Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3184/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 31 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp.
Căn cứ Quyết định số 1046/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Thông tư số 05/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 135/TTr-SCT ngày 20 tháng 10 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt là CNN) trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La phải phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp, sử dụng đất và các ngành, lĩnh vực có liên quan khác của tỉnh.
- Chú trọng phát triển cụm công nghiệp (CCN) tại khu vực có tiềm năng sớm thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất công nghiệp, chú trọng nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội của tỉnh.
- Phát triển CCN phải dựa trên các yếu tố nội tại của tỉnh về đất đai, lao động, nguyên liệu, cơ sở hạ tầng hiện có và khả năng phát triển trong tương lai; đồng thời, phát huy tối đa nội lực và lợi thế so sánh của các địa phương có CCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
- Phát triển CCN cần gắn với nhu cầu thị trường, tận dụng lợi thế các hành lang kinh tế dọc các tuyến Quốc lộ để xây dựng và hình thành các CCN gắn với dịch vụ kho vận, bến bãi,... phục vụ xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên nhiên vật liệu và máy móc, thiết bị.
- Phát triển CCN cần gắn với lĩnh vực dịch vụ và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của từng địa phương.
1. Mục tiêu tổng quát
- Quy hoạch phát triển CCN với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm tạo quỹ đất để thu hút đầu tư, xây dựng đồng bộ về hệ thống hạ tầng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; phát huy được lợi thế và nguồn lực của từng địa phương; khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Làm cơ sở cho việc quy hoạch chi tiết từng CCN; tạo điều kiện để bố trí di dời các cơ sở công nghiệp trong đô thị gây ô nhiễm môi trường. Bố trí các cơ sở công nghiệp khi có nhu cầu vào CCN tập trung.
2. Mục tiêu cụ thể
- Các CCN trên địa bàn tỉnh phấn đấu đóng góp 5 ÷ 8% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong các CCN đạt khoảng 700 ÷ 1.000 tỷ đồng giá hiện hành) vào năm 2020 và đạt 10 ÷ 12% vào năm 2025 (giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong các CCN là khoảng 1.500 ÷ 1.800 tỷ đồng).
- Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 5 CCN và phấn đấu hoàn thành đầu tư hạ tầng của ít nhất 03 CCN. Đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh có 8 CCN và phấn đấu hoàn thành đầu tư hạ tầng của ít nhất 6 CCN.
- Năm 2020, dự kiến tỷ lệ lấp đầy bình quân của 4 CCN đang hoạt động đạt 80 ÷ 85% và các CCN mới triển khai đạt 40 ÷ 50%; năm 2025, tỷ lệ lấp đầy bình quân của các CCN đã thành lập đạt 75 ÷ 80%.
- Từng bước đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các CCN, trong đó ưu tiên các công trình đường giao thông, xử lý nước thải tập trung.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CCN ĐẾN NĂM 2025
1.1. Cụm công nghiệp Thành phố (điều chỉnh)
- Diện tích đất quy hoạch CCN: Khoảng 18 ha.
- Vị trí: thuộc địa bàn Bản Phường, phường Chiềng Ngần, thành phố Sơn La.
+ Phía Bắc, phía Đông và phía Tây giáp với khu đất nông nghiệp, phía Nam giáp đường đô thị (2 chiều) đã được đầu tư xây dựng.
- Hiện trạng và định hướng phát triển hạ tầng khu vực: Hiện tại có đường giao thông kết nối từ phường Quyết Thắng, qua trung tâm xã Chiềng Ngần đến Quốc lộ 6 ở phường Chiềng Sinh. Lưới điện 35 kV đi qua khu vực để đấu nối và cung cấp điện. Hệ thống thoát nước tự nhiên, dựa vào địa hình. Hệ thống cấp nước có thể sử dụng từ 2 nguồn: Nước sạch được cung cấp từ hệ thống cấp nước chung của Thành phố và nước ngầm khai thác tại chỗ.
- Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất là đất nông nghiệp. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp theo tiến độ đầu tư CCN.
- Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Sản xuất sản phẩm cơ khí; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; thủ công mỹ nghệ; chế biến nông sản thực phẩm trừ các ngành nghề chế biến phát thải dạng lỏng cao như chế biến tinh bột sắn, dong, riềng; sát cà phê tươi, sơ chế mủ cao su,...
- Phân kỳ đầu tư và dự kiến tiến độ phát triển:
+ Giai đoạn 2016 - 2020
Hoàn thành quy hoạch chi tiết; bồi thường, giải phóng và san gạt mặt bằng, xây dựng hạ tầng trên diện tích khoảng 9 ha (giai đoạn 1) với tiến độ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư SXKD tại CCN.
+ Giai đoạn 2021 - 2025
Hoàn thiện xây dựng hạ tầng của giai đoạn 1, thực hiện tiếp giai đoạn II (khoảng 9 ha) theo QHCT được duyệt để đảm bảo có sẵn diện tích đất đủ hạ tầng phục vụ các dự án đầu tư SXKD tại CCN.
- Khái toán và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Khoảng 90 tỷ đồng từ các nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1.2. Cụm công nghiệp Mộc Châu (đã được thành lập)
- Diện tích đất công nghiệp quy hoạch: 38,17 ha.
- Vị trí : Thuộc địa bàn Tiểu khu Bó Bun, Thị trấn Nông trường Mộc Châu.
+ Phía Bắc giáp Quốc lộ 6, phía Đông giáp khu dân cư tiểu khu Bó Bun, phía Nam giáp xã Đông sang và phía Tây giáp Tiểu khu Bó Bun, thị trấn Nông trường Mộc Châu.
- Hiện trạng và định hướng phát triển hạ tầng khu vực: đường giao thông kết nối với QL6; cung cấp điện qua đường điện 35 kV; Hệ thống thoát nước dựa vào địa hình tự nhiên. Nguồn nước cung cấp cho CCN có thể sử dụng từ 2 nguồn: hệ thống cấp nước của thị trấn Nông trường Mộc Châu và nước ngầm khai thác tại chỗ.
- Định hướng sử dụng đất của CCN: Theo quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Dự kiến ngành nghề thu hút đầu tư trong CCN: Nhà máy sản xuất chế biến tre, cơ khí, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, bảo quản nông sản, chiết nạp ga… Không khuyến khích các ngành nghề công nghiệp chế biến có lượng phát thải dạng lỏng cao ra môi trường như chế biến tinh bột ngô, sắn, dong, riềng...
- Phân kỳ đầu tư và dự kiến tiến độ phát triển:
+ Giai đoạn 2016 - 2020
Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng (giai đoạn 1) theo QHCT đã duyệt (diện tích 27 ha).
+ Giai đoạn 2021 - 2025
Hoàn thành đền bù, giải phóng và san gạt mặt bằng diện tích đất của giai đoạn II (diện tích 11,17 ha); từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng theo QHCT đã duyệt phù hợp với nhu cầu của các chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh trong CCN.
- Khái toán vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng CCN Mộc Châu vào khoảng 180 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn doanh nghiệp (tự có và vay thương mại), nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1.3. Cụm công nghiệp Gia Phù - huyện Phù Yên (đã được thành lập)
- Diện tích đất quy hoạch CCN: 38 ha (giai đoạn 1 là 28,1 ha)
- Vị trí: Thuộc địa bàn Bản Phố mới, xã Gia Phù, huyện Phù Yên.
+ Phía Bắc giáp với khu đất nông nghiệp và QL43; Phía Nam giáp núi đất và đường dân sinh của khu dân cư xã Tường Thượng; Phía Đông giáp bản phố Mới và phía Tây giáp khu ruộng Bản Gia Phù.
- Địa hình khu vực chủ yếu là đất đồi và ruộng lúa bậc thang, độ cao trung bình 139 ÷ 145m và thoải dần từ Tây sang Đông.
- Hiện trạng, định hướng phát triển hạ tầng khu vực: giao thông kết nối với tuyến Quốc lộ 43. Cung cấp điện qua đường điện 35 kV; Hệ thống thoát nước dựa vào địa hình tự nhiên, về hồ trong CCN ở phía Nam CCN. Nguồn nước cung cấp cho CCN có thể sử dụng từ 2 nguồn: Hệ thống cấp nước sinh hoạt Gia Phù; nước sản xuất lấy từ nguồn Suối Chát.
- Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Diện tích đất công nghiệp đã giao cho nhà đầu tư là 19 ha (Nhà máy luyện đồng Phù Yên là 16 ha và nhà máy may xuất khẩu 3 ha). Còn lại đất nông nghiệp chưa thu hồi.
- Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Ngoài dự án đầu tư nhà máy luyện đồng, thu hút các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ như may mặc, giày dép, hàng tiêu dùng; cơ khí chế tạo; chế biến thực phẩm, nông lâm sản khác, …
- Phân kỳ đầu tư và dự kiến tiến độ:
+ Giai đoạn 2016 - 2020
Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng theo Quy hoạch chi tiết đã duyệt. Ưu tiên hệ thống xử lý nước thải tập trung, cấp nước, đường giao thông kết nối với bên ngoài và nội bộ CCN.
+ Giai đoạn 2021 - 2025
Hoàn thành bồi thường, giải phóng và san gạt mặt bằng diện tích đất; từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng theo Quy hoạch chi tiết đã duyệt phù hợp với nhu cầu của các chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh trong CCN.
- Khái toán và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng CCN vào khoảng 180 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư gồm có: hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay thương mại và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1.4. Cụm công nghiệp Quang Huy (đã được thành lập, điều chỉnh)
- Diện tích đất quy hoạch CCN: 5 ha.
- Vị trí: thuộc địa bàn bản Mo, xã Quang Huy, huyện Phù Yên.
+ Phía Bắc giáp Khối 6, thị trấn Phù Yên (cách QL37 khoảng 500 m), phía Nam giáp đường đô thị của thị trấn, phía Đông giáp cánh đồng bản Quang Huy và phía Tây giáp đường đô thị của thị trấn Phù Yên.
- Địa hình khu vực chủ yếu là đất ruộng lúa, đã chuyển đổi 3 ha sang đất công nghiệp, dịch vụ. Khu đất khá bằng phẳng, thấp trũng và nằm kẹp giữa suối Ngọt ở phía Tây (chảy qua thị trấn) và nhánh cấp 1 của suối Tấc ở phía Đông.
- Hiện trạng và định hướng phát triển hạ tầng khu vực:
+ Giao thông kết nối với tuyến Quốc lộ 32. Cung cấp điện qua đường điện 35 kV; Hệ thống thoát nước dựa vào địa hình tự nhiên. Nguồn nước cung cấp cho CCN từ hệ thống cấp nước sinh hoạt Thị trấn Phù Yên.
- Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Ngoài 2 ha đất đã cấp cho nhà máy giầy xuất khẩu, diện tích đất công nghiệp của CCN này còn lại khoảng 1,5 ha (với 70% là đất công nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất). Với diện tích này chỉ nên bố trí từ 1 đến 2 dự án đầu tư SXKD quy mô nhỏ khác.
- Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Ưu tiên thu hút đầu tư ngành may giầy, sản xuất phụ kiện phục vụ nhà máy giầy xuất khẩu; đồ gỗ nội thất, hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp khác (di dời từ khu đô thị của thị trấn Phù Yên).
- Phân kỳ đầu tư và dự kiến tiến độ phát triển: Do quy mô là tối thiểu nên không phân kỳ đầu tư. Các hoạt động lập, duyệt QHCT; thành lập CCN; bồi thường và giải phóng mặt bằng 3 ha còn lại... và đầu tư xây dựng hạ tầng; đầu tư SXKD tại CCN.
- Khái toán và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Vốn đầu tư khoảng 28 tỷ đồng được huy động từ các nguồn vốn: Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay thương mại, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1.5. Cụm công nghiệp Mường La (đã được thành lập, điều chỉnh quy mô)
- Diện tích đất quy hoạch CCN sau khi điều chỉnh: 15,4 ha.
- Vị trí: thuộc địa bàn bản Rạng, Thị trấn Ít ong, huyện Mường La.
- Phía Bắc và Đông giáp đồi đất trồng cao su, phía Tây giáp Suối cạn và phía Nam giáp Sông Đà.
- Địa hình khu vực CCN chủ yếu là đồi núi đất có độ dốc trung bình đến tương đối cao, hướng dốc về sông Đà.
- Hiện trạng và định hướng phát triển hạ tầng khu vực:
+ Giao thông theo Tỉnh lộ 106 chạy qua khu vực về phía Tây kết nối thị trấn Ít Ong và huyện lỵ Mường La với thành phố Sơn La. Trục giao thông đối ngoại của CCN sẽ kết nối TL106.
+ Cung cấp điện qua đường điện 35 kV; Hệ thống thoát nước dựa vào địa hình tự nhiên. Nguồn nước cung cấp cho CCN từ 2 hệ thống: Cấp nước sinh hoạt theo đường ống cũ của Nhà máy thủy điện Sơn La; Nước sản xuất từ Sông Đà; hệ thống thoát nước mưa và nước mặt tự thoát theo địa hình về suối Tìn ở phía Đông rồi ra sông Đà. Nước thải cần đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước để đạt tiêu chuẩn trước khi thoát ra Suối Tìn.
- Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Diện tích đã giải phóng mặt bằng là 15,4 ha và cắt 2 tầng san gạt được 10,7 ha.
- Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Cơ khí (đóng mới và sửa chữa tầu thuyền), công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ...
- Phân kỳ đầu tư và dự kiến tiến độ phát triển:
+ Giai đoạn 2016 - 2025:
Hoàn thành lập và duyệt QHCT, đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư SXKD trong CCN theo nhu cầu, tiến độ đăng ký thuê đất trong CCN.
- Khái toán và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng CCN ước khoảng 80 tỷ đồng (đã bao gồm khoảng 25 tỷ đồng đã đầu tư). Đáp ứng nhu cầu vốn này cần huy động từ các nguồn vốn doanh nghiệp, vay thương mại và các nguồn hợp pháp khác.
1.6. Cụm công nghiệp Phổng Lái (điều chỉnh quy mô)
- Diện tích đất quy hoạch CCN sau khi điều chỉnh: 5 ha.
- Vị trí: Bản Kiến Xương, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu.
- Phía Tây giáp đất Mường É, tỉnh Điện Biên; phía Nam và phía Đông giáp xã Chiềng Pha, phía Bắc giáp bản Đông Quan.
- Địa hình khu đất khá thoải, thấp dần từ Nam xuống Bắc, dốc dần từ Tây sang Đông.
- Hiện trạng và định hướng phát triển hạ tầng khu vực:
+ Giao thông: Ngoài QL6 là trục giao thông chính, trên địa bàn xã Phổng Lái còn có nhiều đường liên xã, liên bản khác vực.
+ Hệ thống lưới điện nhiều cấp điện áp đều đi qua xã (phía Bắc và phía Nam của CCN) nên thuận lợi để đấu nối, cung cấp điện năng cho CCN.
+ Thoát nước tự chảy theo địa hình vào mạng khe cạn, ngòi nhánh của suối Huổi Siêu. Nước sạch có thể được cấp từ hệ thống cấp nước của thị trấn Thuận Châu hiện có và nước mặt của suối Huổi Siêu.
- Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu là đất trồng cây nhưng không thành rừng, đất rừng cây bụi. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.
- Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ, cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn...
- Phân kỳ đầu tư và dự kiến tiến độ phát triển: Trong giai đoạn 2016 - 2025, hoàn thành lập và duyệt Quy hoạch chi tiết; thực hiện bồi thường, giải phóng và san gạt mặt bằng; đầu tư xây dựng hạ tầng và xúc tiến thu hút các dự án đầu tư SXKD vào CCN.
- Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 28 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
1.7. Cụm công nghiệp Tông Cọ (không đổi so với quy hoạch đã duyệt).
- Diện tích đất quy hoạch CCN: 5 ha (không đổi so với QH 3222).
- Vị trí: Thuộc địa bàn bản Lào, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu.
- Phía Bắc giáp đường liên xã, phía Nam và phía Tây giáp đồi đất trồng hoa màu; phía Đông giáp đất nông nghiệp, đất ở và đất vườn của dân bản Lào.
- Hiện trạng và định hướng phát triển hạ tầng khu vực:
+ Giao thông kết nối với tuyến đường tỉnh lộ 106 (Quốc lộ 6B);
+ Cung cấp điện qua đường điện 35 kV;
+ Hệ thống thoát nước dựa vào địa hình tự nhiên, tự chảy theo địa hình vào suối Muội.
+ Nước sạch có thể được khai thác từ nước mặt của suối Muội hoặc kết nối với hệ thống cấp nước của thị trấn Chiềng Pấc.
- Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu là đất nông nghiệp, đất vườn, nương và đất ở (khá nhỏ). Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.
- Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Nghề bảo quản, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ (dịch vụ, sửa chữa), công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp khác.
- Phân kỳ đầu tư và dự kiến tiến độ phát triển: Trong giai đoạn 2016 - 2025, phấn đấu hoàn thành lập, duyệt QHCT; bồi thường, giải phóng và san gạt mặt bằng; thực hiện đầu tư hạ tầng phù hợp với tiến độ thu hút các dự án đầu tư sản xuất đầu tư trong CCN.
- Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cần khoảng 28 tỷ đồng. Dự kiến huy động từ các nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn vay thương mại, hỗ trợ của ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
1.8. Cụm công nghiệp Quỳnh Nhai (điều chỉnh quy mô, địa điểm)
- Diện tích đất quy hoạch CCN: 20 ha.
- Vị trí : Xã Phiêng Lanh, huyện Quỳnh Nhai. (theo Bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phiêng Lanh đang được UBND tỉnh xem xét, phê duyệt).
- Địa hình khu vực chủ yếu là đất đồi và thoải dần từ Tây sang Đông.
- Hiện trạng, định hướng phát triển hạ tầng khu vực: Giao thông kết nối với tuyến Tỉnh lộ 106 (QL 6B). Cung cấp điện qua đường điện 35 kV; Hệ thống thoát nước dựa vào địa hình tự nhiên, về hồ xử lý chung của CCN. Nguồn cấp nước có thể sử dụng từ hệ thống cấp nước chung của khu vực.
- Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện nay khu vực đặt CCN chủ yếu là đất nông nghiệp lâm nghiệp, ngô (chính), hoa màu và cây ăn quả. Khi quyết định đầu tư CCN, sẽ chuyển mục đích sử dụng đất sang đất công nghiệp.
- Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, lắp ráp điện máy; chế biến nông, lâm, thủy sản; hàng tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi...
- Phân kỳ đầu tư và dự kiến tiến độ phát triển:
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Hoàn thành lập, duyệt QHCT (20 ha); bồi thường, giải phóng và san gạt mặt bằng; đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn I (10 ha) phù hợp với tiến độ thu hút các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào CCN.
+ Giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục thực hiện đầu tư hạ tầng giai đoạn II theo QHCT được duyệt để bố trí đầu tư SXKD tại CCN.
- Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến khoảng 100 tỷ đồng. Dự kiến huy động vốn đầu tư từ các nguồn: hỗ trợ của ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay thương mại và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Các cụm công nghiệp được loại bỏ khỏi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2025.
Loại bỏ khỏi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đối với 20 CCN đã được quy hoạch tại Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn La, cụ thể: CCN Cò Nòi, CCN làng nghề gốm Mường Chanh; CCN Chiềng Ban; CCN Nà Pát (thuộc huyện Mai Sơn); CCN Nà Lùn; CCN km 73; CCN tiểu khu Vườn Đào (thuộc huyện Mộc Châu); CCN Loóng Luông thuộc huyện Vân Hồ; CCN Huy Thượng, CCN Huy Hạ, CCN Mường Cơi thuộc huyện Phù Yên; CCN Bản Cao Đa I, CCN bản Phiêng Ban I thuộc huyện Bắc Yên; CCN Mường La (ô 80 quy hoạch chi tiết thị trấn) thuộc huyện Mường La; CCN Chiềng Pha, CCN Chiềng Ly thuộc huyện Thuận Châu; CCN Yên Châu thuộc huyện Yên Châu; CCN thị trấn Sông mã, CCN Nà Nghịu thuộc huyện Sông Mã.
3. Tổng hợp nhu cầu đất, dự kiến vốn đầu tư cho phát triển CCN
3.1. Tổng hợp nhu cầu đất cho CCN
Tổng nhu cầu quỹ đất phát triển CCN đến năm 2025 là 144,57 ha (trong đó giai đoạn đến năm 2020 là 104,4 ha). Nhu cầu quỹ đất phát triển CCN theo giai đoạn và ở mỗi địa phương cụ thể như sau:
- Tổng diện tích đất sử dụng năm 2015 là 52 ha, bao gồm: Huyện Mộc Châu 17 ha; huyện Phù Yên 19,6 ha; huyện Mường La 15,4 ha;
- Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển đổi, bổ sung 52,4 ha, bao gồm: Thành phố Sơn La 9 ha; huyện Mộc Châu 10 ha; huyện Phù Yên 13,4 ha; huyện Thuận Châu 10 ha; huyện Quỳnh Nhai 10 ha;
Tổng diện tích đất cho các CCN đến năm 2020 là 104,4 ha.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Chuyển đổi, bổ sung 40,17ha, bao gồm: Thành phố Sơn La 9 ha; huyện Mộc Châu 11,17 ha; huyện Phù Yên 10 ha; huyện Quỳnh Nhai 10 ha.
Tổng diện tích đất cho các CCN đến năm 2025 là 144,57 ha.
3.2. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng CCN
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng CCN là 714 tỷ đồng. Trong đó:
- Giai đoạn 2009 - 2015: khoảng 75 tỷ đồng (đã thực hiện);
- Giai đoạn 2016 - 2020: khoảng 409 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2020 - 2025: khoảng 230 tỷ đồng.
Danh mục CCN được quy hoạch phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư, diện tích đất phát triển mỗi CCN trên địa bàn tại phụ lục kèm theo.
- Lựa chọn CCN để ưu tiên lập quy hoạch chi tiết ; lập, trình và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN làm cơ sở để quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định;
- Trong lập Quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng CCN cần cập nhật thông tin mới về quy hoạch ngành công nghiệp, quy hoạch xây dựng, xây dựng đô thị, phân bố dân cư nông thôn, nông thôn mới, giao thông vận tải... để điều chỉnh các nội dung định hướng phù hợp với thực tế và tính khả thi khi phát triển CCN.
- Ưu tiên lập, duyệt quy hoạch hoặc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật kết nối với CCN, đảm bảo đi trước hoặc đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật của CCN.
- Lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án phát triển của khu vực nông - lâm - thủy sản, tạo nguồn nguyên liệu tập trung.
- Đối với việc quản lý nhà nước về CCN: Cấp tỉnh (giao cho Sở Công Thương chủ trì) quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển CCN, giúp UBND tỉnh thẩm định đề án thành lập CCN, chủ trì lập quy hoạch chi tiết CCN đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hoặc ngân sách Trung ương. UBND cấp huyện chủ trì lập quy hoạch chi tiết đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện.
- Đối với việc quản lý đầu tư hạ tầng CCN: Giao cho UBND cấp huyện (thành phố) quản lý đầu tư hạ tầng CCN. Trực tiếp làm chủ đầu tư đối với nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư đối với các hạng mục đầu tư hạ tầng sử dụng chung cho CCN. Chỉ đạo, quản lý các nhà đầu tư thực hiện đầu tư hạ tầng, mặt bằng… theo đúng quy hoạch chi tiết được duyệt. Tính toán chi phí bảo hành, sửa chữa hàng năm và phân bổ cho các doanh nghiệp trong CCN đóng góp theo quy mô diện tích đất hoặc mức độ sử dụng hạ tầng CCN, sau khi trừ đi chi phí hỗ trợ (nếu có) từ ngân sách nhà nước.
- Đối với việc cho thuê đất: Giao cho UBND huyện trực tiếp quản lý diện tích đất là công trình hạ tầng chung. UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất trực tiếp đối với doanh nghiệp sản xuất trong CCN đối với phần diện tích đất doanh nghiệp được bố trí trong CCN.
3. Giải pháp đảm bảo vốn đầu tư xây dựng hạ tầng CCN
- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho hạ tầng kết nối với CCN (đường giao thông, trạm điện, cấp tháo nước); Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng chung trong nội bộ CCN.
Huy động tổng hợp các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, quỹ khuyến công…) để đảm bảo vốn đầu tư theo tiến độ đầu tư phát triển CCN hàng năm.
- Lựa chọn các chủ đầu tư có năng lực để bố trí đầu tư trong CCN.
- Quy hoạch các khu dân cư phục vụ CCN, sử dụng khoản chênh lệch tạo ra từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất SXKD, đất thổ cư, đất của các cơ sở khi di dời các cơ sở SXKD nội đô vào CCN.
- Vận dụng linh hoạt và lồng ghép phát triển hạ tầng CCN vào một số chương trình, dự án đầu tư phát triển khác của tỉnh, các địa phương trong tỉnh và các ngành, lĩnh vực Trung ương thực hiện trên địa bàn, nếu có.
- Ban hành cơ chế, đổi mới thủ tục tạo thuận lợi cho nhà đầu tư hạ tầng CCN và các nhà đầu tư SXKD trong CCN được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi hoặc vay vốn thương mại có chi phí thấp đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư trong quá trình phát triển CCN trên địa bàn tỉnh.
4. Giải pháp về môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư phát triển CCN
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tăng tính phục vụ, hỗ trợ, giảm phiền hà và rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, chú trọng xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa bàn (trong và ngoài tỉnh), đối tác (hướng đến các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội ngành nghề). Phối hợp để có sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành và chính quyền các cấp. Có thể lồng ghép hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển CCN với các chương trình xúc tiến đầu tư lớn của tỉnh, của vùng, miền.
- Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư, tập trung vào hỗ trợ mặt bằng, đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ cước phí vận chuyển, áp dụng công nghệ mới… đối với các ngành nghề đặc thù, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.
5. Giải pháp khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực
- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, kỹ thuật tiên tiến ở tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường. Đây là giải pháp tạo nên bước đột phá trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường trong và ngoài CCN, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế tỉnh.
- Phát triển, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của CCN, quản lý nhà nước về CCN... Xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế, khoa học, công nghệ, lao động, việc làm,... làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quản lý điều hành phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp nói chung và phát triển CCN của tỉnh.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực địa phương, thực hiện đào tạo chuyên môn và dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động đạt trình độ chuyên môn và tay nghề của các nhà tuyển dụng và phù hợp với tiến độ phát triển CCN thông qua hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, các chủ dự án SXKD tại CCN với các tổ chức, đơn vị đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị đào tạo và dạy nghề mở các lớp tại các doanh nghiệp trong CCN để trực tiếp đào tạo chuyên môn và dạy nghề cho người lao động phù hợp ngành nghề sản xuất trong CCN.
6. Giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển CCN
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động làm việc tại CCN. Bố trí nhân lực được đào tạo chuyên môn về môi trường, tăng cường năng lực, nâng cao trách nhiệm: quản lý, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng CCN; giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường của các đơn vị trực thuộc địa phương có CCN.
- Triển khai thực hiện hoạt động thu gom, xử lý chất thải nói chung với trọng tâm là ưu tiên xử lý nước thải tập trung tại CCN để giảm thiểu tác động và nguy cơ gây ô nhiễm, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Các chất thải nguy hại phát sinh tại CCN phải được thu gom, bảo quản đúng quy trình và đưa đi xử lý theo quy định.
- Đối với các CCN có danh mục các dự án công nghiệp kêu gọi, thu hút, đăng ký đầu tư mà không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì không cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung.
- Được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư hạ tầng; quản lý, giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư hạ tầng, bố trí các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp trên địa bàn. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan của Tỉnh để giải quyết những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp của địa phương.
- Định kỳ báo cáo tình hình triển khai về đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp do địa phương quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo pháp luật hiện hành.
- Chủ trì theo dõi và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn theo từng thời kỳ. Quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ các Ban (trung tâm, doanh nghiệp) quản lý cụm công nghiệp ở các huyện.
- Chủ trì hoặc phối hợp với UBND huyện xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp theo quy hoạch.
- Xây dựng kế hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn hàng năm để có cơ sở quản lý và có kế hoạch phát triển phù hợp với từng thời kỳ.
- Công bố chủ trương, quy hoạch và các cơ chế chính sách xây dựng cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn.
- Tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
- Chủ trì tham mưu cho UBND phê duyệt kế hoạch 5 năm, hàng năm; phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện quy hoạch;
- Rà soát, phân loại đánh giá ngành nghề các doanh nghiệp hoạt động trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến đầu tư; hàng năm cân đối nguồn vốn để hỗ trợ, bổ sung một phần cho các huyện, thành, thị triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp.
- Xây dựng tiêu chí ưu tiên bố trí vào các cụm công nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp thành lập mới nhưng chưa có mặt bằng để bố trí trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo quy định hiện hành.
Chủ trì xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, sở ngành, UBND huyện trong việc lập quy hoạch chi tiết đối với các cụm công nghiệp. Thẩm định quy hoạch chi tiết, cấp phép xây dựng ; lồng ghép trong các quy hoạch đô thị, dân cư có liên quan.
- Trình UBND tỉnh ban hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sản xuất công nghiệp cho các cụm công nghiệp theo đăng ký sử dụng đất của UBND huyện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp.
- Thẩm định cấp chứng nhận sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất…đối với các doanh nghiệp đầu tư trong CCN.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra xác định mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa phương để phân loại và xác định thứ tự trước sau phải di dời các cơ sở sản xuất đang hoạt động tại khu vực dân cư vào các cụm công nghiệp.
- Chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan lập đề án về xử lý môi trường tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu, CCN;
Tăng cường công tác chuẩn bị nguồn nhân lực theo định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn. Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho lao động, nhất là lao động công nghiệp.
Tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch liên quan đến lĩnh vực do ngành quản lý. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch thông qua việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾT QUẢ RÀ SOÁT LOẠI BỎ, BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Sơn La)
TT | Tên huyện, T.phố | Tên cụm công nghiệp; Vị trí địa lý | Loại bỏ | Nội dung điều chỉnh | Quy mô (ha) | |
GĐI | Tổng | |||||
1 | TP. Sơn La | 1. CCN Thành phố Chiềng Ngần |
| Đổi tên, quy mô, kỳ đầu tư | 9 | 18 |
2 | Mai Sơn | 2. CCN Cò Nòi; Cò Nòi (Lô số 22A khu đô thị mới Ngã ba Cò Nòi) | x |
|
|
|
3. CCN LN gốm Mường Chanh; Trung tâm xã Mường Chanh đi phía Thành phố Sơn La | x |
|
|
| ||
4. CCN Chiềng Ban; Chiềng Ban (Km 6 QL4G) | x |
|
|
| ||
5. CCN Nà Pát; Mường Bon (Km 4 TL110) | x |
|
|
| ||
3 | Mộc Châu | 6. CCN Nà Lùn; Mường Sang | x |
|
|
|
7. CCN Km 73; Đông Sang (TK Nhà nghỉ Công đoàn, TT. Nông trường Mộc Châu) | x |
|
|
| ||
8. CCN Mộc Châu (Bó Bun cũ); Phiêng Luông và Đông Sang (TK Bó Bun, TT. NT Mộc Châu) |
| Đổi tên, quy mô, kỳ đầu tư | 27 | 38,17 | ||
9. CCN TK Vườn Đào; Phiêng Luông (TK Vườn Đào, TT. NT Mộc Châu) | x |
|
|
| ||
4 | Vân Hồ (Mộc Châu cũ) | 10. CCN Lóng Luông; Lóng Luông (TK 70, TT. Nông trường Mộc Châu) | x |
|
|
|
5 | Phù Yên | 11. CCN Gia Phù; xã Gia Phù, huyện Phù Yên |
| Quy mô, kỳ đầu tư | 28 | 38 |
12. CCN Huy Thượng; Bản Tân Ban, Huy Thượng | x |
|
|
| ||
13. CCN Huy Hạ; Bản Xà và bản Noong Vai, Huy Hạ | x |
|
|
| ||
14. CCN Quang Huy; Quang Huy (NM đường cũ ở xã Huy Hạ) |
| QĐ số 2945/QĐ-UBND, 31/10/2014 | 5 | 5 | ||
15. CCN Mường Cơi; Mường Cơi | x |
|
|
| ||
6 | Bắc Yên | 16. CCN bản Cao Đa I; Bản Pom Đôn và bản Cao Đa I, Phiêng Ban | x |
|
|
|
17. CCN bản Phiêng Ban I; TT. Bắc Yên | x |
|
|
| ||
7 | Mường La | 18. CCN Mường La; Bản Rạng, TT. Ít Ong |
| Quy mô, kỳ đầu tư | 15,4 | 15,4 |
19. CCN Cơ khí đóng mới và sửa chữa tầu thuyền (Ít Ong); TT. Ít Ong | x |
|
|
| ||
8 | Thuận Châu | 20. CCN Phổng Lái; Phổng Lái |
| Quy mô, kỳ đầu tư | 5 | 5 |
21. CCN Chiềng Pha; Chiềng Pha | x |
|
|
| ||
22. CCN Chiềng Ly; Chiềng Ly | x |
|
|
| ||
8 | Thuận Châu | 23. CCN Tông Cọ; Tông Cọ |
| Kỳ đầu tư | 5 | 5 |
24. CCN Noong Lay; Noong Lay | x |
|
|
| ||
9 | Quỳnh Nhai | 25. CCN Quỳnh Nhai (Phiêng Lanh cũ); Mường Giàng |
| Đổi tên; kỳ đầu tư | 10 | 20 |
10 | Yên Châu | 26. CCN Yên Châu; TT. Yên Châu | x |
|
|
|
11 | Sông Mã | 27. CCN TT. Sông Mã; TT. Sông Mã | x |
|
|
|
28. CCN Nà Nghịu; Nà Nghịu | x |
|
|
| ||
Tổng cộng toàn tỉnh | 20 | 8 | 104,4 | 144,57 |
- 1Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 3179/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh cụm công nghiệp Lương An Trà vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 4Quyết định 3247/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020, có xét đến năm 2030
- 5Quyết định 303/QĐ-UBND năm 2017 về loại khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đối với cụm công nghiệp không thu hút được nhà đầu tư
- 6Quyết định 587/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 7Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 8Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 105/2009/QĐ-TTg về quy chế quản lý cụm Công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1959/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 8Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 9Quyết định 3179/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh cụm công nghiệp Lương An Trà vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 10Quyết định 3247/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020, có xét đến năm 2030
- 11Quyết định 303/QĐ-UBND năm 2017 về loại khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đối với cụm công nghiệp không thu hút được nhà đầu tư
- 12Quyết định 587/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 13Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 14Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Quyết định 3184/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025
- Số hiệu: 3184/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra