Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2024/QĐ-UBND

Long An, ngày 05 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI VÀ BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4473/TTr-SNN ngày 08/7/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025 (đính kèm theo Phụ lục I, Phụ lục II).

Điều 2. Nhiệm vụ của các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Các sở, ngành tỉnh căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu do ngành phụ trách.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao sau khi đạt chuẩn, để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các xã triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của đô thị văn minh, đảm bảo “sáng, xanh, sạch, đẹp, bình yên và giàu bản sắc văn hóa truyền thống”.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2024 và bãi bỏ Quyết định số 8151/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025.

2. Trường hợp đã hoàn chỉnh hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Văn phòng điều phối NTM Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- TT.UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- Trung tâm PVHCC tỉnh (đăng công báo);
- Phòng: KTTC, VHXH, THKSTTHC;
- Lưu: VT, Luan.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Lâm

 

PHỤ LỤC I

BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 05/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. QUY HOẠCH

STT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan phụ trách

1

Quy hoạch[1]

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của xã giai đoạn 2021-2025 (trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn) và được công bố công khai đúng thời hạn.

Đạt

Sở Xây dựng

1.2. Có Quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

Đạt

II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

STT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan phụ trách

2

Giao thông[2]

2.1. Tỷ lệ km đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện.

100%

Sở Giao thông vận tải

2.2. Tỷ lệ km đường ấp, đường liên ấp được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện.

100%

2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm được cứng hóa, sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện.

> 70%

2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện.

> 70%

3

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động[3].

> 80%

Sở Nông nghiệp và PTNT

3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Có Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã; công chức xã được phân công theo dõi lĩnh vực phòng, chống thiên tai và làm thường trực Ban Chỉ huy. Thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội xung kích phòng, chống thiên tai. Có Kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt; xác định vùng có nguy cơ cao về rủi ro theo các loại hình thiên tai; phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn.

Đạt

Kết quả chấm điểm thực hiện các chỉ tiêu về phòng chống thiên tai đạt từ 50 điểm trở lên.

Đạt

4

Điện

4.1. Hệ thống điện (bao gồm: Nguồn điện từ lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; trạm biến áp phân phối; đường dây trung áp; đường dây hạ áp; công tơ đo đếm điện phục vụ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện[4].

Đạt

Sở Công Thương

4.2. Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

> 98%

5

Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định.

Trường hợp xã có hơn 03 trường: 100% các trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, trong đó có từ 70% số trường trở lên đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1.

Đạt

Sở Giáo dục và Đào tạo

Trường hợp xã có từ 03 trường trở xuống: 100% các trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, trong đó có từ 50% số trường trở lên đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1.

Đạt

6

Cơ sở vật chất văn hoá

6.1. Xã có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng hoặc Hội trường đa năng và Sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã

Ở vị trí trung tâm đảm bảo mọi người dân trong vùng đều được sử dụng thuận lợi và dễ dàng tiếp cận.

Đạt

Sở VHTT và Du lịch

Diện tích Trung tâm quy hoạch tối thiểu 500 m2; có hội trường đảm bảo bố trí từ 200 chỗ ngồi trở lên; có đủ các trang thiết bị cần thiết.

Đạt

Diện tích sân thể thao tối thiểu 2.000 m2 và có xây dựng các công trình thể thao5].

Đạt

Có các Tiểu ban chuyên môn và đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên.

Đạt

6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định.

Xã có ít nhất 01 điểm vui chơi, giải trí và thể thao độc lập cho trẻ em và người cao tuổi[6].

Đạt

Điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em phải đảm bảo điều kiện và có nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em.

Đạt

6.3. Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng[7].

100%

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn[8]

Xã có chợ nông thôn hoặc cơ sở bán lẻ khác.

Chợ nông thôn nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển, định hướng phát triển và đạt chuẩn.

Đạt

Sở Công Thương

Cơ sở bán lẻ (siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp) đạt chuẩn.

Đạt

8

Thông tin và Truyền thông

8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính

Có mặt bằng, trang thiết bị phù hợp; có treo biển tên điểm phục vụ.

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

Có niêm yết giờ mở cửa và các thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng. Thời gian mở cửa phục vụ phải đảm bảo tối thiểu 4 giờ/ ngày làm việc.

Đạt

Dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 2 kg. Dịch vụ gói, kiện hàng hóa có khối lượng đơn chiếc đến 5 kg.

Đạt

8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet

Tất cả các ấp có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ít nhất 1 trong 2 loại dịch vụ điện thoại (trên mạng viễn thông cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất) và ít nhất 1 trong 2 loại dịch vụ truy nhập Internet (trên mạng băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng băng rộng di động mặt đất).

Đạt

Dịch vụ viễn thông, internet trên địa bàn xã phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Đạt

8.3. Xã có Đài truyền thanh và hệ thống loa đến các ấp

Có Đài truyền thanh xã theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đạt

Tỷ lệ ấp có hệ thống loa hoạt động tốt.

100%

8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành

Tỷ lệ máy vi tính trên số cán bộ, công chức xã.

100%

Xã có sử dụng ít nhất 04 phần mềm ứng dụng: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống thư điện tử của tỉnh; Hệ thống một cửa điện tử; Cổng/trang thông tin điện tử có chức năng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Đạt

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã.

> 30%

9

Nhà ở dân cư[9]

9.1. Nhà tạm, dột nát.

Không có

Sở Xây dựng

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố.

Các xã thuộc thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc (trừ xã Phước Vĩnh Đông), Châu Thành, Tân Trụ.

≥ 90%

Các xã thuộc các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Huệ và xã Phước Vĩnh Đông - huyện Cần Giuộc.

≥ 70%

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

STT

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan phụ trách

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người)

Năm 2021

≥ 50

Cục Thống kê tỉnh

Năm 2022

≥ 53

Năm 2023

≥ 56

Năm 2024

≥ 59

Năm 2025

≥ 62

11

Nghèo đa[10] chiều

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.

< 4%

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

12

Lao động[11]

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ).

≥ 70%

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ).

≥ 25%

13

Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã hoặc có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật và có hợp đồng hợp tác tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương.

Hợp tác xã hoạt động hiệu quả:

- Tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã hiện hành.

- Có ít nhất 1 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu phục vụ thành viên hợp tác xã.

- Được đánh giá, xếp loại đạt “khá” trở lên hoặc “trung bình” trở lên đối với hợp tác xã thành lập dưới 03 năm[12].

- Số thành viên của hợp tác xã tham gia góp vốn từ 15 thành viên trở lên.

Đạt

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả:

- Tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Có Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác.

- Có từ 10 thành viên trở lên.

- Số lượng thành viên tăng trong 3 năm liền trước năm xét công nhận xã nông thôn mới.

- Kinh doanh có lãi liên tục trong 3 năm liền trước năm xét công nhận xã nông thôn mới.

- Có ký kết, thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương (nơi Tổ hợp tác có địa chỉ giao dịch chính) trong 3 năm liền trước năm xét công nhận xã nông thôn mới[13].

Đạt

13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững[14].

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

13.3. Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương[15].

Có sản phẩm nông sản chủ lực được các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm.

Đạt

Có sản phẩm nông sản chủ lực được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tiêu chuẩn chất lượng được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận, còn hiệu lực.

Đạt

13.4. Có Kế hoạch và triển khai Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường[16].

Đạt

13.5. Có Tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả[17]

Có Quyết định thành lập Tổ của cấp có thẩm quyền; có nội quy, quy chế, điều lệ hoạt động của Tổ.

Đạt

Số lượng thành viên.

> 5 người

Thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đạt

 

 

 

 

 

 

 

IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

STT

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan phụ trách

14

Giáo dục và Đào tạo

14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xóa mù chữ

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Đạt chuẩn

Sở Giáo dục và Đào tạo

Phổ cập giáo dục tiểu học.

Đạt chuẩn mức độ 2 trở lên

Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1.

> 98%

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Đạt chuẩn mức độ 2 trở lên

Xóa mù chữ.

Đạt chuẩn mức độ 2

14.2. Tỷ lệ học sinh (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp).

≥ 80%

15

Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ).

≥ 90%

Sở Y tế

15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Đạt

15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi).

≤ 19%

15.4. Xã triển khai thực hiện Sổ khám chữa bệnh điện tử.

Đạt

16

Văn hoá

16.1. Tỷ ấp đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy định.

≥ 75%

Sở VHTT và Du lịch

16.2. Tỷ lệ ấp có kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.

100%

Sở Nông nghiệp và PTNT

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn[18].

Đối với xã không có công trình cấp nước tập trung: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình đạt từ 50% trở lên.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Đối với xã có công trình cấp nước tập trung: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt từ 45% trở lên, trong đó sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung đạt từ 30% trở lên.

Đạt

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường[19].

≥ 95%

Sở Tài nguyên và Môi trường

17.3. Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung

Có ít nhất 50% tuyến đường xã, đường ấp và các khu vực công cộng được trồng cây xanh, cây bóng mát.

Đạt

Có ít nhất 30% tuyến đường ấp được trang bị thùng đựng rác hoặc bố trí điểm tập kết rác hợp lý; các tuyến kênh, rạch chảy qua các khu dân cư tập trung phải được vệ sinh, phát quang; không có tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung.

Đạt

Có ít nhất 30% tuyến đường ấp được trồng hoa hoặc cây cảnh; có ít nhất 50% số hộ thực hiện chỉnh trang nhà ở, có cổng hàng rào.

Đạt

Hệ thống thoát nước mặt được xây dựng đảm bảo an toàn cho người dân; khu vực công cộng có nguy cơ xảy ra tai nạn phải được cảnh báo và thực hiện các biện pháp quản lý; có kế hoạch và thực hiện kế hoạch vệ sinh môi trường thường xuyên, định kỳ.

Đạt

17.4. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn[20].

> 2 m2/người

Sở Nông nghiệp và PTNT

17.5. Mai táng, hỏa táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch

Người chết phải được chôn cất tập trung tại nghĩa trang nhân dân hoặc hỏa táng. Nếu trên địa bàn xã không có nghĩa trang nhân dân thì UBND cấp xã có văn bản hướng dẫn chôn cất người chết ở những nơi phù hợp.

Đạt

Sở

Xây dựng

Mai táng (bao gồm hỏa táng lưu giữ tro cốt dưới mặt đất), phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán tốt và nếp sống văn minh hiện đại. Trường hợp hỏa táng, lưu giữ tro cốt trong khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải đảm bảo vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của UBND cấp xã theo phân cấp.

Đạt

Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Đạt

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định[21].

> 85%

Sở Tài nguyên và Môi trường

17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường[22].

100%

17.8. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch[23].

≥ 70%

17.9. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường[24].

≥ 70%

Sở Nông nghiệp và PTNT

17.10. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm[25].

100%

17.11. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn[26].

≥ 30%

Sở Tài nguyên và Môi trường

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định[27].

≥ 50%

V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

STT

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan phụ trách

18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn[28].

Đạt

Sở

Nội vụ

18.2. Đảng bộ, chính quyền xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Đạt

18.3. Các tổ chức chính trị - xã hội của xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Đạt

18.4. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.

Đạt

Sở Tư pháp

Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đạt

Hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý.

Đạt

18.5. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâm hại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn (nếu có); bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong gia đình và đời sống xã hội.

Tại thời điểm xét công nhận về đích nông thôn mới, xã không để xảy ra các vụ bạo lực gia đình có tính chất nổi cộm và có ít nhất 01 mô hình phòng chống bạo lực gia đình.

Đạt

Sở VHTT và Du lịch

Có cán bộ nữ trong Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã hoặc có ít nhất 01 nữ là lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã hoặc có cán bộ nữ được quy hoạch để khi khuyết thực hiện bố trí vào vị trí lãnh đạo chủ chốt cấp xã[29].

Đạt

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Có ít nhất 30% phụ nữ tham gia hợp tác xã, dự án giảm nghèo, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực hoặc mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường)[30].

Đạt

Không có tảo hôn, cưỡng ép kết hôn. Tỷ số giới tính khi sinh đảm bảo đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 của tỉnh.

Đạt

Có ít nhất 01 địa chỉ tin cậy-nhà tạm lánh ở cộng đồng đạt chuẩn hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình theo quy định tại Quyết định số 1814/QĐ-LĐTBXH ngày 18/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đạt

Bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em trong số các công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp xã.

Đạt

Có tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em cấp xã hoặc Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định.

Đạt

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp đảm bảo đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 của tỉnh[31].

Đạt

100% số vụ việc trẻ em bị xâm hại được phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ.

Đạt

18.6. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển ấp.

Tỷ lệ hộ dân được bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới.

> 50%

Sở Nông nghiệp và PTNT

100% các Ban phát triển ấp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cộng đồng.

Đạt

19

Quốc phòng và An ninh

19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng.

Hàng năm và đột xuất, Đảng ủy, HĐND, UBND xã có ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.

Đạt

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Ban Chỉ huy quân sự xã có đủ 04 chức danh: Chỉ huy trưởng; Phó chỉ huy trưởng; Chính trị viên; Chính trị viên phó.

Đạt

Chỉ huy trưởng và các Phó chỉ huy trưởng có trình độ chuyên môn từ trung cấp ngành quân sự cơ sở trở lên, trong đó có ít nhất 75% có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

Đạt

Ban Chỉ huy quân sự xã có trụ sở hoặc nơi làm việc riêng và có trang bị, thiết bị làm việc theo quy.

Đạt

Tổ chức biên chế lực lượng dân quân có chất lượng tổng hợp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.

Đạt

Có tổ chức chi bộ quân sự cấp xã; tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân chiếm trên 18%.

Đạt

Có tối thiểu 01 trung đội dân quân cơ động tham gia làm nòng cốt trong Đội xung kích phòng chống thiên tai xã.

Đạt

Thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ; thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự.

Đạt

19.2. Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,…) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước; có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Hàng năm, Đảng ủy xã có Nghị quyết, UBND xã có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự và Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đạt

Công an tỉnh

Không để xảy ra các hoạt động theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 4 Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an[32] quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An

Đạt

Không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật[33].

Đạt

Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đạt

Số vụ phạm tội về trật tự xã hội giảm ít nhất 5% so với năm trước (riêng đối với các xã chỉ xảy ra từ 05 vụ trở xuống một năm thì phải kiềm chế hoặc kéo giảm trong 02 năm liên tiếp); tệ nạn xã hội; tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước (trừ trường hợp bất khả kháng).

Đạt

Có một trong các mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gắn với Phong trào Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Đạt

Không thuộc địa bàn phức tạp về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội theo Quyết định số 8793/QĐ-BCA ngày 26/12/2023 của Bộ Công an về ban hành Tiêu chí xác định địa bàn phức tạp về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội.

Đạt

Tập thể Công an xã được đánh giá, xếp loại “Đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Đạt

 

PHỤ LỤC II

BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 05/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025 là xã:

1. Đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025).

2. Đạt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:

STT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan phụ trách

1

Quy hoạch

1.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xã theo quy định pháp luật về quy hoạch[1].

Đạt

Sở Xây dựng

1.2. Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Có Quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền ban hành[2].

Đạt

Có Kế hoạch thực hiện Quy hoạch chung xây dựng xã được duyệt[3].

Đạt

1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên[4].

Đạt

2

Giao thông

2.1. Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng-xanh-sạch-đẹp và có các hạng mục cần thiết theo quy định.

Được bảo trì hàng năm và có các hạng mục cần thiết theo quy định[5].

100%

Sở Giao thông vận tải

Có điện chiếu sáng, trồng cây xanh và trang bị thùng đựng rác hoặc bố trí điểm tập kết rác hợp lý.

> 80%

2.2. Tỷ lệ đường ấp và liên ấp.

Được nhựa hóa, bê tông hóa.

> 80%

Được bảo trì hàng năm theo quy định.

100%

Có điện chiếu sáng, trồng cây xanh, được trang bị thùng đựng rác hoặc bố trí điểm tập kết rác hợp lý và có các hạng mục cần thiết theo quy định.

> 50 %

2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sạch, đi lại thuận tiện.

≥ 90%

2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện.

100%

3

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động[6].

≥ 90%

Sở Nông nghiệp và PTNT

3.2. Tổ chức thủy lợi cơ sở (nếu có) hoạt động hiệu quả[7].

≥ 1

3.3. Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước[8].

Cây chủ lực là cây lúa.

≥ 30%

Cây chủ lực là cây trồng cạn.

≥ 10%

3.4. Tỷ lệ công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng được bảo trì hàng năm[9].

100%

3.5. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi.

Thống kê, cập nhật đầy đủ các nguồn nước thải xả vào từng công trình thủy lợi do xã quản lý.

Đạt

Có chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn nước thải, tổ chức quản lý nguồn nước thải theo thẩm quyền hoặc theo phân công, phân cấp.

Đạt

Xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi kịp thời, dứt điểm hàng năm theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Đạt

3.6. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Có Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã; công chức xã được phân công theo dõi lĩnh vực phòng chống thiên tai và làm thường trực Ban Chỉ huy. Thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội xung kích phòng chống thiên tai. Có Kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt; xác định vùng có nguy cơ cao về rủi ro theo các loại hình thiên tai; phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra.

Đạt

Kết quả chấm điểm thực hiện các chỉ tiêu về phòng chống thiên tai đạt từ 70 điểm trở lên.

Đạt

4

Điện

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định.

≥ 99%

Sở Công Thương

5

Giáo dục

5.1. Trường học các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất.

Tỷ lệ trường học đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1.

100%

Sở Giáo dục và Đào tạo

Số trường học đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2.

≥ 1 trường

5.2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Đạt

5.3. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Mức độ 3

5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ.

Mức độ 2

5.5. Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại.

Khá

5.6. Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền.

> 1 mô hình

6

Văn hóa

6.1. Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên.

Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Học tập cộng đồng xã và Nhà Văn hóa-Khu Thể thao ấp đạt chuẩn[10].

Đạt

 

Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập cộng đồng xã và ít nhất 70% số Điểm công cộng[11] có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Đạt

Sở VHTT và Du lịch

Các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao thực hiện theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch[12]; đối với hoạt động thư viện phải có hoạt động phục vụ tài nguyên thông tin cho người dân đạt tối thiểu 3.000 lượt người/năm.

Đạt

6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định[13].

Tỷ lệ di sản văn hóa (nếu có) được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ đúng quy định.

100%

Tỷ lệ di sản văn hóa (nếu có) được tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định.

> 50%

6.3. Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa và ấp đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa.

100%

Tỷ lệ ấp đạt chuẩn nông thôn mới.

100%

Sở Nông nghiệp và PTNT

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Có mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm[14].

Mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm được quy định tại Mục I, Bảng 1 của TCVN 11856:2017.

Đạt

Sở Công Thương

Hoặc có khu vực kinh doanh đáp ứng yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ quy định tại Mục II, Bảng 1 của TCVN 11856:2017.

Đạt

8

Thông tin và Truyền thông

8.1. Điểm phục vụ bưu chính có khả năng phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân.

> 01 điểm

Sở Thông tin và Truyền thông

8.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh[15].

> 80%

8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông.

Có 100% số ấp có hệ thống loa hoạt động thường xuyên.

Đạt

Có 100% số ấp có hộ gia đình thu xem được 01 trong số phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng Internet.

Đạt

Có ít nhất 01 điểm cung cấp xuất bản phẩm

Đạt

8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế-xã hội.

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã.

> 50%

Tỷ lệ cán bộ công chức xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin.

100%

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản.

> 70%

Có 100% số sản phẩm OCOP được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử.

Đạt

Có 100% số hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ.

Đạt

8.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…).

Trụ sở UBND xã, Trung tâm Văn hóa Thể thao và Học tập cộng đồng xã và Trạm Y tế xã bắt buộc phải có mạng wifi miễn phí. Các điểm công cộng khác: Trường học, nhà văn hóa ấp, các địa điểm du lịch cộng đồng, chợ… khuyến khích có mạng wifi miễn phí.

Đạt

Mạng wifi miễn phí phải đáp ứng chất lượng dịch vụ, các điều kiện kỹ thuật khai thác và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Đạt

9

Nhà ở dân cư[16]

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố.

Đối với xã thuộc thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc (trừ xã Phước Vĩnh Đông), Châu Thành, Tân Trụ.

≥ 90%

Sở Xây dựng

Đối với xã thuộc các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Huệ và xã Phước Vĩnh Đông-huyện Cần Giuộc.

≥ 80%

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/ người).

Năm 2021

≥ 60

Cục Thống kê tỉnh

Năm 2022

≥ 64

Năm 2023

≥ 68

Năm 2024

≥ 72

Năm 2025

≥ 76

11

Nghèo đa chiều[17]

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025

< 2,5%

 

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

12

Lao động[18]

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ).

≥ 75%

.................................................

 

13

 

.................................................

 

 

13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn.

Có ít nhất 1 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên còn thời hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Có ít nhất 1 sản phẩm chủ lực của xã đáp ứng các điều kiện cơ bản[20].

Đạt

13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao[21], hoặc mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM)[22], hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu[23], hoặc liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm[24].

> 01 mô hình

13.4. Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã[25].

Đạt

13.5. Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử[26].

> 10 %

13.6. Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng[27].

Đạt

13.7. Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội[28].

Có xây dựng chuyên mục du lịch của xã trên trang thông tin điện tử của xã hoặc huyện hoặc trên website, fanpage du lịch.

Đạt

Sở VHTT và Du lịch

Thông tin về các điểm du lịch của xã được cập nhật thường xuyên trên chuyên mục du lịch hoặc trên website, fanpage du lịch.

Đạt

13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường)[29].

> 01 mô hình

Sở Nông nghiệp và PTNT

14

Y tế

14.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ).

≥ 95%

Sở Y tế

14.2. Xã triển khai thực hiện quản lý sức khỏe điện tử.

Đạt

14.3. Xã triển khai thực hiện khám chữa bệnh từ xa.

Đạt

14.4. Xã triển khai thực hiện tốt Sổ khám chữa bệnh điện tử.

Đạt

15

Hành chính công

15.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

100% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết tại Bộ phận một cửa của xã được cập nhật và giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.

Đạt

Văn phòng UBND tỉnh

15.2. Có dịch vụ công trực tuyến một phần.

Đạt

15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp.

Công khai 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và các nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức[30].

Đạt

Có 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết được tổ chức tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng quy trình theo dõi việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh[31].

Đạt

Đã tổ chức thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng mục tiêu số hóa đối với cấp xã được giao[32].

Đạt

Trong 3 (ba) năm liên tục liền kề trước năm xét công nhận, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của xã được giải quyết đúng hoặc sớm hạn đạt tối thiểu từ 98% trở lên đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã và 95% trở lên đối với hồ sơ thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông tại bước tiếp nhận, xử lý ở cấp xã; các hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết quá hạn phải thực hiện xin lỗi theo đúng quy định[33]; không có kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải sửa đổi, bổ sung do lỗi của cơ quan nhà nước hoặc bị phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện; không có ý kiến phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, kết luận là không đúng hoặc vu cáo[34].

Đạt

Chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của năm liền kề trước năm xét công nhận và tại thời điểm xét công nhận được xếp tối thiểu từ loại tốt trở lên[35].

Đạt

Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt mục tiêu được giao[36].

Đạt

16

Tiếp cận pháp luật

16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở.

Đạt

Sở Tư pháp

16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành.

≥ 90%

16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.

≥ 90%

17

Môi trường

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường[37].

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất-kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường[38].

100%

17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định[39].

≥ 95%

17.4. Tỷ lệ hộ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả[40].

≥ 35%

17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn[41].

≥ 50%

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường[42].

Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được thu gom, xử lý.

100%

Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý.

100%

Tỷ lệ chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được thu gom, vận chuyển và xử lý.

100%

 

.................................

 

 

Đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường đối với công trình nhà ở tại đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung[45].

Đạt

Có quy chế quản lý được phê duyệt theo quy định.

Đạt

Có tổ chức quản lý, vận hành theo quy định.

Đạt

17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng.

Đối với xã trên địa bàn có cơ sở hỏa táng: Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt từ 10% trở lên.

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

Đối với xã trên địa bàn không có cơ sở hỏa táng thì không xem xét, đánh giá và xem như xã đạt chỉ tiêu “Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng”.

Đạt

17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn[46].

> 4 m2/ người

Sở Nông nghiệp và PTNT

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định[47].

≥ 70%

Sở Tài nguyên và Môi trường

18

Chất lượng môi trường sống

18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung[48].

Đối với xã có công trình cấp nước tập trung: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung đạt từ 55% trở lên.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Đối với xã không có công trình cấp nước tập trung (chỉ có công trình cấp nước hộ gia đình): Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình đạt từ 80% trở lên.

Đạt

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm[49].

> 60 lít

18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững[50].

> 40%

18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm.

100%

18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của xã[51].

Đạt

18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm[52].

100%

18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch[53].

> 80%

Sở Tài nguyên và Môi trường

18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (nếu có) đảm bảo vệ sinh môi trường[54].

100%

19

Quốc phòng và An ninh

19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân.

Chỉ huy trưởng; Phó chỉ huy trưởng có trình độ chuyên môn từ cao đẳng ngành quân sự cơ sở trở lên.

Đạt

Bộ CHQS tỉnh

Tỷ lệ đảng viên trong dân quân.

> 20%

19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phòng cháy chữa cháy) gắn với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, có hiệu quả.

Hàng năm, Đảng ủy xã có Nghị quyết, UBND xã có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự và Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đạt

Công an tỉnh

Không để xảy ra các hoạt động theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 4 Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an[55] quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

Đạt

Không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật[56].

Đạt

Số vụ phạm tội về trật tự xã hội giảm ít nhất 5% so với năm trước (riêng đối với các xã chỉ xảy ra từ 05 vụ trở xuống một năm thì phải kiềm chế hoặc kéo giảm trong 02 năm liên tiếp); tệ nạn xã hội; tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước (trừ trường hợp bất khả kháng).

Đạt

Không thuộc địa bàn phức tạp về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội theo Quyết định số 8793/QĐ-BCA ngày 26/12/2023 của Bộ Công an về ban hành Tiêu chí xác định địa bàn phức tạp về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội.

Đạt

Tập thể Công an xã được đánh giá, xếp loại “Đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Đạt

Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội từ nghiêm trọng trở lên theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) từ nghiêm trọng trở lên theo quy định của Bộ Công an (trừ trường hợp bất khả kháng).

Đạt

 

Có một trong các mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và có mô hình sử dụng camera phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự gắn với Phong trào Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Đạt

 



[1] Quy định về quy hoạch chung xây dựng xã:

- Quy hoạch chung xây dựng xã phải đáp ứng các yêu cầu về: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và bảo vệ môi trường nông thôn; khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (hạ tầng khu sơ chế, chế biến, trung chuyển nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp) phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của xã.

- Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn gồm/hoặc các khu chức năng: (1) Sản xuất công nghiệp (chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến gắn với vùng sản xuất chuyên canh); (2) thương mại (buôn bán nông sản, vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); (3) dịch vụ sản xuất nông nghiệp (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y…), dịch vụ thị trường (thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, …). Tùy theo điều kiện thực tế của từng xã, khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn có thể được xác lập tại vị trí tập trung hoặc phân tán, lồng ghép trong các chức năng khác (cụm công nghiệp, khu dịch vụ-thương mại-du lịch) được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.

[2] Tiêu chuẩn về đường giao thông:

- Quy mô: Đường xã: Mặt đường rộng tối thiểu 4,0 m; lề đường mỗi bên rộng tối thiểu 1,25 m; nền đường rộng tối thiểu 6,5 m; ít nhất 500 m bố trí 01 điểm tránh xe. Đường ấp, liên ấp: Mặt đường rộng tối thiểu 3,5 m; lề đường mỗi bên rộng tối thiểu 0,75 m; nền đường rộng tối thiểu 5,0 m; ít nhất 500 m bố trí 01 điểm tránh xe. Đường ngõ xóm: Mặt đường rộng tối thiểu 1,5 m; nền đường rộng tối thiểu 2,0 m. Đường trục chính nội đồng: Mặt đường rộng tối thiểu 3,5 m; lề đường mỗi bên rộng tối thiểu 0,75 m; nền đường rộng tối thiểu 5,0 m; ít nhất 500 m bố trí 01 điểm tránh xe.

- Cứng hóa đường giao thông là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông xi măng hoặc cấp phối có lu lèn bằng sỏi đỏ, đá dăm.

- Đối với những đường đã được đầu tư xây dựng hoặc được lập hồ sơ trước khi Bộ tiêu chí này có hiệu lực, nếu quy mô đường chưa đảm bảo theo quy định của Bộ tiêu chí thì phải bố trí thêm các điểm tránh xe đúng quy định và phải có lộ trình cụ thể để đầu tư nâng cấp đường, đảm bảo quy mô theo đúng quy định của Bộ tiêu chí.

[3] Quy định về tưới, tiêu, cấp thoát nước chủ động:

- Hình thức tưới, tiêu, cấp, thoát nước chủ động là việc có công trình thủy lợi thực hiện điều tiết tưới, tiêu, cấp, thoát nước cho diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đáp ứng sản xuất trong điều kiện thời tiết bình thường (không có thiên tai và điều kiện bất thường khác).

- Tỷ lệ diện tích đất SXNN được tưới chủ động bằng (=) diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới chủ động chia (/) cho diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch nhân (x) với 100 (diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới chủ động và diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn NTM).

- Tỷ lệ diện tích đất SXNN được tiêu chủ động bằng (=) diện tích đất gieo trồng cả năm thực tế được tiêu chủ động chia (/) cho diện tích đất gieo trồng cả năm cần tiêu nước theo kế hoạch nhân (x) với 100.

- Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp, thoát nước chủ động bằng (=) diện tích đất nuôi trồng thủy sản thực tế được cấp, thoát nước chủ động chia (/) cho diện tích đất nuôi trồng thủy sản cần cấp, thoát nước theo kế hoạch nhân (x) với 100.

[4] Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện theo quy định tại: Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ, Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ, Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương, Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 của Bộ Công Thương, Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ Công Thương, Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08/12/2006 của Bộ Công nghiệp, Thông tư số 39/2022/TT-BCT ngày 30/12/2022 của Bộ Công Thương.

[5] Sân thể thao có thể ở nhiều vị trí trên địa bàn xã nhưng tổng diện tích các sân thể thao phải đạt từ 2.000 m2 trở lên.

[6] Trường hợp xã chưa có điều kiện đầu tư điểm vui chơi, giải trí và thể thao độc lập cho trẻ em và người cao tuổi thì có thể đặt điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi trong khuôn viên của Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Học tập cộng đồng xã, nhưng: (1) Phải có trang thiết bị hoạt động phù hợp; (2) Phải cam kết lộ trình đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí và thể thao độc lập cho trẻ em và người cao tuổi.

[7] Yêu cầu về Nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao ấp:

- Diện tích quy hoạch > 300 m2.

- Hội trường đảm bảo bố trí > 100 chỗ ngồi.

- Có đủ các trang thiết bị cần thiết.

- Có Ban Chủ nhiệm và đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên.

[8] Quy định về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn là hạ tầng thương mại được thiết lập tại địa bàn nông thôn, bao gồm chợ nông thôn hoặc cơ sở bán lẻ khác (siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp).

- Chợ nông thôn đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Về mặt bằng, diện tích xây dựng: Có mặt bằng phù hợp; bố trí đủ diện tích cho hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ thiết yếu tại chợ; diện tích tối thiểu cho 01 điểm kinh doanh trong chợ là 3 m2. (2) Về kết cấu nhà chợ chính: Nhà chợ chính được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; nền chợ được cứng hóa. (3) Về các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình: Có bảng hiệu tên chợ, địa chỉ, số điện thoại liên hệ; có khu vệ sinh nam, nữ riêng, phù hợp với quy mô của chợ; có nơi trông giữ xe phù hợp, an toàn, trật tự; khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng, bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm; có nước sạch, điện, thiết bị phòng cháy chữa cháy đảm bảo cho hoạt động của chợ; có khu thu gom, lưu chứa rác thải và kế hoạch vận chuyển rác thải trong ngày đến khu xử lý tập trung; có hệ thống rãnh tiêu thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước, dễ dàng thông tắc. (4) Về điều hành, quản lý chợ: Có tổ chức quản lý chợ; nội quy chợ được niêm yết công khai; có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường phù hợp; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh, đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo theo quy định.

- Siêu thị mini đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Có bảng hiệu tên siêu thị, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. (2) Có thời gian mở cửa phù hợp; có nơi trông giữ xe; có khu vệ sinh phù hợp. (3) Có diện tích kinh doanh tối thiểu 200 m2; có từ 500 danh mục hàng hóa kinh doanh trở lên. (4) Có kho, các thiết bị kỹ thuật cần thiết cho bảo quản hàng hóa, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh. (5) Có nơi bảo quản hành lý cá nhân. (6) Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc; có trang bị kỹ thuật đảm bảo việc phòng cháy chữa cháy, an toàn và vệ sinh môi trường. (7) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh; đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo theo quy định.

- Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Có bảng hiệu tên cửa hàng, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. (2) Có thời gian mở cửa phù hợp. (3) Có diện tích kinh doanh tối thiểu 50 m2; có từ 200 danh mục hàng hóa kinh doanh trở lên. (4) Có bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp để trưng bày, bán hàng hóa nông sản của địa phương. (5) Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, đảm bảo an toàn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường. (6) Có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...). (7) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại cửa hàng không thuộc danh mục cấm kinh doanh; đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo theo quy định.

- Điểm kinh doanh tại chợ là quầy hàng, sạp hàng, ki ốt, cửa hàng được bố trí trong phạm vi chợ.

- Trường hợp xã không có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn hoặc có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì không xem xét tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới được thực hiện trên cơ sở xem xét, đánh giá các tiêu chí còn lại trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.

[9] Quy định về nhà ở:

- Nhà ở là công trình xây dựng trên thửa đất có chức năng ở và được dùng để ở, bao gồm 03 bộ phận: Nền-móng; khung-tường; mái.

- Nhà ở đơn sơ là loại nhà có cả 03 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc hoặc xây dựng bằng các vật liệu tạm thời có tuổi thọ ngắn, dễ cháy, không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Nhà ở thiếu kiên cố là nhà ở có 01 trong tổng số 03 bộ phận cấu thành chủ yếu (gồm: móng, khung-tường, mái) được xếp vào loại bền chắc hoặc 02 trong tổng số 03 bộ phận không đảm bảo “3 cứng”.

- Nhà ở bán kiên cố là nhà có 02 trong 03 kết cấu chính cột, mái, tường được làm bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà ở kiên cố là nhà có 03 kết cấu chính cột-mái-tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà ở nông thôn đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể: “Nền cứng” là nền, móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: Vữa xi măng-cát, bê tông cốt thép, gạch, đá. “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ; khung, cột được làm từ các loại vật liệu: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc. “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp; tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt.

+ Diện tích ở tối thiểu đạt từ 14 m2/người trở lên; diện tích tối thiểu một căn nhà từ 30 m2 trở lên (đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18 m2 trở lên).

+ Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên (đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó).

+ Các công trình phụ trợ (bếp, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt, thu gom các loại chất thải (nước thải và chất thải rắn); kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.

[10] Quy định về hộ nghèo, cận nghèo đa chiều:

- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã được xác định bằng tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều (trừ số hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động).

- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã được xác định bằng cách chia tổng số hộ nghèo đa chiều (trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động) cho tổng số hộ dân trên địa bàn xã (trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động).

- Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều của xã được xác định bằng cách chia tổng số hộ cận nghèo đa chiều (trừ số hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động) cho tổng số hộ dân trên địa bàn xã (trừ số hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động).

- Hộ nghèo, cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động là hộ nghèo, cận nghèo đa chiều không có thành viên trong độ tuổi lao động hoặc có thành viên trong độ tuổi lao động nhưng mất khả năng lao động.

[11] Quy định về lao động:

- Lao động đã qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên và được đào tạo (đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ), có kỹ năng nghề (do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa học vừa làm nên có tay nghề tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật và đã làm công việc này từ 03 năm trở lên).

- Lực lượng lao động gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hay thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng (=) số lao động qua đào tạo chia (/) cho lực lượng lao động nhân với 100.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ bằng (=) số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chia (/) cho lực lượng lao động nhân với 100.

[12] Việc đánh giá, xếp loại hợp tác xã thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ KH và ĐT và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có).

[13] Giá trị giao dịch của hợp đồng tối thiểu 500 triệu đồng/ năm.

[14] Quy định về mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm:

- Mô hình dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ nuôi, trồng, khai thác đối với các sản phẩm nông nghiệp khác và được sản xuất theo quy trình, chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết.

- Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn... để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất, quy mô đàn, sản lượng lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm năng mở rộng. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng cơ cấu lại nông nghiệp của xã.

[15] Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm:

[16] Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với hạ tầng bảo vệ môi trường phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt  và được triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch. Nội dung, nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Khôi phục và duy trì các lễ, hội của làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Bảo vệ cảnh quan, không gian làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: đường giao thông, điện, kho bãi…

- Đầu tư hệ thống thu gom xử lý rác thải, nước sản xuất tập trung.

- Tổ chức và hỗ trợ đào tạo nghề.

- Xúc tiến thương mại đối với sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống (đăng ký nhãn hiệu, quảng bá, tham gia các hội chợ thương mại, tiêu thụ sản phẩm làng nghề…).

[17] Quy định về Tổ khuyến nông cộng đồng:

- Tổ khuyến nông cộng đồng là tổ chức khuyến nông tự nguyện với thành phần nòng cốt là cán bộ khuyến nông cơ sở và các cá nhân trên địa bàn (cán bộ thú y, bảo vệ thực vật, kiểm lâm…), đại diện các tổ chức chuyên môn, chính trị, xã hội, đoàn thể, kinh tế (Hội nông dân, Hội LHPN, Đoàn thanh niên, hợp tác xã, doanh nghiệp…), nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.

- Chức năng, nhiệm vụ của Tổ: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quản lý sản xuất kinh doanh; tư vấn, dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y…; tư vấn chính sách, pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề, bảo tồn và phát triển các ngành nghề, làng nghề, phát triển du lịch nông thôn… và các nhiệm vụ khác để phát triển khuyến nông.

[18] Quy định về nước sạch:

- Nước sạch đạt quy chuẩn là nước có các thông số chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định do UBND tỉnh ban hành.

- Nước sạch đạt quy chuẩn được xác định bao gồm nước từ hệ thống/ công trình cấp nước tập trung và công trình cấp nước hộ gia đình có chất lượng nước đáp ứng Quy chuẩn địa phương. Nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung là nước có các thông số chất lượng nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do UBND tỉnh ban hành (QCĐP 01:2022/LA). Nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình thực hiện theo quy định tại Công văn số 11549/UBND-KTTC ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh.

- Hệ thống/ công trình cấp nước tập trung là hệ thống/ công trình cấp nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt có quy mô từ cấp ấp trở lên. Công trình cấp nước hộ gia đình là công trình cấp nước sinh hoạt do hộ gia đình tự khai thác, xử lý nước để cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn: Đối với xã không sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn bằng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình (số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình/ (chia) tổng số hộ tại cùng thời điểm đánh giá). Đối với xã sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn bằng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung (số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung / (chia) tổng số hộ tại cùng thời điểm đánh giá) + (cộng) tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình.

[19] Quy định về cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh (bao gồm cơ sở nuôi trồng thủy sản) là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp ấp hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường, yêu cầu đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường gồm có: (1) phù hợp với quy hoạch; (2) có văn bản về bảo vệ môi trường (ĐTM, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường…) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc cấp, hoặc tiếp nhận theo quy định; (3) có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định; (4) chất thải rắn, chất thải nguy hại được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao đến các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; (5) nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu theo quy định; (6) quản lý bụi, khí thải theo quy định; (7) thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Ngoài ra, đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng quy định về quản lý nhà nước hoạt động thủy sản; không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản theo quy định; đáp ứng yêu cầu theo các quy định về điều kiện nuôi thủy sản như: QCVN 02-22:2015/BNNPTNT, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, QCVN 01-80:2011/BNNPTNT…

- Cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường, yêu cầu đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường gồm có: (1) Cơ sở phải phù hợp quy hoạch (nếu có); (2) có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định; (3) chất thải rắn, chất thải nguy hại được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao theo quy định; (4) nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; (5) quản lý bụi, khí thải theo quy định; (6) thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường (nếu có).

- Làng nghề được công nhận, yêu cầu đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường gồm có: (1) có Quyết định công nhận làng nghề; (2) có phương án bảo vệ môi trường làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt; (3) có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường; (4) có hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề (hệ thống thu gom nước thải, nước mưa, điểm tập kết chất thải…).

[20] Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn là đất công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và đảm bảo khả năng tiếp cận của mọi người dân trong điểm dân cư và đất ở các hành lang giao thông, ven sông, kênh rạch, trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, khu cụm công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và  các công trình công cộng khác được trồng các loại cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích (bao gồm cả cây bóng mát, cây ăn quả lâu năm; không bao gồm cây thân thảo, vườn hoa, thảm cỏ) có giá trị bảo vệ môi trường, cảnh quan, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương.

[21] Quy định về chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt do người dân tự thu gom, xử lý hoặc do đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (%) = Tổng số hộ tham gia mạng lưới thu gom rác/ Tổng số hộ hiện có trên địa bàn x 100%.

- Chất thải rắn không nguy hại (chất thải rắn thông thường) là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải rắn không nguy hại gồm có: Chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải xây dựng; phụ phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ chất thải rắn không nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng khối lượng chất thải rắn không nguy hại được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải rắn không nguy hại phát sinh trên địa bàn x 100%.

[22] Quy định về bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế:

- Việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường và Điều 43 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phát sinh x 100%.

- Chất thải rắn y tế gồm có chất thải rắn y tế thông thường và chất thải rắn y tế nguy hại. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 83, 84 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 3, 4 Điều 70 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Điều 42 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn x 100%.

[23] Quy định về nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước hợp vệ sinh và hộ đảm ba “3 sạch”:

- Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo quy định về kỹ thuật theo QCVN 01: 2011/BYT với các nội dung chính sau: (1) Được xây dựng khép kín, chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường, không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở, không gây mùi hôi, khó chịu; (2) Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân.

- Nhà tắm hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện: (1) Kín đáo có tường bao, có mái che; (2) Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.

- Thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện: (1) Có dung tích đủ lớn; (2) Sử dụng vật liệu không có thành phần độc hại; (3) Có nắp đậy kín; (4) Vệ sinh bể định kỳ 3 tháng 1 lần.

- Hộ gia đình đảm bảo 3 sạch, gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

[24] Quy định cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường:

- Trang trại chăn nuôi: (1) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp và đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi theo quy định; (2) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; (3) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định; (4) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp; (5) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi; (6) Có khoảng cách an toàn trong chăn nuôi theo quy định; (7) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; (8) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định; (9) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (đối với trang trại lớn); (10) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; (11) Thực hiện xử lý chất thải trong chăn nuôi theo quy định.

- Hộ chăn nuôi: (1) Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; (2) Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; (3) Có biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải, xác vật nuôi theo quy định; (4) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; (5) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định; (6) Thực hiện xử lý chất thải trong chăn nuôi theo quy định.

[25] Quy định hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm:

- Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác nông lâm thủy sản, nuôi trồng thủy sản); thu gom-giết mổ-sơ chế-chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm.

- Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu; thu gom-giết mổ-sơ chế-chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm phải có Giấy cam kết sản xuất an toàn thực phẩm, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực theo quy định.

[26] Quy định quản lý chất thải rắn sau khi phân loại:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải thực phẩm không được khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi thì phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

[27] Quy định phân loại chất thải nhựa:

- Chất thải nhựa gồm có: Sản phẩm nhựa sử dụng một lần; Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

- Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút và dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra thị trường.

- Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ.

- Nguồn gốc phát sinh chất thải nhựa: (1) Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; (2) hoạt động kinh tế biển; (3) từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, cá nhân; (4) từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; (5) từ các khu vực công cộng.

- Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định.

[28] Quy định về cán bộ, công chức xã đạt chuẩn:

- Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ.

- Công chức xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh công chức cấp xã quy định tại Điều 7 và Điều 10 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ.

[29] Lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã gồm có: Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND.

[30] Tỷ lệ phụ nữ tham gia hợp tác xã, dự án giảm nghèo, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực hoặc mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (%) = Tổng số phụ nữ tham gia hợp tác xã, dự án giảm nghèo, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực hoặc mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị / Tổng số người tham gia hợp tác xã, dự án giảm nghèo, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực hoặc mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị x 100%.

[31] Việc xác định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp thực hiện theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐTB và Xã hội..

[32] Các hoạt động gồm có: (1) Hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; (2) Hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình trọng điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng; (3) Tuyên truyền, phát triển tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật; (4) Hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, tranh chấp, khiếu kiện gây phức tạp về an ninh, trật tự; (5) Hoạt động ly khai, đòi tự trị.

[33] Xã không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật phải đảm bảo:

- Không để tập trung đông người khiếu nại, tố cáo vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

- Không để xảy ra những hoạt động như: Kích động, xúi dục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hoặc có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật để gây rối an ninh, trật tự công cộng, hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền chống nhà nước; xâm phạm lợi ích của nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

[1] Việc rà soát quy hoạch chung xây dựng xã thực hiện theo Điều 15 Luật Xây dựng năm 2014. Điều kiện, nguyên tắc, trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã cần đảm bảo theo quy định tại Mục 6 Luật Xây dựng năm 2014 và khoản 10 Điều 28 Luật số 35 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

[2] Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch tuân thủ quy định tại Mục 7 và Mục 8 Luật Xây dựng năm 2014; Điều 14 Luật Kiến trúc năm 2019 và Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc. Nếu địa phương có định hướng hoặc điều kiện thực tế khác với tình hình chung của toàn tỉnh thì được đề xuất và đề nghị xem xét trong quá trình thực hiện quy hoạch.

[3] Kế hoạch thực hiện quy hoạch phải xác định thời gian thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể trên cơ sở phù hợp với mục tiêu quy hoạch xây dựng và nguồn lực thực hiện quy hoạch xây dựng (khoản 3 Điều 48 Luật Xây dựng số 50; được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 44/2015/NĐ-CP).

[4] Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết được quy định tại Điều 31 Luật Xây dựng năm 2014; Mục 3 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng được sửa đổi Điểm c khoản 10 Điều 2 Nghị định 72/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 30/08/2019. Lưu ý: Các chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD.

[5] Việc bảo trì đường giao thông nông thôn được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ và các văn bản khác. Các hạng mục cần thiết của đường giao thông như: Biển báo, biển chỉ dẫn, gờ giảm tốc…

[6] Quy định về tưới, tiêu, cấp thoát nước chủ động:

- Hình thức tưới, tiêu, cấp, thoát nước chủ động là việc có công trình thủy lợi thực hiện điều tiết tưới, tiêu, cấp, thoát nước cho diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đáp ứng sản xuất trong điều kiện thời tiết bình thường (không có thiên tai và điều kiện bất thường khác).

- Tỷ lệ diện tích đất SXNN được tưới chủ động bằng (=) diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới chủ động chia (/) cho diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch nhân (x) với 100 (diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới chủ động và diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch được xác định theo số liệu của năm đánh giá đạt chuẩn NTM).

- Tỷ lệ diện tích đất SXNN được tiêu chủ động bằng (=) diện tích đất gieo trồng cả năm thực tế được tiêu chủ động chia (/) cho diện tích đất gieo trồng cả năm cần tiêu nước theo kế hoạch nhân (x) với 100.

- Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được cấp, thoát nước chủ động bằng (=) diện tích đất nuôi trồng thủy sản thực tế được cấp, thoát nước chủ động chia (/) cho diện tích đất nuôi trồng thủy sản cần cấp, thoát nước theo kế hoạch nhân (x) với 100.

[7] Quy định về tổ chức thủy lợi cơ sở:

- Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm,dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Tổ chức thủy lợi cơ sở gồm 02 loại hình: Hợp tác xã và /hoặc tổ hợp tác.

- Nếu xã không có tổ chức thủy lợi cơ sở (do không có công trình thủy lợi hoặc xã có công trình thủy lợi nhưng không có tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi, việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng vẫn được đáp ứng đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn công trình) thì không xét chỉ tiêu “Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả“ và được đánh giá là đạt. Tuy nhiên trong báo cáo phải nói rõ lý do không có tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả khi: (1) Đảm bảo về pháp lý, năng lực (HTX được thành lập theo đúng quy định Luật HTX; Tổ hợp tác được thành lập theo đúng quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ; có điều lệ hoặc quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi được trên 50% số thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thông qua và UBND cấp xã xác nhận; toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức bộ máy, người vận hành của tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định); (2) Có số điểm đánh giá hoạt động hiệu quả, bền vững đạt từ 70 điểm trở lên, thông qua các chỉ tiêu đánh giá: Thực hiện kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước; thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi; quản lý tài chính; thực hiện đa dịch vụ; mức độ hài lòng của thành viên.

[8] Quy định về cây trồng chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước:

- Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng là việc áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn hoặc tưới ướt-khô xen kẽ, nông lộ phơi, SRI, 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng cho cây lúa phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp.

- Trường hợp xã không có cây trồng chủ lực theo quy định của UBND tỉnh thì có thể được tính bằng tỷ lệ diện tích cây trồng mang lại giá trị kinh tế chính của xã, như: Lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp… được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với điều kiện thực tế của xã. Đối với các xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản, Chỉ tiêu Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được đánh giá là đạt khi có áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản đối với việc sử dụng nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phòng ngừa bệnh, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

[9] Bảo trì công trình là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác, sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục thiết bị để việc khai thác sử dụng đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

[10] Quy định về Trung tâm VHTT và Học tập cộng đồng xã; Nhà Văn hóa-Khu thể thao ấp đạt chuẩn:

- Trung tâm VHTT và Học tập cộng đồng xã đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu: (1) Được đầu tư xây dựng riêng biệt bên ngoài khu hành chính xã, đảm bảo mọi người dân đều sử dụng thuận lợi, dễ tiếp cận; trường hợp đã đầu tư xây dựng trong khu hành chính xã thì phải bố trí lối đi riêng cho Trung tâm; về lâu dài phải có lộ trình và cam kết đầu tư xây dựng riêng biệt bên ngoài khu hành chính xã; (2) Có diện tích quy hoạch tối thiểu 500 m2; (3) Có hội trường đảm bảo bố từ 200 chỗ ngồi trở lên; (4) Có đủ các trang thiết bị cần thiết; (4) Sân thể thao có diện tích tối thiểu 2.000 m2 và có xây dựng các công trình thể thao.

- Nhà Văn hóa-Khu thể thao ấp đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu: (1) Được tu bổ, tôn tạo, xây mới đảm bảo về diện tích, chỗ ngồi, trang thiết bị hoạt động đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao của cộng đồng dân cư; (2) Diện tích quy hoạch ≥ 300 m2; (3) Hội trường đảm bảo bố trí > 100 chỗ ngồi; (4) Có đủ các trang thiết bị cần thiết.

[11] Điểm công cộng gồm có: Nhà trẻ, trường học, trạm y tế xã, Trung tâm Văn hóa Thể thao và Học tập cộng đồng xã, Nhà Văn hóa-Khu Thể thao ấp, chợ, công viên….

[12] Gồm có các hoạt động sau:

- Hoạt động văn hóa văn nghệ: (1) Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tối thiểu 12 cuộc/năm; (2) Liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng tối thiểu 4 cuộc/năm; (3) Duy trì hoạt động thường xuyên tối thiểu 05 câu lạc bộ; (4) Thư viện, phòng đọc sách, báo hoạt động tốt; (5) Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, nếp sống văn hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc hoạt động tốt; (6) Thu hút nhân dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hóa tối thiểu 30% trở lên/tổng số dân.

- Hoạt động thể dục thể thao: (1) Thi đấu thể thao tối thiểu 6 cuộc/năm; (2) Thu hút nhân dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tối thiểu 25%/tổng số dân.

- Hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em: Thu hút trẻ em tham gia hoạt động văn hóa, thể thao đạt tối thiểu 30% thời gian hoạt động.

[13] Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

[14] Quy định về mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm và khu vực kinh doanh đáp ứng yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ:

- Mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu chung được quy định tại Mục I, Bảng 1 của TCVN 11856:2017 gồm có: (1) Về vị trí, địa điểm: Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500 m. (2) Về bố trí: Các khu chức năng được phân thành từng khu vực riêng biệt và ngăn cách bởi đường đi có chiều rộng tối thiểu là 1,5 m. (3) Về thiết kế: Chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt và dễ làm vệ sinh; Trần nhà, mái che, tường, cột làm bằng vật liệu bền, không bị dột, thấm nước. (4) Về hệ thống chiếu sáng: Chợ được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm. (5) Về nước sử dụng: Có hệ thống cấp nước, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng; Có hệ thống cấp, thoát nước đến từng hộ kinh doanh thịt, thủy hải sản tươi sống, dịch vụ ăn uống; Có hệ thống thoát nước, có đầy đủ hố ga, lưới chắn rác, nắp đậy và thường xuyên làm vệ sinh. (6) Về kho, khu vực bảo quản thực phẩm (nếu có): Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố an toàn thực phẩm khác theo yêu cầu về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất; Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại; Sản phẩm thực phẩm không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác. (7) Về khu bán gia cầm sống, khu giết mổ gia cầm tập trung tại chợ (nếu có): Khu bán gia cầm sống phải tách biệt với khu bán thực phẩm khác tối thiểu là 2,4 m; Khu giết mổ gia cầm phải có đủ điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ. (8) Về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Có nội quy, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; Hệ thống điện, chống sét, thiết bị sử dụng điện và việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện cứu người phù hợp; Có văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền. (9) Về vệ sinh môi trường: Có dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày; Thùng chứa rác thải có nắp đậy kín; Định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại. (10) Về nhà vệ sinh: Cách biệt với khu kinh doanh thực phẩm; xây dựng theo tiêu chuẩn nhà tiêu dội nước tự hoại; đáp ứng tiêu chuẩn 25 hộ kinh doanh/nhà vệ sinh; có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay. (11) Về các yêu cầu khác: Nội quy chợ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được niêm yết tại chợ; Có tổ chức quản lý chợ.

- Khu vực kinh doanh đáp ứng yêu cầu đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ quy định tại Mục II, Bảng 1 của TCVN 11856:2017 gồm có: (1) Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật: Các loại sản phẩm động vật bảo đảm vệ sinh thú y. Bàn bán sản phẩm động vật cao cách sàn chợ ít nhất 60 cm, mặt bàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn; có thiết bị chống các loại côn trùng, động vật gây hại. Dao, thớt và các dụng cụ khác được làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh và khử trùng; không sử dụng các chất độc hại để bảo quản sản phẩm. (2) Đối với các cơ sở bán thủy hải sản tươi sống: Có trang thiết bị để bày bán bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; không sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản, hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế; Sàn của cơ sở bán thủy hải sản có độ dốc thu nước cục bộ trong phạm vi các lô quầy; Các dụng cụ sử dụng được làm bằng vật liệu không thôi nhiễm, dễ vệ sinh. (3) Đối với cơ sở kinh doanh rau, củ, quả: Không phun, ngâm, tẩm các loại hóa chất cấm để bảo quản rau, củ, quả; Có trang thiết bị, dụng cụ bày bán rau, củ, quả hợp vệ sinh. (4) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Nơi chế biến, nơi bán thức ăn phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau; Có đủ dụng cụ chế biến, chia, gắp, chứa đựng, bảo quản thực phẩm và được rửa sạch, làm khô trước khi sử dụng; trang bị găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; vật liệu, bao gói thực phẩm ăn ngay, thực phẩm chín bảo đảm an toàn thực phẩm; Nguyên liệu sử dụng trong chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm; Không sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không có trong danh mục được phép sử dụng; Mặt bàn cách mặt sàn chợ tối thiểu 60 cm. (5) Đối với các cơ sở kinh doanh các loại thực phẩm khô và các loại thực phẩm khác: Có đủ trang thiết bị, dụng cụ duy trì bày bán, bảo quản thực phẩm, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Thực phẩm bày bán ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng theo quy định, không bày bán thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm

- Trường hợp xã không có chợ nông thôn hoặc có chợ nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì không xem xét tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao được thực hiện trên cơ sở xem xét, đánh giá các tiêu chí còn lại trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

[15] Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh là tỷ lệ dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh.

[16] Quy định về nhà ở:

- Nhà ở là công trình xây dựng trên thửa đất có chức năng ở và được dùng để ở, bao gồm 03 bộ phận: Nền-móng; khung-tường; mái.

- Nhà ở đơn sơ là loại nhà có cả 03 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc hoặc xây dựng bằng các vật liệu tạm thời có tuổi thọ ngắn, dễ cháy, không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Nhà ở thiếu kiên cố là nhà ở có 01 trong tổng số 03 bộ phận cấu thành chủ yếu (gồm: móng, khung-tường, mái) được xếp vào loại bền chắc hoặc 02 trong tổng số 03 bộ phận không đảm bảo “3 cứng”.

- Nhà ở bán kiên cố là nhà có 02 trong 03 kết cấu chính cột, mái, tường được làm bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà ở kiên cố là nhà có 03 kết cấu chính cột-mái-tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà ở nông thôn đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể: “Nền cứng” là nền, móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: Vữa xi măng-cát, bê tông cốt thép, gạch, đá. “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ; khung, cột được làm từ các loại vật liệu: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc. “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp; tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: Bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các loại tấm lợp có chất lượng tốt.

+ Diện tích ở tối thiểu đạt từ 14 m2/người trở lên; diện tích tối thiểu một căn nhà từ 30 m2 trở lên (đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18 m2 trở lên).

+ Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên (đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó).

+ Các công trình phụ trợ (bếp, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt, thu gom các loại chất thải (nước thải và chất thải rắn); kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.

[17] Quy định về hộ nghèo, cận nghèo đa chiều:

- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã được xác định bằng tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều (trừ số hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động).

- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã được xác định bằng cách chia tổng số hộ nghèo đa chiều (trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động) cho tổng số hộ dân trên địa bàn xã (trừ số hộ nghèo đa chiều không có khả năng lao động).

- Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều của xã được xác định bằng cách chia tổng số hộ cận nghèo đa chiều (trừ số hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động) cho tổng số hộ dân trên địa bàn xã (trừ số hộ cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động).

- Hộ nghèo, cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động là hộ nghèo, cận nghèo đa chiều không có thành viên trong độ tuổi lao động hoặc có thành viên trong độ tuổi lao động nhưng mất khả năng lao động.

[18] Quy định về lao động:

- Lao động đã qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên và được đào tạo (đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ), có kỹ năng nghề (do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa học vừa làm nên có tay nghề tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật và đã làm công việc này từ 03 năm trở lên).

- Lực lượng lao động gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hay thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng (=) số lao động qua đào tạo chia (/) cho lực lượng lao động nhân với 100.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ bằng (=) số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chia (/) cho lực lượng lao động nhân với 100.

[19] Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định khi đạt các yêu cầu sau:

- Tổ chức, hoạt động của hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã hiện hành.

- Có ít nhất 1 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã.

- Được đánh giá, xếp loại đạt loại khá trở lên theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- Số thành viên tham gia góp vốn từ 20 thành viên trở lên.

- Hợp tác xã có ký kết, thực hiện hợp đồng tiêu thụ cho tối thiểu 30% tổng sản lượng sản phẩm, dịch vụ chính của hợp tác xã trong 03 năm liền trước năm xét công nhận.

[20] Các điều kiện cơ bản gồm có:

- Sản xuất gắn với vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định.

- Có thương hiệu sản phẩm (được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý).

- Có bao bì, nhãn mác theo quy định.

- Có kênh phân phối ổn định và hiệu quả (tỷ trọng sản phẩm chủ lực được tiêu thụ qua kênh phân phối ≥50%/năm) trong ít nhất 02 năm liên tục trước năm xét, công nhận xã nông thôn mới nâng cao.

[21] Mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có Khu nông nghiệp công nghệ cao được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc phê duyệt.

- Có doanh nghiệp nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

- Mô hình kinh tế có quy mô phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương và đầu tư sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Cụ thể có ít nhất một trong các nội dung sau: (1) Sản xuất giống và ứng dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu cao; (2) Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP; (3) Sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lưới, nhà kính; (4) Nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô tập trung; (5) Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh các loại phân bón thế hệ mới; (6) Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng; (7) Chăn nuôi gia cầm, heo, bò quy mô công nghiệp; (8) Ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi; (9) Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý và bảo vệ rừng; (10) Nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trường bằng các công nghệ tiên tiến (chemicalfog, biofloc, lọc sinh học) trong nuôi trồng thủy sản; (11) Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quy hoạch, quản lý và khai thác các vùng nuôi trồng thủy sản; (12) Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia thiên nhiên, các chất màu để bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; (13) Mô hình bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông sản; (14) Mô hình chế biến các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.

[22] Mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Quy mô tối thiểu: Cây lâm nghiệp 50 ha; cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp 10 ha; cây rau, cây dược liệu, cây cảnh 02 ha.

- Các nội dung thực hiện trong mô hình: (1) Có quy trình kỹ thuật canh tác theo từng nhóm cây trồng hoặc tiến bộ kỹ thuật đã công bố để áp dụng cụ thể vào địa phương; (2) có tổ, đội kỹ thuật về canh tác và bảo vệ thực vật đã qua lớp huấn luyện nông dân về IPM hoặc IPHM (FFS); (3) Sử dụng giống xác nhận hoặc giống có chất lượng cao; (4) Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm đối với cây trồng cạn, tưới tiêu theo nông-lộ-phơi đối với cây lúa; (5) Quản lý thảm thực vật (cỏ) đối với cây trồng cạn; (6) Đảm bảo bón đúng loại, lượng phân hữu cơ theo Quy trình cánh tác được cấp có thẩm quyền ban hành; (7) Quản lý sinh vật gây hại cây trồng theo IPM/IPHM; (8) Có bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; (9) Có liên kết sản xuất-tiêu thụ; (10) Có nhật ký đồng ruộng của mô hình.

[23] Mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) Có quy mô phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế của xã; (2) Mô hình được đánh giá là đạt khi điểm trung bình các khâu đạt từ 65 điểm trở lên. Việc đánh giá điểm của từng tiêu chí dựa trên mức độ cơ giới hóa đạt được của khâu sản xuất tương ứng.

[24] Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm khi đáp ứng các điều kiện sau: (1) mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ nuôi, trồng, khai thác đối với các sản phẩm nông nghiệp khác và được sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết; (2) sản phẩm mô hình liên kết được cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực.

[25] Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực được xác định là có tối thiểu 01 sản phẩm nông sản chủ lực được các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm.

[26] Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử (thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử trên tổng số sản phẩm chủ lực của xã tại cùng thời điểm đánh giá.

[27] Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực được cấp mã vùng được xác định như sau: Có sản phẩm nông sản chủ lực của xã thuộc vùng nguyên liệu tập trung được cấp mã vùng.

[28] Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch và được cấp có thẩm quyền công nhận là điểm du lịch. Trường hợp xã không có điểm du lịch thì không đánh giá chỉ tiêu “Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội” và xem như xã đạt chỉ tiêu “Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội”.

[29] Mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường) khi có ít nhất 01 mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả (đảm bảo tối thiểu 02 tiêu chí sau: Tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm của mô hình; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập; giữ gìn bản sắc văn hóa; không gây ô nhiễm môi trường).

[30] Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ.

[31] Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ.

[32] Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ, Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ,  Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ.

[33] Việc thực hiện xin lỗi đối với các hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết quá hạn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

[34] Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

[35] Chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ và Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

[36] Mục tiêu được giao thực hiện theo quy định tại khoản 2 mục III Điều 1 về cải cách thủ tục hành chính của Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; Quyết định 83/QĐ-BNV ngày 15/02/2023 của Bộ Nội vụ.

[37] Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gồm có: (1) hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung; (2) thực hiện quan trắc môi trường; (3) có công trình bảo vệ môi trường (bao gồm: Công trình xử lý chất thải; công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn; công trình bảo vệ môi trường khác).

[38] Quy định về cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh (bao gồm cơ sở nuôi trồng thủy sản) là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp ấp hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường, yêu cầu đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường gồm có: (1) Phải phù hợp với quy hoạch; (2) có văn bản về bảo vệ môi trường (ĐTM, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường…) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc cấp, hoặc tiếp nhận theo quy định; (3) có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định; (4) chất thải rắn, chất thải nguy hại được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao đến các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; (5) nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu theo quy định; (6) quản lý bụi, khí thải theo quy định; (7) thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Ngoài ra, đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng quy định về quản lý nhà nước hoạt động thủy sản; không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản theo quy định; đáp ứng yêu cầu theo các quy định về điều kiện nuôi thủy sản như: QCVN 02-22:2015/BNNPTNT, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, QCVN 01-80:2011/BNNPTNT…

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ môi trường, yêu cầu đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường gồm có: (1) Cơ sở phải phù hợp quy hoạch (nếu có); (2) có công trình/biện pháp thu gom, xử lý chất thải theo quy định; (3) chất thải rắn, chất thải nguy hại được thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao theo quy định; (4) nước thải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; (5) quản lý bụi, khí thải theo quy định; (6) thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường (nếu có).

- Làng nghề được công nhận, yêu cầu đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường gồm có: (1) có Quyết định công nhận làng nghề; (2) có phương án bảo vệ môi trường làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt; (3) có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường; (4) có hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề (hệ thống thu gom nước thải, nước mưa, điểm tập kết chất thải…).

[39] Quy định về chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt do người dân tự thu gom, xử lý hoặc do đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (%) = Tổng số hộ tham gia mạng lưới thu gom rác/ Tổng số hộ hiện có trên địa bàn x 100%.

- Chất thải rắn không nguy hại (chất thải rắn thông thường) là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải rắn không nguy hại gồm có: Chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải xây dựng; phụ phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ chất thải rắn không nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng khối lượng chất thải rắn không nguy hại được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải rắn không nguy hại phát sinh trên địa bàn x 100%.

[40] Quy định về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt như sau:

- Nước thải thải sinh hoạt là nước thải ra từ hoạt động sinh hoạt của con người như: Ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

- Biện pháp xử lý nước thải phù hợp bao gồm: (1) Có hệ thống đường ống thu gom, thoát nước thải đến công trình xử lý (bể tự hoại truyền thống; bể tự hoại có ngăn lọc kỵ khí, bể tự hoại cải tiến dạng BASTAF; bể phản ứng kỵ khí vách ngăn dòng hướng lên (ABR); bãi lọc trồng cây; hồ kỵ khí, hồ sinh học; bể lọc sinh học; bể bùn hoạt tính; bể phản ứng theo mẻ hoặc các công nghệ khác.

[41] Quy định quản lý chất thải rắn sau khi phân loại:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải thực phẩm không được khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi thì phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

[42] Quy định về chất thải rắn nguy hại như sau:

- Chất thải rắn (CTR) nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. CTR nguy hại gồm: (1) CTR nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình; (2) CTR nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; (3) CTR y tế nguy hại; (4) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật.

- Việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường và Điều 43 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phát sinh x 100%.

- Việc thu gom, xử lý chất thải rắn y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 83, 84 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 3, 4 Điều 70 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Điều 42 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn x 100%.

- Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được theo quy định tại Điều 71 của Luật Bảo vệ môi trường; khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

[43] Quy định về tái sử dụng, tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp:

- Chất thải hữu cơ là chất thải dễ phân hủy sinh học, có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, phát sinh từ sinh hoạt, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Chất thải hữu cơ có thể thu hồi, sử dụng trực tiếp cho các mục đích sử dụng khác nhau(không cần qua chế biến, sơ chế) hoặc qua các công đoạn xử lý, tái chế thành các dạng sản phẩm khác, có giá trị sử dụng, hạn chế tác động ảnh hưởng đến môi trường.

- Chất thải chăn nuôi để tái sử dụng cho mục đích khác bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ và nước thải chăn nuôi.

- Phụ phẩm nông nghiệp (phụ phẩm cây trồng): Là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình chăm sóc cây trồng, thu hoạch, sơ chế sản phẩm cây trồng tại khu vực canh tác nông nghiệp. Phụ phẩm nông nghiệp có dạng vô cơ (vỏ bao gói, túi đựng, chai lọ, màng phủ, vật rắn, lưới chắn, giá cây…) hoặc dạng hữu cơ (rơm, rạ, vỏ trái cây, , phần thải loại từ hoạt động sơ chế, chế biến).

- Tái chế, tái sử dụng chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp là hoạt động có áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ có tính chất vật lý (cắt, nghiền, ủ, ép, đóng bánh…) hoặc hóa học (hóa chất, chất phân hủy hữu cơ…) hoặc sinh học (nấm men, nấm mốc, côn trùng, vi khuẩn, chế phẩm sinh học…) để thay đổi chất thải hữu cơ thành các dạng dễ tiêu, dễ phân huỷ, từ đó chế biến thành các sản phẩm có tính chất hàng hóa (có thể trao đổi qua thị trường), hoặc sử dụng cho các mục đích khác (sản xuất nhiên liệu sinh học, phân bón, thức ăn chăn nuôi, mùn bã hữu cơ…).

- Sản phẩm thân thiện môi trường là sản phẩm mà quá trình sản xuất và tiêu thụ chúng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường (nếu có thì cũng có tác động nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại). Sản phẩm thân thiện với môi trường còn được gọi là sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái.

- Một số biện pháp tái sử dụng, tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm cây trồng: Ủ thành phân hữu cơ truyền thống; thu hồi làm nguyên liệu sản xuất cho ngành khác (ủ chua làm thức ăn chăn nuôi; làm vật liệu độn chuồng, đệm lót sinh học trong chăn nuôi; làm giá thể trồng nấm, trồng cây; làm than hoạt tính; phơi khô, nghiền thành bột bổ sung thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến thành sản phẩm thương mại khác; cày vùi hoặc phay; ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống; vùi trong hố đa năng hoặc che phủ gốc cây trồng, che phủ đất; sản xuất thành viên nhiên liệu…

- Một số biện pháp tái sử dụng, xử lý đối với chất thải chăn nuôi: Ủ phân (composting), sản xuất phân hữu cơ, nuôi côn trùng (trùn quế, lính ruồi đen), công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học…

[44] Quy định cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường:

- Trang trại chăn nuôi: (1) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp và đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi theo quy định; (2) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; (3) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định; (4) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp; (5) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi; (6) Có khoảng cách an toàn trong chăn nuôi theo quy định; (7) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; (8) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định; (9) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (đối với trang trại lớn); (10) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; (11) Thực hiện xử lý chất thải trong chăn nuôi theo quy định.

- Hộ chăn nuôi: (1) Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; (2) Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; (3) Có biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải, xác vật nuôi theo quy định; (4) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định; (5) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định; (6) Thực hiện xử lý chất thải trong chăn nuôi theo quy định.

[45] Khoảng cách an toàn môi trường nghĩa trang với công trình nhà ở tại đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung như sau: Khoảng cách tối thiểu từ khu huyệt mộ nghĩa trang hung táng là 1.000 m; khoảng cách tối thiểu từ khu huyệt mộ nghĩa trang chôn một lần là 500m; khoảng cách tối thiểu từ khu huyệt mộ nghĩa trang cát táng là 100m. Khoảng cách an toàn môi trường cơ sở hỏa táng với công trình nhà ở tại đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung là từ 500 m trở lên. Đồng thời, nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ đối với điểm lấy nước, công trình cấp nước theo quy định.

[46] Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn là đất công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và đảm bảo khả năng tiếp cận của mọi người dân trong điểm dân cư và đất ở các hành lang giao thông, ven sông, kênh rạch, trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, khu cụm công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và các công trình công cộng khác được trồng các loại cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích (bao gồm cả cây bóng mát, cây ăn quả lâu năm; không bao gồm cây thân thảo, vườn hoa, thảm cỏ) có giá trị bảo vệ môi trường, cảnh quan, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương.

[47] Quy định phân loại chất thải nhựa:

- Chất thải nhựa gồm có: Sản phẩm nhựa sử dụng một lần; Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

- Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút và dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra thị trường.

- Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ.

- Nguồn gốc phát sinh chất thải nhựa: (1) Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; (2) hoạt động kinh tế biển; (3) từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, cá nhân; (4) từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; (5) từ các khu vực công cộng.

- Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định.

[48] Quy định về nước sạch:

- Nước sạch đạt quy chuẩn là nước có các thông số chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định do UBND tỉnh ban hành.

- Nước sạch đạt quy chuẩn được xác định bao gồm nước từ hệ thống/ công trình cấp nước tập trung và công trình cấp nước hộ gia đình có chất lượng nước đáp ứng Quy chuẩn địa phương. Nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung là nước có các thông số chất lượng nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do UBND tỉnh ban hành (QCĐP 01:2022/LA). Nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình thực hiện theo quy định tại Công văn số 11549/UBND-KTTC ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh.

- Hệ thống/ công trình cấp nước tập trung là hệ thống/ công trình cấp nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt có quy mô từ cấp ấp trở lên. Công trình cấp nước hộ gia đình là công trình cấp nước sinh hoạt do hộ gia đình tự khai thác, xử lý nước để cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn: Đối với xã không sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn bằng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình (số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình/ (chia) tổng số hộ tại cùng thời điểm đánh giá). Đối với xã sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn bằng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung (số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung / (chia) tổng số hộ tại cùng thời điểm đánh giá) + (cộng) tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình.

[49] Quy định về cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm:

- Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm là số lượng nước sinh hoạt (tính bằng lít) đạt quy chuẩn được tính bình quân cho một người trên một ngày đêm.

- Số lượng nước sinh hoạt (tính bằng lít) đạt quy chuẩn được tính bình quân cho một người trên một ngày đêm từ công trình cấp nước tập trung được xác định = công suất cấp nước thực tế của công trình (m3/ngày đêm) x 1.000/tổng số hộ được cấp nước x 4,4, trong đó: Công suất thực tế là công suất phục vụ cao nhất trong năm đánh giá; 4,4 là số người trung bình mỗi hộ.

- Đối với xã không có công trình cấp nước tập trung thì không xem xét, đánh giá chỉ tiêu “Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm” và xem như xã đạt chỉ tiêu này.

[50] Quy định về công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững:

- Công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững là công trình được giao cho tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác, vận hành tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; có cán bộ đảm bảo chuyên môn, năng lực quản lý vận hành công trình và đạt các tiêu chí hoạt động bền vững như: (1) Tiền nước thu được đủ bù đắp chi phí vận hành, sửa chữa nhỏ; (2) chất lượng nước sạch sau xử lý đạt chuẩn; (3) khả năng cấp nước thường xuyên trong năm; (4) tỷ lệ công suất khai thác thực tế sau 02 năm đưa vào sử dụng so với công suất thiết kế, (5) cán bộ quản lý, vận hành có chuyên môn, năng lực quản lý vận hành phù hợp quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình (tổng số điểm phải đạt từ 70 điểm trở lên, trong đó bắt buộc phải đạt ít nhất 15 điểm cho nội dung đánh giá số 01 và 20 điểm cho nội dung số 02).

- Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững trên địa bàn xã được tính bằng phần trăm (%) giữa số công trình được đánh giá là hoạt động bền vững trên tổng số công trình của xã tại thời điểm đánh giá.

- Đối với xã không có công trình cấp nước tập trung thì không xem xét, đánh giá chỉ tiêu “Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững” và và xem như xã đạt chỉ tiêu này.

[51] Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Sản phẩm từ hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã không là nguyên nhân gây ra sự cố về an toàn thực phẩm.

[52] Việc chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

[53] Quy định về nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước hợp vệ sinh và hộ đảm ba “3 sạch”:

- Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo quy định về kỹ thuật theo QCVN 01: 2011/BYT với các nội dung chính sau: (1) Được xây dựng khép kín, chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường, không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở, không gây mùi hôi, khó chịu; (2) Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân.

- Nhà tắm hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện: (1) Kín đáo có tường bao, có mái che; (2) Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.

- Thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện: (1) Có dung tích đủ lớn; (2) Sử dụng vật liệu không có thành phần độc hại; (3) Có nắp đậy kín; (4) Vệ sinh bể định kỳ 3 tháng 1 lần.

- Hộ gia đình đảm bảo 3 sạch, gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

[54] Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động phải đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định QCVN 25:2009/BTNMT; TCVN 6696:2009; QCVN 07-9:2016/BXD. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh phải được xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

[55] Các hoạt động gồm có: (1) Hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; (2) Hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình trọng điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng; (3) Tuyên truyền, phát triển tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật; (4) Hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, tranh chấp, khiếu kiện gây phức tạp về an ninh, trật tự; (5) Hoạt động ly khai, đòi tự trị.

[56] Xã không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật phải đảm bảo:

- Không để tập trung đông người khiếu nại, tố cáo vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

- Không để xảy ra những hoạt động như: Kích động, xúi dục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hoặc có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật để gây rối an ninh, trật tự công cộng, hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền chống nhà nước; xâm phạm lợi ích của nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.