Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3244/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 24/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về kiểm soát thủ tục hành chính năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 646/TTr-SCT ngày 10 tháng 8 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thương mại quốc tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Công Thương dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ Công Thương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Cục Kiểm soát TTHC-VP Chính phủ (để b/c);
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, KSTTHCNC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thi

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3244/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

I. Thủ tục “Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động”

1. Nội dung đơn giản hóa

Về trình tự cấp phép: đề nghị xem xét, bãi bỏ Điểm c, đồng thời sửa đổi Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Lý do: Tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định:

a) Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Công Thương trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung thay đổi;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và gửi hồ sơ tới Cơ quan cấp Giấy phép nơi có cơ sở bán lẻ đề nghị được tiếp tục hoạt động;

d) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và đánh giá hồ sơ và địa điểm đặt cơ sở bán lẻ để có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất cấp phép, trường hợp đề xuất không cấp phép phải có văn bản trả lời Bộ Công Thương và nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ Công Thương căn cứ vào ý kiến đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép và nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận, trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do;

e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan Cấp Giấy phép cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Tuy nhiên, việc quy định nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương, sau đó Bộ Công Thương xem xét gửi hồ sơ tới cơ quan cấp phép nơi có cơ sở bán lẻ đề nghị được tiếp tục hoạt động như quy định tại Điểm a, b, c Điều 38 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ nêu trên sẽ kéo dài thời gian cấp Giấy phép và làm tăng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam trong việc xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động. Vì vậy, để rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, đề nghị xem xét chuyển việc tiếp nhận hồ sơ từ Bộ Công Thương về Sở Công Thương nơi cơ sở bán lẻ đề nghị được tiếp tục hoạt động.

2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị bãi bỏ Điểm c, đồng thời sửa đổi Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó đề nghị sửa lại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 như sau:

“a) Hồ sơ 02 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công Thương nơi có cơ sở bán lẻ đề nghị được tiếp tục hoạt động trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung thay đổi;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;

c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra và đánh giá hồ sơ và địa điểm đặt cơ sở bán lẻ để có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất cấp phép;

d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Công Thương, Bộ Công Thương căn cứ vào ý kiến đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép và nội dung tương ứng quy định tại Điều 25 Nghị định này để có văn bản chấp thuận, trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Sở Công Thương cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.728.285 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 862.345 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 865.940 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 50,10%.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3244/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thương mại quốc tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 3244/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/08/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Văn Thi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản