Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 320/2000/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2000 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH SEAL HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan, ngày 20.02.1990;
Căn cứ Nghị định 16/CP - ngày 07.03.1994 của Chính phủ về “chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan”;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Seal hải quan kèm theo Bản mô tả cấu tạo Seal và mã số Seal hải quan của Cục Hải quan tỉnh - thành phố để sử dụng trong công tác nghiệp vụ của ngành Hải quan.
Điều 2. Vụ Kế hoạch - Tài vụ chịu trách nhiệm thực hiện ký hợp đồng sản xuất Seal hải quan, cấp phát đủ nhu cầu thực tế sử dụng từng năm của mỗi Cục hải quan tỉnh - thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 244/1998/QĐ-TCHQ- ngày 01-8-1998.
Điều 4. Thủ Trưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Tổng cục hải quan; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh-thành phố; các đơn vị và cá nhân liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
CẤU TẠO VÀ YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SEAL HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 320/2000/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 08 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Seal hải quan (gọi tắt là Seal) là “Khóa niêm phong an toàn của ngành Hải quan” được chuyên dùng để niêm phong các container (gồm cả các hòm và thùng, các toa xe lửa, thùng ô tô, hầm tầu thuỷ và canô, nhà kho, nhà hầm v.v... mà nắp hoặc cánh cửa có cấu tạo như kiểu cánh cửa container để niêm phong được bằng seal) chứa đựng hàng xuất nhập khẩu, bao gồm cả container rỗng xuất nhập khẩu đang chịu sự giám sát quản lý của Hải quan.
Seal gồm hai phần riêng biệt là “cối seal” và “nêm seal”. Khi đóng niêm phong thì tạo thành một khối vững chắc có hình như một cái chày: đầu là “cối seal” và chuôi là “nêm seal”. Seal dài 90,2 mm (có phụ lục, Catalogue kèm - ảnh và mẫu lưu).
1/ Cối Seal:
Hình “côn trụ” được làm bằng kim loại và nhựa cứng, giòn. Vỏ cối seal gồm 2 lớp nhựa:
- Lớp trong bằng nhựa “trắng, trong, ánh vàng, cứng giòn”.
- Lớp ngời bằng nhựa “cứng, giòn, trắng, trong, ánh vàng”.
Phía “mặt bằng” cách thành ngoài của cối seal (1,5 mm) có một khe hở dùng để tra một tấm thẻ vào trong, thẻ có in ký hiệu hàng số của chiếc seal.
Miệng cối seal ôm sát nêm seal và có hai mặt phẳng để chống xoay.
Lòng cối seal là một ổ khóa seal được tạo bởi một ổ khóa nhỏ, ổ khoá này được làm từ con tán bằng thép hình lục giác và một lẫy khóa hình vòng tròn bằng thép lò xo. Trong lòng tán có một rãnh nhỏ, hai bên thành rãnh phía trên được dát hoặc được ke vòng kim loại (như long đen) để đặt lẫy khóa vào giữa cối seal.
Lẫy khoá được gài lồng trong lòng của ổ khóa. Khi đóng niêm phong thì lẫy khóa thít chặt đầu nêm seal trong lòng cối seal, nếu muốn rút nêm seal ra khỏi cối thì bắt buộc phải phá seal.
* Về kích thước:
- Cối seal: dài 37 mm.
- Lòng cối seal: dài 30 mm
- Đường kính ngoài cối seal: f = 23,2 mm ¸ 23,7 mm.
- Đường kính miệng cối seal:
+ Giữa hai mép tròn: f = 10 mm ¸ 10,2 mm
+ Giữa hai mép thẳng: f = 7,2 mm ¸ 7,5 mm.
- Rãnh đặt thẻ:
+ Dài: 30,2 mm
+ Rộng: 14,8 mm
+ Cao: 1 mm
- Tán lục giác của ổ khóa seal:
+ Lòng tán: f = 11,2 mm
+ Miệng tán: f = 6,2 mm
+ Thành tán dầy: 1mm
+ Chiều dài tán: 8 mm
- Thẻ có in số và ký hiệu:
+ Dài: 27,5 mm
+ Rộng: 14 mm
+ Dầy: 1 mm
2/ Nêm seal:
Hình cột trụ tròn được làm bằng kim loại đúc liền gồm: đầu, thân và đế nêm. Thân và đế nêm được bọc nhựa màu cứng, dai, giòn. Vỏ nhựa thân nêm không ren.
- Đầu nêm để trần được tiện thành hình côn, nón cụt và côn trụ chồng lên nhau tạo thành một đường gờ và r∙nh thít chặt giữ nêm seal yên vị trí trong lòng cối seal để không thể rút seal ra khỏi cối seal được.
- Phần đầu của thân nêm có 2 mặt phẳng, khi niêm phong sẽ tiếp giáp với hai mặt phẳng ở miệng cối seal có tác dụng chống xoay.
- Phần đế nêm có 2 mặt phẳng để khi niêm phong cùng với mặt phẳng ở cối seal tạo thành một mặt phẳng áp sát vào container.
* Về kích thước:
- Chiều dài nêm seal: 82 mm
+ Đoạn đầu: 20 mm
+ Đoạn thân: 54 mm
+ Đoạn đế: 7 mm
- Côn nón (phần không bọc nhựa):
+ Đỉnh: f = 4,5 ¸ 5 mm
+ Đáy: f = 6,2 mm
+ Dài: 9,4 mm
- Côn trụ (phần không bọc nhựa):
+ Đỉnh: f = 6,2 mm
+ Đáy: f = 6,2 mm
+ Dài: 9,5 mm
- Rãnh nêm (phần không bọc nhựa):
+ Rộng: 1mm
+ Sâu: 0,6 mm
- Đường kính nêm seal (phần bọc nhựa):
. Đỉnh:
+ Mặt phẳng hai bên: 7,0 mm
+ Mặt tròn hai bên: f = 8,0 mm
+ Dài (phần hãm xoay): 8,5 mm
. Thân nêm: f = 8,5 mm
. Đế nêm:
+ Hai cạnh tròn: f = 22,5 mm
+ Hai cạnh phẳng: 18 mm
3/ Yêu cầu kỹ thuật Seal.
Mặt ngoài vỏ nhựa thân seal (gồm thân cối và thân nêm) có độ nhẵn trơn đều, kết cấu nhựa phải có độ cứng giòn đều và đảm bảo mỗi chiếc seal khi đóng niêm phong rồi muốn rút nêm seal ra khỏi cối seal thì cốt seal phải bị phá uỷ “với lực kéo tối thiểu là 200 KG và lực va đập cối seal tối thiểu là 150 kg/cm mà khi đó lẫy khóa vẫn thít chặt đầu nêm seal”.
1/ Mầu sắc:
- Màu nhựa dùng để sản xuất cối seal được mô tả tại điểm 1/I/A trên đây.
- Màu nhựa dùng để sản xuất nêm Seal gồm “đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, trắng”. Từng năm, Tổng cục Hải quan sẽ ký hợp đồng sản xuất một số lượng Seal và thầu cụ thể.
2/ Số ký mã hiệu:
Số - ký mã hiệu được dùng để đánh dấu Seal gồm các loại cụ thể sau:
“Biểu tượng hải quan Việt Nam” , theo quy định tại NĐ 18/2000/NĐ-CP ngày 29.5.2000 của Chính phủ, được in nổi trên mặt đế nêm, cụ thể gồm: trên cùng là “01 ngôi sao 05 cánh”; ở giữa là: “01 chìa khóa, 01 mỏ neo; 02 cánh én đan xen” và dưới cùng là hàng chữ in hoa “HẢI QUAN”.
- “Hàng chữ và số gồm 12 ký tự” (ví dụ A/99.00/1234 - thể hiện sêri-năm sản xuất-mã số Cục Hải quan tỉnh-số thứ tự chiếc Seal) nét chữ và số màu đen, được in rõ *** chìm trên thân nêm seal trùng với chữ và số in trên thẻ ở cối seal.
1/ Tiêu chuẩn chất lượng:
Seal coi là đảm bảo chất lượng kỹ thuật quy định trên đây, phải đảm bảo “dễ nhận biết, chắc chắn và thuận tiện” cho việc đóng niêm phong. Nhưng khi đã đóng niêm phong rồi thì không thể rút nêm ra khỏi cối seal được, nếu cố tình rút ra bằng bất cứ cách nào thì niêm phong đều bị phá hủy không dùng lại làm niêm phong được nữa; trường hợp seal đã bị mở, nếu cố tình dùng làm niêm phong để niêm phong lại thì bằng mắt thường người sử dụng dễ dàng nhận biết ngay được vết cắt hàn (vết niêm phong giả mạo).
Trước khi ký hợp đồng, Nhà sản xuất phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Seal với Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nhà nước và gửi Tổng cục Hải quan một bản kèm hiện vật Seal mẫu và bản liệt kê kết quả phân tích kết cấu sản phẩm. Bản này có nội dung, cụ thể là:
+ Tên, công thức “lý, hóa học” hoặc số hiệu độ bền “cơ, lý, hóa học” của từng loại vật liệu làm seal.
+ Độ phá huỷ Seal: lực kéo nêm seal ra khỏi cối seal (tối thiểu); lực va đập cối seal (tối thiểu); các độ ăn mòn phá huỷ khác v.v...
* Lưu ý: Mẫu seal trên có thể được thay đổi với hình dáng và kích thước tương ứng, khi đó sẽ có mẫu mới để thay thế cho phù hợp yêu cầu quản lý sử dụng.
2/ Về bao gói:
- Sau sản xuất, Seal được bao gói xuất xưởng đưa vào sử dụng phải là nguyên vẹn, tức không bị “sứt mẻ, dạn nứt, dập vỡ, mờ/bong/long số seal v.v...”; Mỗi chiếc Seal được bọc trong một túi nilon trắng mỏng trong suốt, rồi lần lượt gói: 10 chiếc/gói; 10 gói/bao; 05-10 bao/hộp; v.v... . Trên mặt vỏ “gói, bao, hộp” có in số thứ tự từng chiếc Seal được chứa đựng trong đó (ví dụ: gói 10 chiếc, từ số - đến số; bao 100 chiếc, từ số - đến số; v.v...).
- Nhà sản xuất có trách nhiệm phải kiểm tra kỹ; đảm bảo seal đóng gói đạt yêu cầu kỹ thuật niêm phong 100%.
3/ Về chế tài:
- Nếu seal được sản xuất có sai sót về kỹ thuật so với yêu cầu kỹ thuật thì Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thường về số seal bị hủy bỏ cho cơ quan Hải quan.
- Nếu có hậu quả niêm phong trong quá trình sử dụng của Hải quan, do bao gói xuất xưởng loại Seal không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật niêm phong hoặc kém chất lượng so với Seal mẫu lưu tại Tổng cục Hải quan và mẫu được cấp Giấy chứng nhận chất lượng hoặc do bên sản xuất quản lý không chặt chẽ gây ra (như làm Seal giả, làm Seal ngoài hợp đồng, làm và để Seal trùng số bị thất thoát ra ngoài v.v... để kẻ xấu lợi dụng. Nếu sơ suất gây trùng số thì Seal trùng số phải được tiêu huỷ ngay tại nơi sản xuất) thì Nhà sản xuất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4/ Các quy định cụ thể về hợp đồng sản xuất Seal thực hiện theo các văn bản Pháp luật hiện hành của Nhà nước về hợp đồng kinh tế./.
MÃ SỐ SEAL HẢI QUAN CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Mô tả cấu tạo và yêu cầu chất lượng Seal Hải quan ban hành theo Quyết định số 320/2000/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Tổng cục Hải quan)
Số TT | Tên đơn vị | Mã số |
(1) | (2) | (3) |
1 | Cục Hải quan An giang | 01 |
2 | Cục Hải quan Bà rịa- Vũng tàu | 02 |
3 | Cục Hải quan Bình dương | 03 |
4 | Cục Hải quan Bình định | 04 |
5 | Cục Hải quan Cà mau | 05 |
6 | Cục Hải quan Cao bằng | 06 |
7 | Cục Hải quan Cần thơ | 07 |
8 | Cục Hải quan Đà nẵng | 08 |
9 | Cục Hải quan Đắk Lắk | 09 |
10 | Cục Hải quan Đồng nai | 10 |
11 | Cục Hải quan Đồng tháp | 11 |
12 | Cục Hải quan Gia lai- Kon tum | 12 |
13 | Cục Hải quan Hà giang | 13 |
14 | Cục Hải quan Hà nội | 14 |
15 | Cục Hải quan Hà tĩnh | 15 |
16 | Cục Hải quan Hải phòng | 16 |
17 | Cục Hải quan Hồ Chí Minh | 17 |
18 | Cục Hải quan Khánh hoà | 18 |
19 | Cục Hải quan Kiên giang | 19 |
20 | Cục Hải quan Lai châu | 20 |
21 | Cục Hải quan Lạng sơn | 21 |
22 | Cục Hải quan Lào cai | 22 |
23 | Cục Hải quan Long an | 23 |
24 | Cục Hải quan Nghệ an | 24 |
25 | Cục Hải quan Quảng bình | 25 |
26 | Cục Hải quan Quảng ninh | 26 |
27 | Cục Hải quan Quảng trị | 27 |
28 | Cục Hải quan Tây ninh | 28 |
29 | Cục Hải quan Thanh hóa | 29 |
30 | Cục Hải quan Thừa thiên - Huế | 30 |
31 | Đơn vị Hải quan khác | 31 |
- 1Công văn về việc quy định về quản lý sử dụng Seal hải quan
- 2Quyết định 2811/QĐ-TCHQ năm 2006 về mẫu seal, niêm phong hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn số 5881/TCHQ-GSQL về việc sử dụng seal hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Quyết định 244/1998/QĐ-TCHQ về seal hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Pháp lệnh Hải quan năm 1990
- 2Nghị định 16-CP năm 1994 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan
- 3Công văn về việc quy định về quản lý sử dụng Seal hải quan
- 4Nghị định 18/2000/NĐ-CP quy định về cờ truyền thống, Hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biểu tượng, cờ hiệu và trang phục Hải quan Việt Nam
- 5Quyết định 2811/QĐ-TCHQ năm 2006 về mẫu seal, niêm phong hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn số 5881/TCHQ-GSQL về việc sử dụng seal hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Quyết định 320/2000/QĐ-TCHQ về seal hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 320/2000/QĐ-TCHQ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/08/2000
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Lê Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/09/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra