

20

Mức hỗ trợ tính theo khối lượng lợn 20kg/con

02

TAHH lợn thịt gđ 20 kg đến xuất chuồng

kg

175

Đạm 14-18%

03

Vắc xin

Liều

6

(4) các bệnh đỏ; (1) LMLM; (1) Tai xanh

3. Chăn nuôi lợn đen miền núi (lợn bản địa) sinh sản

Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 01 con)

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

01

Giống

kg

5

 

02

Vắc xin

Liều

6

(2) dịch tả; (2) LMLM; (2) Tai xanh

4. Chăn nuôi lợn đen miền núi (lợn bản địa) lấy thịt

Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 01 con)

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

01

Giống

kg

10

 

02

Vắc xin

Liều

3

(1) dịch tả; (1) LMLM; (1) Tai xanh

03

Thức ăn

kg

120

Thức ăn tinh bổ sung thêm

5. Chăn nuôi dê sinh sản

Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 01 con)

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

01

Dê đực

Dê cái

kg

kg

30

20

 

02

TAHH cho dê đực giống

kg

36

Bổ sung 0,4kg/con/ngày trong 90 ngày kể từ khi mua về (đạm 14%)

03

TAHH cho dê cái chửa lần đầu

kg

18

Bổ sung 0,4 kg/con/ngày trong 60 ngày chửa (đạm 14%)

6. Chăn nuôi gà thịt (lông màu)

Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 01 con)

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

01

Giống (gà 01 ngày tuổi)

con

01

 

02

- TAHH gà 0-3 tuần tuổi

- TAHH gà 4 tuần tuổi đến xuất chuồng

kg

kg

0,7

4,5

Đạm 21-22%

Đạm 17-18%

03

Vắc xin

Liều

4

(1) Gum; (1) New; (1) IB; (1) Cúm gia cầm

7. Chăn nuôi gà sinh sản (hướng trứng)

Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 01 con)

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

01

Giống (gà 01 ngày tuổi)

con

01

 

02

- Thức ăn hỗn hợp gà từ 0 - 6 tuần tuổi

- TAHH gà 7-20 tuần tuổi

- TAHH gà 21 tuần tuổi đến 45 tuần tuổi

kg


kg

kg

1,8


8

20

Đạm 18-21%


Đạm 15-16%

Đạm 17-18%

03

Vắc xin

Liều

13

(3) Gum; (4) New; (4) IB; (2) Cúm gia cầm

8. Chăn nuôi vịt sinh sản (hướng trứng)

Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 01 con)

STT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

01

Giống (Vịt 01 ngày tuổi)

con

01

 

02

- TAHH 0-8 tuần tuổi

- TAHH vịt 9-20 tuần tuổi

- TAHH vịt 21-45 tuần tuổi

kg

kg

kg

3,5

6,5

27

Đạm 18-20%

Đạm 14-15%

Đạm 18-19%

03

Vắc xin

Liều

5

(2) Dịch tả; (1) Viêm gan; (2) Cúm gia cầm

II. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học

1. Xây dựng mô hình trình diễn

1.1. Yêu cầu chung

TT

Nội dung

ĐVT

Yêu cầu

Chỉ tiêu kỹ thuật

1

Giống

 

Ưu tiên các giống và tổ hợp lai được công nhận TBKT

- Lợn thương phẩm

- Khối lượng lợn thương phẩm ≥ 20 kg

- Khả năng tăng khối lượng cơ thể lợn lai (nội x ngoại) ≥ 500 g/con/ngày.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể lợn lai (nội x ngoại) ≤ 3,0 kg;

2

Số con/điểm trình diễn

Con

30 – 200

 

3

Mức hỗ trợ tối thiểu -tối đa/hộ

Con

10 – 40

 

1.2. Mức hỗ trợ giống, vật tư (tính cho 20 m2 chuồng)

TT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

1

Giống

Kg

10

Mức hỗ trợ tính theo khối lượng lợn 20kg/con

2

Cải tạo chuồng

Lần

1

 

3

Bột bắp

kg

20

 

4

Chất độn chuồng

m3

12

 

5

Chế phẩm BALASA N01

kg

3

 

6

Bạt nilong

m2

20

 

7

Vắc xin

Liều

60

(4) Các bệnh đỏ,(1) LMLM, (1) Tai xanh

8

Thức ăn hỗn hợp đến xuất chuồng

kg

1.750

Đạm 14-18%

1.3. Triển khai (tính cho 01 điểm trình diễn) (điểm trình diễn ≥ 20 m2 chuồng)

TT

Nội dung

ĐVT

Định mức

Ghi chú

1

Thời gian nuôi

Tháng

03

 

2

Tập huấn

Lần

01

01 ngày/lần

3

Tổng kết

Lần

01

01 ngày/lần

1.4. Cán bộ chỉ đạo (tính cho 01 điểm trình diễn)

1

Thời gian chỉ đạo mô hình

Tháng

04

 

2

Số cán bộ/điểm trình diễn

Người

01

 

2. Tập huấn ngoài mô hình

TT

Nội dung

ĐVT

Yêu cầu

Ghi chú

1

Số lần tập huấn/mô hình

Lần

≥ 2

tối thiểu 01 ngày/lần

2

Số học viên/lớp

Người

≤ 30

 

3. Tuyên truyền, nhân rộng

TT

Nội dung

ĐVT

Yêu cầu

Ghi chú

1

Tham quan hội thảo

Lần

1

01 ngày/lần

2

Biển báo

Chiếc/hộ

01

Cho tất cả các hộ tham gia

3

Viết bài, đưa tin về mô hình

Lần/điểm

02

Viết bài, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ gấp

Ghi chú: Cơ sở tính định mức kỹ thuật và xây dựng mô hình:

- Căn cứ vào Quyết định số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09 tháng 01 năm 2014 về việc ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông Trung ương lĩnh vực Chăn nuôi.

- Căn cứ quy trình kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 3349/QĐ-SNN ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định.

 

C. Thủy sản

I. Xây dựng mô hình nuôi cá ao

1. Mô hình nuôi cá đơn

Diện tích 100m2, mật độ 2con/m2

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật

A

Giống và vật tư

I

Cá giống

1

Cá Rô Phi cỡ 4-6cm/con

con

2000

Trọng lượng trung bình ≥ 0,4 kg/con; Tỉ lệ sống ≥ 70%; Thời gian nuôi ≤ 7 tháng

II

Thức ăn

1

Thức ăn CN độ đạm 20%

kg

1.250

 

III

Vật tư, hóa chất

1

Phân chuồng đã ủ hoai

kg

100

 

2

Vôi CaO dùng cải tạo ao

kg

130

 

3

Vôi CaCO3 dùng phòng bệnh

kg

800

 

2. Mô hình nuôi ghép trình diễn

(Diện tích 100m2, mật độ 3con/m2)

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật

A

Giống và vật tư

I

Cá giống

con

3.000

 

1

Cá Rô Phi

cỡ 4-6cm/con (50%)

con

1500

Trọng lượng trung bình ≥ 0,4 kg/con; Tỉ lệ sống ≥ 70%; Thời gian nuôi ≤ 10 tháng

 

Cá Trắm cỏ

cỡ 5-7cm/com (20%)

con

600

3

Cá Chép

cỡ 5-7cm/con (15%)

con

450

4

Cá Trôi

cỡ 5-7cm/con (10%)

con

300

5

Cá Mè

Cỡ 5-7cm/con (5%)

con

150

II

Thức ăn

 

 

 

1

Thức ăn CN độ đạm 20%

kg

1.250

 

III

Vật tư, hóa chất

 

 

 

1

Phân chuồng đã ủ hoai

kg

100

 

2

Vôi CaO dùng cải tạo ao

kg

130

 

3

Vôi CaCO3 dùng phòng bệnh

kg

800

 

B

Triển khai

TT

Nội dung

ĐVT

Định mức

 

1

Thời gian nuôi

Tháng

5

 

2

Tập huấn

Lần

01

 

3

Tổng kết

Lần

01

 

1

Thời gian chỉ đạo mô hình

Tháng

5

 

2

Số cán bộ/điểm trình diễn

Người

01

 

C           Tập huấn ngoài mô hình

TT

Nội dung

ĐVT

Yêu cầu

Ghi chú

1

Số lần tập huấn/mô hình

Lần

≥ 2

Tối thiểu 01 ngày/lần

2

Số học viên/lớp

Người

≤ 30

 

D           Tuyên truyền, nhân rộng

TT

Nội dung

ĐVT

Yêu cầu

Ghi chú

1

Tham quan hội thảo

Lần

01

01 ngày/lần

2

Biển báo

Cái/mô hình

2

 

3

Viết bài, đưa tin về mô hình

Lần/điểm

02

Viết bài, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ gấp

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3292/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 cho xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn năm 2014 và 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 3292/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/10/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Trần Thị Thu Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/10/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản