- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
- 8Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định về Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
- 10Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2024/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 08 tháng 3 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 108/TTr-SNV ngày 31 tháng 01 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 3 năm 2024 và thay thế Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về phân cấp quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 05/2024/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là cấp xã) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, gồm các nội dung: Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ, chức danh công chức; ngành đào tạo theo yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; thẩm quyền nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức; điều động, chuyển công tác và tiếp nhận công chức cấp xã.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau (sau đây viết tắt là cấp huyện) và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Cán bộ, công chức cấp xã.
3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức cấp xã.
Chương II
TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ cấp xã
1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của điều lệ tổ chức, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
4. Cán bộ cấp xã làm việc tại các xã đảo, thị trấn đảo, xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh công chức cấp xã
1. Công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã theo quy định tại Điều 5 Quy định này. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
2. Công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
3. Công chức cấp xã làm việc tại các xã đảo, thị trấn đảo, xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 5. Ngành đào tạo theo yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
1. Công chức Văn phòng - thống kê: Tốt nghiệp đại học trở lên với một trong các ngành đào tạo: Luật; luật hiến pháp và luật hành chính; thống kê; công nghệ thông tin; quản trị văn phòng; quản trị nhân lực; lưu trữ học; ngữ văn; chính trị học; xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; tổ chức và nhân sự; quản lý nhà nước; hành chính học; quản lý công; chính sách công; triết học; kinh tế học; kinh tế luật; quản lý kinh tế; khoa học chính trị; xã hội học và nhân học; báo chí và truyền thông; văn thư - lưu trữ; khoa học quản lý; hệ thống thông tin quản lý; máy tính; thông tin - thư viện; văn học; tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
2. Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn): Tốt nghiệp đại học trở lên với một trong các ngành đào tạo: Quản lý đất đai; quản lý tài nguyên và môi trường; công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; kiến trúc; kiến trúc cảnh quan; kiến trúc đô thị; quy hoạch vùng và đô thị; quản lý đô thị và công trình; đô thị học; xây dựng; quản lý xây dựng; kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa; khoa học môi trường; công nghệ kỹ thuật môi trường.
3. Công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã): Tốt nghiệp đại học trở lên với một trong các ngành đào tạo: Quản lý đất đai; quản lý tài nguyên và môi trường; công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; khoa học môi trường; công nghệ kỹ thuật môi trường; kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa; xây dựng; quản lý xây dựng; nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thú y; công nghệ sinh học.
4. Công chức Tài chính - kế toán: Tốt nghiệp đại học trở lên với một trong các ngành đào tạo: Tài chính; kế toán; kế toán tổng hợp; kinh tế học; quản trị kinh doanh; quản lý nhà nước về kinh tế; kiểm toán; quản lý tài chính công; tài chính - ngân hàng; kế toán - tin học.
5. Công chức Tư pháp - hộ tịch: Tốt nghiệp trung cấp trở lên với một trong các ngành đào tạo: Luật; luật hiến pháp và luật hành chính; luật dân sự và tố tụng dân sự; luật hình sự và tố tụng hình sự; luật kinh tế.
6. Công chức Văn hóa - xã hội: Tốt nghiệp đại học trở lên với một trong các ngành đào tạo: Văn hóa học; văn hóa truyền thông; văn hóa du lịch; quản lý văn hóa; ngữ văn; Việt Nam học; tiếng Việt và văn hóa Việt Nam; xã hội học; công tác xã hội; công tác thanh thiếu niên; quản lý thể dục - thể thao; quản lý nhà nước về xã hội; quản lý giáo dục; lịch sử; tôn giáo học; báo chí và truyền thông; Luật; luật pháp và luật hành chính; luật kinh tế; du lịch; triết học; chính trị học; văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam; quản lý nhà nước.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ ngành đào tạo theo yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này để tuyển dụng, tiếp nhận, phân công, bố trí từng chức danh công chức cấp xã theo đúng trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trường hợp ngành đào tạo chưa được quy định tại Điều này, nhưng xét thấy ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Chương III
PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Mục 1. NÂNG BẬC LƯƠNG, PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 6. Thẩm quyền nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung
1. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định nâng bậc lương, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống.
Điều 7. Đào tạo, bồi dưỡng
1. Cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ cán bộ, chức danh công chức, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đang đảm nhiệm và phù hợp với kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã.
2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau và quy định của pháp luật có liên quan khác.
Điều 8. Đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Thẩm quyền đánh giá:
a) Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ cấp xã (theo phân cấp) thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ cấp xã;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cấp xã.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, của điều lệ tổ chức và tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
3. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Mục 2. ĐIỀU ĐỘNG, CHUYỂN CÔNG TÁC VÀ TIẾP NHẬN CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 9. Điều động, chuyển công tác và tiếp nhận đối với công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội
1. Điều động trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện: Trên cơ sở ý kiến thống nhất cho chuyển công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi và đồng ý tiếp nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động công chức cấp xã từ đơn vị hành chính cấp xã này sang làm việc ở đơn vị hành chính cấp xã khác.
2. Chuyển công tác, tiếp nhận giữa hai đơn vị hành chính cấp huyện: Trên cơ sở ý kiến thống nhất cho chuyển công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến quyết định việc tiếp nhận công chức cấp xã từ đơn vị hành chính cấp xã của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở đơn vị hành chính cấp xã của cấp huyện khác.
3. Tiếp nhận từ tỉnh khác chuyển về: Trên cơ sở ý kiến thống nhất cho chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý của cấp tỉnh nơi đi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến quyết định tiếp nhận công chức cấp xã, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
4. Chuyển công tác ngoài tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi quyết định cho công chức cấp xã chuyển công tác ngoài tỉnh sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Nội vụ việc điều động, chuyển công tác, tiếp nhận công chức cấp xã theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để theo dõi, kiểm tra.
Điều 10. Điều động, chuyển công tác và tiếp nhận đối với công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự
1. Trên cơ sở ý kiến thống nhất cho chuyển công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi, đồng ý tiếp nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến và ý kiến trao đổi, thống nhất giữa Phòng Nội vụ với Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã từ đơn vị hành chính cấp xã này sang làm việc ở đơn vị hành chính cấp xã khác trong cùng một đơn vị chính cấp huyện.
2. Trên cơ sở ý kiến thống nhất cho chuyển công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi (sau khi có ý kiến trao đổi, thống nhất giữa Phòng Nội vụ với Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện nơi đi). Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đến quyết định việc tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã từ đơn vị hành chính cấp xã của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở đơn vị hành chính cấp xã của cấp huyện khác (giữa hai đơn vị cấp huyện trong tỉnh Cà Mau), sau khi có ý kiến trao đổi, thống nhất giữa Phòng Nội vụ với Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện nơi đến.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Nội vụ việc điều động, tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để theo dõi, kiểm tra.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp
Cán bộ, công chức cấp xã đang giữ chức vụ, chức danh chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 và 4 Quy định này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/8/2023 phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo Quy định này. Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 37/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 16/2013/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lai Châu
- 2Quyết định 53/2023/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 32/2023/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nội dung quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 09/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
- 8Quyết định 37/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 16/2013/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lai Châu
- 9Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định về Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
- 11Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
- 12Quyết định 53/2023/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 13Quyết định 32/2023/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nội dung quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Quyết định 05/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 05/2024/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Nguyễn Minh Luân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết