BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 329/QĐ-TCTK | Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê công bố theo Lệnh số 13/2003/L-CTN ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 93/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Để cung cấp thông tin hàng năm về kết quả sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản, Tổng cục Thống kê,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành các phương án điều tra:
(1). Phương án điều tra diện tích gieo trồng cây nông nghiệp;
(2). Phương án điều tra năng suất, sản lượng lúa;
(3). Phương án điều tra năng suất, sản lượng các loại cây hàng năm khác;
(4). Phương án điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm;
(5). Phương án điều tra chăn nuôi;
(6). Phương án điều tra thuỷ sản.
Điều 2. Các phương án điều tra nói ở Điều 1 được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 và thay thế cho các phương án, văn bản hướng dẫn điều tra cùng loại đã ban hành trước đây.
Điều 3. Cục trưởng Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức điều tra theo quy định của các phương án này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 5. Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh Văn phòng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số 329/QĐ-TCTK ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
Thu thập số liệu về diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp theo từng vụ sản xuất (cây hàng năm), từng năm (cây lâu năm) của mỗi địa phương, làm cơ sở tính toán một số chỉ tiêu như: sản lượng cây trồng, cơ cấu diện tích gieo trồng, hệ số sử dụng ruộng đất.
Yêu cầu của cuộc điều tra diện tích gieo trồng cây nông nghiệp là phản ánh kịp thời, toàn diện, đầy đủ, trung thực kết quả gieo trồng từng loại cây của tất cả các thành phần kinh tế trên lãnh thổ.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đối tượng, đơn vị Điều tra:
- Các thôn, ấp, bản có gieo trồng cây nông nghiệp;
- Các khu phố, tiểu khu[1] có tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm từ 30 ha/1 vụ hoặc từ 30 ha cây lâu năm trở lên;
- Các xã, thị trấn, phường (gọi chung là xã) có trồng cây vụ đông (chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc).
2. Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành đối với tất cả các loại hình kinh tế (trừ doanh nghiệp) có trồng các loại cây nông nghiệp ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Đối với cây hàng năm: Diện tích gieo trồng từng loại cây trồng trong vụ sản xuất.
2. Đối với cây lâu năm: Diện tích trồng tập trung, diện tích trồng tập trung cho sản phẩm hiện có tại thời điểm Điều tra và diện tích trồng mới của từng loại cây lâu năm trong 12 tháng qua.
1. Đối với cây hàng năm: Tổ chức Điều tra theo từng vụ sản xuất như sau:
(1). Kết thúc gieo trồng vụ Đông xuân. Riêng các tỉnh miền Bắc có gieo trồng vụ Đông thì điều tra riêng vụ Đông và vụ Xuân;
(2). Kết thúc gieo trồng vụ Hè thu;
(3). Kết thúc gieo trồng lúa vụ Thu đông/vụ 3 đối với các tỉnh ĐB sông Cửu Long;
(4). Kết thúc gieo trồng vụ Mùa. Riêng với các cây hàng năm khác, tổ chức điều tra kết thúc gieo trồng một lần cho cả vụ Hè thu và vụ Mùa.
Trong từng vụ sản xuất, mỗi địa phương có thể trồng nhiều loại cây hàng năm và mỗi loại cây kết thúc gieo trồng vào những thời điểm khác nhau. Do vậy, điều tra diện tích gieo trồng cần thực hiện vào thời điểm có thể thu thập thông tin đầy đủ nhất về diện tích từng loại cây trồng trong vụ, nhất là các loại cây trồng chính ở địa phương.
2. Đối với cây lâu năm: Mỗi năm điều tra 1 lần vào thời điểm 1/11. Số liệu về diện tích trồng mới là diện tích trồng trong 12 tháng qua (tính từ 1/11 năm trước đến 31/10 năm báo cáo).
Áp dụng phương pháp Điều tra toàn bộ các đơn vị điều tra, cụ thể:
* Điều tra toàn bộ các thôn, ấp, bản, khu phố, tiểu khu (gọi chung là thôn) thuộc đối tượng điều tra để thu thập diện tích gieo trồng các cây hàng năm (trừ cây vụ đông) và cây lâu năm.
* Điều tra toàn bộ các xã có trồng cây vụ đông để thu thập diện tích gieo trồng cây vụ đông.
Diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp của từng thôn (xã) là diện tích thực tế có gieo trồng trên địa bàn thôn (xã) gồm diện tích được giao sử dụng lâu dài, nhận khoán, đấu thầu, chuyển nhượng, thuê, mượn, làm rẽ, thừa kế; diện tích khai hoang; bị xâm canh; diện tích trồng trên đất thổ cư… của các hộ, trang trại, HTX, tổ chức khác (không tính diện tích cá nhân nhận khoán, thuê, muợn, xâm canh trên diện tích đất của doanh nghiệp).
Phương pháp điều tra: kết hợp kê khai trực tiếp và kê khai loại trừ
- Kê khai loại trừ áp dụng đối với cây trồng tập trung quy mô lớn trên địa bàn thôn, xã như: lúa, ngô, cao su, chè, cà phê...: Nội dung phương pháp này là: Trưởng thôn phối hợp cùng cán bộ liên quan cấp xã thăm đồng, quan sát và ước lượng những diện tích không loại cây cần điều tra ở từng cánh đồng, sau đó căn cứ số liệu diện tích canh tác đến thời điểm điều tra của từng cánh đồng, từng khu vực có trồng loại cây cần điều tra, để tính toán diện tích thực tế có gieo trồng loại cây cần điều tra theo công thức:
Diện tích gieo trồng loại cây A trên cách đồng M | = | Diện tích canh tác hiện có của cánh đồng M | - | Diện tích không gieo trồng loại cây A trên cánh đồng M | (1) |
- Kê khai trực tiếp: Áp dụng đối với những cây trồng quy mô nhỏ lẻ hoặc trồng đan xen nhau giữa các loại cây trồng khác nhau trên cùng cánh đồng. Phương pháp này cũng áp dụng ở những khu vực mới khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích gieo trồng vụ hiện tại mà thực tế chưa có điều kiện kê khai một cách đầy đủ diện tích gieo trồng theo từng chân ruộng, từng cánh đồng. Trưởng thôn phối hợp với cán bộ liên quan cấp xã thăm đồng, quan sát, ước lượng kết quả gieo trồng thực tế từng loại cây trồng ở từng cánh đồng, từng chân ruộng khác nhau để tính toán tổng diện tích gieo trồng cho loại cây điều tra, bảo đảm sự cân đối hợp lý giữa tổng diện tích gieo trồng các loại cây với tổng diện tích canh tác của thôn do các đơn vị quản lý, sử dụng.
Căn cứ vào kết quả điều tra và báo cáo của trưởng thôn, Thống kê xã lập báo cáo chung toàn xã theo từng thôn, cùng với cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông xã xem xét lại kết quả tổng hợp diện tích từng loại cây chung toàn xã trước khi báo cáo chủ tịch UBND xã. Nếu có sự chênh lệch lớn so với các năm, so với diện tích canh tác thì cần rà soát lại theo từng thôn, từng loại cây có gieo trồng bảo đảm khách quan, phản ánh đúng kết quả thực hiện gieo trồng trong vụ trên toàn địa bàn thôn, xã. Khi xem xét cần cân đối lại số liệu diện tích canh tác hiện còn đến thời điểm điều tra, chú ý đến phần diện tích canh tác giảm do chuyển làm xây dựng cơ bản, giao thông, thuỷ lợi, vv... hoặc tăng thêm do khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích, vv... thực tế đã đưa vào sản xuất trong thời gian giữa hai vụ sản xuất; đồng thời cần chú ý đối chiếu số liệu liên quan như:
+ Số liệu các loại đất từ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản;
+ Số liệu kiểm kê đất gần nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Bản đồ giải thửa của đơn vị điều tra;
+ Diện tích đất có khả năng gieo trồng (thùng đào thùng đấu, chân mạ, đất mới khai hoang, vv...);
+ Diện tích gieo trồng các năm trước.
Lưu ý: - Diện tích gieo trồng tính theo địa bàn từng thôn (xã).
- Không tính những diện tích do ảnh hưởng của sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt…. làm cho cây trồng bị chết, không hồi phục lại chiếm trên 70% diện tích đó.
Báo cáo diện tích gieo trồng của từng xã cần có xác nhận của UBND xã và gửi về phòng thống kê huyện theo lịch báo cáo từng vụ. Nếu có tăng giảm đột biến so cùng kỳ năm trước và so với diện tích canh tác thì khi báo cáo phải có giải trình cụ thể những nguyên nhân, lý do làm tăng, giảm diện tích gieo trồng.
VI. QUY ĐỊNH LỊCH THỜI VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LỊCH THỜI VỤ
Thời vụ gieo trồng và thu hoạch các loại cây trồng nông nghiệp giữa các vụ, vùng, miền, giữa lúa và cây hàng năm khác có sự chênh lệch lớn. Trên cơ sở tập quán gieo trồng, thu hoạch của từng địa phương, Tổng cục Thống kê quy định thời vụ cho từng vụ sản xuất của từng loại cây trồng như sau:
1.1. Đối với lúa
| Thời gian gieo trồng | Thời gian thu hoạch |
Vụ Đông Xuân |
|
|
ĐB sông Hồng | Tháng 2, 3 | Tháng 5, 6 |
Đông Bắc, Tây Bắc | Tháng 3, 4 | Tháng 6, 7 |
Bắc Trung bộ | Tháng 2, 3 | Tháng 5, 6 |
DH Nam Trung Bộ | Tháng 1, 2 | Tháng 4, 5 |
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ | Tháng 12, 1, 2, 3 | Tháng 3, 4, 5, 6 |
ĐBS Cửu Long | Tháng 12 năm trước và tháng 1 năm BC | Tháng 3, 4 |
Vụ Hè Thu |
|
|
Bắc Trung bộ | Tháng 5, 6 | Tháng 8, 9 |
DH Nam Trung Bộ | Tháng 5, 6 | Tháng 8, 9 |
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ | Tháng 5, 6 | Tháng 8, 9 |
ĐB sông Cửu Long | Tháng 4, 5, 6 | Tháng 7, 8, 9 |
Vụ Thu đông/Vụ 3 |
|
|
ĐB sông Cửu Long | Tháng 7,8, 9 | Tháng 10,11,12 |
Vụ Mùa |
|
|
ĐB sông Hồng | Tháng 7, 8 | Tháng 10, 11 |
Đông Bắc, Tây Bắc | Tháng 8, 9 | Tháng 11, 12 |
Bắc Trung bộ | Tháng 7, 8 | Tháng 10, 11 |
DH Nam Trung Bộ | Tháng 7, 8, 9 | Tháng 11, 12 |
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ | Tháng 7, 8, 9 | Tháng 10, 11, 12 |
ĐB sông Cửu Long | Tháng 10,11,12 năm trước | Tháng 12 năm trước và tháng 1, 2 năm BC |
1.2. Đối với các cây hàng năm khác
| Thời gian gieo trồng | Thời gian thu hoạch |
Vụ Đông Xuân |
|
|
- Miền Bắc |
|
|
+ Vụ đông + Vụ xuân | Tháng 10,11,12 năm trước Tháng 1, 2, 3, 4 | Tháng 1, 2, 3 Tháng 4, 5, 6 |
- Miền Nam | Tháng 12 năm trước, 1, 2, 3 | Tháng 1, 2, 3, 4, 5 |
Vụ Hè thu + mùa |
|
|
- Miền Bắc | Tháng 5, 6, 7, 8, 9 | Tháng 7,8 , 9, 10,11,12 |
- Miền Nam | Tháng 4,5, 6,7,8, 9, 10, 11 | Tháng 6,7,8, 9,10,11,12 |
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH
2.1. Cây hàng năm
Diện tích cây hàng năm tính theo từng vụ sản xuất.
Lưu ý: Những cây hàng năm gieo trồng năm trước nhưng đến năm sau mới thu hoạch sản phẩm (mía, mì,…) thì qui ước tính diện tích gieo trồng vào năm cho thu hoạch sản phẩm đại trà.
Cây hàng năm có nhiều phương thức gieo trồng khác nhau, nên phương pháp tính diện tích gieo trồng cũng khác nhau, cụ thể như sau:
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm tính trên cơ sở cây trồng trần, trồng bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng.
- Quy định việc tính diện tích cây trồng trần cho từng nhóm cây như sau:
+ Tính một lần diện tích trong một vụ sản xuất đối với những nhóm cây sau:
(1) Các loại cây trong 1 vụ chỉ có thể gieo trồng và thu hoạch 1 lần (ngô, khoai lang, đậu các loại,…);
(2) Các loại cây trong 1 năm chỉ phải gieo trồng 1 lần nhưng có thể cho thu hoạch nhiều lần (rau muống, mùng tơi, rau ngót, cỏ voi…);
(3) Các loại cây trong 1 vụ có thể gieo trồng và thu hoạch được nhiều lần (bắp cải, su hào, cải các loại, xà lách…).
Nếu trong một vụ sản xuất có trồng gối vụ từ 2 loại cây trở lên thì mỗi loại cây tính 1 lần diện tích.
+ Tính một lần diện tích trong 1 năm đối với những cây hàng năm trong 1 năm chỉ có thể gieo trồng và cho thu hoạch 1 lần như: sắn, mía, sắn dây, dong giềng…
- Trồng xen: Cây trồng chính tính như cây trồng trần, các cây trồng xen căn cứ theo mật độ cây thực tế hoặc theo số lượng hạt giống để qui đổi ra diện tích trồng trần.
Khi tính diện tích gieo trồng cây hàng năm cần chú ý những diện tích gieo trồng cây hàng năm trên đất trồng cây lâu năm chưa khép tán, thường thì mật độ cây trồng thấp hơn mức bình thường. Do vậy, khi tính diện tích gieo trồng cần xem xét lượng giống sử dụng cho những loại diện tích này so với lượng giống sử dụng trồng bình thường để qui đổi ra diện tích gieo trồng chuẩn.
- Trồng gối vụ: Cả cây trồng trước và cây trồng sau tính như trồng trần
- Công thức chung để tính diện tích từng loại cây hàng năm của toàn huyện như sau:
Diện tích từng loại cây hàng năm của toàn huyện (thị xã, quận, TP) | = | Diện tích từng loại cây hàng năm của hộ, trang trại, HTX, các tổ chức khác | + | Diện tích gieo trồng từng loại cây hàng năm của doanh nghiệp | + | Diện tích gieo trồng từng loại cây hàng năm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra |
Nguồn số liệu:
- Diện tích từng loại cây hàng năm của hộ, trang trại, HTX, các tổ chức khác được điều tra qua các thôn, xã (đã nêu trong phương án này).
- Diện tích gieo trồng từng loại cây hàng năm của doanh nghiệp và diện tích gieo trồng từng loại cây hàng năm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra diện tích: Thống kê cấp huyện sử dụng các nguồn số liệu của địa phương để tính toán.
2.2. Cây lâu năm
Diện tích trồng tập trung (từ 100 m2 trở lên): Tính 1 lần diện tích/năm.
Công thức chung để tính diện tích từng loại cây lâu năm của toàn huyện như sau:
Diện tích từng loại cây lâu năm của huyện (thị xã, quận, TP) | = | Diện tích từng loại cây lâu năm của hộ, trang trại, HTX, các tổ chức khác | + | Diện tích từng loại cây lâu năm của doanh nghiệp | + | Diện tích từng loại cây lâu năm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra |
Lưu ý:
Diện tích gieo trồng (DT cho sản phẩm) từng loại cây lâu năm | = | Diện tích gieo trồng (DT cho sản phẩm) từng loại cây lâu năm trồng tập trung | + | Diện tích từng loại cây lâu năm trồng phân tán |
Nguồn số liệu:
- Diện tích từng loại cây lâu năm tập trung của hộ, trang trại, HTX, các tổ chức khác được điều tra qua các thôn, xã (đã nêu trong phương án này).
- Diện tích từng loại cây lâu năm trồng tập trung của doanh nghiệp: Căn cứ vào kết quả điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm.
- Diện tích từng loại cây lâu năm trồng tập trung của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra diện tích và điều tra năng suất, sản lượng: Thống kê cấp huyện sử dụng các nguồn thông tin khác ở địa phương để tính toán.
- Diện tích cây lâu năm trồng phân tán: Số cây lâu năm trồng phân tán khai thác từ kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản gần nhất và tham khảo các nguồn số liệu khác ở địa phương. Nếu có sự thay đổi lớn về số liệu cây trồng phân tán trên địa bàn, thống kê huyện có thể tiến hành điều chỉnh số liệu diện tích cây lâu năm trồng phân tán của năm điều tra. Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán và mật độ cây trồng tập trung theo tập quán địa phương để qui đổi ra diện tích gieo trồng. Diện tích cây trồng phân tán tính qui đổi theo diện tích trồng tập trung theo công thức sau:
Diện tích cây lâu năm trồng cây phân tán quy đổi ra diện tích trồng trần | = | Tổng số cây trồng phân tán (cây) |
Mật độ cây trồng tập trung bình quân 1 ha (cây) |
Phương án này áp dụng từ năm 2008, thay thế cho các phương án và văn bản hướng dẫn điều tra cùng loại đã ban hành trước đây. Cục Thống kê chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành liên quan (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, …) tập huấn phương án điều tra cho phòng Thống kê cấp huyện; chỉ đạo và triển khai điều tra thực tế ở địa phương; tổng hợp và báo cáo kết quả điều tra diện tích về Tổng cục Thống kê theo đúng nội dung chỉ tiêu và thời gian quy định tại Chế độ báo cáo thống kê định kỳ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hiện hành và kế hoạch công tác hàng năm của Tổng cục.
Cục Thống kê tổ chức phúc tra với những địa phương và cơ sở có tăng giảm đột biến về diện tích cây trồng. Kết quả phúc tra là căn cứ để đánh giá chất lượng số liệu điều tra.
Kinh phí điều tra diện tích từ nguồn ngân sách Nhà nước được cấp hàng năm của ngành Thống kê. Trên cơ sở phạm vi, qui mô điều tra và định mức chi tiêu cho từng khoản mục điều tra do Bộ Tài chính quy định, Tổng cục Thống kê phân bổ kinh phí điều tra cho các Cục Thống kê theo chưong trình, kế hoạch công tác từ đầu năm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Tổng cục Thống kê để kịp thời giải quyết./.
NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY LÚA
(Ban hành theo Quyết định số 329 /QĐ-TCTK ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
Xác định năng suất, sản lượng lúa thực thu theo từng vụ, cả năm, làm cơ sở tính toán một số chỉ tiêu như: tổng sản lượng lương thực, sản lượng lúa, sản lượng lương thực bình quân nhân khẩu của cả nước và từng địa phương;
Cung cấp thông tin để đánh giá kết quả sản xuất lúa, cân đối tiêu dùng, xuất khẩu, dự trữ lương thực,... từng địa phương và cả nước.
II. ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đơn vị Điều tra: Là các hộ thực tế có gieo trồng lúa tại địa bàn vụ điều tra;
2. Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Diện tích lúa gieo cấy và diện tích thu hoạch từng vụ;
Năng suất, sản lượng lúa thực thu (theo hình thái sản phẩm khô, sạch).
Cuộc Điều tra năng suất, sản lượng lúa tiến hành theo từng vụ sản xuất: đông xuân, hè thu, thu đông/vụ 3 và vụ mùa. Tổ chức điều tra khi lúa đã thu hoạch xong tại địa bàn điều tra.
V. QUI TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
1. Dự báo năng suất
Dự báo năng suất là khâu đầu tiên cung cấp thông tin cho lãnh đạo các cấp ở Trung ương và địa phương. Phòng Thống kê cấp huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành của huyện và các xã để dự báo năng suất, sản lượng lúa của tất cả các xã và tổng hợp báo cáo lên cấp trên. Để năng suất dự báo tiếp cận thực tế mùa màng và không sai lệch lớn so với kết quả Điều tra, phòng Thống kê cấp huyện cần dựa trên những căn cứ sau đây:
- Chủ động theo dõi sát diễn biến mùa màng, chú trọng tới các yếu tố trực tiếp tác động đến năng suất cây trồng như: Thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống lúa, phân bón, tình hình sâu bệnh, chuột, khô hạn, úng,…
- Tổ chức thăm đồng khi lúa chắc xanh ở tất cả các xã trong huyện: Việc thăm đồng dự báo năng suất, vừa kết hợp đến tận ruộng, xem xét tình hình phát triển thực tế, khả năng cho năng suất của cây trồng, tình hình khô hạn, úng, mất trắng, sâu bệnh, chuột... vừa tham khảo ý kiến đánh giá của một số nông dân có kinh nghiệm, cán bộ khuyến nông, lãnh đạo UBND xã và các ngành liên quan để đảm bảo tính khách quan khi dự báo năng suất, kiên quyết loại bỏ chi phối của các yếu tố chủ quan.
- Đối chiếu với nguồn số liệu lịch sử các năm để xác định xu hướng biến động và khả năng mùa màng vụ hiện tại, có giải thích rõ những nguyên nhân đột biến về diện tích và năng suất.
- Cục Thống kê tiến hành xem xét số liệu ước tính của tất cả các huyện để đảm bảo phản ánh đúng thực tế mùa màng chung toàn tỉnh trước khi báo cáo Tổng cục.
2. Điều tra thực tế
Áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu 3 cấp để tổ chức điều tra ở những huyện, thị, thành phố (gọi chung là huyện) có diện tích trồng lúa từ 100 ha trở lên.
Những huyện diện tích dưới 100 ha thì có thể kết hợp thu thập thông tin trong cuộc “Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm khác” hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia và tham khảo kết quả điều tra ở các huyện khác để ước tính.
2.1. Chọn mẫu: áp dụng mẫu 3 cấp
2.1.1. Qui mô mẫu
* Mẫu cấp I: Đơn vị mẫu cấp I là các xã, thị trấn (gọi chung là xã) thực tế có gieo trồng lúa (đối với những xã có diện tích gieo trồng lúa quá nhỏ so với mức bình quân 1 xã trong huyện thì có thể loại những xã đó ra khỏi danh sách chọn mẫu).
Số lượng đơn vị mẫu cấp I cho từng huyện được quy định như sau:
- Mỗi huyện chọn 7 xã đại diện: áp dụng cho những huyện có từ 20 xã gieo trồng lúa trở lên.
- Mỗi huyện chọn 5 xã đại diện: áp dụng cho những huyện có từ 10 đến dưới 20 xã gieo trồng lúa.
- Những huyện có dưới 10 xã gieo trồng lúa, mỗi huyện chọn 1/3 số xã của huyện để điều tra..
Ngoài ra, các trường hợp sau mỗi huyện cũng chỉ chọn 3 xã đại diện:
(1) Các huyện vùng cao;
(2) Các huyện có diện tích gieo cấy lúa trong vụ từ 100 ha đến dưới 500 ha.
* Mẫu cấp II: Đơn vị mẫu cấp II là thôn, ấp, bản (gọi chung là thôn). Mỗi xã chọn 2-3 thôn đại diện. Riêng những huyện vùng cao và huyện có diện tích gieo trồng lúa dưới 500 ha mỗi xã chọn 1-2 thôn đại diện.
* Mẫu cấp III: Đơn vị mẫu cấp III là hộ thực tế có gieo cấy lúa. Số hộ cần điều tra ở mỗi xã đại diện được xác định căn cứ vào tổng số hộ mẫu và số xã đại diện toàn huyện:
Số hộ cần chọn để điều tra trong 1 xã |
= | Tổng số hộ mẫu của toàn huyện |
(1) |
Tổng số xã đại diện |
Số hộ mẫu quy định cho từng nhóm huyện như sau:
- Nhóm I: Những huyện có diện tích gieo trồng lúa từ 25.000 ha trở lên, mỗi huyện điều tra 300 hộ thực tế có cấy lúa.
- Nhóm II: Những huyện có diện tích gieo trồng lúa từ 10.000 ha đến dưới 25.000 ha mỗi huyện điều tra 250 hộ thực tế có cấy lúa.
- Nhóm III: Những huyện có diện tích gieo trồng lúa từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha mỗi huyện điều tra 200 hộ thực tế có cấy lúa.
- Nhóm IV: Những huyện có diện tích gieo trồng lúa từ 500 ha đến dưới 5.000 ha mỗi huyện điều tra 150 hộ thực tế có cấy lúa.
- Nhóm V: Những huyện có diện tích gieo trồng lúa từ 100 ha đến dưới 500 ha và những huyện vùng cao, mỗi huyện điều tra 60-80 hộ thực tế có cấy lúa.
* Riêng đối với những huyện có diện tích gieo trồng lúa nương (rẫy): mỗi huyện chọn thêm từ 10-20 hộ có gieo trồng lúa nương (rẫy) để điều tra bổ sung. Khi tính toán và suy rộng năng suất cho huyện thì suy rộng riêng cho lúa ruộng và lúa nương (rẫy).
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu
a. Chọn xã đại diện (Mẫu cấp I) theo các bước:
- Bước 1: Lập danh sách các xã có gieo trồng lúa trên địa bàn huyện theo đúng trình tự trong Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam năm gần nhất do Tổng cục Thống kê ban hành và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Căn cứ vào diện tích gieo cấy lúa của từng xã của vụ tiến hành chọn mẫu để tính diện tích cộng dồn như sau:
STT (t) | Tên xã | Tổng DT lúa của từng xã | Diện tích cộng |
1 | X1 | D1 | D1 |
2 | X2 | D2 | D1+D2 |
3 | X3 | D3 | D1+D2+D3 |
4 | X4 | D4 | D1+D2+D3+D4 |
5 | X5 | D5 | D1+D2+D3+D4+D5 |
... |
|
|
|
N | Xn | Dn | D1+D2+D3+D4+D5+...+Dn |
- Bước 2: Tính khoảng cách chọn xã đại diện (K) để chọn xã đại diện cho huyện theo công thức sau:
Khoảng cách diện tích chọn xã (k) | = | Tổng diện tích gieo trồng lúa của các xã | (2) |
Tổng số xã đại diện |
- Bước 3: Chọn xã đầu tiên - Xã được chọn đầu tiên (giả sử xã thứ ''t'') là xã có diện tích gieo trồng lúa xấp xỉ gần nhất với diện tích gieo trồng bình quân 1 xã toàn huyện. Diện tích gieo trồng lúa bình quân một xã tính như sau:
Diện tích gieo trồng lúa bình quân 1 xã |
= | Tổng số diện tích gieo trồng lúa toàn huyện |
(3) |
Tổng số xã có gieo trồng lúa trong huyện |
- Bước 4: Các xã đại diện tiếp theo được chọn là các có diện tích cộng dồn nằm ngay sát trên của: m+1k; m+2k; m+3k; ....; m-1k; m-2k; ... cho đến khi chọn đủ số xã đại diện cho huyện.
Trong đó: m là diện tích cộng dồn tính đến xã thứ “t”;
- Bước 5: Kiểm tra tính đại diện của mẫu cấp I: Cần kiểm tra tính đại diện của tập hợp các xã đại diện được chọn trước khi tổ chức điều tra thực tế. Nguyên tắc chung là các xã đại diện phải rải tương đối đều ở các vùng kinh tế của huyện, cơ cấu diện tích, trình độ thâm canh, tập quán gieo trồng của các xã này phải tương đối phù hợp với tổng thể chung.
b. Chọn thôn (Mẫu cấp II)
Sắp xếp các thôn có trồng lúa trong xã đại diện theo thứ tự diện tích gieo trồng lúa từ cao xuống thấp và đánh thứ tự từ 1 đến hết sau đó tính khoảng cách (d) chọn thôn đại diện theo công thức sau:
Khoảng cách chọn thôn (d) | = | Tổng số thôn có trồng lúa của xã | (4) |
Số thôn đại diện (3 hoặc 2 thôn) |
Thôn được chọn đầu tiên chẳng hạn thôn thứ "t" được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách đầu của danh sách; các thôn đại diện thứ 2, thứ 3 được chọn theo công thức: t+1d, t+2d.
Những xã chọn một thôn thì thôn đại diện được chọn là thôn có diện tích gieo trồng xấp xỉ diện tích gieo trồng bình quân 1 thôn của xã.
c). Chọn hộ mẫu (Mẫu cấp III)
Lập danh sách các hộ thực tế có gieo trồng lúa của thôn đại diện theo thứ tự địa lý tự nhiên (từ đầu thôn đến cuối thôn hoặc theo hướng từ Bắc – Nam hoặc Đông - Tây) và đánh thứ tự từ 1 đến hết. Đối với những thôn địa bàn rộng hoặc đi lại khó khăn (chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, miền núi) thì có thể chia thôn ra thành 2 hoặc 3 cụm và tiến hành lập danh sách trong phạm vi một cụm để chọn đủ số hộ đại diện cho cả thôn. Phương pháp chọn hộ đại diện tiến hành theo các bước như chọn xã đại diện. Tính khoảng cách để chọn hộ (h) như sau:
Khoảng cách chọn hộ (h) | = | Tổng số hộ trong danh sách chọn hộ | (5) |
Tổng số hộ mẫu của thôn |
Số hộ mẫu của mỗi thôn | = | Tổng số hộ đại diện của xã | (6) |
Số thôn đại diện của xã |
Hộ đầu tiên được chọn là hộ nằm ở vị trí giữa trong danh sách hộ, các hộ thứ 2, thứ 3... được chọn máy móc theo khoảng cách hộ như chọn mẫu cấp II cho đến đủ số hộ cần chọn.
2.2. Thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu ban đầu là trực tiếp từ đơn vị điều tra. Ngay sau khi kết thúc thu hoạch, điều tra viên trực tiếp đến tận hộ đại diện khai thác số liệu. Trong quá trình khai thác số liệu có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn hộ về sản lượng thu hoạch trong vụ, kết hợp quan sát sản lượng thực thu của hộ. Tuỳ theo tập quán từng nơi, hộ gia đình có thể tính sản lượng theo đơn vị riêng (thúng, bao, dạ,...). Điều tra viên cần thống nhất với chủ hộ để tính đổi ra đơn vị quy định chung (kg) để ghi vào phiếu điều tra.
b. Một số điểm cần chú ý khi thu thập số liệu ban đầu:
- Đối tượng cung cấp thông tin: Điều tra viên đến tận hộ đại diện phỏng vấn chủ hộ hoặc người nắm được toàn bộ tình hình sản xuất của hộ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các thành viên khác của hộ và các hộ lân cận;
- Tại hộ điều tra, điều tra viên chỉ thu thập số liệu sản lượng thu hoạch và diện tích lúa, không thu thập số liệu về năng suất, và tuyệt đối không dùng năng suất ước tính từng trà lúa, giống lúa của xã, thôn để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu. Đối với số liệu phân theo giống lúa, cùng một giống nhưng giữa các địa phương có tên gọi khác nhau, nên trong quá trình tập huấn cán bộ thống kê phải thống nhất sử dụng chung tên một loại giống hoặc lập 1 bảng mã giống chủ yếu cùng các tên địa phương khác nhau để dễ dàng cho điều tra viên khi ghi tên giống;
- Diện tích gieo trồng lúa của hộ vụ hiện tại là toàn bộ diện tích mà hộ thực tế có gieo cấy trong phạm vi huyện không kể nguồn gốc, địa điểm. Diện tích thực gieo trồng lúa của hộ bao gồm diện tích gieo trồng trên đất nhận khoán, ruộng phần trăm của hộ, xâm canh, đấu thầu, làm rẽ, đất tận dụng, thùng đào, thùng đấu, cấy cưỡng, dược mạ, chân ruộng trà sớm, trà muộn....
- Sản lượng của hộ đảm bảo khô, sạch lép: Sản lượng thực thu của hộ là toàn bộ sản lượng thu hoạch sau khi phơi khô, quạt sạch, bao gồm cả sản lượng tận dụng cho chăn nuôi, trả công cho người thu hoạch, bán ngay tại ruộng (qui khô). Đối với một số tỉnh, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, theo tập quán, người nông dân có thể bán ngay lúa phơi bông tại ruộng trước khi ra hạt đổ bồ hoặc bán ngay sau khi ra hạt. Do vậy, hạt thóc có thể chưa đạt đến độ khô chuẩn theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, nên tổ chức phơi thí điểm để có hệ số qui khô cho vùng, cho loại giống chủ yếu.
VI. TÍNH TOÁN SUY RỘNG NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CHO HUYỆN
Kết quả điều tra được sử dụng để tính toán suy rộng năng suất, sản lượng cho huyện. Phương pháp tính toán suy rộng cho huyện như sau:
Năng suất thu hoạch của mẫu (tạ/ha) | = | Sản lượng thực thu của các hộ mẫu toàn huyện | (7) |
Diện tích thu hoạch của các hộ mẫu toàn huyện |
Sản lượng lúa thực thu toàn huyện | = | Năng suất thu hoạch của mẫu | x | Diện tích thu hoạch toàn huyện | (8) |
Năng suất gieo trồng chung toàn huyện (tạ/ha) | = | Sản lượng thực thu lúa toàn huyện | (9) |
Diện tích lúa gieo trồng toàn huyện |
Diện tích gieo cấy toàn huyện lấy ở số liệu điều tra kết thúc gieo cấy của huyện. Diện tích thu hoạch lúa của huyện bằng diện tích gieo cấy trừ đi diện tích mất trắng của huyện.
* Các huyện có thể tính năng suất cho những giống lúa chủ yếu để tham khảo, so sánh nhưng không dùng năng suất từng giống lúa để tính sản lượng lúa của toàn huyện.
Phương án này có hiệu lực từ năm 2008 và thay thế các phương án, văn bản hướng dẫn điều tra cùng loại đã ban hành trước đây. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tập huấn và triển khai cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lúa theo những quy định tại phương án này. Đơn vị mẫu cấp I do Cục Thống kê tỉnh trực tiếp chọn cho từng huyện. Đơn vị mẫu cấp II (thôn) do Phòng Thống kê huyện trực tiếp chọn cho từng xã và Cục Thống kê tỉnh duyệt. Thống kê huyện hướng dẫn cách lập danh sách hộ cho các xã đại diện và căn cứ vào đó, huyện trực tiếp chọn hộ đại diện cho các xã. Cục Thống kê chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ đơn vị mẫu các cấp.
Các đơn vị đại diện được chọn cho từng vụ riêng biệt (Đông xuân, Hè thu, Thu đông/Vụ 3, Mùa). Các huyện nên cố định danh sách các mẫu đại diện theo từng vụ để tiến hành điều tra cho nhiều vụ tiếp theo. Trong trường hợp hộ mẫu không thể thu thập thông tin vì các lý do khác nhau thì cần thay đổi hộ đó theo nguyên tắc lấy hộ liền kề phía trên hoặc dưới hộ bị loại để thay thế.
Cục Thống kê tổ chức phúc tra với những huyện và cơ sở có tăng giảm đột biến về năng suất, sản lượng lúa, hoặc có biểu hiện vi phạm phương pháp điều tra. Kết quả phúc tra là căn cứ để đánh giá chất lượng số liệu điều tra.
Kinh phí điều tra năng suất, sản lượng lúa từ nguồn ngân sách Nhà nước được cấp hàng năm của ngành Thống kê. Trên cơ sở phạm vi, qui mô mẫu điều tra và định mức chi tiêu cho từng khoản mục điều tra do Bộ Tài chính quy định, Tổng cục Thống kê phân bổ kinh phí điều tra cho các Cục Thống kê theo chương trình, kế hoạch công tác từ đầu năm.
Trong quá trình triển khai nếu có vấn đề nảy sinh, đề nghị các Cục Thống kê báo cáo với Tổng cục./.
NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY HÀNG NĂM KHÁC
(Ban hành theo Quyết định số 329 /QĐ-TCTK ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
Xác định năng suất gieo trồng và sản lượng thực tế thu hoach của tất cả các loại cây hàng năm khác[2] theo từng vụ sản xuất cho từng huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện), nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương để chỉ đạo sản xuất, đánh giá tình hình thực hiện và xây dựng kế hoạch sản xuất.
II. PHẠM VI VÀ ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA
1. Đơn vị Điều tra: Là các hộ thực tế có thu hoạch cây hàng năm khác trong vụ điều tra.
2. Phạm vi điều tra
- Cuộc điều tra được tiến hành đối với tất cả các huyện có tổng diện tích gieo trồng các cây hàng năm khác trong vụ điều tra từ 100 ha trở lên.
- Đối với các huyện mà tổng diện tích gieo trồng các cây hàng năm khác trong vụ điều tra dưới 100 ha thì không tổ chức điều tra. Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng (thời vụ, giống, phân bón, thời tiết, sâu bệnh...); tình hình sinh trưởng và phát triển cụ thể của từng cây trồng, kết quả thu hoạch các vụ trước, thống kê huyện cần phối hợp chặt chẽ với các xã trọng điểm, các phòng ban chức năng của huyện, để ước tính năng suất và sản lượng chung toàn huyện cho từng cây trồng cụ thể.
Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch;
Năng suất gieo trồng, sản lượng thu hoạch.
- Cuộc Điều tra được tiến hành theo từng vụ sản xuất. Miền Bắc điều tra 3 vụ: Vụ Đông, vụ Xuân và vụ Mùa; Miền Nam điều tra 2 vụ: Vụ Đông xuân và vụ Hè thu - Mùa
- Do mỗi địa phương có thể trồng nhiều loại cây và thời điểm kết thúc thu hoạch của mỗi loại cây cũng khác nhau, vì vậy Tổng cục quy định thời điểm tiến hành điều tra được thực hiện sau khi hầu hết các loại cây hàng năm trong vụ được thu hoạch xong.
V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA. Áp dụng phương pháp chọn mẫu 3 cấp.
1. Quy mô mẫu
1.1 Qui mô mẫu cấp I: Đơn vị mẫu cấp I là xã, mỗi huyện chọn 5-7 xã đại diện, riêng các huyện vùng cao mỗi huyện chọn 3-5 xã.
1.2 Quy mô mẫu cấp II: Đơn vị mẫu cấp II là thôn, ấp, bản (gọi chung là thôn); mỗi xã đại diện chọn 1-2 thôn.
1.3 Quy mô mẫu cấp III. Đơn vị mẫu cấp III là hộ thực tế có thu hoạch cây hàng năm khác trong vụ Điều tra. Số lượng hộ mẫu quy định cho mỗi nhóm huyện như sau:
+ Những huyện vùng cao: Mỗi huyện chọn từ 60-100 hộ
+ Những huyện còn lại: Mỗi huyện chọn từ 100-175 hộ
2. Phương pháp chọn mẫu
2.1. Chọn xã đại diện theo các bước sau:
- Bước 1: Lập danh sách các xã trong huyện có trồng các loại cây hàng năm khác theo đúng thứ tự trong “Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam” năm gần nhất do Tổng cục Thống kê ban hành và đánh số thứ tự từ 1 đến hết.
- Bước 2: Tính khoảng cách diện tích (k) chọn xã đại diện theo công thức:
Khoảng cách diện tích chọn xã đại diện (k) | = | Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khác toàn huyện | (1) |
Tổng số xã đại diện |
- Bước 3: Chọn xã đầu tiên: Xã được chọn đầu tiên là xã có diện tích gieo trồng cây hàng năm khác xấp xỉ gần nhất với diện tích gieo trồng cây hàng năm khác bình quân 1 xã toàn huyện (giả sử xã thứ ''t'' có giá trị diện tích cộng dồn là m(t)). Diện tích gieo trồng cây hàng năm khác bình quân một xã tính như sau:
Diện tích gieo trồng cây hàng năm khác bình quân 1 xã | = | Tổng số diện tích gieo trồng cây hàng năm khác toàn huyện | (2) |
Tổng số xã có trồng cây hàng năm khác |
- Bước 4: Các xã đại diện được chọn tiếp theo là các xã có diện tích cộng dồn nằm ngay sát trên của: m(t)+1k; m(t)+2k; m(t)+3k;.... ; m(t)-1k; m(t) - 2k; m(t)-3k...
- Bước 5: Kiểm tra tính đại diện của mẫu cấp I: Các xã được chọn cần bảo đảm tính đại diện chung cho toàn huyện về tình hình sản xuất của các cây trồng hàng năm khác. Tuy nhiên trong một vụ có nhiều cây trồng hàng năm khác với quy mô diện tích, sản lượng và giá trị rất khác nhau, và mỗi loại cây thường được trồng tập trung ở một số xã trong huyện nên tập hợp các xã được chọn thường khó đại diện được cho tất cả các cây. Vì vậy, trong số các cây trồng hàng năm khác, thống kê huyện cần lựa chọn 1 hoặc 2 cây trồng quan trọng nhất cho mỗi vụ sản xuất để làm cơ sở kiểm tra tính đại diện của các xã được chọn theo hướng ưu tiên các cây trồng này. Nếu các xã được chọn lần đầu chưa bảo đảm tính đại diện thì cần chọn lại bằng cách thay đổi xã chọn đầu tiên, hoặc có thể sử dụng phương pháp chuyên gia lựa chọn xã khác có tính đại diện hơn để thay thế.
2.2. Chọn thôn, ấp, bản
Ở xã đại diện, căn cứ kết quả điều tra diện tích, thống kê huyện phối hợp với thống kê xã, chọn ra 1-2 thôn có trồng nhiều các loại cây hàng năm khác hoặc là những thôn có nhiều diện tích cây trồng quan trọng nhất của huyện.
2.3. Chọn hộ đại diện
Ở thôn đại diện, sử dụng phương pháp chuyên gia để chọn ra đủ số hộ mẫu. Khi chọn cần hướng vào những hộ có nhiều diện tích cây trồng quan trọng nhất của huyện hoặc có nhiều diện tích cây hàng năm khác.
3. Thu thập số liệu
Phương pháp thu thập trực tiếp số liệu từ đơn vị điều tra. Điều tra viên trực tiếp đến từng hộ mẫu để thu thập số liệu thông qua trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn người chịu trách nhiệm sản xuất của hộ. Tuỳ theo tập quán từng nơi, các hộ gia đình có thể tính sản lượng theo đơn vị riêng, điều tra viên cần thống nhất với chủ hộ để tính đổi ra đơn vị quy định chung (kg) để ghi vào phiếu điều tra.
Trong quá trình thu thập số liệu điều tra viên cần làm tốt công tác tư tưởng cho người cung cấp thông tin để bảo đảm số liệu thu được có độ tin cậy cao, phản ánh đúng thực tế kết quả sản xuất của hộ, nếu có sự chênh lệch lớn với các hộ mẫu khác thì cần tìm hiểu nguyên nhân và xác minh lại thông tin.
VI. PHƯƠNG PHÁP SUY RỘNG, TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CHUNG TOÀN HUYỆN
Kết quả điều tra được dùng để suy rộng năng suất, sản lượng chung toàn huyện. Tuy nhiên do tất cả các loại cây hàng năm khác được điều tra ở cùng một mẫu, và mẫu được chọn theo hướng ưu tiên cây trồng quan trọng nhất nên một số cây trồng có thể không xuất hiện ở nhiều hộ mẫu. Để kết quả suy rộng có độ tin cậy hợp lý Tổng cục quy định:
1. Những cây trồng có thông tin điều tra xuất hiện ở 40 hộ trở lên thì sử dụng kết quả điều tra để suy rộng chung toàn huyện. Công thức suy rộng từng cây cho toàn huyện như sau:
Năng suất thu hoạch của các hộ mẫu | = | Sản lượng thu hoạch của các hộ mẫu | (3) |
Diện tích thu hoạch của các hộ mẫu |
Sản lượng thu hoạch của toàn huyện | = | Năng suất thu hoạch của các hộ mẫu | x | Diện tích thu hoạch toàn huyện | (4) |
Năng suất gieo trồng toàn huyện | = | Sản lượng thu hoạch toàn huyện | (5) |
Diện tích gieo trồng toàn huyện |
2. Đối với những cây trồng có thông tin được thu thập xuất hiện dưới mức cần thiết (dưới 40 hộ) thì thống kê huyện thực hiện theo các bước sau:
- Sử dụng công thức (3) để tính năng suất thu hoạch cho các hộ mẫu. Nếu kết quả tính toán phù hợp với thực tế mùa màng, phù hợp với các năm trước thì có thể sử dụng kết quả điều tra để tính chung toàn huyện theo các công thức (4) và (5).
- Nếu kết quả tính có sự tăng giảm đột biến so các năm trước thì thống kê huyện báo cáo Cục Thống kê.
- Cục Thống kê xem xét, so sánh với số liệu điều tra của các huyện khác, đồng thời phối hợp với thống kê huyện rà soát, xử lý, điều chỉnh lại năng suất thu hoạch ở các hộ mẫu cho phù hợp với thực tế, phù hợp giữa các huyện.
- Sử dụng năng suất thu hoạch đã điều chỉnh của các hộ mẫu để tính sản lượng thu hoạch toàn huyện cho cây trồng đó theo công thức:
Sản lượng thu hoạch của toàn huyện | = | Năng suất thu hoạch của các hộ mẫu đã điều chỉnh | x | Diện tích thu hoạch của toàn huyện | (6) |
Diện tích thu hoạch của toàn huyện bằng (=) diện tích gieo trồng của toàn huyện trừ (-) diện tích mất trắng của huyện.
Diện tích gieo trồng của toàn huyện: Là số tổng hợp từ điều tra diện tích cây nông nghiệp của huyện.
Diện tích mất trắng: Là diện tích do ảnh hưởng của sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt,…chỉ thu hoạch sản lượng dưới 30% so với sản lượng cây trồng thu hoạch được trong điều kiện sản xuất bình thường.
- Phương án này có hiệu lực từ năm 2008 và thay thế các phương án, văn bản hướng dẫn điều tra cùng loại đã ban hành trước đây. Các Cục Thống kê tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn và triển khai thực hiện theo quy định tại phương án này.
- Đơn vị mẫu cấp I do Cục Thống kê tỉnh trực tiếp chọn cho từng huyện. Đơn vị mẫu cấp II (thôn) do Phòng Thống kê huyện trực tiếp chọn cho từng xã và Cục Thống kê tỉnh duyệt. Thống kê huyện hướng dẫn, kiểm tra các xã chọn hộ mẫu.
- Các đơn vị đại diện được chọn cho từng năm, từng vụ riêng biệt. Tuy nhiên những huyện mà tình hình sản xuất các cây hàng năm khác, nhất là các cây trồng quan trọng nhất không thay đổi nhiều qua các năm thì có thể ổn định các đơn vị đại diện để điều tra cho nhiều năm tiếp theo.
- Trong quá trình thu thập số liệu tại các hộ mẫu, nếu xuất hiện hộ mẫu không thể thu thập được thông tin do không sản xuất hay các lý do khác thì cần chọn bổ sung, thay thế để bảo đảm đủ số hộ mẫu đã quy định.
- Cục Thống kê tổ chức phúc tra với những địa phương có tăng giảm đột biến về kết quả điều tra. Kết quả phúc tra là căn cứ để đánh giá chất lượng số liệu điều tra.
- Kinh phí điều tra diện tích từ nguồn ngân sách Nhà nước được cấp hàng năm của ngành Thống kê. Trên cơ sở phạm vi, qui mô mẫu điều tra và định mức chi tiêu cho từng khoản mục điều tra do Bộ Tài chính quy định, Tổng cục Thống kê phân bổ kinh phí điều tra cho các Cục Thống kê theo chưong trình, kế hoạch công tác từ đầu năm.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời về Tổng cục Thống kê để tìm biện pháp giải quyết./.
NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY LÂU NĂM
(Ban hành theo Quyết định số 329 /QĐ-TCTK ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
Xác định năng suất, sản lượng từng loại cây lâu năm. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá kết quả sản xuất, cân đối tiêu dùng, xuất khẩu và tính các chỉ tiêu tổng hợp.
1. Đơn vị Điều tra
- Là các hộ (bao gồm cả trang trại) thực tế có trồng, thu hoạch sản phẩm cây lâu năm cần điều tra/các loại cây lâu năm trong năm trên địa bàn điều tra.
- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực tế có trồng, thu hoạch sản phẩm cây lâu năm trong năm trên địa bàn điều tra.
2. Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành đối với các hộ (cả trang trại) và các doanh nghiệp có trồng cây lâu năm ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Đối với hộ, trang trại: Thu thập thông tin về diện tích gieo trồng, diện tích cho sản phẩm, năng suất và sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm.
2. Đối với các doanh nghiệp: Thu thập các thông tin:
- Diện tích gieo trồng, diện tích cho sản phẩm của doanh nghiệp gồm diện tích doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, không kể nguồn gốc; diện tích giao khoán cho các cá nhân; diện tích doanh nghiệp cho cá nhân khác thuê, mượn hoặc bị các cá nhân khác xâm canh.
- Sản lượng các cây lâu năm doanh nghiệp đang trực tiếp sản xuất gồm sản lượng trên diện tích đã cho sản phẩm, sản lượng thu bói.
IV. THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRA, THỜI KỲ THU THẬP SỐ LIỆU
1. Thời điểm Điều tra
- Đối với cây trọng điểm: Tiến hành điều tra sau khi đã cơ bản thu hoạch xong sản phẩm.
- Đối với cây lâu năm còn lại: Tiến hành điều tra vào 1/12 năm báo cáo.
Những địa phương có cây trọng điểm kết thúc thu hoạch sau 1/12 thì có thể tổ chức điều tra sản lượng các cây lâu năm còn lại cùng thời điểm với điều tra cây trọng điểm.
2. Thời kỳ thu thập số liệu
Tuỳ theo loại cây, số liệu về sản lượng là số thu hoạch trong năm hoặc trong 12 tháng qua.
Áp dụng Điều tra mẫu đối với các hộ, trang trại và điều tra toàn bộ các doanh nghiệp có trồng cây lâu năm.
A. Điều tra chọn mẫu đối với hộ, trang trại: Áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu 3 cấp. Phương pháp điều tra được quy định riêng cho nhóm những cây lâu năm trọng điểm và nhóm những cây lâu năm khác của địa phương.
1. Đối với cây lâu năm trọng điểm
Mỗi tỉnh, TP trực thuộc trung ương lựa chọn 1 cây lâu năm trọng điểm (riêng vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi tỉnh, TP lựa chọn 2 cây) có vị trí quan trọng nhất trong số các loại cây lâu năm ở địa phương để điều tra.
Chỉ tổ chức điều tra đối với từng cây trọng điểm ở những huyện, thị (gọi chung là huyện) có diện tích gieo trồng loại cây lâu năm được chọn điều tra từ 100 ha trở lên. Những huyện còn lại không tổ chức điều tra đối với cây này. Thống kê huyện sử dụng phương pháp chuyên gia và tham khảo kết quả điều tra loại cây đó ở các huyện khác để ước tính năng suất và sản lượng. Trường hợp không có huyện nào trong tỉnh có diện tích gieo trồng cây lâu năm được chọn điều tra lớn hơn 100 ha thì tổ chức điều tra chung với các cây lâu năm còn lại.
Qui mô, phương pháp chọn mẫu và suy rộng kết quả ở các huyện thuộc diện điều tra như sau:
a. Qui mô mẫu: Mỗi huyện điều tra từ 60 đến 150 hộ. Số lượng đơn vị mẫu cho từng cấp như sau:
- Mẫu cấp I: Đơn vị mẫu cấp I là xã. Mỗi huyện căn cứ vào số xã có trồng cây cần điều tra, độ đồng đều về năng suất giữa các xã và điều kiện đi lại để chọn từ 3- 5 xã đại diện có trồng và thu hoạch sản phẩm cây lâu năm cần điều tra.
- Mẫu cấp II: Đơn vị mẫu cấp II là thôn. Mỗi xã chọn 1-2 thôn đại diện.
- Mẫu cấp III: Đơn vị mẫu cấp III là hộ. Mỗi xã đại diện chọn 20 - 30 hộ thực tế có trồng và thu hoạch sản phẩm cây lâu năm cần điều tra.
b. Phương pháp chọn mẫu
Chọn xã đại diện (Mẫu cấp I) theo các bước:
- Bước 1: Lập danh sách các xã trên địa bàn huyện có trồng cây lâu năm cần điều tra theo đúng trình tự trong Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam năm gần nhất do Tổng cục Thống kê ban hành và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Những xã có diện tích cây lâu năm điều tra quá nhỏ so với mức bình quân chung 1 xã của huyện thì có thể loại ra khỏi danh sách khi lập dàn chọn mẫu cấp I. Căn cứ vào diện tích trồng cây lâu năm cần điều tra của các xã để tính diện tích cộng dồn.
- Bước 2: Tính khoảng cách (k) để chọn xã đại diện cho huyện theo công thức:
Khoảng cách diện tích chọn xã (k) | = | Tổng diện tích trồng cây lâu năm cần điều tra của các xã trong huyện | (1) |
Tổng số xã đại diện (3 – 5 xã) |
- Bước 3: Chọn xã đầu tiên - Xã được chọn đầu tiên (giả sử xã thứ ''t'') là xã có diện tích trồng cây lâu năm cần điều tra xấp xỉ gần nhất với diện tích trồng bình quân 1 xã toàn huyện. Diện tích trồng bình quân một xã tính như sau:
Diện tích cây lâu năm cần điều tra bình quân 1 xã | = | Tổng số diện tích trồng cây lâu năm cần điều tra toàn huyện | (2) |
Tổng số xã có trồng cây lâu năm cần điều tra toàn huyện |
- Bước 4: Chọn các xã đại diện khác: Các xã đại diện tiếp theo được chọn là các xã có diện tích cộng dồn nằm ngay sát trên của: m+1k; m+2k; m+3k; .... ; m-1k; m-2k; ... cho đến khi chọn đủ số xã đại diện cho huyện.
Trong đó: m là diện tích cộng dồn loại cây lâu năm cần điều tra tính đến xã thứ “t”;
- Bước 5 - Kiểm tra tính đại diện của mẫu cấp I: Cần kiểm tra tính đại diện của tập hợp các xã đại diện được chọn trước khi tổ chức điều tra thực tế. Nguyên tắc chung là đơn vị mẫu cấp I phải rải tương đối đều ở các vùng và các loại hình kinh tế của huyện (đảm bảo phù hợp về cơ cấu hộ tự trồng và hộ nhận khoán của các doanh nghiệp), có cơ cấu giống và độ tuổi cây trồng cho sản phẩm tương đối đại diện cho huyện. Nếu chưa đại diện cần chọn lại bằng cách thay đổi xã được chọn đầu tiên hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia lựa chọn xã đại diện hơn để thay thế.
Chọn thôn đại diện (Mẫu cấp II)
Sắp xếp các thôn trong xã đại diện theo thứ tự diện tích trồng cây lâu năm cần điều tra từ cao xuống thấp và đánh thứ tự từ 1 đến hết.
Nếu xã đại diện chọn 1 thôn thì thôn được chọn là thôn có số thứ tự đứng giữa bảng danh sách.
Nếu xã đại diện chọn 2 thôn thì thôn được chọn là thôn có số thứ tự đứng giữa danh sách nửa trên và giữa danh sách nửa dưới của danh sách các thôn.
Chọn hộ mẫu (Mẫu cấp III)
Tại mỗi thôn đại diện, sử dụng phương pháp chuyên gia để chọn đủ số hộ mẫu thực tế có thu hoạch sản phẩm cây lâu năm điều tra liền kề nhau về mặt địa lý để điều tra.
2. Đối với các cây lâu năm còn lại (trừ cây trọng điểm)
Tổ chức điều tra chọn mẫu 3 cấp ở những huyện có tổng diện tích trồng các cây lâu năm còn lại từ 100 ha trở lên. Những huyện có diện tích dưới 100 ha sử dụng phương pháp chuyên gia và tham khảo kết quả điều tra ở các huyện khác để ước tính năng suất và sản lượng chung toàn huyện.
a. Qui mô mẫu: Mỗi huyện điều tra từ 60 đến 150 hộ. Số lượng đơn vị mẫu cho từng cấp như sau:
- Mẫu cấp I: Đơn vị mẫu cấp I là xã. Mỗi huyện tuỳ thuộc vào số lượng chủng loại cây, quy mô diện tích và số lượng xã thực tế có trồng và thu hoạch sản phẩm các loại cây lâu năm còn lại và điều kiện đi lại để chọn từ 3-5 xã đại diện.
- Mẫu cấp II: Đơn vị mẫu cấp II là thôn. Mỗi xã chọn 1-2 thôn đại diện.
- Mẫu cấp III: Đơn vị mẫu cấp III là hộ. Mỗi xã đại diện chọn 20 - 30 hộ thực tế có trồng và thu hoạch sản phẩm cây lâu năm còn lại để điều tra.
b. Phương pháp chọn mẫu
Chọn xã đại diện (Mẫu cấp I) theo các bước:
- Bước 1: Lập danh sách các xã có trồng cây lâu năm còn lại trên địa bàn huyện theo đúng trình tự trong Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam năm gần nhất do Tổng cục Thống kê ban hành và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Những xã có tổng diện tích những cây lâu năm điều tra quá nhỏ so với mức bình quân chung 1 xã trong huyện thì có thể loại ra khỏi danh sách khi lập dàn chọn mẫu cấp I. Căn cứ vào tổng diện tích trồng cây lâu năm còn lại của từng xã để tính diện tích cộng dồn và khoảng cách chọn xã đại diện.
- Bước 2: Tính khoảng cách (K) để chọn xã đại diện cho huyện theo công thức sau:
Khoảng cách diện tích chọn xã (k) | = | Tổng diện tích trồng các cây lâu năm còn lại của các xã | (4) |
Tổng số xã đại diện (5 hoặc 3 xã) |
- Bước 3: Chọn xã đầu tiên. Xã được chọn đầu tiên (giả sử xã thứ ''t'') là xã có tổng diện tích gieo trồng các cây lâu năm còn lại xấp xỉ gần nhất với tổng diện tích gieo trồng các cây lâu năm còn lại bình quân 1 xã trong huyện. Diện tích trồng các cây lâu năm còn lại bình quân một xã tính như sau:
Diện tích trồng các cây lâu năm còn lại bình quân 1 xã | = | Tổng số diện tích trồng các cây lâu năm còn lại của các xã trong huyện | (5) |
Tổng số xã có trồng cây lâu năm còn lại toàn huyện |
- Bước 4: Các xã đại diện tiếp theo được chọn là các xã có diện tích cộng dồn nằm ngay sát trên của: m+1k; m+2k; m+3k; .... ; m-1k; m-2k; ... cho đến khi chọn đủ số xã đại diện cho huyện.
Trong đó: m là tổng diện tích các cây lâu năm còn lại cộng dồn tính đến xã thứ “t”;
- Bước 5: Kiểm tra tính đại diện của mẫu cấp I. Tập hợp các xã đại diện được chọn cần được kiểm tra tính đại diện trước khi tổ chức điều tra thực tế. Ở mỗi huyện có thể có nhiều loại cây lâu năm, và mỗi loại cây thường được trồng tập trung ở một số xã trong huyện nên tập hợp các xã được chọn thường khó đại diện được cho tất cả các cây. Vì vậy, trong số các cây lâu năm còn lại, thống kê huyện cần lựa chọn ra một số cây trồng quan trọng nhất để làm cơ sở kiểm tra tính đại diện của các xã được chọn theo hướng ưu tiên các cây trồng này. Nếu các xã được chọn lần đầu chưa đại diện thì tiến hành chọn lại bằng cách thay đổi xã được chọn đầu tiên hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia lựa chọn xã đại diện hơn để thay thế. Những xã được chọn cần đảm bảo tính đa dạng trong trồng các cây lâu năm.
Chọn thôn đại diện (Mẫu cấp II)
Ở xã đại diện, chọn thôn có nhiều diện tích cây trồng quan trọng nhất (trừ cây đã điều tra trọng điểm) của huyện và (nếu có thể) nên hướng vào thôn có nhiều các loại cây lâu năm cho thu hoạch sản phẩm.
Chọn hộ mẫu (Mẫu cấp III)
Ở thôn đại diện, sử dụng phương pháp chuyên gia để chọn đủ số hộ mẫu. Khi chọn mẫu cần hướng vào những hộ có nhiều diện tích cây lâu năm quan trọng nhất của huyện có thu hoạch sản phẩm .
3. Thu thập số liệu
Phương pháp trực tiếp thu thập số liệu ban đầu từ đơn vị điều tra. Điều tra viên trực tiếp đến từng hộ đại diện khai thác số liệu. Trong quá trình khai thác số liệu có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp cân đong hoặc phỏng vấn hộ về sản lượng thu hoạch trong kỳ, kết hợp quan sát sản lượng thu hoạch của hộ. Tuỳ theo tập quán từng nơi, hộ gia đình có thể tính sản lượng theo đơn vị riêng. Điều tra viên cần thống nhất với chủ hộ để tính đổi ra đơn vị quy định chung (kg) theo các hình thức sản phẩm quy định để ghi vào phiếu điều tra.
B. Điều tra toàn bộ đối với doanh nghiệp
Hàng năm, cơ quan thống kê (huyện, tỉnh) tiến hành rà soát toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn thực tế hiện tại có trồng cây lâu năm để tiến hành thu thập số liệu về diện tích và sản lượng từng loại cây trồng theo một trong các hình thức sau:
1. Điều tra viên trực tiếp đến các doanh nghiệp tiến hành phỏng vấn những người nắm được thông tin kết hợp với khai thác số liệu từ tài liệu sẵn có của doanh nghiệp để ghi vào phiếu điều tra.
2. Gửi phiếu điều tra cho doanh nghiệp tự kê khai.
3. Khai thác từ các nguồn khác tại địa phương.
VI. SUY RỘNG, TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG
Sản lượng từng loại cây lâu năm của cấp huyện được tính như sau:
Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của huyện | = | Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của các hộ, trang trại, HTX | + | Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm trên diện tích của các doanh nghiệp | + | Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra | (1) |
1. Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của hộ, trang trại, hợp tác xã
Kết quả điều tra từ các hộ mẫu được sử dụng để suy rộng hoặc tính năng suất, sản lượng cho từng loại cây lâu năm cho toàn huyện. Tuy nhiên, ngoài mẫu điều tra riêng cho một số cây trọng điểm, tất cả các loại cây lâu năm còn lại được điều tra ở cùng một mẫu, và mẫu được chọn theo hướng ưu tiên cây trồng quan trọng nhất nên một số cây trồng có thể không xuất hiện ở nhiều hộ mẫu. Để kết quả suy rộng có độ tin cậy hợp lý Tổng cục quy định:
1.1. Đối với cây lâu năm điều tra trọng điểm, những cây trồng xuất hiện và được thu thập thông tin ở từ 40 hộ trở lên thì sử dụng kết quả điều tra từ các hộ mẫu để suy rộng năng suất và sản lượng cho huyện. Phương pháp suy rộng năng suất, sản lượng từng cây lâu năm cho huyện như sau:
Sản lượng thu hoạch trên toàn bộ diện tích của các hộ, trang trại, HTX toàn huyện | = | Sản lượng thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của hộ, trang trại, HTX toàn huyện | + | Sản lượng thu bói của hộ, trang trại, HTX toàn huyện | + | Sản lượng trên diện tích cây phân tán cho sản phẩm của hộ | (2) |
(a) |
| (b) |
| (c) |
| (d) |
|
Sản lượng thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của hộ, trang trại, HTX toàn huyện (b) | = | Diện tích cây lâu năm trồng tập trung cho sản phẩm của hộ, trang trại, HTX toàn huyện | x | Năng suất thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu | (3) |
Năng suất thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu | = | Sản lượng thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu trong huyện | (4) |
Diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu trong huyện |
Sản lượng thu bói của hộ, trang trại, HTX toàn huyện (c) | = | Sản lượng thu hoạch trên diện tích trồng tập trung của hộ, trang trại, HTX (b) | x | Sản lượng thu bói của các hộ mẫu | (5) |
Sản lượng thu hoạch từ diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu |
Sản lượng thu hoạch của cây phân tán (d) | = | Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm của hộ | x | Năng suất thu hoạch trên diện tích cây trồng phân tán của các hộ mẫu | (6) |
Năng suất thu hoạch trên 1 ha diện tích cây trồng phân tán cho sản phẩm của các hộ mẫu | = | Sản lượng cây phân tán của các hộ mẫu | (7) |
Tổng số cây phân tán cho sản phẩm của các hộ mẫu (cây) chia (:) Mật độ cây lâu năm trồng trung bình trên 1 ha (cây) |
1.2. Đối với những cây trồng mà thông tin được thu thập xuất hiện dưới mức cần thiết (dưới 40 hộ mẫu của huyện), thống kê huyện thực hiện theo các bước sau:
- Sử dụng công thức (4), (7) để tính năng suất trên diện tích cho sản phẩm, năng suất trên diện tích trồng phân tán của các hộ mẫu cho từng cây trồng. Những cây trồng có kết quả tính toán phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của huyện và không có sự tăng, giảm đột biến so với các năm trước thì sử dụng số liệu năng suất đó để tính toán sản lượng cho huyện theo công thức (2), (3), (5) và (6).
Những cây trồng có kết quả tính toán chưa phù hợp với thực tế, chênh lệch nhiều với các năm trước thì Thống kê huyện phải báo cáo và xin ý kiến của Cục Thống kê để điều chỉnh lại năng suất từng cây được tính toán từ các hộ mẫu cho phù hợp với địa phương. Sau đó sử dụng năng suất của các hộ mẫu đã điều chỉnh để tính sản lượng từng cây của huyện theo các công thức (2), (3), (5) và (6) nêu trên.
2. Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm trên diện tích của doanh nghiệp bao gồm:
2.1. Sản lượng thu hoạch từ diện tích do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất: Căn cứ vào kết quả điều tra toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện về sản lượng từng loại cây lâu năm do danh nghiệp trực tiếp sản xuất.
2.2. Sản lượng thu hoạch trên diện tích doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức nhận khoán: Căn cứ vào số liệu về diện tích cho sản phẩm doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức nhận khoán từ điều tra toàn bộ các doanh nghiệp và số liệu về năng suất từ điều tra các hộ, trang trại để tính.
Sản lượng thu hoạch trên diện tích doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức nhận khoán | = | Diện tích cho sản phẩm doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức nhận khoán | x | Năng suất thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu | (8) |
2.3. Sản lượng thu hoạch trên diện tích doanh nghiệp cho các cá nhân thuê, mượn, bị xâm canh: Căn cứ vào số liệu về diện tích cho sản phẩm doanh nghiệp cho cá nhân thuê, mượn, bị xâm canh từ điều tra toàn bộ các doanh nghiệp và số liệu về năng suất từ điều tra các hộ, trang trại để tính.
Sản lượng thu hoạch trên diện tích doanh nghiệp cho cá nhân thuê, mượn, bị xâm canh | = | Diện tích cho sản phẩm doanh nghiệp cho cá nhân thuê, mượn, bị xâm canh | x | Năng suất thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu | (9) |
3. Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra (các ban quản lý rừng, đơn vị HCSN, doanh trại bộ đội,....):
Sản lượng thu hoạch của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra | = | Diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra | x | Năng suất thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu | (10) |
Trong đó: Diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra: Thống kê cấp huyện sử dụng các nguồn thông tin khác ở địa phương để tính.
Phương án này có hiệu lực từ năm 2008, thay thế các phương án, bản hướng dẫn khác. Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tập huấn và triển khai cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây lâu năm theo những quy định tại phương án này. Đơn vị mẫu cấp I do Cục Thống kê tỉnh phối hợp với thống kê huyện và trực tiếp chọn cho từng huyện. Đơn vị mẫu cấp II (thôn) do Phòng Thống kê huyện trực tiếp chọn cho từng xã và Cục Thống kê tỉnh duyệt. Thống kê huyện hướng dẫn, kiểm tra các xã đại diện chọn hộ mẫu.
Các huyện nên cố định danh sách mẫu đại diện để điều tra trong nhiều năm. Trong trường hợp hộ mẫu không thể thu thập thông tin vì các lý do khác nhau thì cần thay đổi hộ đó theo nguyên tắc lấy hộ liền kề cụm, nhóm hộ được chọn để điều tra.
Cục Thống kê tổ chức phúc tra với những huyện và cơ sở có tăng giảm đột biến về năng suất cây trồng hoặc có biểu hiện vi phạm phương pháp điều tra. Kết quả phúc tra là căn cứ để đánh giá chất lượng số liệu điều tra. Sau khi hoàn thành điều tra và phúc tra (nếu có), Cục Thống kê các tỉnh, TP tổng hợp và báo cáo kết quả điều tra diện tích, năng suất và sản lượng về Tổng cục Thống kê theo đúng nội dung chỉ tiêu và thời gian quy định tại Chế độ báo cáo thống kê định kỳ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hiện hành và kế hoạch công tác hàng năm của Tổng cục.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Tổng cục Thống kê để kịp thời giải quyết./.
CHĂN NUÔI
(Ban hành theo Quyết định số 329 /QĐ-TCTK ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
Cuộc Điều tra nhằm thu thập thông tin cơ bản về số lượng gia súc (trâu, bò, lợn), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) và các loại chăn nuôi khác (ngựa, dê, cừu, hươu,…) tại thời điểm điều tra và sản lượng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong kỳ như sản lượng thịt hơi, sản lượng sữa, sản lượng trứng gia cầm,.. của tất cả các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu thống kê chủ yếu của ngành chăn nuôi phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch, qui hoạch, hoạch định các chính sách phát triển sản xuất chăn nuôi của các cấp, các ngành.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA
1. Đối tượng, đơn vị Điều tra: Là thôn, ấp, bản (gọi chung là thôn), doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và các hộ thực tế có chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trong kỳ điều tra.
2. Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành đối với các thành phần kinh tế có chăn nuôi ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Số lượng đầu con từng loại gia súc, gia cầm và các loại chăn nuôi khác hiện có tại thời điểm Điều tra. Tuỳ theo vật nuôi, số lượng đầu con được phân tổ theo mục đích nuôi (đực, cái, nuôi thịt, lấy sữa, lấy trứng,…), theo giống và theo phương pháp nuôi,…;
2. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác trong kỳ điều tra.
IV. THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRA, THỜI KỲ THU THẬP SỐ LIỆU
1. Cuộc Điều tra chăn nuôi được tiến hành mỗi năm hai lần vào thời điểm 01/4 và 01/10 hàng năm, với cả hai nội dung số lượng đầu con và sản phẩm chăn nuôi lợn và gia cầm. Riêng số lượng và sản phẩm đàn trâu, bò và chăn nuôi khác điều tra 1 năm 1 lần vào thời điểm 1/10 hàng năm.
2. Các chỉ tiêu thời kỳ của kỳ điều tra 01/4 tính từ 01/10 năm trước đến 31/3 năm báo cáo; kỳ điều tra 01/10 tính từ 01/4 đến 30/9 năm báo cáo. Riêng sản lượng sản phẩm chăn nuôi trâu, bò và chăn nuôi khác, thời kỳ thu thập số liệu tính từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm báo cáo.
A. ĐIỀU TRA TOÀN BỘ
1. Điều tra toàn bộ các đơn vị có chăn nuôi trong kỳ để thu thập số liệu số lượng đầu con và sản lượng sản phẩm chăn nuôi, bao gồm:
- Các loại hình trang trại đủ tiêu chí trang trại chăn nuôi lợn. Riêng trang trại chăn nuôi lợn thịt phải là những trang trại có nuôi thường xuyên từ 50 con lợn thịt trở lên (phiếu số 02/ĐTTT-TB);
- Trang trại chăn nuôi gia cầm và trang trại khác đủ tiêu chí trang trại chăn nuôi gia cầm (phiếu số 02/ĐTTT-TB);
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác (phiếu số 01/ĐTDN-TB).
Căn cứ kết quả điều tra trang trại, kết quả điều tra kỳ trước, điều tra/báo cáo doanh nghiệp năm gần nhất và các nguồn số liệu được cập nhật của các ngành liên quan, phòng Thống kê huyện tiến hành lập danh sách các đơn vị thuộc diện điều tra toàn bộ (mẫu bảng kê 01/BK) của từng xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) cho từng kỳ điều tra để làm căn cứ tiến hành điều tra. Trong quá trình thu thập số liệu tại đơn vị, thống kê huyện cần phối hợp chặt chẽ với các xã để đối chiếu, bổ sung những đơn vị thuộc diện điều tra toàn bộ nhưng chưa có trong danh sách bảng kê để điều tra, tránh trùng, sót.
2. Điều tra toàn bộ các thôn để thu thập số liệu về số lượng đầu con trâu, bò và số lượng, sản lượng chăn nuôi khác của hộ, trang trại trên địa bàn thôn (phiếu số 03/ĐTT-TB).
Các huyện tiến hành thu thập số liệu thông qua thống kê xã và các trưởng thôn theo phiếu điều tra in sẵn. Thống kê xã cùng các trưởng thôn, rà soát số lượng hộ có chăn nuôi, số con nuôi của từng hộ để tổng hợp kết quả theo từng thôn, từng xã. Kết quả tổng hợp cần được đối chiếu so sánh với số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, số liệu thường xuyên các năm trước, và số liệu của các phòng, ban có liên quan (Nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Nuôi ong,…), nếu có sự tăng giảm đột biến thì thống kê huyện kết hợp với cán bộ xã và trưởng thôn kiểm tra xác minh cụ thể tại địa bàn.
B. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
Điều tra chọn mẫu đối với các hộ chăn nuôi lợn, gia cầm để thu thập số liệu số lượng đầu con, sản phẩm chăn nuôi lợn, gia cầm (phiếu số 04A/ĐTH-M);
Điều tra chọn mẫu đối với các hộ/trang trại chăn nuôi trâu, bò để thu thập thông tin về sản phẩm chăn nuôi trâu, bò (phiếu số 04B/ĐTH-M).
B1. Điều tra đàn lợn và gia cầm
Điều tra số lượng đàn lợn và gia cầm
1. Quy mô mẫu: Huyện là địa bàn chọn mẫu với quy mô mẫu 2% số hộ nông thôn, nhưng mỗi huyện điều tra không quá 500 hộ. Áp dụng mẫu 3 cấp để chọn hộ mẫu.
1.1. Mẫu cấp I: Đơn vị mẫu cấp 1 là xã, số lượng xã đại diện được phân bổ cho từng nhóm huyện như sau:
a. Huyện có dưới 10 xã : Chọn 3 - 4 xã đại diện;
b. Huyện có từ 11-20 xã: Chọn 5 - 6 xã đại diện;
c. Huyện có từ 21 xã trở lên: Chọn 7 - 8 xã đại diện.
Riêng các huyện vùng cao chọn từ 3 - 5 xã đại diện.
1.2. Mẫu cấp II: Đơn vị mẫu cấp II là thôn, mỗi xã đại diện chọn 2 - 3 thôn đại diện. Riêng các huyện vùng cao, mỗi xã đại diện chọn 1 - 2 thôn.
1.3. Mẫu cấp III: Đơn vị mẫu cấp III là hộ, căn cứ vào tổng số hộ mẫu và tổng số thôn đại diện của toàn huyện để xác định số hộ mẫu cho từng thôn đại diện. Số hộ mẫu của từng thôn đại diện được tính theo công thức sau:
Số hộ mẫu 1 thôn đại diện (n) | = | Tổng số hộ mẫu cần chọn cho toàn huyện (N) |
Tổng số thôn đại diện (t) |
2. Phương pháp chọn mẫu cho từng cấp
a. Chọn xã đại diện (mẫu cấp I):
- Bước 1: Lập danh sách các xã trên địa bàn huyện theo đúng trình tự trong Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam năm gần nhất do Tổng cục Thống kê ban hành và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Tính khoảng cách chọn xã đại diện (k) theo công thức:
Khoảng cách chọn xã đại diện (k) | = | Tổng số xã trong huyện |
Tổng số xã đại diện |
- Bước 2 - Chọn xã đại diện: Xã đại diện đầu tiên được chọn ngẫu nhiên trong bảng danh sách các xã, các xã đại diện tiếp theo được chọn bằng cách lấy số thứ tự của xã được chọn đầu tiên cộng (trừ) thêm khoảng cách: t + 1k, t -1k, t+ 2k, t-2k,....Trong đó t là số thứ tự trong danh sách của xã được chọn đầu tiên.
- Bước 3: Kiểm tra tính đại diện: Sau khi chọn xong các xã đại diện cần kiểm tra tính đại diện bằng phương pháp chuyên gia. Các xã đại diện, về mặt địa lý cần rải tương đối đều các khu vực, các vùng trong huyện, đại diện cho những tập quán chăn nuôi, quy mô chăn nuôi, hình thức nuôi và phản ánh được kết quả chăn nuôi của huyện. Nếu các xã đại diện được chọn chưa đảm bảo tính đại diện thì cần chọn lại từ đầu bằng cách thay đổi xã đại diện chọn đầu tiên, sau đó chọn tiếp các xã đại diện khác cho đến khi tính đại diện tương đối được đảm bảo.
b. Chọn thôn đại diện (mẫu cấp II): Lập danh sách các thôn theo thứ tự từ đầu xã đến cuối xã và đánh số thứ tự các thôn từ 1 đến hết. Thôn đầu tiên được chọn là thôn có số thứ tự ở giữa danh sách, các thôn đại diện tiếp theo được chọn về hai phía của danh sách như phương pháp chọn xã đại diện.
c. Chọn hộ mẫu (mẫu cấp III, không bao gồm các trang trại thuộc diện điều tra toàn bộ): Căn cứ số hộ mẫu (n) cần phải chọn ở thôn đại diện, trên cơ sở danh sách các hộ trong thôn đại diện được khai thác từ cơ sở dữ liệu[3] Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 tiến hành chọn hộ theo phương pháp chọn cả cụm đủ n hộ mẫu (ví dụ có thể chọn các hộ có số thứ tự từ 1 đến n, hoặc các hộ có số thứ tự từ a đến n + a). Đối với những thôn đại diện số hộ hiện có không đủ số hộ mẫu cần chọn thì chọn bổ sung thêm số hộ mẫu còn thiếu ở thôn đại diện khác của xã, nếu vẫn còn thiếu thì chọn bổ sung ở các thôn khác ngoài các thôn đại diện theo quy định.
Điều tra sản lượng sản phẩm chăn nuôi lợn và gia cầm
Điều tra sản lượng sản phẩm chăn nuôi lợn và gia cầm được thực hiện ở tất cả các thôn có điều tra số lượng đàn lợn và gia cầm. Căn cứ vào danh sách các hộ mẫu điều tra số lượng đàn lợn và gia cầm của từng thôn đại diện để lập danh sách những hộ có nuôi lợn, gia cầm. Tính khoảng cách chọn hộ và áp dụng phương pháp chọn mẫu máy móc để chọn 25-30% số hộ có chăn nuôi lợn, gia cầm để điều tra sản lượng sản phẩm của lợn, gia cầm.
B2. Điều tra sản lượng sản phẩm chăn nuôi trâu, bò
1. Mỗi huyện chọn 5% số hộ có chăn nuôi trâu, bò trong kỳ nhưng tối đa không quá 200 hộ/1huyện để điều tra sản lượng thịt hơi trâu, bò xuất chuồng giết thịt và sản lượng sữa trong năm.
2. Áp dụng phương pháp chọn chuyên gia để chọn đủ số hộ mẫu quy định. Số lượng hộ mẫu được chọn để điều tra sản lượng trâu, bò xuất chuồng trong kỳ trước hết cần chọn ở các xã/thôn/hộ mẫu điều tra lợn, gia cầm, nếu không đủ số lượng thì mới chọn ở các xã khác.
Ghi chú: Mẫu điều tra chăn nuôi được chọn và cố định trong nhiều năm. Những hộ mẫu trong kỳ điều tra sau không còn do chuyển đi, chuyển sang loại hình trang trại thuộc diện điều tra toàn bộ sẽ được thay thế bằng hộ cận trên hoặc cận dưới cụm hộ đã chọn điều tra trong bảng danh sách hộ của thôn đại diện.
C. THU THẬP SỐ LIỆU
1. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thu thập số liệu thông qua hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị, kết hợp với phỏng vấn người có trách nhiệm nắm được tình hình chăn nuôi của đơn vị. Đối với những đơn vị có hình thức giao cho các hộ chăn nuôi gia công, thì cần thống kê cả phần gia súc, gia cầm do đơn vị trực tiếp nuôi, và phần gia súc gia cầm hộ gia đình nuôi gia công cho đơn vị.
2. Đối với hộ/trang trại: Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến các hộ điều tra gặp chủ hộ/chủ trang trại (hoặc người hiểu biết tình hình chăn nuôi của hộ/trang trại), quan sát, đếm đàn gia súc, gia cầm để ghi phiếu điều tra.
3. Đối với cấp thôn: Trên cơ sở danh sách các hộ có chăn nuôi trâu, bò từ cơ sở dữ liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 rà soát bổ sung số lượng đàn trâu, bò và chăn nuôi khác của các hộ/trang trại trên mỗi địa bàn điều tra để tổng hợp vào biểu mẫu in sẵn. Khi rà soát cần tham khảo thêm các nguồn thông tin khác tại địa phương như số liệu tiêm phòng của thú ý,…
VI. TỔNG HỢP VÀ SUY RỘNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Sau khi kết thúc khâu Điều tra thu thập số liệu, các loại phiếu điều tra được tập trung về Phòng Thống kê huyện để tổng hợp và suy rộng kết quả điều tra của toàn huyện.
1. Tổng hợp kết quả điều tra của các đơn vị điều tra toàn bộ
2. Tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu của mẫu và suy rộng số đầu con lợn, gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi của huyện
Các công thức tính toán từ mẫu điều tra
a. Tính tốc độ phát triển số đầu con (tính riêng cho từng vật nuôi: lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng):
(i = 1,…,n)
Trong đó:
- : Tốc độ phát triển vật nuôi i, của mẫu điều tra năm báo cáo;
- : Số con vật nuôi i, của mẫu điều tra số lượng đàn lợn, gia cầm năm báo cáo;
- : Số con vật nuôi i, của mẫu điều tra số lượng đàn lợn, gia cầm cùng kỳ năm trước.
Ghi chú: Riêng kỳ điều tra 01/10 năm 2008, số con vật nuôi i, của mẫu điều tra cùng kỳ năm trước () là số liệu thời điểm 01/7/2006 của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006.
b. Tính tỷ trọng trong tổng đàn của mẫu điều tra:
(i = 1, 2, ..., n)
Trong đó:
- Ti : Tỷ trọng loại vật nuôi i: Tỷ trọng lợn thịt, lợn nái, lợn đực trong tổng đàn lợn, tỷ lệ gà công nghiệp, gà mái đẻ,... trong tổng đàn gà,…của mẫu điều tra số lượng đàn lợn, gia cầm năm báo cáo;
- si: Số lượng loại vật nuôi i: lợn thịt, lợn nái, lợn đực, gà (vịt, ngan, ngỗng) mái đẻ,…của mẫu điều tra số lượng đàn lợn, gia cầm năm báo cáo;
- x1i : Tổng số con vật nuôi i: tổng số đầu lợn, gà (vịt, ngan, ngỗng),… của mẫu điều tra số lượng đàn lợn, gia cầm năm báo cáo.
c. Tính tỷ lệ bán, giết thịt:
(i = 1, 2, ..., n)
Trong đó:
- TBi : Tỷ lệ bán, giết thịt loại vật nuôi i: lợn thịt, gà (vịt, ngan, ngỗng), trâu, bò …của mẫu điều tra năm báo cáo;
- sbi : Loại vật nuôi i bán, giết thịt của mẫu điều tra sản lượng sản phẩm năm báo cáo (riêng vịt, không tính số vịt thời vụ/vịt chạy đồng);
- x1i : Tổng số con loại vật nuôi i: tổng số lợn thịt; tổng số gà, vịt, ngan, ngỗng nuôi thịt; tổng số trâu, bò (không tính số bò sữa),…của mẫu điều tra sản lượng sản phẩm năm báo cáo.
d. Tính sản phẩm thu được bình quân 1 đầu con:
(i = 1, 2, ..., n)
Trong đó:
- : Sản phẩm thu được bình quân 1 đầu con loại vật nuôi i: Trọng lượng bán, giết thịt bình quân 1 con lợn thịt (gà, vịt, ngan, ngỗng nuôi thịt; trâu, bò,...), số trứng gà (vịt, ngan, ngỗng) bình quân 1 mái đẻ (tính riêng cho gà công nghiệp và gà khác), sản lượng sữa bình quân 1 bò cái sữa…của mẫu điều tra sản lượng sản phẩm năm báo cáo;
- : Tổng sản phẩm thu được loại vật nuôi i: Tổng trọng lượng bán, giết thịt của đàn lợn thịt (gà, vịt, ngan, ngỗng nuôi thịt; trâu, bò), số trứng gà (vịt, ngan, ngỗng), sản lượng sữa, …của mẫu điều tra sản lượng sản phẩm năm báo cáo;
- : Số con bán, giết thịt (lợn, trâu, bò, ...); số gà (vịt, ngan, ngỗng) mái đẻ, số bò cái sữa…của mẫu điều tra sản lượng sản phẩm năm báo cáo.
2.2. Suy rộng kết quả điều tra mẫu cho huyện
a. Tổng số lợn (gà, vịt, ngan, ngỗng):
Trong đó :
- Xi : Tổng số vật nuôi i (lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng) suy rộng cho huyện;
- X0i: Tổng số vật nuôi i (lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng) của huyện cùng kỳ năm trước (không tính số vật nuôi của các đơn vị thuộc diện điều tra toàn bộ: Trang trại, doanh nghiệp, HTX,...);
- Vi: Tốc độ phát triển vật nuôi i, của mẫu điều tra năm báo cáo;
- Di: Số vật nuôi tăng/giảm ngoài mẫu điều tra suy rộng do số hộ tăng/giảm trong kỳ, được tính theo công thức sau:
Di | = | Tổng số hộ tăng (giảm) trong kỳ | x | Tỷ lệ hộ có chăn nuôi lợn, gia cầm | x | Số con lợn, gia cầm bình quân 1 hộ có nuôi |
b. Số lợn thịt, lợn nái, gà (vịt, ngan, ngỗng) mái đẻ suy rộng cho huyện:
Số con lợn, gia cầm bình quân 1 hộ có nuôi | = | Tổng số con lợn, gia cầm của mẫu điều tra của huyện | ||
Tổng số hộ mẫu điều tra của huyện có nuôi lợn, gia cầm | ||||
|
|
| ||
Tỷ lệ hộ có chăn nuôi lợn, gia cầm của huyện | = | Tổng số hộ có nuôi lợn, gia cầm của mẫu điều tra của huyện | ||
Tổng số hộ mẫu điều tra của huyện | ||||
|
|
| ||
Tổng số hộ tăng (giảm) trong kỳ[4] | = | Tổng số hộ nông thôn năm 2006 | - | Tổng số hộ nông thôn năm 2001 |
5 (năm) x 2 (kỳ) |
Trong đó :
- Si : Số vật nuôi i: lợn thịt, lợn nái, gà (vịt, ngan, ngỗng) mái đẻ suy rộng cho huyện;
X1i : Tổng số vật nuôi i (lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng) của huyện năm báo cáo (không tính số vật nuôi của các đơn vị thuộc diện điều tra toàn bộ: Trang trại, doanh nghiệp, HTX,...);
- Ti: Tỷ trọng loại vật nuôi i: lợn thịt, lợn nái, lợn đực, gà (vịt, ngan, ngỗng) mái đẻ,…của mẫu điều tra năm báo cáo;
c. Số lợn thịt ( gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu, bò,...) bán, giết thịt suy rộng cho huyện:
Trong đó :
- SBi : Số vật nuôi i: lợn thịt, gà, vịt, ngan, ngỗng bán, giết thịt suy rộng cho huyện;
- X1i : Tổng số vật nuôi i (lợn thịt, gà, vịt, ngan, ngỗng) của huyện năm báo cáo;
- TBi: Tỷ lệ loại vật nuôi i: lợn thịt, gà, vịt, ngan, ngỗng của mẫu điều tra năm báo cáo;
d. Sản lượng sản phẩm thu được suy rộng cho huyện:
Trong đó :
- SLi : Sản lượng sản phẩm loại i: thịt lợn (gà, vịt, ngan, ngỗng) hơi bán, giết thịt; số trứng gà (vịt, ngan, ngỗng) suy rộng cho huyện;
- : Sản phẩm loại i thu được bình quân 1 đầu con loại vật nuôi: Trọng lượng bán, giết thịt bình quân 1 con lợn thịt (gà, vịt, ngan, ngỗng), số trứng gà (vịt, ngan, ngỗng) bình quân 1 mái đẻ,…của mẫu điều tra năm báo cáo;
- SBi : Số vật nuôi i: lợn thịt, gà, vịt, ngan, ngỗng bán, giết thịt; gà (vịt, ngan, ngỗng) mái đẻ suy rộng cho huyện.
Tổng hợp kết quả chăn nuôi toàn huyện (kết quả điều tra toàn bộ và suy rộng từ điều tra mẫu):
Tổng đàn, sản lượng sản phẩm từng loai của toàn huyện | = | Tổng đàn, sản lượng sản phẩm từng loại suy rộng từ điều tra chọn mẫu | + | Tổng đàn, sản lượng sản phẩm từ điều tra toàn bộ | + | Số lượng, sản lượng sản phẩm đàn vịt thời vụ/chạy đồng và sản lượng mái đẻ giết thịt |
Lưu ý khi tính sản lượng gia cầm:
- Căn cứ vào số lượng mái đẻ và chu kỳ cho sản phẩm và thải loại phổ biến ở địa phương để tính và tổng hợp bổ sung sản lượng mái đẻ giết thịt.
- Đối với đàn vịt thời vụ/chạy đồng: Thống kê cấp huyện khai thác thông tin từ các xã có nuôi vịt thời vụ/chạy đồng để nắm số lượng và sản lượng nuôi vịt thời vụ/chạy đồng trong thời kỳ 6 tháng trước thời điểm điều tra.
Phương án này áp dụng từ năm 2008 và thay thế cho các phương án và văn bản hướng dẫn điều tra cùng loại đã ban hành trước đây. Cục Thống kê chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành liên quan (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân, Hội Nuôi ong và làm vườn,…) căn cứ vào phạm vi điều tra, quy mô mẫu quy định cho các địa phương để in phiếu điều tra; tập huấn phương án điều tra cho phòng Thống kê các huyện; chỉ đạo, kiểm tra chọn mẫu, triển khai điều tra thực tế ở địa phương và tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra chăn nuôi về Tổng cục Thống kê theo đúng nội dung chỉ tiêu và thời gian quy định tại Chế độ báo cáo thống kê định kỳ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hiện hành.
Cục Thống kê tổ chức phúc tra với những địa phương và cơ sở có tăng giảm đột biến về số lượng và sản lượng chăn nuôi, hoặc có biểu hiện vi phạm phương pháp điều tra. Kết quả phúc tra là căn cứ để đánh giá chất lượng số liệu điều tra.
Kinh phí điều tra chăn nuôi từ nguồn ngân sách Nhà nước được cấp hàng năm của ngành Thống kê. Trên cơ sở phạm vi, qui mô mẫu điều tra và định mức chi tiêu cho từng khoản mục điều tra do Bộ Tài chính quy định, Tổng cục Thống kê phân bổ kinh phí điều tra chăn nuôi cho các Cục Thống kê theo chưong trình, kế hoạch công tác từ đầu năm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Tổng cục Thống kê để kịp thời giải quyết./.
THUỶ SẢN
(Ban hành theo Quyết định số 329 /QĐ-TCTK ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
Cuộc Điều tra nhằm thu thập thông tin tình hình cơ bản và sản lượng thuỷ sản thu được từ nuôi trồng, khai thác của các loại hình kinh tế của ngành thuỷ sản. Trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu thống kê chủ yếu của ngành thuỷ sản phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch, qui hoạch, hoạch định các chính sách phát triển sản xuất thuỷ sản của các cấp, các ngành.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA
1. Đối tượng Điều tra: Tình hình cơ bản của ngành thuỷ sản và sản lượng các loại thuỷ sản thu hoạch từ nuôi trồng và khai thác trong kỳ điều tra.
2. Phạm vi điều tra: Cuộc điều tra được tiến hành đối với các loại hình kinh tế có sản xuất thuỷ sản (nuôi trồng, khai thác) ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đơn vị điều tra
- Các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) hoặc thôn, ấp, khu phố (gọi chung là thôn) có hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
- Doanh nghiệp, HTX, tổ chức, đoàn thể và các hộ thực tế có nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trong kỳ điều tra (không kể hộ thuỷ sản chuyên làm thuê).
- Số cơ sở nuôi trồng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản chia theo các loại mặt nước, các loại thuỷ sản và phương thức nuôi trồng; số lồng, bè nuôi thuỷ sản;
- Số cơ sở khai thác, số lượng và công suất tàu, thuyền khai thác hải sản có động cơ và thuyền, xuồng khai thác hải sản không có động cơ;
- Sản lượng cá, tôm và thuỷ sản khác đã thu hoạch từ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trong kỳ Điều tra;
- Kết quả sản xuất giống cá, giống tôm và giống các loại thủy sản khác.
IV. THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRA, THỜI KỲ THU THẬP SỐ LIỆU
Cuộc Điều tra thuỷ sản tiến hành mỗi năm 1 hoặc 2 kỳ tùy theo nội dung và vị trí địa lý của từng huyện, thị xã, quận, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện). Cụ thể như sau:
1.1. Đối với nuôi trồng thuỷ sản
1.1.1. Mỗi năm điều tra 2 kỳ vào thời điểm 01/5 và 01/11: Áp dụng cho điều tra sản lượng thuỷ sản ở các huyện của vùng đồng bằng sông Cửu Long và các huyện ven biển của các tỉnh khác;
1.1.2. Mỗi năm điều tra 1 kỳ vào thời điểm 01/11: Áp dụng cho điều tra sản lượng thuỷ sản ở các huyện còn lại và sản xuất giống thuỷ sản.
1.2. Đối với khai thác thuỷ sản
1.2.1. Mỗi năm điều tra 2 kỳ vào thời điểm 01/5 và 01/11: Áp dụng cho điều tra sản lượng thuỷ sản ở các huyện khai thác hải sản (biển)/huyện ven biển;
1.2.2. Mỗi năm điều tra 1 kỳ vào thời điểm 01/11: Áp dụng cho điều tra sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa.
2. Thời kỳ thu thập số liệu
2.1. Những nội dung, huyện điều tra 1 kỳ/1 năm (thời điểm 01/11): Các chỉ tiêu thời kỳ là số phát sinh trong 12 tháng qua (từ 01/11 năm trước đến 31/10 năm báo cáo);
2.2. Những nội dung, huyện điều tra 2 kỳ/1năm: Các chỉ tiêu thời kỳ là số phát sinh trong 6 tháng trước thời điểm điều tra (từ 01/11 năm trước đến 30/4 năm báo cáo đối với kỳ điều tra vào thời điểm 01/5 và từ 01/5 đến 31/10 đối với kỳ điều tra vào thời điểm 01/11).
Áp dụng hai hình thức Điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu:
A. ĐIỀU TRA TOÀN BỘ
1. Thu thập thông tin về tình hình cơ bản của hoạt động sản xuất thuỷ sản:
1.1. Điều tra toàn bộ các thôn có nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long và các huyện ven biển của các tỉnh khác; điều tra toàn bộ các xã ở các huyện còn lại để thu thập các thông tin về tình hình cơ bản nuôi trồng thuỷ sản của hộ trên địa bàn thôn/xã (Phiếu số 01A/ĐT - XT);
1.2. Điều tra toàn bộ các xã có khai thác hải sản để thu thập các thông tin về tình hình cơ bản khai thác hải sản của hộ địa bàn xã (Phiếu số 01B/ĐT - X).
2. Điều tra toàn bộ các doanh nghiệp (kể cả hợp tác xã), tổ chức, đoàn thể nuôi trồng thuỷ sản (Phiếu số 02A/ĐTDN-NT) và khai thác hải sản (Phiếu số 02B/ĐTDN-KT).
B. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
- Điều tra mẫu các hộ nuôi trồng thuỷ sản để thu thập thông tin về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tại các huyện có nuôi trồng thuỷ sản. Sử dụng các phiếu: Phiếu số 03A/ĐTH-NT (cho các hộ mẫu về nuôi trồng thuỷ sản không sử dụng lồng, bè); và Phiếu số 03B/ĐTH-LB (cho các hộ mẫu nuôi thuỷ sản lồng, bè);
- Điều tra mẫu các hộ khai thác hải sản để thu thập thông tin về sản lượng hải sản khai thác tại các huyện có khai thác hải sản (Phiếu số 03D/ĐTH-KTB);
- Điều tra mẫu các hộ khai thác thuỷ sản nội địa để thu thập thông tin về sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa, đại diện cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phiếu số 03E/ĐTH-KTĐ);
- Điều tra mẫu các hộ sản xuất giống thuỷ sản để thu thập thông tin về kết quả sản xuất giống thuỷ sản, đại diện cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phiếu số 03C/ĐTH-G).
B1. Chọn hộ mẫu điều tra sản lượng thuỷ sản nuôi trồng: việc chọn mẫu được quy định riêng cho hình thức nuôi thuỷ sản không sử dụng lồng, bè và hình thức nuôi thuỷ sản lồng, bè.
1- Nuôi trồng thuỷ sản không sử dụng lồng, bè
1.1. Qui mô mẫu
- Mẫu cấp I: Đơn vị mẫu cấp I là xã, mỗi huyện điều tra 2 - 5 xã có nuôi trồng thuỷ sản. Những huyện nuôi trồng một vài loại thuỷ sản, nuôi tập trung ở một số ít xã và có năng suất tương đối đồng đều thì điều tra 2-3 xã, những huyện nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản, nhiều mô hình và phương thức nuôi thì có thể mở rộng thêm từ 1-3 xã để đảm bảo đại diện cho tình hình nuôi trồng thuỷ sản thực tế của huyện.
- Mẫu cấp II: Đơn vị mẫu cấp II là thôn, mỗi xã đại diện điều tra 1 - 3 thôn có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
- Mẫu cấp III: Đơn vị mẫu cấp III là hộ có nuôi trồng thủy sản (không sử dụng lồng bè) trong kỳ điều tra.
Tổng cục Thống kê quy định số hộ mẫu (cỡ mẫu) cho từng nhóm huyện theo qui mô diện tích nuôi trồng thuỷ sản cho thu hoạch sản phẩm trong kỳ điều tra như sau:
+ Các huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 5000 ha trở lên, mỗi huyện điều tra 300 hộ;
+ Các huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 1000 - dưới 5000 ha, mỗi huyện điều tra 250 hộ;
+ Các huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 500 ha đến dưới 1000 ha mỗi huyện điều tra 150 hộ;
+ Các huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 200 ha đến dưới 500 ha mỗi huyện điều tra 100 hộ;
+ Các huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản dưới 200 ha mỗi huyện điều tra 50 hộ.
Số hộ mẫu để điều tra của một xã đại diện, một thôn đại diện được tính như sau :
Số hộ mẫu 1 xã/thôn | = | Tổng số hộ đại diện của huyện/xã | (1) |
Số xã/thôn đại diện |
1.2. Phương pháp chọn mẫu cho từng cấp
- Chọn mẫu cấp I (chọn xã đại diện)
Lập danh sách các xã có nuôi trồng thuỷ sản trong huyện theo thứ tự qui mô diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ lớn đến nhỏ. Việc chọn mẫu tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tính khoảng cách chọn xã đại diện (k):
Khoảng cách chọn xã đại diện (k) | = | Tổng số xã có nuôi trồng thuỷ sản trong huyện |
Số xã mẫu (2 – 5 xã) |
Bước 2: Chọn xã đại diện: Xã đại diện đầu tiên được chọn ngẫu nhiên nằm trong khoảng cách đầu của danh sách; các xã đại diện tiếp theo được chọn bằng cách cộng thêm khoảng cách 1k, 2k,...
Bước 3: Kiểm tra tính đại diện: Tính các chỉ tiêu cơ cấu diện tích các loại mặt nước (nước ngọt, nước lợ, nước mặn); các loại thuỷ sản (cá, tôm, thuỷ sản khác); các loại hình thức nuôi (diện tích nuôi thông thường, nuôi ao-hầm, nuôi đăng quầng, nuôi tôm trên cát, tôm sú xen rừng, 1 vụ tôm/cá - 1 vụ lúa,…) và phương thức nuôi (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh) để kiểm tra xem các xã được chọn đã đại diện cho cơ cấu diện tích các loại của huyện. Nếu chưa đảm bảo tính đại diện, thay đổi xã đại diện đầu tiên để chọn ra các xã đại diện khác cho đến khi đảm bảo tính đại diện.
- Chọn mẫu cấp II (chọn thôn đại diện)
Lập danh sách các thôn có nuôi trồng thuỷ sản trong xã đại diện theo thứ tự qui mô diện tích nuôi trồng thuỷ sản của thôn từ lớn đến nhỏ. Phương pháp chọn thôn đại diện tiến hành theo các bước như chọn xã đại diện.
- Chọn mẫu cấp III (chọn hộ mẫu)
Việc chọn mẫu cấp III được vận dụng một trong hai phương pháp sau:
+ Đối với các huyện nuôi trồng thuần túy một vài loại thuỷ sản năng suất nuôi tương đối đồng đều sử dụng tiêu thức diện tích nuôi trồng thuỷ sản để chọn hộ mẫu. Theo đó, tại thôn đại diện tiến hành lập danh sách các hộ có nuôi trồng thuỷ sản ở từng thôn theo thứ tự địa lý tự nhiên (từ đầu thôn đến cuối thôn hoặc theo hướng từ Bắc – Nam hoặc Đông - Tây) và đánh thứ tự theo số tự nhiên (1…n). Đối với những thôn có nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản và địa bàn rộng thì có thể chia thôn ra thành 2 hoặc 3 cụm và tiến hành lập danh sách trong phạm vi một cụm để chọn đủ số hộ đại diện cho cả thôn. Phương pháp chọn hộ đại diện tiến hành theo các bước như chọn xã đại diện.
+ Đối với các huyện nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản và phương thức nuôi đa dạng, phức tạp thì lập dàn chọn mẫu cho một số mô hình nuôi phổ biến. Theo đó, thôn đại diện lập các loại danh sách: hộ nuôi cá ao hầm, hộ nuôi cá đăng quầng, hộ nuôi tôm trên cát, hộ nuôi tôm sú xen rừng, hộ nuôi 1 vụ tôm sú/cá - 1 vụ lúa,.v.v... theo thứ tự địa lý tự nhiên (từ đầu thôn đến cuối thôn hoặc theo hướng từ Bắc – Nam hoặc Đông - Tây) và đánh thứ tự theo số tự nhiên (1…n). Đối với những thôn có nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản và địa bàn rộng thì có thể chia thôn ra thành 2 hoặc 3 cụm và tiến hành lập danh sách trong phạm vi một cụm để chọn đủ số hộ đại diện cho cả thôn. Căn cứ vào số hộ đại diện của thôn, phân bổ số hộ điều tra cho mỗi loại theo cơ cấu diện tích từng mô hình so với tổng diện tích. Tiến hành chọn hộ điều tra mỗi loại theo các bước như chọn xã đại diện.
2. Nuôi thuỷ sản lồng, bè
2.1. Qui mô mẫu: mỗi huyện điều tra 10% số hộ có nuôi thuỷ sản lồng, bè nhưng tối đa không quá 100 hộ/1huyện.
2.2. Phương pháp chọn mẫu
Tuỳ theo mức độ đa dạng loại thuỷ sản nuôi, độ đồng đều về năng suất và số lượng xã có nuôi thuỷ sản lồng, bè, mỗi huyện chọn 2-5 xã đại diện. Các bước chọn xã điều tra thực hiện tương tự như đối với chọn xã đại diện về nuôi trồng thuỷ sản không sử dụng lồng, bè (đã nêu trong Mục 1.2).
Chọn hộ điều tra: Xã đại diện tiến hành lập các danh sách: hộ nuôi cá lồng bè, hộ nuôi tôm lồng bè, hộ nuôi cua lồng bè,.... Căn cứ vào số hộ mẫu của huyện theo qui mô mẫu quy định trên, phân bổ số hộ điều tra cho mỗi loại theo tỷ lệ số hộ mỗi loại so với tổng số hộ nuôi lồng, bè. Tiến hành chọn hộ điều tra mỗi loại theo các bước như chọn hộ mẫu đối với nuôi trồng thuỷ sản không sử dụng lồng, bè (đã nêu trong Mục 1.2).
B2. Chọn hộ mẫu điều tra sản xuất giống thuỷ sản (một năm 1 lần)
1. Qui mô mẫu
Mỗi tỉnh chọn 10% số hộ sản xuất giống thuỷ sản để điều tra, nhưng tối đa không quá 100 hộ/tỉnh.
2. Phương pháp chọn mẫu
- Mỗi tỉnh chọn 3 huyện có sản xuất giống thuỷ sản, đại diện cho tỉnh để điều tra. Chọn huyện theo phương pháp chuyên gia, đảm bảo các huyện được chọn đại diện cho các loại giống thuỷ sản sản xuất của tỉnh.
- Mỗi huyện đại diện chọn 3 xã đại diện để chọn hộ điều tra kết quả sản xuất giống thuỷ sản trong năm.
- Chọn hộ điều tra: Xã đại diện tiến hành lập các danh sách: hộ nuôi cá giống, hộ nuôi tôm giống, hộ nuôi cua giống,...Căn cứ vào số hộ đại diện của xã, phân bổ số hộ điều tra cho mỗi loại theo cơ cấu % số hộ mỗi loại so với tổng số hộ sản xuất giống thuỷ sản. Tiến hành chọn hộ điều tra mỗi loại tương tự như chọn hộ mẫu đối với nuôi trồng thuỷ sản không sử dụng lồng, bè.
B3. Chọn hộ mẫu điều tra sản lượng thuỷ sản khai thác
1. Khai thác hải sản (biển) - điều tra 2 kỳ/năm
1.1. Qui mô mẫu
1.1.1. Mỗi huyện điều tra 5% số chủ tàu, thuyền khai thác hải sản bằng tàu, thuyền có động cơ nhưng tối đa không quá 100 chủ tàu/1 huyện.
1.1.2. Mỗi huyện điều tra 2% số hộ khai thác thủy sản bằng các phương tiện thủ công nhưng tối đa không quá 100 hộ/1 huyện.
1.2. Chọn mẫu cho từng cấp
1.2.1. Đối với khai thác hải sản bằng tàu, thuyền có động cơ:
- Chọn mẫu cấp I (chọn xã đại diện)
Lập danh sách các xã có khai thác hải sản trong huyện theo thứ tự từ lớn đến nhỏ của số lượng tàu, thuyền có động cơ khai thác hải sản để chọn ra 2 – 4 xã đại diện (số lượng xã đại diện phụ thuộc vào số xã có khai thác hải sản và tính đa dạng về nghề khai thác). Tiến hành chọn xã theo các bước tương tự như chọn xã đại diện của điều tra sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, trong bước kiểm tra tính đại diện cần tính cơ cấu các xã đại diện về số tàu khai thác xa bờ, khai thác gần bờ, nghề khai thác chính, nhóm công suất.
- Chọn mẫu cấp II (chọn chủ tàu, thuyền)
+ Tính số chủ tàu, thuyền cần điều tra cho xã đại diện dựa trên qui mô mẫu của huyện đã quy định ở trên và số xã đại diện của huyện.
+ Đối với khai thác xa bờ, khai thác gần bờ bằng tàu, thuyền có động cơ: chọn chủ tàu, thuyền mẫu theo 6 nhóm nghề chủ yếu như sau:
Nghề lưới kéo: bao gồm những nghề chính như cào đôi, cào đơn (một số tỉnh phía Bắc còn gọi là nghề giã);
Nghề lưới vây: bao gồm những nghề chính như vây cá cơm, vây cá lớn, vây ánh sáng, lưới rùng;
Nghề lưới rê: bao gồm những nghề chính như lưới rê thu, lưới hường, lưới thung, lưới quàng, lưới ghẹ, lưới tôm, lưới kiến, lưới sĩ;
Nghề mành vó: Mành là một dạng của lưới vây nhưng dùng cho tàu công suất nhỏ. Vó là dạng vó kéo 4 góc nhưng kích thước lớn;
Nghề câu gồm: câu kiều, mập, thu, lạc, mực;
Nghề khác: là nghề sử dụng những ngư cụ cố định (bẩy, đăng, đáy, bóng mực) và ngư cụ khác chưa phân vào các loại trên.
Tại các xã đại diện, lập danh sách các chủ tàu, thuyền khai thác xa bờ/ gần bờ theo từng loại nghề nêu trên, căn cứ vào số mẫu của xã đã tính ở trên để phân bổ cho phù hợp với tỷ lệ từng nghề khai thác trong xã. Tiến hành chọn chủ tàu, thuyền mẫu cho mỗi loại nghề theo các bước như chọn hộ đại diện ở nhóm nuôi trồng thuỷ sản không sử dụng lồng, bè.
1.2.2. Đối với khai thác hải sản bằng thuyền, xuồng, bè mảng không có động cơ:
- Mẫu cấp I (xã đại diện): trường hợp những xã được chọn để điều tra về khai thác bằng tàu, thuyền có động cơ có hoạt động khai thác bằng các phương tiện thủ công khá phổ biến thì chọn ngay những xã đó để điều tra. Ngược lại, tiến hành chọn 2 - 3 xã khác để điều tra.
- Mẫu cấp II (hộ đại diện): tính số mẫu điều tra của từng xã và tiến hành chọn ngẫu nhiên hoặc chọn mẫu chùm số hộ có khai thác hải sản bằng phương tiện thủ công để điều tra.
2. Khai thác thuỷ sản nội địa (điều tra 1 kỳ/năm)
2.1. Qui mô mẫu điều tra quy định cho các nhóm tỉnh như sau:
- Các tỉnh có qui mô và sản lượng khai thác nội địa lớn bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An, mỗi tỉnh điều tra 300 hộ.
- Các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Bình Phước, mỗi tỉnh điều tra 100 hộ.
- Các tỉnh còn lại: mỗi tỉnh điều tra 200 hộ.
2.2. Chọn mẫu từng cấp:
- Chọn huyện đại diện: mỗi tỉnh chọn 3 huyện đại diện. Dùng phương pháp chuyên gia để chọn 3 huyện có mức độ khai thác thuỷ sản nội địa khác nhau (nhiều, trung bình, ít). Các huyện được chọn phải đại diện cho những phương thức, nghề khai thác phổ biến trong tỉnh và những vùng khai thác chính (sông, suối, kênh, rạch; vùng khai thác ở những mặt nước lớn (hồ, đầm) và vùng khai thác khác (ruộng, ...). Số mẫu điều tra phân bổ đều cho 3 huyện.
- Chọn xã đại diện: Mỗi huyện đại diện chọn 3 xã để điều tra. Lập danh sách các xã trong huyện theo đúng trình tự trong Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam năm gần nhất do Tổng cục Thống kê phát hành và đánh số thứ tự từ 1 đến hết. Chọn ngẫu nhiên xã đầu tiên, 2 xã tiếp theo được chọn căn cứ vào khoảng cách chọn xã.
- Chọn thôn đại diện: chọn một thôn có mức độ khai thác trung bình trong xã để điều tra (dùng phương pháp chuyên gia).
- Chọn hộ mẫu: lập danh sách các hộ hiện có của thôn đại diện (bao gồm cả hộ có khai thác thuỷ sản nội địa và hộ không khai thác thuỷ sản nội địa), theo thứ tự địa lý tự nhiên trong thôn và chọn mẫu chùm đủ n hộ đại diện của thôn để điều tra. Những thôn lớn có thể chia ra 2-3 cụm và tiến hành lập danh sách và chọn mẫu chùm đủ n hộ đại diện trong 1 cụm.
Ghi chú: Mẫu điều tra thuỷ sản được ổn định cho từng kỳ trong một số năm, chỉ thay thế những hộ mẫu có biến động trong kỳ điều tra sau không còn sản xuất thuỷ sản sẽ thay bằng hộ cận trên hoặc cận dưới trong bảng danh sách thôn mẫu. Dàn mẫu đại diện của địa phương chỉ thay đổi khi quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong ngành thuỷ sản của địa phương có nhiều thay đổi không còn phù hợp với cơ cấu chung của địa phương.
C. THU THẬP SỐ LIỆU
Điều tra viên trực tiếp đến các đơn vị điều tra là xã, hộ, HTX, tổ chức, đoàn thể để thu thập các thông tin và ghi vào phiếu điều tra; đối với doanh nghiệp có thể vận dụng các phương pháp thu thập số liệu (đến trực tiếp, gửi phiếu điều tra theo đường bưu điện,...) sao cho thuận lợi nhất. Khi thu thập số liệu, tuỳ theo từng loại phiếu điều tra, điều tra viên cần so sánh đối chiếu với các tài liệu sẵn có như: kết quả Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thuỷ sản lần gần nhất; kết quả điều tra thuỷ sản những năm trước; tài liệu của các Ban, ngành có liên quan ở huyện; sổ đỏ giao diện tích nuôi trồng thuỷ sản của hộ; sổ ghi chép kết quả hạch toán, phân phối của từng chuyến đi biển; .v.v... Riêng đối với nội dung về tình hình cơ bản của sản xuất thuỷ sản tại cấp xã, cần tham khảo, khai thác thêm thông tin từ các trưởng thôn trong xã.
VI. TỔNG HỢP VÀ SUY RỘNG KẾT QUẢ TRA
Sau khi kết thúc khâu tra thu thập số liệu, các loại phiếu điều tra được tập trung về Phòng Thống kê huyện/Cục Thống kê để tổng hợp và suy rộng kết quả điều tra của toàn huyện/tỉnh.
1. Tổng hợp kết quả điều tra của các đơn vị điều tra toàn bộ
2. Tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu bình quân của mẫu và suy rộng sản lượng thuỷ sản của huyện/tỉnh cho từng loại hình sản xuất thuỷ sản theo trình tự sau:
a. Suy rộng sản lượng thủy sản không sử dụng lồng, bè cho cấp huyện:
- Tính các chỉ tiêu bình quân của mẫu điều tra theo công thức:
(i = 1,…,n; j = 1,…,m)
Trong đó:
- Năng suất loại thuỷ sản i bình quân 1 ha, phương thức nuôi j. Riêng đối với cá tra, basa và tôm sú tính riêng cho các hình thức nuôi.
- xij: : Sản lượng loại thuỷ sản i, phương thức nuôi j của mẫu điều tra.
- djj : Diện tích nuôi loại thuỷ sản i, phương thức nuôi j của mẫu điều tra.
- Suy rộng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cho huyện:
Trong đó:
- SNT: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng suy rộng cho huyện. Riêng đối với cá tra, basa và tôm sú suy rộng riêng cho các hình thức nuôi.
- Năng suất loại thuỷ sản i bình quân 1 ha, phương thức nuôi j.
- Dij : DT nuôi trồng loại thuỷ sản i, phương thức nuôi j của huyện (tổng hợp từ điều tra thôn/xã).
b. Suy rộng sản lượng thuỷ sản nuôi lồng, bè cho huyện:
- Tính các chỉ tiêu bình quân của mẫu điều tra theo công thức:
(i = 1,…,n)
Trong đó:
- : Sản lượng loại thuỷ sản i bình quân 1 m3 .
- yi: Sản lượng loại thuỷ sản i của mẫu điều tra.
- vi : Thể tích lồng, bè nuôi loại thuỷ sản i của mẫu điều tra.
- Suy rộng sản lượng thuỷ sản nuôi lồng, bè cho huyện:
(i = 1,…,n)
Trong đó:
- Y: Sản lượng thuỷ sản nuôi lồng, bè suy rộng cho huyện.
- : Sản lượng loại thuỷ sản i bình quân 1 m3 .
- Vi: Thể tích lồng, bè nuôi loại thuỷ sản i của toàn huyện (tổng hợp từ điều tra thôn/xã).
c. Suy rộng số lượng con giống và tiền bán giống thuỷ sản cho tỉnh:
- Tính các chỉ tiêu bình quân của mẫu điều tra theo công thức:
(i = 1,…,n)
Trong đó:
+ : Số lượng con giống/số tiền bán giống thuỷ sản i bình quân 1 hộ mẫu.
+ : Số lượng giống/số tiền bán giống thuỷ sản i của mẫu điều tra.
+ hi: Số hộ mẫu điều tra nuôi giống thuỷ sản i của toàn tỉnh.
- Suy rộng số lượng con giống/số tiền bán giống thuỷ sản cho tỉnh:
Trong đó:
+ Di : Tổng số lượng con giống/Tổng số tiền bán giống thuỷ sản i suy rộng cho tỉnh.
+: Số lượng con giống/số tiền bán giống thuỷ sản i bình quân 1 hộ mẫu.
+ Hi: Tổng số hộ nuôi giống thuỷ sản i toàn tỉnh.
d. Suy rộng sản lượng hải sản khai thác cho huyện
d1. Suy rộng sản lượng hải sản khai thác bằng tàu, thuyền có động cơ theo nghề và theo nhóm công suất:
- Tính các chỉ tiêu bình quân của mẫu điều tra theo công thức:
(i = 1,…,n; j = 1,…,m)
Trong đó:
- : Sản lượng loại hải sản i đánh bắt bình quân một tàu, thuyền có động cơ, loại nghề j.
- zij: Sản lượng đánh bắt loại hải sản i loại nghề j của mẫu điều tra.
- tj: Số tầu, thuyền có động cơ loại nghề j của mẫu điều tra.
- Suy rộng sản lượng hải sản đánh bắt bằng tàu, thuyền có động cơ:
(i = 1,…,n; j = 1,…,m)
Trong đó: - Z: Sản lượng hải sản đánh bắt suy rộng cho huyện.
- : Sản lượng loại hải sản i đánh bắt bình quân một tàu, thuyền có động cơ, loại nghề j.
- Tj: Số tầu, thuyền có động cơ họ nghề j của toàn huyện.
Ghi chú : Công thức tính chung cho cả đánh bắt xa bờ và gần bờ bằng tàu, thuyền có động cơ.
d2. Suy rộng sản lượng hải sản khai thác bằng thuyền, xuồng, bè mảng không có động cơ:
- Tính các chỉ tiêu bình quân của mẫu điều tra theo công thức:
(i = 1,…,n)
Trong đó:
- :Sản lượng loại hải sản i khai thác bằng phương tiện không có động cơ bình quân 1 hộ.
- ki: Sản lượng loại hải sản i khai thác của mẫu điều tra.
- hhs: Số hộ mẫu khai thác hải sản bằng phương tiện không có động cơ của mẫu điều tra.
- Suy rộng sản lượng hải sản khai thác bằng phương tiện không có động cơ cho huyện:
Trong đó:
- K: Sản lượng hải sản khai thác bằng thuyền, xuồng không có động cơ cho huyện.
- :Sản lượng loại hải sản i khai thác bằng phương tiện không có động cơ bình quân 1 hộ.
- Hhs: Số hộ khai thác hải sản bằng phương tiện không có động cơ của huyện.
d3. Tổng hợp suy rộng sản lượng hải sản khai thác cho huyện:
Shs = Zx + Zg + K
Trong đó: - Shs : Sản lượng hải sản khai thác toàn huyện.
- Zx : Sản lượng hải sản khai thác xa bờ.
- Zg: Sản lượng hải sản khai thác gần bờ.
- K: Sản lượng hải sản khai thác bằng thuyền, xuồng, bè mảng không có động cơ.
e. Suy rộng sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa cho tỉnh:
- Tính các chỉ tiêu bình quân của mẫu điều tra theo công thức:
(i =1,…,n)
Trong đó:
- : Sản lượng loại thuỷ sản i khai thác nội địa bình quân 1 hộ mẫu.
- li: Sản lượng loại thuỷ sản i khai thác nội địa của mẫu điều tra.
- hnđ: Số hộ mẫu điều tra.
- Suy rộng sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa cho toàn tỉnh:
Trong đó:
- L: Sản lượng thuỷ sản khai thác nội địa của toàn tỉnh.
- : Sản lượng loại thuỷ sản i khai thác nội địa bình quân 1 hộ mẫu.
- Hnđ: Tổng số hộ nông thôn hiện có của toàn tỉnh.
Phương án này áp dụng từ tháng 7 năm 2008 và thay thế cho phương án điều tra thuỷ sản đã ban hành trước đây. Cục Thống kê chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành liên quan (Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…) căn cứ vào quy mô mẫu, các loại hình sản xuất thuỷ sản ở địa phương để in phiếu điều tra; tập huấn phương án điều tra cho phòng Thống kê cấp huyện; chỉ đạo chọn mẫu, triển khai điều tra thực tế ở địa phương; tổng hợp và báo cáo kết quả điều tra thuỷ sản về Tổng cục Thống kê theo đúng nội dung chỉ tiêu và thời gian quy định tại Chế độ báo cáo thống kê định kỳ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản hiện hành và kế hoạch công tác hàng năm của Tổng cục Thống kê.
Cục Thống kê tổ chức phúc tra với những huyện và cơ sở có tăng giảm đột biến về năng suất, sản lượng thuỷ sản, hoặc có biểu hiện vi phạm phương pháp điều tra. Kết quả phúc tra là căn cứ để đánh giá chất lượng số liệu điều tra.
Kinh phí điều tra thuỷ sản từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp hàng năm của ngành Thống kê. Trên cơ sở qui mô mẫu điều tra và định mức chi tiêu cho từng khoản mục do Bộ Tài chính quy định, Tổng cục Thống kê phân bổ kinh phí điều tra thuỷ sản cho các Cục Thống kê theo chưong trình, kế hoạch công tác từ đầu năm./.
[1] Là các đơn vị trực tiếp dưới cấp phường, thị trấn
[2] Cây hàng năm khác sử dụng trong Phương án này bao gồm tất cả các loại cây hàng năm trừ cây lúa
[3] Có hướng dẫn riêng, và hỗ trợ kỹ thuật của TCTK.
[4] Tổng số hộ tăng/giảm trong kỳ được tính dựa vào kết quả 2 lần Tổng điều tra NT, NN,TS gần nhất.
- 1Quyết định 305/2005/QĐ-TTg về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 93/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3Luật Thống kê 2003
- 4Lệnh công bố Luật Thống kê 2003
- 5Quyết định 2481/2004/QĐ-UB phê duyệt chính sách phát triển nông nghiệp và thuỷ sản do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Quyết định 329/QĐ-TCTK năm 2008 về phương án điều tra nông nghiệp và thuỷ sản do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành
- Số hiệu: 329/QĐ-TCTK
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/04/2008
- Nơi ban hành: Tổng cục Thống kê
- Người ký: Nguyễn Bích Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/04/2008
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết