Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 29 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 156/2015/NQ-HĐND NGÀY 11/12/2015 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11 VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC NGÀNH, CÁC CẤP CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước sa đổi số 83/2015/QH13;

Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 156/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1453/KHĐT-TH ngày 31/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện theo Nghị quyết số 156/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X - kỳ họp thứ 11.

Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi: Các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh giai đoạn 2016-2020 quy định tại Điều 1 của Quyết định này là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm của các sở, ngành và địa phương; đồng thời là căn cứ để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

b) Cơ quan, tổ chức tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. phối hợp với Sở Tài chính xác định tổng vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng phương án phân bổ vốn đầu tư phát triển trong nguồn cân đối ngân sách nhà nước cho các sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh dự kiến khả năng thu - chi ngân sách địa phương, các khoản thu để lại cho đầu tư nhưng chưa cân đối vào ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

3. Các sở, ban, ngành và địa phương lập Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng cho các năm ngân sách giai đoạn 2016 - 2020. Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng vốn cân đối ngân sách tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và các quy định trước đây trái với Quyết định này bị bãi bỏ.

Điều 5.

1. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn triển khai, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện Quyết định này.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các Chủ đầu tư; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 5;
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (báo cáo);
- TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban KT-NS HĐND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, TTTH, CNXD, NL, VHXH, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC NGÀNH, CÁC CẤP CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020; THỰC HIỆN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 156/2015/NQ-HĐND NGÀY 11/12/2015 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 32/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

I. Ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được thuộc ngành, lĩnh vực sau:

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: Các dự án thủy lợi, hạ tầng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển rừng bền vững; phát triển thủy sản; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; các dự án phòng, tránh thiên tai, bão lụt, hạn hán.

2. Công nghiệp: Khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; mạng lưới điện nông thôn, miền núi; mạng lưới điện phục vụ quốc phòng, an ninh; sản xuất năng lượng tái tạo.

3. Thương mại: Các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Giao thông: Các dự án hạ tầng giao thông đường bộ.

5. Cấp nước, thoát nước và xử lý rác thải, nước thải: Các dự án cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải.

6. Kho tàng: Các dự án kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, lưu giữ hàng dự trữ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng.

7. Văn hóa: Các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa thế giới, các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, bảo tồn văn hóa truyền thống, các dự án văn hóa.

8. Thể thao: Các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng thể dục, thể thao.

9. Du lịch: Các dự án hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch.

10. Khoa học, công nghệ: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; các trạm, trại thực nghiệm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

11. Thông tin: Các dự án phục vụ hoạt động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích thiết yếu.

12. Truyền thông: Các dự án viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, đảm bảo an toàn thông tin quốc gia.

13. Công nghệ thông tin: Các dự án đầu tư hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin; bảo mật và an toàn thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước; hạ tầng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng thương mại điện tử, giao dịch điện tử.

14. Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở giáo dục, đào tạo và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cấp học từ mầm non đến đại học và hạ tầng kỹ thuật các khu đại học.

15. Y tế, dân số và vệ sinh an toàn thực phẩm: Các dự án bệnh viện, các cơ sở y tế, trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định, giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

16. Xã hội: Các dự án nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe cán bộ, công chức; cai nghiện và các dự án trợ giúp xã hội khác; các dự án cải tạo, nâng cấp các dự án ghi công liệt sỹ.

17. Tài nguyên và môi trường: Đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất và khoáng sản, nguồn nước; quan trắc cảnh báo môi trường; bảo vệ tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

18. Quản lý nhà nước: Các dự án trụ sở, nhà công vụ của các cơ quan Đảng, trụ sở của các sở, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư; trụ sở của các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp).

19. Quốc phòng, an ninh: Các dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

20. Dự trữ: Bổ sung hàng dự trữ nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội cấp bách có yêu cầu phải xử lý ngay.

II. Nguyên tắc chung về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

1. Nguyên tắc chung phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

a) Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

b) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ngành, và các cấp của địa phương (sau đây các cấp địa phương viết tắt là địa phương).

c) Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh và địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, của từng ngành, lĩnh vực và địa phương.

đ) Bố trí vốn đầu tư tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.

e) Ưu tiên bố trí vốn cho các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các địa phương trong tỉnh.

g) Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng của tỉnh, chương trình mục tiêu, dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương, của các cấp, các ngành.

h) Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

i) Dành khoảng 10% tổng số vốn cân đối ngân sách địa phương dự phòng (chưa phân bổ) trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành kế hoạch đầu tư trung hạn.

2. Nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của các sở, ngành và địa phương

Các sở, ngành và địa phương thực hiện việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 theo các nguyên tắc chung quy định tại các điểm 1, mục II nêu trên và các nguyên tắc cụ thể sau đây:

a) Các sở, ngành và địa phương dự kiến phân bổ chi tiết 90% tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn theo danh mục và mức vốn cho từng dự án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt; dành lại dự phòng 10% tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn của các sở, ngành và địa phương mình.

b) Việc bố trí vốn kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trung hạn theo từng ngành, lĩnh vực, chương trình của sở, ngành và địa phương trong giai đoạn 2016 - 2020 theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Ưu tiên bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư;

- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;

- Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 5 Điều 54 của Luật Đầu tư công và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công.

c) Về bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn trả vốn ứng trước:

- Đối với các sở, ngành và địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước không lớn, phải bố trí đủ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản ứng trước; phần còn lại bố trí vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA và bố trí vốn cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp. Số vốn còn lại (nếu có) mới cho phép bố trí khởi công các dự án mới.

- Đối với các sở, ngành và địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản và số ứng trước lớn (kế hoạch đầu tư trung hạn nếu bố trí đủ để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước, sẽ không còn nguồn để đối ứng các chương trình, dự án ODA, bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp), yêu cầu sở, ngành và địa phương:

+ Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Đối với địa phương, nếu trong kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách địa phương không cân đối đủ, cho phép địa phương sử dụng nguồn tăng thu (sau khi đã bố trí để cải cách tiền lương) hằng năm để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Đối với địa phương không có tăng thu ngân sách phải huy động các nguồn vốn khác và các nguồn vốn hợp pháp khác để thanh toán nợ đọng. Các sở, ngành và địa phương phải xây dựng phương án cụ thể số vốn trả nợ đọng từ kế hoạch đầu tư trung hạn từ nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh phân cấp và số vốn trả nợ đọng từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

+ Bố trí vốn để thanh toán khoảng 50% số vốn ứng trước theo ngành, lĩnh vực, chương trình.

Số vốn còn lại bố trí để đối ứng các chương trình, dự án ODA, các dự án chuyển tiếp. Không được bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn để khởi công các dự án mới, trừ trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh quyết định.

Trong quá trình điều hành nếu có tăng thu ngân sách tỉnh, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí vốn ngân sách tỉnh để thu hồi dứt điểm các khoản ứng trước của sở, ngành. Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp sử dụng một phần số tăng thu cân đối ngân sách địa phương để hoàn trả các khoản vốn ứng trước; sau khi thanh toán dứt điểm số nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước, mới được phép sử dụng số tăng thu còn lại để bố trí cho các dự án chuyển tiếp và các dự án khởi công mới.

d) Việc bố trí vốn nước ngoài (ODA) của sở, ngành và địa phương thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Ưu tiên bố trí cho các chương trình, dự án ODA đang triển khai dở dang, hiệu quả; các dự án chuyển tiếp nếu thấy không hiệu quả, phải nghiên cứu dừng ngay việc triển khai thực hiện để bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay.

- Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020 phải kiểm soát chặt chẽ về sự cần thiết, chỉ thực hiện các dự án thực sự hiệu quả; phải phù hợp với khả năng giải ngân vốn ODA theo các Hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ và các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện đến năm 2020.

- Danh mục các dự án chưa ký kết Hiệp định, trước mắt chưa đưa vào cân đối trong giai đoạn 2016 - 2020.

đ) Về vốn chuẩn bị đầu tư: sở, ngành và địa phương chủ động cân đối trong số vốn được giao theo ngành, lĩnh vực, chương trình để chuẩn bị đầu tư dự án.

III. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương

1. Nguyên tắc xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ vốn

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật đầu tư công; Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương thực hiện cho giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phát triển các vùng động lực với các vùng khó khăn. Ưu tiên hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh.

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

- Mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách năm 2016, năm đầu của thời kỳ ổn định 2016 - 2020 của từng huyện, thị xã, thành phố (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu quản lý qua ngân sách), không thấp hơn vốn kế hoạch năm 2015 và được ổn định trong 5 năm 2016 - 2020.

2. Các tiêu chí phân bổ vốn

Các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu xổ số kiến thiết) cho các huyện, thị xã, thành phố, gồm các nhóm sau:

- Tiêu chí dân số gồm: Số dân trung bình và số người dân tộc thiểu số của huyện, thị xã, thành phố.

- Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm: Tỷ lệ hộ nghèo, số thu trong cân đối của huyện, thị xã, thành phố (không bao gồm số thu từ tiền sử dụng đất).

- Tiêu chí diện tích, gồm: Diện tích đất tự nhiên của các huyện, thị xã, thành phố và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên.

- Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Đơn vị hành chính cấp huyện (gồm các xã, phường, thị trấn), huyện miền núi, vùng cao, huyện biên giới.

- Tiêu chí về xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới.

- Tiêu chí vùng động lực: Tính cho các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng động lực của tỉnh.

3. Xác định điểm số của từng tiêu chí

3.1. Tiêu chí dân số và đồng bào dân tộc thiểu số

a) Tiêu chí dân số: Lấy dân số trung bình năm 2014 của từng huyện, thị xã, thành phố đã được Cục Thống kê công bố trong Niên giám Thống kê năm 2014.

Từ 50.000 người trở xuống được tính 16 điểm; trên 50.000 người, cứ tăng thêm 10.000 người được tính 2 điểm.

b) Tiêu chí đồng bào dân tộc thiểu số:

- Là số lượng đồng bào dân tộc thiểu số có đến 31/12/2014 của từng huyện, thị xã, thành phố đã được Cục Thống kê công bố trong Niên giám Thống kê năm 2014.

- Từ 10.000 người trở xuống được tính 4 điểm; trên 10.000 người, cứ tăng thêm 1.000 dân được tính 0,4 điểm.

3.2. Tiêu chí về trình độ phát triển

a) Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo:

- Tỷ lệ hộ nghèo của từng huyện, thị xã, thành phố lấy theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 tại Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh.

- Từ 5% trở xuống được tính 3,5 điểm; trên 5%, cứ 1% tăng thêm được tính 0,5 điểm.

b) Điểm của tiêu chí thu trong cân đối:

Lấy theo số thu trong cân đối của các huyện, thị xã, thành phố trong dự toán thu chi ngân sách năm 2015 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch tại Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 (không kể số thu từ tiền sử dụng đất, số thu quản lý qua ngân sách).

- Các huyện, thị xã, thành phố có số thu trong cân đối từ 10 tỷ đồng trở xuống, tính 10 điểm.

- Các huyện, thị xã, thành phố có số thu trong cân đối trên 10 tỷ đồng đến 150 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng được tính thêm 0,5 điểm.

- Các huyện, thị xã, thành phố có số thu trong cân đối từ trên 150 tỷ đồng trở lên, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng được tính thêm 0,3 điểm.

3.3. Tiêu chí về diện tích

a) Diện tích tự nhiên: Diện tích đất tự nhiên xác định điểm lấy theo số liệu diện tích đất tự nhiên được Cục Thống kê công bố trong Niên giám Thống kê năm 2014.

- Các huyện, thị xã, thành phố có diện tích tự nhiên từ 50.000 ha trở xuống, được tính 10 điểm.

- Các huyện, thị xã, thành phố có diện tích tự nhiên trên 50.000 ha, cứ tăng thêm 10.000 ha được tính thêm 2 điểm.

b) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên: Các huyện, thị xã, thành phố có diện tích đất trồng lúa trên 20% trở lên, cứ 1% được tính 0,3 điểm.

3.4. Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện

a) Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện: Xác định điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện theo số xã, phường, thị trấn được Cục Thống kê công bố trong Niên giám Thống kê năm 2014.

- Các huyện, thị xã, thành phố có 10 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống, được tính 15 điểm.

- Các huyện, thị xã, thành phố có trên 10 đơn vị hành chính cấp xã, cứ tăng thêm 1 xã tính thêm 1,5 điểm.

b) Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện miền núi: Xác định điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện miền núi căn cứ vào số liệu của Ủy ban dân tộc.

- Mỗi huyện, thị xã, thành phố được tính 5 điểm.

c) Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện vùng cao:

- Mỗi huyện được tính 5 điểm.

d) Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện biên giới:

- Mỗi huyện được tính 5 điểm.

3.5. Tiêu chí bổ sung

a) Tiêu chí về xã đặc biệt khó khăn: Xác định điểm tiêu chí xã đặc biệt khó khăn căn cứ vào Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng chính phủ.

- Các huyện, thị xã, thành phố có xã đặc biệt khó khăn, cứ mỗi xã đặc biệt khó khăn tính 1 điểm.

b) Tiêu chí về xã biên giới: Xác định điểm tiêu chí xã biên giới lấy theo số liệu hiện có của tỉnh.

- Các huyện có xã biên giới, cứ mỗi xã biên giới tính 1,5 điểm.

c) Tiêu chí vùng động lực:

Thành phố Pleiku: 60 điểm

Thị xã An Khê: 40 điểm

Thị xã Ayun Pa: 40 điểm

Huyện Chư Sê: 40 điểm.

4. Nguyên tắc xác định mức vốn đầu tư trong cân đối

Căn cứ vào tiêu chí và định mức trên để tính ra số điểm của từng huyện, thị xã, thành phố và tổng số điểm của 17 huyện, thị xã, thành phố làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối. Trên cơ sở tổng vốn đầu tư cho các huyện, thị xã, thành phố, tính ra định mức cho 1 điểm.

Vốn đầu tư phân bổ cho từng huyện, thị xã, thành phố bằng số điểm của từng địa phương, nhân với định mức cho 1 điểm cộng với vốn bổ sung cho các huyện, thị xã, thành phố có số vốn phân bổ thấp hơn giai đoạn 2011-2015 (nếu có).

Số vốn phân bổ năm 2016 của từng huyện, thị xã, thành phố được ổn định cho giai đoạn 2016-2020.

5. Vốn phân bổ

Vốn cân đối ngân sách tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 phân bổ cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố là 280 tỷ đồng, tăng 40% so với giai đoạn 2011-2015 (có các bảng chi tiết kèm theo).

6. Ngoài vốn cân đối ngân sách địa phương phân bổ cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố; các huyện, thị xã, thành phố được sử dụng toàn bộ nguồn thu tiền sử dụng đất được hưởng, vốn bổ sung có mục tiêu và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn./.

 

BIỂU SỐ 1

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỈNH
Năm 2016 và ổn định trong 5 năm 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh)

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Vốn phân bổ hàng năm, giai đoạn 2011- 2015

Vốn phân bổ năm 2016 và ổn định đến năm 2020

Vốn phân bổ 2016-2020 tăng so với giai đoạn 2011-2015

Tỷ lệ tăng so với năm 2015 (%)

 

TỔNG SỐ

200,0

280,0

80,0

140,0

1

Pleiku

31,2

41,00

9,8

131,4

2

An Khê

11,7

15,90

4,2

135,9

3

Ayun Pa

10,6

14,20

3,6

134,0

4

Kbang

12,0

16,90

4,9

140,8

5

Đak Đoa

11,8

16,30

4,5

138,1

6

Chư Păh

9,4

13,50

4,1

143,6

7

la Grai

11,2

16,30

5,1

145,5

8

Mang Yang

9,5

13,40

3,9

141,1

9

Kông Chro

11,1

15,60

4,5

140,5

10

Đức Cơ

8,5

12,90

4,4

151,8

11

Chư Prông

14,6

19,30

4,7

132,2

12

Chư Sê

14,9

20,20

5,3

135,6

13

Đak Pơ

6,8

9,90

3,1

145,6

14

la Pa

8,7

13,30

4,6

152,9

15

Krông Pa

12,4

17,60

5,2

141,9

16

Phú Thiện

7,7

11,90

4,2

154,5

17

Chư Pưh

7,9

11,80

3,9

149,4

 


BIỂU SỐ 2

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỈNH CHO HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh)

ĐVT: Tỷ đồng

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng số đim của từng huyện, thị xã, thành phố

Dân số và đồng bào dân tộc thiểu số

Trình độ phát triển

Diện tích (tính đến 31/12/2014)

Huyện miền núi

Huyện vùng cao

Huyện biên giới

Đơn vị hành chính

Xã ĐBKK

Xã biên giới

Vùng động lực

Tổng số vốn phân bổ theo điểm

Dân số trung bình của năm 2014

Dân tộc thiểu số (tính đến 31/12/2014)

Tỷ lệ hộ nghèo (tính đến 31/12/2014)

Thu trong cân đối ngân sách (Dự toán NS năm 2015)

Diện tích đất tự nhiên

Diện tích trồng lúa/DT tự nhiên

(Người)

Điểm

(Người)

Điểm

% hộ nghèo

Điểm

Số thu (Tr.đồng)

Điểm

(Ha)

Điểm

% diện tích trồng lúa

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

 

TỔNG SỐ

2.298.8

1.377.819

382,6

613.247

248,7

276,0

158,9

706.000

388,8

1.553.692

325,7

104,2

1,56

85

85

15

222,0

342,0

75,0

75,0

7

11

180

280,0

1

Pleiku

337,0

224.664

50,9

29.290

11,7

0,41

3,5

404.500

156,4

26.199

10,0

10,0

 

5

5

 

23

34,5

 

 

 

 

60

41,0

2

An Khê

130,6

65.896

19,2

1.632

4,0

1,83

3,5

44.900

27,5

20.065

10,0

6,2

 

5

5

 

11

16,5

 

 

 

 

40

15,9

3

Ayun Pa

117,2

37.010

16,0

17.691

7,1

7,13

4,6

19.200

14,6

28.752

10,0

8,6

 

5

5

 

8

15,0

 

 

 

 

40

14,2

4

Kbang

138,7

65.292

19,1

31.219

12,5

29,50

15,8

21.200

15,6

184.186

36,8

1,7

 

5

5

 

14

21,0

8

8

 

 

 

16,9

5

Đak Đoa

134,1

106.869

27,4

58.854

23,5

15,49

8,7

18.250

14,1

98.866

19,8

7,6

 

5

5

 

17

25,5

5

5

 

 

 

16,3

6

Chư Pảh

111,3

71.027

20,2

37.581

15,0

14,91

8,5

13.050

11,5

98.040

19,6

4,4

 

5

5

 

15

22,5

4

4

 

 

 

13,5

7

la Grai

134,4

94.310

24,9

46.762

18,7

12,57

7,3

27.250

18,6

112.229

22,4

4,1

 

5

5

5

13

19,5

5

5

2

3

 

16,3

8

Mang Yang

110,8

60.852

18,2

37.148

14,9

20,78

11,4

11.600

10,8

112.677

22,5

3,4

 

5

5

 

12

18,0

5

5

 

 

 

13,4

9

Kông Chro

128,6

46.237

16,0

33.959

13,6

28,45

15,2

13.900

12,0

144.313

28,9

2,2

 

5

5

 

14

21,0

12

12

 

 

 

15,6

10

Đức Cơ

106,0

66.591

19,3

30.057

12,0

13,57

7,8

19.850

14,9

72.312

14,5

1,4

 

5

5

5

10

15,0

3

3

3

4,5

 

12,9

11

Chư Prông

158,6

106.648

27,3

50.578

20,2

12,35

7,2

25.850

17,9

169.552

33,9

2,8

 

5

5

5

20

30,0

4

4

2

3

 

19,3

12

Chư Sê

166,4

114.012

28,8

53.560

21,4

11,59

6,8

29.950

20,0

64.296

12,9

6,7

 

5

5

 

15

22,5

4

4

 

 

40

20,2

13

Đak Pơ

75,3

41.465

16,0

9.889

4,0

12,36

7,2

12.100

11,1

50.373

10,1

3,2

 

5

5

 

8

15,0

2

2

 

 

 

9,9

14

la Pa

109,4

53.303

16,7

37.655

15,1

34,55

18,3

6.550

10,0

86.850

17,4

10,8

 

5

5

 

9

15,0

7

7

 

 

 

13,3

15

Krông Pa

145,1

78.637

21,7

53.866

21,5

32,03

17,0

12.400

11,2

162.814

32,6

3,3

 

5

5

 

14

21,0

10

10

 

 

 

17,6

16

Phú Thiện

98,5

75.971

21,2

46.211

18,5

15,52

8,8

12.750

11,4

50.473

10,1

25,2

1,56

5

5

 

10

15,0

2

2

 

 

 

11,9

17

Chư Pưh

96,9

69.035

19,8

37.295

14,9

13,00

7,5

12.700

11,4

71.695

14,3

2,7

 

5

5

 

9

15,0

4

4

 

 

 

11,8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BIỂU SỐ 3

ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 29/01/2015 của UBND tỉnh)

STT

Tiêu chí

Điểm theo QĐ số 29/QĐ- UBND ngày 20/12/2010

Tiêu chí

Điểm cho giai đoạn 2016-2020

I

Dân số và đồng bào dân tộc thiểu số

 

Dân số và đồng bào dân tộc thiểu số

 

1

Dân số trung bình

 

Dân số trung bình

 

 

Từ 50.000 trở xuống

14

Từ 50.000 trở xuống

16

 

Trên 50000 dân, tăng thêm 10.000 dân

0,7

Trên 50000 dân, tăng thêm 10.000 dân

2

2

Dân tộc thiểu số

 

Dân tộc thiểu số

 

 

Từ 10.000 trở xuống

3

Từ 10.000 trở xuống

4

 

Trên 10000 dân, tăng thêm 1.000 dân

0,3

Trên 10000 dân, tăng thêm 1.000 dân

0,4

II

Trình độ phát triển

 

Trình độ phát triển

 

1

Tỷ lệ hộ nghèo

 

Tỷ lệ hộ nghèo

 

 

5% hộ nghèo trở xuống

2,5

5% hộ nghèo trở xuống

3,5

 

Trên 5% thì cứ 1% tăng thêm

0,4

Trên 5% thì cứ 1% tăng thêm

0,5

2

Thu trong cân đối ngân sách

 

Thu trong cân đối ngân sách

 

 

Cứ 10 tỷ đồng trở xuống được tính

10

10 tỷ đồng trở xuống được tính

10

 

Trên 10 tỷ đến 150 tỷ đồng cứ 1 tỷ đồng tăng thêm

0,5

Trên 10 tỷ đến 150 tỷ đồng cứ 1 tỷ đồng tăng thêm

0,5

 

Trên 150 tỷ đồng cứ 1 tỷ đồng tăng thêm

0,2

Trên 150 tỷ đồng cứ 1 tỷ đồng tăng thêm

0,3

III

Diện tích

 

Diện tích

 

1

Diện tích tự nhiên

 

Diện tích tự nhiên

 

 

Có DTTN từ 50.000ha trở xuống thì được tính

10

Có DTTN từ 50.000ha trở xuống thì được tính

10

 

Có DTTN trên 50.000ha, cứ 10.000 ha tăng thêm

2

Có DTTN trên 50.000ha, cứ 10.000 ha tăng thêm

2

2

Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích tự nhiên

 

Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích tự nhiên

 

 

Địa phương có diện tích đất trồng lúa trên 20% cứ 1% tăng thêm

0,5

Địa phương có diện tích đất trồng lúa trên 20% cứ 1% tăng thêm

0,3

IV

Đơn vị hành chính cấp huyện

 

Đơn vị hành chính cấp huyện

 

 

Có 10 xã trở xuống

15

Có 10 xã trở xuống

15

 

Trên 10 xã, cứ 1 xã tăng thêm

1,5

Trên 10 xã, cứ 1 xã tăng thêm

1,5

V

 

 

Đơn vị hành chính cấp huyện miền núi

5

VI

 

 

Đơn vị hành chính cấp huyện vùng cao

5

VII

 

 

Đơn vị hành chính cấp huyện vùng biên giới

5

VIII

Tiêu chí bổ sung

 

Tiêu chí bổ sung

 

1

Xã ĐBKK

 

Xã ĐBKK

 

-

Cứ mỗi xã ĐBKK

1

Cứ mỗi xã ĐBKK

1

2

Xã biên giới

 

Xã biên giới

 

-

Cứ mỗi xã biên giới

1

Cứ mỗi xã biên giới

1,5

3

Vùng động lực

 

Vùng động lực

 

-

TP Pleiku

60

TP Pleiku

60

-

TX Ayun Pa

40

TX Ayun Pa

40

-

TX An Khê

40

TX An Khê

40

-

Huyện Chư Sê

20

Huyện Chư Sê

40

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 32/QĐ-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 156/2015/NQ-HĐND về quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 32/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/01/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Võ Ngọc Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản