Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2013/QĐ-UBND | Đồng Tháp, ngày 02 tháng 10 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy định này quy định về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Các tổ chức, hộ gia đình cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3. Qui định này không áp dụng cho cơ sở nuôi nhỏ lẻ, nuôi sinh thái trên đồng ruộng trong mùa lũ.
Các từ ngữ trong Quy định này được hiểu theo Luật Bảo vệ môi trường, ngoài ra còn thêm một số từ ngữ sau đây:
1. Gia súc, là các động vật nuôi phổ biến như: trâu, bò, dê, cừu, heo, thỏ.
2. Gia cầm, là các động vật nuôi phổ biến như: gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, chim cút, bồ câu, các loài chim cảnh.
3. Thủy sản, bao gồm các loài nuôi phổ biến như: tôm, cá.
4. Bò sát, bao gồm các loài nuôi phổ biến như: cá sấu, trăn, rắn, ba ba, rùa, kỳ đà.
5. Chất thải trong chăn nuôi
a) Chất thải lỏng: nước phân, nước tiểu, nước rửa chuồng trại, nước thải từ ao nuôi thủy sản, nước vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, các dung dịch, hóa chất lỏng sử dụng trong chăn nuôi được thải bỏ;
b) Chất thải rắn: phân động vật, xác động vật, thức ăn thừa, bã thức ăn chăn nuôi, phủ tạng động vật, da, lông, sừng, móng, chất lót, chất độn chuồng, bùn thải từ ao nuôi thủy sản, bao bì thuốc thú y và các chất thải rắn khác thải ra trong quá trình chăn nuôi;
c) Chất thải khí: các loại khí thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi như CO2, NH3, H2S, CH4… và các khí có mùi hôi, thối khác.
Điều 4. Phân loại quy mô hoạt động chăn nuôi
Phân loại quy mô hoạt động các cơ sở chăn nuôi, như sau:
1. Cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn
a) Heo (lợn), dê, thỏ, cừu: từ 1.000 con trở lên (không kể con theo mẹ);
b) Trâu, bò: từ 500 con trở lên (kể cả nuôi nhốt hoặc chăn thả);
c) Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng): từ 20.000 con trở lên; 200 con trở lên đối với đà điểu (kể cả nuôi nhốt hoặc chăn thả); từ 100.000 con trở lên đối với chim cút, bồ câu;
d) Cơ sở nuôi trồng thủy sản: quy mô diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên (không áp dụng cho nuôi tôm trên đồng ruộng trong mùa lũ);
e) Các loại bò sát đăng ký gây nuôi (bao gồm cả nuôi con giống, nuôi thương phẩm và nuôi sinh sản): 1.000 con trở lên đối với cá sấu, kỳ đà, trăn; từ 5.000 con trở lên đối với rắn và các loại bò sát khác.
2. Cơ sở chăn nuôi có quy mô vừa
a) Heo (lợn), dê, thỏ, cừu: từ 20 con đến dưới 1.000 con (không kể con theo mẹ);
b) Trâu, bò: từ 10 đến dưới 500 con (kể cả nuôi nhốt hoặc chăn thả);
c) Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng): từ 1.000 đến dưới 20.000 con; từ 20 đến dưới 200 con đối với đà điểu (kể cả nuôi nhốt hoặc chăn thả); từ 5.000 con đến dưới 100.000 con đối với chim cút, bồ câu;
d) Cơ sở nuôi trồng thủy sản: quy mô diện tích mặt nước từ 01 ha đến dưới 10 ha đối với nuôi thương phẩm; từ 02 ha đến dưới 10 ha đối với nuôi giống. Riêng nuôi các loài cá rô đồng, cá lóc, cá sặc rằn thương phẩm và giống từ 0,1 ha đến dưới 10 ha. Đối với cơ sở nuôi lồng, bè có thể tích từ 20 m3 thể tích lồng, bè trở lên;
e) Các loại bò sát
- Đối với nuôi con giống: các loại bò sát đăng ký gây nuôi từ 300 con đến dưới 1.000 con đối với cá sấu, kỳ đà, trăn; từ 2.000 con đến dưới 5.000 con đối với rắn và các loại bò sát khác.
- Đối với nuôi thương phẩm: các loại bò sát đăng ký gây nuôi từ 200 con đến dưới 1.000 con đối với cá sấu, kỳ đà, trăn; từ 1.000 con đến dưới 5.000 con đối với rắn và các loại bò sát khác.
3. Cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ
a) Heo (lợn), dê, thỏ, cừu: dưới 20 con (không kể con theo mẹ);
b) Trâu, bò: Dưới 10 con (kể cả nuôi nhốt hoặc chăn thả);
c) Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng): dưới 1.000 con; dưới 20 con đối với đà điểu (kể cả nuôi nhốt hoặc chăn thả); dưới 5.000 con đối với chim cút, bồ câu;
d) Cơ sở nuôi trồng thủy sản: quy mô diện tích mặt nước dưới 01 ha và đối với các loài cá rô đồng, cá lóc, cá sặc rằn là dưới 0,1ha. Cơ sở nuôi lồng, bè có thể tích: dưới 20 m3;
e) Các loại bò sát
- Đối với nuôi con giống: các loại bò sát đăng ký gây nuôi dưới 300 con đối với cá sấu, kỳ đà, trăn; dưới 2.000 con đối với rắn và các loại bò sát khác;
- Đối với nuôi thương phẩm: các loại bò sát đăng ký gây nuôi dưới 300 con đối với cá sấu, kỳ đà, trăn; từ 200 con đến dưới 1.000 con đối với rắn và các loại bò sát khác.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
Điều 5. Những điều cấm trong hoạt động chăn nuôi
1. Vứt xác vật nuôi bị nhiễm bệnh, nhiễm khuẩn, chết ra nơi công cộng, sông, kênh, rạch hoặc chôn lấp không đúng quy định, không tiêu độc, khử trùng;
2. Thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo quy định ra môi trường. Để rơi vãi chất thải trong quá trình chứa đựng và vận chuyển;
3. Nhập các vật nuôi không rõ nguồn gốc, không theo đúng quy định của pháp luật;
4. Thả rong vật nuôi trên đường phố hay để các vật nuôi như gia súc, gia cầm phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đường phố;
5. Chăn nuôi với bất kỳ quy mô nào trong các khu vực nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ; trong các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cụm, tuyến dân cư, khu dân cư tập trung;
6. Nuôi thương phẩm các loài động vật, thủy sản, bò sát gây tác hại lớn đến môi trường như: rùa tai đỏ, cá lau kính, hải ly…
Điều 6. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi
1. Các cơ sở chăn nuôi chỉ được triển khai hoạt động sau khi được xác nhận về điều kiện vệ sinh thú y cũng như thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường và xử lý chất thải được nêu trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.
2. Trong quá trình chăn nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp xử lý chất thải theo quy định tại Điều 8 Quy định này, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành.
3. Thực hiện nghiêm các quy định về chăn nuôi thú y: tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng thường xuyên khu vực chăn nuôi, thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học.
4. Có khu vực cách ly vật nuôi bị dịch bệnh, có hố xử lý vật nuôi bị chết theo quy định của ngành thú y. Khi có dịch bệnh xảy ra phải thực hiện các biện pháp phòng chống, tiêu hủy theo quy định của các cơ quan chức năng và quy định của Pháp lệnh Thú y.
5. Trường hợp các hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, chủ các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục triệt để. Nếu không khắc phục được phải ngừng hoạt động chăn nuôi, chủ cơ sở phải thông báo khả năng gây tổn hại cho dân cư chung quanh, đồng thời báo cáo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về thú y của địa phương.
Điều 7. Điều kiện của cơ sở chăn nuôi
1. Điều kiện về vị trí, địa điểm, mặt bằng
a) Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch chăn nuôi của địa phương, trường hợp chưa có quy hoạch thì phải được các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cho phép;
b) Đối với cơ sở được chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô vừa và lớn: phải cách xa trường học, bệnh viện, công sở, cơ sở tôn giáo, chợ, khu dân cư và các khu công cộng khác tối thiểu là 100m và có tường bao quanh nhằm đảm bảo cách ly an toàn sinh học; cách đường giao thông chính như quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, nguồn nước mặt tối thiểu 50m. Khu vực chăn nuôi chim cảnh, thú cảnh phải cách ly hoàn toàn với khu sinh hoạt gia đình;
c) Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong lồng, bè: phải theo đúng quy hoạch nuôi trồng thủy sản;
d) Các cơ sở chăn nuôi tùy theo loại hình, quy mô hoạt động mà bố trí diện tích mặt bằng cho phù hợp, ngoài diện tích xây dựng chuồng trại phải dành diện tích để xây dựng các công trình phục vụ cho vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và xử lý chất thải, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường;
e) Đối với các hộ gia đình, cá nhân nuôi nhỏ, lẻ không có diện tích để xây dựng công trình, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi: phải tiến hành thu gom và xử lý riêng đối với mọi nguồn chất thải phát sinh, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; không được thải trực tiếp chất thải chưa xử lý vào hệ thống tiêu thoát nước chung của khu vực và môi trường xung quanh.
2. Phương thức chăn nuôi
a) Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm phải có chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm, cách biệt với nhà ở; không được thả rông gia súc, gia cầm không được làm chuồng ngay trên sông, mương, rạch công cộng. Chuồng nuôi xây dựng phù hợp với loài vật nuôi, thoáng mát, dễ thực hiện vệ sinh tiêu độc sát trùng, đảm bảo môi trường của khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y do cơ quan thú y thẩm định;
b) Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản trong các ao, bãi bồi ven sông: các hệ thống ao nuôi thủy sản phải có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, có hệ thống xử lý nước thải và bùn thải;
c) Tất cả các phương thức chăn nuôi phải trên quy hoạch tổng thể của chính quyền địa phương, chấp hành nghiêm các quy định về đất đai, quy định về đảm bảo nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm, đồng thời đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường.
Tùy theo điều kiện, quy mô cơ sở chăn nuôi, chủ cơ sở lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp đảm bảo chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
1. Xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải, mùi hôi và tiếng ồn: phải được thu gom và xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra môi trường. Tuyệt đối không được xả thải chất thải trực tiếp, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư xung quanh.
2. Trường hợp trong hoạt động chăn nuôi có phát sinh chất thải nguy hại, chủ cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm quản lý và xử lý theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để xử lý chất thải trong chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Điều 9. Quy định đối với thủ tục lập hồ sơ xét duyệt về môi trường
1. Các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn, phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Các cơ sở chăn nuôi có quy mô vừa phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Các cơ sở chăn nuôi tồn tại trước khi ban hành Quy định này, tùy theo quy mô tổng đàn mà thực hiện những thủ tục môi trường theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường có thẩm quyền; phải có những biện pháp khắc phục, điều chỉnh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng cho phù hợp với yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành.
Hồ sơ, thủ tục, quy trình thẩm định và xét duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường và các thủ tục khác về môi trường thực hiện theo quy định hướng dẫn của các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành.
4. Đối với các cơ sở qui mô nhỏ không phải lập thủ tục về môi trường nhưng phải thu gom, xử lý chất thải đảm bảo theo Điều 8 của qui đinh này và các yêu cầu khác của Luật Bảo vệ môi trường.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, giống vật nuôi, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
2. Các dự án đầu tư, cơ sở chăn nuôi phải tiến hành lập báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường, bản khai báo về hoạt động chăn nuôi trình cơ quan chức năng phê duyệt, xác nhận theo quy định.
3. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường được nêu trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận; đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận;
4. Khi có nhu cầu thay đổi quy mô trong hoạt động chăn nuôi có ảnh hưởng đến môi trường, chủ cơ sở có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan Nhà nước quản lý về bảo vệ môi trường ở địa phương để có hướng dẫn kịp thời, đồng thời đầu tư xử lý chất thải cho phù hợp quy mô thay đổi.
5. Đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng theo định kỳ và sau mỗi đợt nuôi.
6. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường trong hoạt động chăn nuôi, khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra.
7. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường, cung cấp đầy đủ tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc Thanh tra viên và các thành viên khác trong đoàn khi đến thi hành công vụ, chấp hành và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, quy định của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
8. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trong hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường làm thiệt hại về vật chất, kinh tế và sức khỏe của cộng đồng dân cư trong khu vực.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
Điều 11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh, và có các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
3. Tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt của Ủy ban nhân dân Tỉnh và khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy quyền.
4. Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xử lý đối với các hành vi vi phạm.
5. Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về môi trường trong hoạt động chăn nuôi theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác có liên quan.
Điều 12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Phối hợp ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi cũng như các quy định về thú y, giống vật nuôi và các quy định khác có liên quan.
2. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
3. Phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các hành vi vi phạm.
4. Phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác có liên quan.
1. Điều tra trinh sát, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở chăn nuôi, kịp thời xử lý, ngăn chặn việc xả chất thải trực tiếp ra môi trường hoặc xả chất thải không đạt tiêu chuẩn, qui chuẩn gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm.
2. Phối hợp các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
3. Thông báo cho đơn vị chức năng cùng cấp thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường kết quả xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường và những vụ việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong lĩnh vực chăn nuôi.
Điều 14. Các sở, ban, ngành Tỉnh có liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm triển khai thực hiện và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên phạm vi địa phương mình quản lý.
2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như các quy định của pháp luật trong hoạt động chăn nuôi.
3. Tổ chức đăng ký, xác nhận và chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp cùng các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi; công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y và các nội dung khác có liên quan.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
6. Tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác có liên quan.
7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện hoặc giữa huyện với thị xã, thành phố.
8. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Điều 16. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và các văn bản khác có liên quan trên địa bàn quản lý.
2. Tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi.
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi; công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y và các nội dung khác có liên quan.
4. Tổ chức đăng ký, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường khi được Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ủy quyền theo quy định của pháp luật. Xác nhận bản khai báo về hoạt động chăn nuôi của các hộ chăn nuôi theo quy định.
5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về môi trường đối với hoạt động chăn nuôi ở địa phương; tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
Điều 17. Thanh tra bảo vệ môi trường
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi theo quy định Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi có hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo.
2. Cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 3800/2002/QĐ-UB ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 20/2007/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 961/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết "Nhà máy sản xuất phụ kiện cho điện thoại di động, xe ô tô và thiết bị điện tử" do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 4Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của "Xưởng sản xuất cơ khí và nhà xưởng cho thuê" do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy sản xuất hàng may mặc C&M Vina do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 6Quyết định 36/2013/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi và trung chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 47/2014/QĐ-UBND về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Quyết định 54/2016/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Quyết định 306/QĐ-UBND-HC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 20/2007/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 54/2016/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 306/QĐ-UBND-HC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Luật Thủy sản 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 5Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 6Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- 7Thông tư 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Quyết định 3800/2002/QĐ-UB ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 9Quyết định 961/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết "Nhà máy sản xuất phụ kiện cho điện thoại di động, xe ô tô và thiết bị điện tử" do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 10Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của "Xưởng sản xuất cơ khí và nhà xưởng cho thuê" do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 11Quyết định 1173/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy sản xuất hàng may mặc C&M Vina do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 12Quyết định 36/2013/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 13Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về bảo vệ môi trường đối với cơ sở chăn nuôi và trung chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14Quyết định 47/2014/QĐ-UBND về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 15Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 32/2013/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 32/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/10/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Văn Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/10/2013
- Ngày hết hiệu lực: 20/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra