Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2023/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 4135/TTr-SNV ngày 27 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã và một số nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 và bãi bỏ các văn bản sau:
- Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc quy định số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên ngành đối với công chức cấp xã và nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Quyết định số 21/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên ngành đối với công chức cấp xã và nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã.
2. Quy định tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức danh công chức cấp xã.
3. Quy định về xếp lương, nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức cấp xã.
4. Quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã.
5. Quy định về trình tự, thủ tục điều động, chuyển công tác, tiếp nhận công chức cấp xã.
6. Quy định về chế độ báo cáo thống kê.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ cấp xã bao gồm các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã bao gồm các chức danh: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Chương II
TIÊU CHUẨN, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA TỪNG CHỨC VỤ CÁN BỘ CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã
Tiêu chuẩn chung của cán bộ cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã
1. Bí thư Đảng ủy:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Bí thư Đảng ủy cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Phó Bí thư Đảng ủy:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế, Kiến trúc, Xây dựng, Quy hoạch và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế, Kiến trúc, Xây dựng, Quy hoạch và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế, Kiến trúc, Xây dựng, Quy hoạch và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế, Kiến trúc, Xây dựng, Quy hoạch và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
7. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
8. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
9. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
10. Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của Hội Nông dân Việt Nam.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cấp xã theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
11. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế và một số chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
12. Đối với cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tốt nghiệp trung cấp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với từng chức vụ cán bộ cấp xã quy định tại Điều này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
13. Ngành đào tạo phù hợp với các chức vụ cán bộ cấp xã căn cứ bằng tốt nghiệp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường hợp cần thiết có thể đối chiếu nội dung, chương trình của ngành đào tạo và quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
14. Đối với những nhóm ngành đào tạo mới phát sinh hoặc chưa được quy định tại Quyết định này mà phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của các chức vụ cán bộ cấp xã được quy hoạch bổ nhiệm thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ cấp xã theo phân cấp để xem xét, quyết định.
15. Trường hợp Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định này về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị của từng chức vụ cán bộ thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, luật, điều lệ tổ chức đó.
16. Các tiêu chuẩn khác của cán bộ cấp xã không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Chương III
TIÊU CHUẨN, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA TỪNG CHỨC DANH CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 5. Tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã
Tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
Điều 6. Tiêu chuẩn cụ thể và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức danh công chức cấp xã
1. Độ tuổi của từng chức danh công chức cấp xã: Đủ 18 tuổi trở lên.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Riêng đối với công chức cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tốt nghiệp trung cấp trở lên của nhóm ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã theo quy định tại khoản 4 của Điều này.
4. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức danh công chức cấp xã
a) Chỉ huy trưởng Quân sự: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định khác có liên quan đối với chức danh này.
b) Văn phòng - thống kê: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Văn thư, Lưu trữ, Quản lý nhà nước, Luật, Kinh tế, Thống kê, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị văn phòng, Công nghệ thông tin hoặc các chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức Văn phòng - thống kê theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn), Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã): Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Địa chính, Đất đai, Trắc địa, Xây dựng, Quy hoạch, Kiến trúc, Đô thị, Môi trường, Giao thông, Tài nguyên, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản hoặc các chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn), Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
d) Tài chính - kế toán: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán hoặc các chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức Tài chính - kế toán theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
đ) Văn hóa - xã hội: Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các nhóm ngành đào tạo: Văn hóa, Thông tin, Truyền thông, Du lịch, Thể dục thể thao, Giáo dục, Triết học, Xã hội học hoặc các chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức Văn hóa - xã hội theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
e) Tư pháp - hộ tịch: Tốt nghiệp trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
5. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với các chức danh công chức cấp xã căn cứ bằng tốt nghiệp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường hợp cần thiết có thể đối chiếu nội dung, chương trình của chuyên ngành đào tạo và quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
6. Đối với những nhóm ngành đào tạo mới phát sinh hoặc chưa được quy định tại Quyết định này mà phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của các chức danh công chức cấp xã được tuyển dụng thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tuyển dụng theo quy định.
7. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Quyết định này về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức danh công chức thì thực hiện theo quy định của luật đó.
8. Các tiêu chuẩn khác của công chức cấp xã không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Chương IV
MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 7. Xếp lương, nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức cấp xã
1. Xếp lương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
2. Nâng bậc lương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định.
Điều 8. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (nếu cần thiết); đảm bảo đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ và từng chức danh công chức theo quy định.
Điều 9. Điều động, chuyển công tác, tiếp nhận công chức cấp xã đối với các chức danh: Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội
1. Điều động công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện (trừ trường hợp điều động để thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác, sắp xếp, tổ chức bộ máy theo nhu cầu của UBND cấp huyện):
a) Trên cơ sở đơn xin chuyển công tác, ý kiến thống nhất chuyển công tác của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển công tác và ý kiến thống nhất tiếp nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định điều động công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện và gửi 01 bản quyết định về Sở Nội vụ.
b) Hồ sơ gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển công tác về việc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho ý kiến đối với việc điều động công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn nảy sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;
- Văn bản thống nhất chuyển công tác hoặc có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển công tác;
- Văn bản thống nhất tiếp nhận hoặc có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận;
- Đơn xin chuyển công tác của công chức;
- Sơ yếu lý lịch của công chức;
- Bản tự đánh giá, nhận xét của công chức có xác nhận của lãnh đạo cơ quan đang công tác;
- Bản sao chứng thực sổ bảo hiểm xã hội, quyết định tuyển dụng công chức cấp xã, các quyết định lương của công chức;
- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của công chức;
- Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét hồ sơ, có ý kiến:
Trường hợp thống nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định điều động công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện và gửi 01 bản quyết định về Sở Nội vụ.
Trường hợp không thống nhất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến phản hồi bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã và công chức nơi chuyển công tác được biết.
2. Chuyển công tác, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác trong tỉnh:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc chuyển công tác, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Hồ sơ gửi Sở Nội vụ bao gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác về việc đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ cho ý kiến đối với việc chuyển công tác, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác trong tỉnh;
- Văn bản thống nhất chuyển công tác hoặc có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác;
- Văn bản thống nhất tiếp nhận hoặc có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận;
- Đơn xin chuyển công tác của công chức;
- Sơ yếu lý lịch của công chức;
- Bản tự đánh giá, nhận xét của công chức có xác nhận của lãnh đạo cơ quan đang công tác;
- Bản sao chứng thực sổ bảo hiểm xã hội, quyết định tuyển dụng công chức cấp xã, các quyết định lương của công chức;
- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của công chức;
- Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác, Giám đốc Sở Nội vụ xem xét hồ sơ, có ý kiến bằng văn bản thống nhất hay không thống nhất việc chuyển công tác, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác trong tỉnh. Trường hợp thống nhất, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác ra quyết định chuyển công tác và chuyển hồ sơ công chức về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận. Quyết định chuyển công tác được gửi về Sở Nội vụ 01 bản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chuyển công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận công chức và gửi 01 bản quyết định về Sở Nội vụ.
3. Tiếp nhận công chức cấp xã từ tỉnh khác đến:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận công chức cấp xã từ tỉnh khác đến sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Hồ sơ gửi Giám đốc Sở Nội vụ bao gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận về việc đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ cho ý kiến đối với việc tiếp nhận công chức cấp xã từ tỉnh khác đến;
- Văn bản thống nhất tiếp nhận hoặc có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận;
- Văn bản thống nhất chuyển công tác hoặc có ý kiến của Giám đốc Sở Nội vụ nơi chuyển công tác;
- Văn bản thống nhất chuyển công tác hoặc có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác;
- Đơn xin chuyển công tác của công chức;
- Sơ yếu lý lịch của công chức;
- Bản tự đánh giá, nhận xét của công chức có xác nhận của lãnh đạo cơ quan đang công tác;
- Bản sao chứng thực sổ bảo hiểm xã hội, quyết định tuyển dụng công chức cấp xã, các quyết định lương của công chức;
- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của công chức;
- Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận, Giám đốc Sở Nội vụ xem xét hồ sơ, có ý kiến bằng văn bản thống nhất hay không thống nhất đối với việc tiếp nhận công chức cấp xã từ tỉnh khác đến. Trường hợp thống nhất, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác ra quyết định chuyển công tác và chuyển hồ sơ công chức về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận.
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chuyển công tác và hồ sơ công chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận ra quyết định tiếp nhận và gửi 01 bản về Sở Nội vụ.
4. Chuyển công tác công chức cấp xã ra ngoài tỉnh:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chuyển công tác công chức cấp xã ra ngoài tỉnh sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Hồ sơ gửi Giám đốc Sở Nội vụ:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác về việc đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ cho ý kiến đối với việc chuyển công tác công chức cấp xã ra ngoài tỉnh;
- Văn bản thống nhất chuyển công tác hoặc có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác;
- Văn bản thống nhất tiếp nhận hoặc có ý kiến của Giám đốc Sở Nội vụ nơi tiếp nhận;
- Văn bản thống nhất tiếp nhận hoặc có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận;
- Đơn xin chuyển công tác của công chức;
- Sơ yếu lý lịch của công chức;
- Bản tự đánh giá, nhận xét của công chức có xác nhận của lãnh đạo cơ quan đang công tác;
- Bản sao chứng thực sổ bảo hiểm xã hội, quyết định tuyển dụng công chức cấp xã, các quyết định lương của công chức;
- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của công chức;
- Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác, Giám đốc Sở Nội vụ xem xét, có ý kiến bằng văn bản thống nhất hay không thống nhất đối với việc chuyển công tác công chức cấp xã ra ngoài tỉnh.
Trường hợp thống nhất, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chuyển công tác ra quyết định chuyển công tác và chuyển hồ sơ công chức về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận. Quyết định chuyển công tác gửi về Sở Nội vụ 01 bản.
5. Công chức cấp xã được điều động, chuyển công tác, tiếp nhận đến làm việc ở cấp xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Điều động, chuyển công tác, tiếp nhận công chức đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã
Việc điều động, chuyển công tác, tiếp nhận công chức đối với chức danh Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
Điều 11. Chế độ báo cáo thống kê
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo kịp thời và chính xác các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ hoặc các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Hàng năm, rà soát, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cử cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đạt chuẩn theo quy định.
2. Quyết định số lượng cụ thể cán bộ, công chức ở từng đơn vị hành chính cấp xã và chịu trách nhiệm trong việc bố trí số lượng công chức của từng chức danh công chức cấp xã theo đúng quy định. Quyết định chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
3. Tổ chức tuyển dụng đối với công chức cấp xã; chịu trách nhiệm trong việc bố trí cán bộ, công chức cấp xã theo đúng tiêu chuẩn quy định; quyết định tiếp nhận, điều động, chuyển công tác và quản lý công chức cấp xã; thực hiện cho thôi giữ chức vụ đối với cán bộ cấp xã, thôi việc đối với công chức cấp xã và nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
4. Quy định nhiệm vụ cụ thể của từng chức vụ cán bộ cấp xã và từng chức danh công chức cấp xã theo quy định tại Điều 9 và Điều 11 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
5. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã.
6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức cấp xã.
7. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
9. Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn cấp huyện.
10. Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính xác đối với cán bộ, công chức cấp xã.
11. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức triển khai, quán triệt đến cán bộ, công chức cấp xã nội dung Quy định này.
2. Trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã; nhận xét, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với công chức cấp xã.
3. Hàng năm, tổ chức rà soát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, lập kế hoạch bố trí, sử dụng, đăng ký nhu cầu tuyển dụng công chức cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng theo quy định.
4. Rà soát, đăng ký cơ quan có thẩm quyền để cử cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạt chuẩn theo quy định.
5. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
6. Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
8. Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
9. Lập và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với cán bộ, công chức cấp xã được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, tiếp nhận trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành mà chưa đáp ứng các tiêu chuẩn theo Quyết định này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/8/2023 (ngày Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) phải đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để được xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
- 1Quyết định 62/2017/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người quản lý doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 15/2020/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên ngành đối với công chức cấp xã và nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 09/2022/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
- 5Quyết định 21/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên ngành đối với công chức cấp xã và nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-UBND
- 6Quyết định 20/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định 09/2022/QĐ-UBND
- 7Quyết định 05/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 09/2024/QĐ-UBND quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9Quyết định 15/2024/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã và ngành đào tạo đối với các chức danh công chức cấp xã; Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 10Quyết định 13/2024/QĐ-UBND quy định trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 11Quyết định 24/2024/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã và ngành đào tạo đối với công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Quyết định 11/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 15/2020/QĐ-UBND Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên ngành đối với công chức cấp xã và nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 21/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên ngành đối với công chức cấp xã và nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 15/2020/QĐ-UBND
- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Luật Hộ tịch 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Luật kế toán 2015
- 6Quyết định 62/2017/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người quản lý doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
- 7Luật Dân quân tự vệ 2019
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 9Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Quyết định 09/2022/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
- 12Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
- 13Quyết định 20/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định 09/2022/QĐ-UBND
- 14Quyết định 05/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 15Quyết định 09/2024/QĐ-UBND quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 16Quyết định 15/2024/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã và ngành đào tạo đối với các chức danh công chức cấp xã; Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 17Quyết định 13/2024/QĐ-UBND quy định trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 18Quyết định 24/2024/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã và ngành đào tạo đối với công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 32/2023/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nội dung quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 32/2023/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra