Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3174/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 05 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin và cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Kế hoạch số 2130/KH-UBND ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 09/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đàng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-BCH ngày 21/6/2021 về ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh;

Căn cứ Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Phương án ứng phó bão mạnh và siêu bão;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2354/SNN-CCTL ngày 21/9/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH PTDS tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành; Thủ trưởng các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Chủ các đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT; (B/c)
- UB Quốc gia ƯPSCTT và TKCN; (B/c)
- Bộ Nông nghiệp & PTNT; (B/c)
- Thường trực Tỉnh ủy; (B/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (B/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tnh;
- VPUBND tỉnh;
- VPTT BCH PCTT và TKCN kiêm PTDS tnh;
- Lưu: VT, CVNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Ngọc Lâm

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3174/QĐ-UBND ngày 05/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư - kinh tế - xã hội

1.1. Vị trí địa lý, tổ chức hành chính

Tỉnh Quảng Bình phần đất liền nằm ở vĩ độ từ 16°55’12” đến 18°05’12” Bắc và Kinh độ 105°36’55” đến 106°59’37” Đông. Trong đó, điểm cực Bắc: 18°05’12” vĩ độ bắc; Điểm cực Nam 17°05’02” Vĩ độ Bắc; Điểm cực Đông 106°59’37” kinh độ đông; Điểm cực Tây 105°36’355 kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh và ranh giới với tỉnh này bằng đèo ngang; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; Phía Đông giáp biển với bờ biển dài 116,04km và có diện tích 20.000 km2 thềm lục địa; Phía Tây giáp Lào có chung đường biên giới với tỉnh Khăm Muộn và Sạ-Vẳn-Nạ-Khệt dài 201,8 km.

Trên địa bàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 thị trấn, 15 phường và 128 xã, 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm khoảng 97% tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 79% sống ở vùng nông thôn và 21% sống ở thành thị.

1.2. Địa hình

Quảng Bình là tỉnh có địa hình dài và hẹp, nơi rộng nhất là 94,2 km, nơi hẹp nhất là 40,3 km. Gồm có 01 cụm đảo cách bờ 1km (Đảo La, đảo Cỏ, đảo Nồm, hòn Vũng Chùa và đảo Gió cách bờ 18km). Bị chia cắt bởi 5 hệ thống sông chính (sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Nhật Lệ) dốc và chảy xiết nên thường lũ bất ngờ.

Quảng Bình nằm phía Đông Trường Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, hẹp bề ngang và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, nơi hẹp nhất là điểm giữa ranh giới Bố Trạch - Quảng Ninh giáp Khăm Muộn (CHDCND Lào) đến cửa Nhật Lệ dài 40,3 km. Sườn phía Đông có độ dốc ra biển lớn, dọc theo lãnh thổ đều có núi, trung du, đồng bằng và bãi cát ven biển. Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẽ và bị chia cắt bởi nhiều sông suối dốc và chảy xiết nên gây lũ bất ngờ.

1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu

Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tương đối lạnh ở miền Bắc. Vì vậy, điều kiện khí hậu ở Quảng Bình khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, thường có bão và mưa lớn, biến động khí hậu mạnh. Khí hậu Quảng Bình chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây lũ lụt trên diện rộng.

Lượng mưa trung bình nhiều năm cả tỉnh là 2.100 - 2.200 mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, trùng với mùa khô hanh nắng gắt gắn với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cư. Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 24 - 25°C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600 - 8.700°C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 - 1.800 giờ/năm. Độ ẩm trung bình 84%. Lượng bốc hơi trung bình 1.200mm.

Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm.

- Thủy văn:

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá lớn với mật độ 0,8 -1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại) (Sông Roòn dài 30km, chiều dài lưu vực 21km, diện tích lưu vực 261km2; Sông Gianh dài 158km, chiều dài lưu vực 121km, diện tích lưu vực 4.680km2; Sông Lý Hoà dài 22km, chiều dài lưu vực 16km, diện tích lưu vực 177km2; Sông Dinh dài 37km, chiều dài lưu vực 25 km, diện tích lưu vực 212km2; Sông Nhật Lệ 96km, chiều dài lưu vực 59km, diện tích lưu vực 2.650km2). Có 153 hồ chứa với tổng dung tích gần 560 triệu m3.

Hệ thống sông ngòi của Quảng Bình có đặc điểm chung là chiều dài ngắn và dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ lớn trong mùa mưa. Tốc độ dòng chảy lớn, nhất là trong mùa mưa lũ.

1.4. Hệ thống công trình thủy lợi

Toàn tỉnh có tổng số 629 công trình thủy lợi gồm: 208 đập dâng, 268 trạm bơm và 153 hồ chứa nước với tổng dung tích khoảng 560 triệu m3. Trong đó Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi quản lý 62 công trình (48 hồ chứa, 04 đập dâng, 10 trạm bơm); các địa phương quản lý 567 công trình, trong đó 105 hồ chứa, 204 đập dâng, 258 trạm bơm.

1.5. Hệ thống công trình phòng chống thiên tai, trạm đo các yếu tố khí tượng, thủy văn và trạm đo mức nước lũ:

* Công trình phòng chống thiên tai:

- Các khu tránh trú bão cho tàu thuyền: Tỉnh Quảng Bình có 04 khu neo đậu tránh trú bão, gồm: Cửa Gianh (xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch) có sức chứa 450 tàu công suất 300 CV; Cửa Roòn (xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch) có sức chứa 282 tàu công suất 200 CV; Nhật Lệ (xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới) có sức chứa 270 tàu công suất 300 CV; Khu neo đậu Chợ Gộ (huyện Quảng Ninh) có sức chứa khoảng 500 tàu dưới 90CV.

Các khu neo đậu hiện tại chỉ đáp được 1.500 tàu/6.696 tổng số tàu trên địa bàn tỉnh.

- Công trình cộng đồng phòng chống thiên tai:

+ Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Thái Xá, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy

+ Trường mầm non Hải Ninh, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh

+ Trường tiểu học Duy Ninh, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh

+ Truông tiểu học Quảng Trung, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn

+ Trường tiểu học Lộc Thủy, xã lộc Thủy, huyện Lệ Thủy

+ Trường tiểu học Quảng Minh A, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn

+ Trung tâm phục hồi chức năng nuôi dạy trẻ khuyết tật, trẻ chất độc da cam Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.

+ Ngoài ra còn có các nhà văn hóa thôn, xã, nhà sinh hoạt cộng đồng, trụ sở UBND xã, trường học...

Qua thực tế, các công trình này đã phát huy được hiệu quả, giải quyết được khó khăn trong công tác di dời, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân khi thiên tai xảy ra.

+ Về hệ thống đê điều

Tỉnh Quảng Bình có 280,2 km đê, công trình trên đê gồm 116 cống và 10 tràn. Các tuyến đê chủ yếu từ cửa sông chạy dọc theo hai bờ các sông chính (sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Lệ kỳ, sông Nhật Lệ, sông Kiến Giang)

- Các trạm khí tượng, thủy văn:

Có 9 trạm Thủy văn gồm: Đồng Tâm, Kiến Giang, Lệ Thủy, Tân Mỹ, Mai Hoá, Đồng Hói, Tân Lâm, Phong Nha và Long Đại, trong có có 4 trạm hạng I (Đồng Tâm Mai Hoá, Đồng Hói và Long Đại); 3 trạm hạng II (Kiến Giang, Tân Lâm và Phong Nha) và 2 trạm hạng III (Lệ Thủy và Tân Mỹ).

Có 08 trạm Khí tượng: Đồng Hới, Ba Đồn, Tuyên Hoá, Dân Hóa, Châu Hóa, Thượng Trạch, Lệ Thủy, Vĩnh Thủy, trong đó có 2 trạm hạng I (Đồng Hới, Ba Đồn); 6 trạm hạng II (Tuyên Hoá, Dân Hóa, Châu Hóa, Thượng Trạch, Lệ Thủy, Vĩnh Thủy).

Ngoài ra còn có trên 20 trạm đo mưa tự động trên toàn tỉnh.

Các trạm khí tượng, thủy văn cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu dự báo, cảnh báo trong phòng chống thiên tai.

1.6. Giao thông vận tải

Quảng Bình có đường sắt Bắc - Nam đi qua; hệ thống giao thông đường bộ gồm các trục đường dọc như: Quốc lộ 1A, hai nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh, đường Quốc phòng ven biển và đường tránh lũ đang được đầu tư mỡ mới; mạng đường ngang như: Quốc lộ 12A, Quốc lộ 9B; các đường tỉnh lộ như: ĐT562; ĐT563; ĐT565; Ngoài ra còn có hệ thống đường liên xã, liên thôn đi vào các trung tâm xã, phường, thị trấn. Đường sông, có 3 sông chính như: Sông Roòn, sông Gianh, sông Nhật Lệ. Hệ thống cảng: Cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Hòn La. Sân bay Đồng Hới và đường cất hạ cánh máy bay ở khe Gai.

2. Đánh giá chung

Quảng Bình là tỉnh thuận lợi về giao thông vận tải, kể cả đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không; bộ máy chính quyền các cấp có khả năng điều hành nhân dân làm tốt công tác chuẩn bị, phòng chống bão mạnh, siêu bão khi có tình huống.

Tuy nhiên do địa hình tỉnh Quảng Bình dài và hẹp, trải dọc theo bờ biển, nằm trong khu vực thường xuyên gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra, trung bình mỗi năm có 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào đất liền. Khi có bão mạnh, siêu bão các vùng bị ảnh hưởng nặng là khu vực ven biển, đồng bằng, khu vực trống trãi ít được che khuất. Gió bão kèm theo triều cường, nước biển dâng, hoàn lưu của bão gây mưa lớn là nguyên nhân sinh lũ, lụt, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven biển, cửa sông, các vùng dân cư thường bị chia cắt, cô lập, khó tiếp cận, nhất là các xã: Lâm Thủy, Kim Thủy (huyện Lệ Thủy); Trường Xuân, Trường Sơn (huyện Quảng Ninh); Tân Trạch, Thượng Trạch (huyện Bố Trạch); vùng Nam thị xã Ba Đồn; Cao Quảng, Văn hóa, Thuận Hoá (huyện Tuyên Hoá) và các xã Thượng Hoá, Tân Hoá, Minh Hoá (huyện Minh Hoá).

Là tỉnh thường xuyên ảnh hưởng bởi thiên tai, nguồn thu ngân sách còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; đa phần thu nhập người dân ở mức trung bình và thấp do đó còn nhiều nhà chưa đảm bảo về chống lũ, bão, khi có bão mạnh, siêu bão gây ra sập đổ, tập trung ở các khu vực vùng ven biển, cửa sông, vùng hạ lưu các hồ, đập, các vùng trũng thấp, các khu vực dân cư ven sườn đồi núi, khe suối.

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết xảy ra cực đoan hơn, bão mạnh, bão rất mạnh và siêu bão đã và đang có chiều hướng gia tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân tỉnh Quảng Bình. Để chủ động phòng tránh bão mạnh, siêu bão, hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất của nhân dân; UBND tỉnh ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai nhằm chủ động nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai của chính quyền và cộng đồng dân cư theo phương châm “chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục có hiệu quả”, trong đó lấy phòng là chính.

3. Đặc điểm và tình hình thiên tai trên địa bàn

3.1. Tình hình chung.

Do vị trí địa lý, đặc điểm về khí hậu và địa hình rất phức tạp, đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu, Quảng Bình là một trong các tỉnh thường chịu các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn nhất trong cả trong nước. Trong đó, nhiều nhất là bão, ATNĐ, lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại.

Hàng năm, thiên tai làm ảnh hưởng đến hàng nghìn người, gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản xã hội và của nhân dân. Theo số liệu thống kê, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh từ năm 2010 - 2020 là:

- Về người: Chết: 169 người;

- Bị thương: 1.042 người.

- Về tài sản: Khoảng trên 27.008 tỷ đồng.

3.2. Tình hình thiên tai năm 2020.

Năm 2020, có 14 cơn bão và 02 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó Quảng Bình bị ảnh 06 cơn bão, riêng cơn bão số 13 có tâm đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình gây gió mạnh cấp 10 giật cấp 12; 03 trận dông, lốc xoáy; 12 đợt gió mùa và KKL; 15 đợt nắng nóng, 03 đợt lũ trên Báo động II và 02 đợt lũ trên báo động III, trong đó đáng chú ý là từ ngày 17 đến 22/10/2020 trên địa bàn Quảng Bình đã xuất hiện 01 trận lũ đặc biệt lớn gây ngập sâu trên diện rộng tại tại hầu hết các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt là tại vùng đồng bằng 02 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, vùng hạ du sông Gianh. Đỉnh lũ trên sông Kiến Giang tại trạm Lệ Thủy lên tới 4.88m vượt lũ lịch sử năm 1979 là 0.97m. Mực nước lớn nhất tại trạm thủy văn Đồng Hới đạt 2.64m, trên báo động III 0.64m, lớn hơn đỉnh lũ lịch sử 0.47m.

Ước tính tổng giá trị thiệt do thiên tai toàn tỉnh năm 2020 là 3.676 tỷ đồng (25 người chết; 197 người bị thương; 113 ngôi nhà sập; 125.881 ngôi nhà ngập, trên 100 ngàn ngôi nhà bị ngập lụt, tốc mái, tài sản trong dân bị hư hỏng cuốn trôi; nhiều trường học, trạm y tế bị hư hỏng; hàng trăm ngàn m3 đất đá bê tông bị cuốn trôi; hàng ngàn hecta lúa, hoa màu bị hư hỏng; hàng trăm ngàn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi...).

4. Đánh giá rủi ro thiên tai theo cấp độ RRTT

4.1. Đánh giá thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

4.1.1. Đối với bão, áp thấp nhiệt đới:

Cấp độ rủi ro thiên tai

Vị trí hoạt động của bão, ATNĐ

Khu vực ảnh hưởng

3

ATNĐ cấp 8, bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên biển Đông, vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận (Hà Tỉnh, Quảng Trị)

- Tùy theo vị trí của bão, các huyện có thể bị ảnh hưởng trực tiếp gồm: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy. Các huyện có thể bị ảnh hưởng gián tiếp: Minh Hóa và Tuyên Hóa.

- Tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển Đông.

4

- Bão mạnh cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận (Hà Tỉnh, Quảng Trị)

- Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên biển Đông.

- Tùy theo vị trí của bão, các huyện có thể bị ảnh hưởng trực tiếp gồm: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy. Các huyện có thể bị ảnh hưởng gián tiếp: Minh Hóa và Tuyên Hóa.

- Tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển Đông.

5

Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận (Hà Tỉnh, Quảng Trị)

- Tùy theo vị trí của bão, các huyện có thể bị ảnh hưởng trực tiếp gồm: thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy. Các huyện có thể bị ảnh hưởng gián tiếp: Minh Hóa và Tuyên Hóa.

- Tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên biển Đông.

Tùy thuộc vào vị trí bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp mà các huyện, thành phố, thị xã bị ảnh hưởng nhiều hay ít, khi đó sẽ xác định cụ thể để phục vụ chỉ huy, chỉ đạo, triển khai biện pháp ứng phó phù hợp.

4.1.2. Đối với lốc, sét, mưa đá:

- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 xảy ra khi cảnh báo lốc, sét, mưa đá xảy ra trên phạm vi dưới 1/2 số huyện, xã trong phạm vi 1 tỉnh hoặc nhiều tỉnh không liền kề.

Rủi ro thiên tai cấp độ 2 xảy ra khi cảnh báo lốc, sét, mưa đá xảy ra trong phạm vi từ 1/2 số huyện, xã của 1 tỉnh.

4.1.3. Đối với lũ, ngập lụt:

 

Gianh

Nhật Lệ

Kiến Giang

Cấp độ 1

BĐ1 đến <BĐ2

BĐ1 đến <BĐ2

BĐ1 đến <BĐ2

cấp độ 2

BĐ2 đến <BĐ3, BĐ3 đến <BĐ3+1m

BĐ3 đến <BĐ3+1m

BĐ2 đến <BĐ3, BĐ3 đến <BĐ3+1m

Cấp độ 3

BĐ3 đến BĐ3+>1m

BĐ3 đến BĐ3+>1m

BĐ3 đến BĐ3+>1m

- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:

Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 1 đến dưới báo động 2 tại trạm thủy văn Đồng Hới, Kiến Giang, Lệ Thủy, Đồng Tâm, Mai Hóa, Tân Mỹ.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:

Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 2 đến dưới báo động 3 tại các trạm thủy văn Kiến Giang, Lệ Thủy, Đồng Tâm, Mai Hóa, Tân Mỹ.

Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 3 đến dưới báo động 3 cộng 1,0 m tại các trạm thủy văn Đồng Hới, Kiến Giang, Lệ Thủy, Đồng Tâm, Mai Hóa, Tân Mỹ

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

Dự báo mực nước lũ cao từ báo động 3 cộng 1,0 m trở lên tại các trạm thủy văn Đồng Hới, Kiến Giang, Lệ Thủy, Đồng Tâm, Mai Hóa, Tân Mỹ

4.1.4. Cấp độ rủi ro thiên tai lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:

Cảnh báo tổng lượng mưa từ 100 mm đến 200 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó từ 1 ngày đến 2 ngày tại vùng có nguy cơ cao.

Cảnh báo tổng lượng mưa từ trên 200 mm đến 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cơ trung bình.

Cảnh báo tổng lượng mưa trên 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cơ thấp.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:

Cảnh báo tổng lượng mưa từ 100 mm đến 200 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó từ 1 ngày đến 2 ngày tại vùng có nguy cơ rất cao.

Cảnh báo tổng lượng mưa từ trên 200 mm đến 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cao.

Cảnh báo tổng lượng mưa trên 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cơ cao.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

Cảnh báo tổng lượng mưa từ trên 200 mm đến 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cơ rất cao.

Cảnh báo tổng lượng mưa trên 400 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày tại vùng có nguy cơ rất cao.

Trường hợp khu vực cảnh báo xuất hiện nhiều vùng có cấp độ rủi ro thiên tai ở các mức khác nhau thì lấy cấp độ rủi ro theo mức cao nhất.

4.1.5. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển

- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:

Dự báo gió mạnh trên biển cấp 6 xảy ra trên vùng biển ven bờ.

Dự báo gió mạnh trên biển từ cấp 7 đến cấp 8 xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

Dự báo gió mạnh trên biển từ cấp 7 trở lên xảy ra trên vùng biển ven bờ;

Dự báo gió mạnh trên biển từ cấp 9 trở lên trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).

4.1.6. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn

- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:

Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông;

Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ 15 km đến 25 km.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:

Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông;

Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

Dự báo ranh giới độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông trên 90 km tính từ cửa sông;

Dự báo ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 25 km đến 50 km tính từ cửa sông.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:

Dự báo ranh giới độ mặn 4%0 xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông từ trên 50 km đến 90 km tính từ cửa sông.

Dự báo ranh giới độ mặn 4%0 xâm nhập sâu vào nhiều cửa sông tới hơn 90 km tính từ cửa sông.

4.1.7. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán hoặc sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán

- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:

Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:

Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.

Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài trên 5 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực trên 70% so với trung bình nhiều năm.

Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài từ trên 3 tháng đến 5 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.

Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài trên 5 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.

- Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:

Dự báo tình trạng thiếu hụt tổng lượng mưa tháng trên 50% so với trung bình nhiều năm, kéo dài trên 3 tháng và thiếu hụt nguồn nước mặt trong khu vực trên 70% so với trung bình nhiều năm.

4.2. Đánh giá thiên tai

- Trước các tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng ngày càng phức tạp, ảnh hưởng của thiên tai đang có chiều hướng tăng lên cả về cường độ, tần suất và mức độ nguy hiểm. Thiên tai diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán... gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và nguy cơ mất an toàn cho các công trình cơ sở hạ tầng.

- Mùa mưa xảy ra những trận lũ lớn trên các sông tần suất gia tăng, xảy ra bất thường và khó lường gây thiệt hại nghiêm trọng.

- Đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, yếu và thiếu vệ khả năng tự phòng vệ, điều kiện phương tiện, trang thiết bị, công cụ, ý thức về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai còn hạn chế. Công tác cảnh báo, thông tin, tuyên truyền còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là từ cấp cơ sở đến các hộ gia đình và người dân. Một số địa phương còn chủ quan với diễn biến thiên tai.

- Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư và sản xuất làm vùi lấp, ngăn cản dòng chảy tự nhiên. Bên cạnh đó việc khai thác rừng, tài nguyên, khoáng sản ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, thảm phủ thực vật bị suy giảm làm tăng nguy cơ, cường độ, tần suất, cấp độ lũ, sạt lở.

4.3. Đánh giá năng lực ứng phó thiên thai

- Về nhân lực: Khi thiên tai xảy ra lực lượng trực tiếp ứng phó giờ đầu là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại chỗ, dân quân tự vệ, thanh niên tình nguyện và các lực lượng khác của cấp xã, cấp huyện (nội dung chi tiết huy động, sử dụng lực lượng phòng chống thiên tai tại cấp huyện, cấp xã theo phương án ứng phó thiên tai cụ thể của cấp huyện, cấp xã). Tùy theo tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH Phòng thủ dân sự tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ huy tỉnh) quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu, được tổng hợp tại các phụ lục:

+ Phụ lục 4: Danh sách thành viên Ban Chỉ huy tỉnh

+ Phụ lục 6: Lực lượng tham gia cứu hộ

- Về phương tiện, trang thiết bị: Với phương châm "Bốn tại chỗ" các địa phương cấp huyện chủ động huy động phương tiện, trang thiết bị của địa phương để tham gia ứng phó (bao gồm của cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn), số lượng chủng loại từng loại trang thiết bị được thể hiện trong phương án ứng phó của địa phương; trường hợp khi xảy ra thiên tai, phương tiện, trang thiết bị không đáp ứng được thì báo cáo Ban Chỉ huy tỉnh huy động phương tiện, trang thiết bị của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, địa bàn khác trong tỉnh chi viện ứng phó khắc phục ảnh hưởng của thiên tai. số phương tiện, trang thiết bị có thể huy động trên địa bàn tỉnh được thể hiện tại phụ lục:

+ Phụ lục 5: Vật tư, phương tiện, trang thiết bị

+ Phụ lục 10: Phương tiện tham gia ứng cứu

- Về các khu neo đậu tránh trú bão, địa điểm sơ tán dân được tổng hợp ở phụ lục:

+ Phụ lục 8: Các khu neo đậu tránh trú bão

+ Phụ lục 9: Các địa điểm sơ tán dân

- Về lương thực, nhu yếu phẩm được tổng hợp ở Phụ lục 7: Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm

4.4. Đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương.

Dưới tác động của thiên tai, người dân sinh sống ở vùng có nguy cơ cao về sạt lờ đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt, bão, ATNĐ, các hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, ngư dân là những đối tượng dễ bị tổn thương khi thiên tai xảy ra. số liệu được tổng hợp các phụ lục sau:

+ Phụ lục: Ảnh hưởng do bão, ATNĐ

+ Phụ lục 2: Ảnh hưởng do lũ, ngập lụt

+ Phụ lục 3: Ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét, sạt lở do dòng chảy

+ Phụ lục 11: Số phương tiện đánh bắt trên biển

+ Phụ lục 12: Số liệu nuôi trồng thủy, hải sản

+ Phụ lục 13: Số liệu sản xuất nông nghiệp

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin và cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 09/7/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 2130/KH-UBND ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 09/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Căn cứ Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

2. Mục đích

Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh như: bão, ATNĐ, lũ lụt, sạt lở đất do mưa lớn hoặc dòng chảy, hạn hán, xâm nhập mặn, đặc biệt đối với người, tài sản và các công trình trọng yếu.

Kịp thời sơ tán, di dời dân ở khu vực xung yếu có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương.

3. Yêu cầu

Các cấp các ngành thực hiện có hiệu quả phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các hồ gần nơi khu dân cư đông đúc hoặc gần trung tâm kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng quan trọng ở hạ du công trình hồ chứa.

Đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc từ cấp tỉnh đến cấp xã (hữu tuyến, vô tuyến, di động, lực lượng hỏa tốc) được thông suốt trong mọi tình huống.

Người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn cảnh báo của chính quyền, của cơ quan chức năng; đồng thời nâng cao ý thức chủ động, tự giác tham gia cùng chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

III: NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

1. Phương châm ứng phó

Đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro gây ra.

Bảo vệ các công trình quan trọng về an ninh quốc gia, phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt. Đảm bảo an ninh trật tự, thông tin liên lạc trong quá trình xử lý, ứng phó với rủi ro thiên tai.

Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ huy tỉnh với các cấp, các ngành, các huyện, thành phố trong chỉ đạo, chỉ huy phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Huy động nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm "Bốn tại chỗ" để ứng phó với thiên tai.

Thống kê, đánh giá thiệt hại; bảo vệ môi trường, phục hồi sản xuất; hỗ trợ để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau thiên tai theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

Với các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh tương ứng có các biện pháp ứng phó như sau:

2.1. Trách nhiệm chỉ huy, phối hợp ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

- Chỉ huy ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1:

+ Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó khi có thiên tai xảy ra.

+ Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ 2 xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch UBND cấp xã, được quyền huy động:

Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện theo quy định của pháp luật;

Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn huyện có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người được ủy quyền.

- Chỉ huy ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2:

+ Do Chủ tịch UBND tỉnh chỉ huy

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Chỉ huy ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3, cấp độ 4: Do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

- Ứng phó rủi ro thiên tai vượt cấp độ 4: Được Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai; việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

2.2. Về thông tin liên lạc

- Số điện thoại thường trực: 02323.822116;

- Số fax: 02323.821326;

- Địa chỉ email: https://vptt.pcttqb@gmail.com

- website: pctt.quangbinh.gov.vn

2.3. Danh sách Thành viên Ban Chỉ huy tỉnh (phụ lục 4)

2.4. Về vật tư, phương tiện (Phụ lục 5)

2.5. Về lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn (Phụ lục 6)

- Biện pháp bố trí, sử dụng phương tiện, thiết bị

Các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phục vụ công tác PCTT và TKCN cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện một số nội dung sau:

+ Hàng năm tổ chức kiểm tra, vận hành chạy thử, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo sẵn sàng hoạt động khi có yêu cầu.

+ Bố trí phương tiện, thiết bị ứng trực đến địa bàn xung yếu được phân công trước khi bão đổ bộ hoặc có lũ trên mức báo động 3 khoảng lm.

+ Tổ chức chỉ huy, bố trí nhân sự đảm bảo vận hành trang thiết bị, máy móc ở nơi tập kết và hiện trường ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

+ Tổ chức tập kết, bảo quản vật tư, vật liệu phục vụ ứng phó các tình huống, thường xuyên theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng đảm bảo yêu cầu cần thiết.

2.6. Về hậu cần (Phụ lục 7)

- Cấp tỉnh: bố trí kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh. Phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm ở cấp tỉnh do Sở Công Thương chủ trì xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành.

- Cấp huyện: tổ chức dự trữ lương thực, nước uống đảm bảo cứu trợ trong các tình huống (các hình thức dự trữ có thể thực hiện như: dự trữ tại kho, hợp đồng cung ứng chủ động với các cơ sở sản xuất - kinh doanh, lưu ý dự trữ ở những địa bàn thường xuyên bị chia cắt, cô lập,...)..

- Cấp xã: tổ chức dự trữ hoặc hợp đồng cung ứng chủ động với các cơ sở sản xuất - kinh doanh, vận động nhân dân tự dự trữ trong gia đình lượng lương thực đảm bảo sử dụng tối thiểu trong 15 ngày.

- Các mặt hàng dự trữ, cung ứng thiết yếu như: gạo, mì tôm gói, bánh mì, bánh ngọt các loại, nước uống đóng chai,...

* Để việc chuẩn bị vật tư, phương tiện và hậu cần đảm bảo thuận lợi, các địa phương chủ động phối hợp với các chủ phương tiện, siêu thị, cửa hàng tạp hóa để ký kết hợp đồng nguyên tắc về cung ứng hàng hóa, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn.

2.7. Về các khu neo đậu tránh trú tàu thuyền (Phụ lục 8)

2.8. Địa điểm di dời dân (Phụ lục 9)

3. Phương án tìm kiếm cứu nạn

3.1. Khu vực đất liền: do Bộ Chỉ huy Quân sự tinh (cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn trên đất liền) xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành.

3.2. Khu vực biên giới, trên biển: do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành.

3.3. Vùng nước cảng biển do Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành.

3.4. Phương án đảm bảo an toàn hồ chứa nước do Chủ hồ chứa thủy lợi xây dựng, cơ quan chuyên môn thẩm định, trình UBND cấp huyện, tỉnh phê duyệt theo phân cấp; phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển khi có thiên tai xảy ra do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành.

3.5. Phương án đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện do Chủ sở hữu xây dựng, Sở Công Thương thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

3.6. Phương án đảm bảo an toàn thông tin liên lạc: do Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành.

3.7. Phương án đảm bảo giao thông, khắc phục sự cố các tuyến đường giao thông trong và sau thiên tai: do Sở Giao thông Vận tải xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành.

3.8. Phương án dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm để ứng phó thiên tai: do Sở Công Thương xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành.

3.9. Phương án vận hành hệ thống lưới điện: do Công ty Điện lực Quảng Bình xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành.

4. Phương án di dời, sơ tán dân

4.1. Xác định vùng trọng điểm

4.1.1 Đối với bão, ATNĐ: vùng trọng điểm ảnh hưởng bão là: gồm 24 xã, phường ven biển, cửa sông

- Quảng Trạch: 06 xã: Quảng Xuân, Quảng Hưng, Quảng Tùng, Quảng Phú, Quảng Đông, Cảnh Dương;

- TX Ba Đồn: 03 Phường: Quảng Thọ, Quảng Phúc, Quảng Thuận;

- Bố Trạch: 6 xã: Thanh Trạch, Hải Phú, Đức Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch, Nhân Trạch;

- TP Đồng Hới: 4 xã, phường: Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, Đồng Hải.

- Quảng Ninh: 01 xã Hải Ninh;

- Lệ Thủy: 02 xã: Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy.

4.1.2. Đối với sạt lở đất, sụt lún do dòng chảy: trọng điểm là các xã thuộc các huyện miền núi Minh Hóa, các xã huyện Quảng Ninh và các xã thuộc các huyện: Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Ba Đồn, Bố Trạch, Lệ Thủy.

4.1.3. Đối với lũ, ngập lụt: trọng điểm các xã dọc sông Gianh và sông Kiến Giang, sông Son, xã Tân Hóa, xã Thượng Hóa.

4.2. Phương án sơ tán dân

4.2.1. Số lượng dân phải di dời

- Số lượng dân di dời do bão, ATNĐ (Phụ lục 1)

- Số lượng dân di dời do lũ, ngập lụt (Phụ lục 2)

- Số lượng dân di dời do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy (Phụ lục 3)

4.2.2. Địa điểm di dời dân

Các địa điểm dự kiến di dời dân theo Phụ lục 9.

Địa điểm di dời vùng hạ du các hồ chứa, theo phương án ứng phó tình huống khẩn cấp của các hồ chứa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

5. Công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó

5.1. Cấp tỉnh

Ban hành các văn bản chỉ đạo:

- Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ huy tỉnh;

- Quyết định của Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh về phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy tỉnh;

- Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro cấp tỉnh và các kế hoạch liên quan.

Ngoài ra, đối với các trận bão có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh hoặc các đợt mưa, lũ lớn; UBND tỉnh ban hành cụ thể các Quyết định thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại các khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.

5.2. Cấp huyện, xã

- Thực hiện các thủ tục hành chính tương tự như cấp tỉnh về: kiện toàn tổ chức bộ máy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS cùng cấp, ban hành phương án PCTT và TKCN của năm trên địa bàn phụ trách, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, phương án đã ban hành.

- Trong chỉ huy, chỉ đạo đảm bảo tính thống nhất, phân công các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS đứng điểm trên từng địa bàn để chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng tránh và ứng phó với thiên tai.

- Chấp hành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS cấp trên trực tiếp.

IV. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TAI

1. Phòng tránh ATNĐ, bão

1.1. Đối với rủi ro ATNĐ, bão cấp độ 3

1.1.1. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS tỉnh (gọi tắt là Văn phòng Thường trực)

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh các Công điện, Văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức phòng, tránh bão, ATNĐ. Tham mưu chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ huy tỉnh, UBND tỉnh.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố ven biển thống kê các phương tiện, tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, báo cáo Trung ương, tỉnh để chỉ đạo.

- Phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản đề nghị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao can thiệp trong các trường hợp tàu, thuyền của tỉnh cần vào các đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để tránh, trú bão, ATNĐ.

1.1.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chủ trì công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, khu vực biên giới.

- Chỉ đạo các đồn Biên phòng tuyến biển phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương thông báo, cảnh báo cho chủ tàu, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển nắm thông tin về bão, ATNĐ khẩn trương kêu gọi tàu, thuyền về bờ tránh trú hoặc di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm; bắn pháo hiệu báo bão; không cho tàu, thuyền ra biển hoạt động khi có lệnh cấm biển; phối hợp sắp xếp, kiểm đếm, báo cáo tàu thuyền về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy tỉnh; phối hợp kêu gọi, cưỡng chế không để người dân ở lại trên lồng bè, chòi canh.

- Chỉ đạo các đồn Biên phòng, Hải đội 2, Tiểu đoàn HL-CĐ có phương án đảm bảo cho người dân vào tránh trú bão, ATNĐ trong doanh trại.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn ở các địa bàn khác khi có yêu cầu.

1.1.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã kiểm đếm tàu thuyền trên biển; sắp xếp phương tiện tàu thuyền trong các khu neo đậu, tránh trú.

1.1.4. Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình khuyến cáo đối với tàu thuyền có kế hoạch hành trình tránh đi vào vùng nguy hiểm của bão, áp thấp nhiệt đới

1.1.5. UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với các Đồn Biên phòng của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, gia đình các chủ tàu, rà soát, thống kê cụ thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển. Theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến bão, ATNĐ. Sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên lạc hiện có thông báo cho các chủ phương tiện, tàu, thuyền biết về diễn biến của bão, ATNĐ để chủ động phòng, tránh.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Khí tượng thủy văn, thông tấn, báo chí thường xuyên cung cấp thông tin về diễn biến bão, ATNĐ đến các địa phương và nhân dân để chủ động phòng tránh.

1.2. Đối với rủi ro ATNĐ, bão cấp độ 4

Ngoài nội dung được triển khai như ATNĐ, bão cấp độ 3, các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp sau:

1.2.1. Văn phòng thường trực

- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ huy tiền phương tại địa bàn có nguy cơ bão đổ bộ.

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các Công điện, Văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bão, ATNĐ.

- Tham mưu Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo Chủ các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện triển khai phương án PCTT đảm bảo an toàn đập và an toàn cho nhân dân vùng hạ du công trình; chú trọng đến các hồ chứa, công trình đê điều xung yếu.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khí tượng thủy văn, thông tấn, báo chí thường xuyên cung cấp thông tin về diễn biến bão, ATNĐ đến các địa phương và nhân dân để chủ động phòng tránh.

- Phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê cụ thể số lượng người cần di dời, sơ tán, báo cáo Trung ương, Tỉnh để chỉ đạo.

- Phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ chính quyền các địa phương và nhân dân tổ chức phòng, tránh bão, ATNĐ.

1.2.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chủ trì công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, khu vực biên giới.

- Chỉ đạo các đồn Biên phòng tuyến biển phối hợp với các lực lượng, chính quyền địa phương thông báo, cảnh báo cho chủ tàu, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển nắm thông tin về bão, ATNĐ khẩn trương kêu gọi tàu, thuyền về bờ tránh trú hoặc di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm; bắn pháo hiệu báo bão; không cho tàu, thuyền ra biển hoạt động khi có lệnh cấm biển; phối hợp sắp xếp, kiểm đếm, báo cáo tàu thuyền về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy tỉnh; phối hợp kêu gọi, cưỡng chế không để người dân ở lại trên lồng bè, chòi canh.

- Chỉ đạo các đồn Biên phòng, Hải đội 2, Tiểu đoàn HL-CĐ có phương án đảm bảo cho người dân vào tránh trú bão, ATNĐ trong doanh trại.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn ở các địa bàn khác khi có yêu cầu.

1.2.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Triển khai phương tiện, lực lượng phối hợp chặt chẽ với lực lượng chính quyền địa phương và và các lực lượng khác giúp đỡ nhân dân trong việc phòng, tránh bão, ATNĐ; ứng phó sự cố công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện, đê điều khi được lệnh của UBND tỉnh hoặc của Ban chỉ huy tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp cùng các địa phương, đơn vị liên quan trong việc tổ chức cứu hộ, cứu nạn nhân dân vùng thiên tai trên đất liền.

1.2.4. Công an tỉnh

- Bố trí các lực lượng, chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chốt chặn và hướng dẫn người, phương tiện qua lại tại các khu vực ngầm, tràn. Chủ động cấm người, phương tiện qua lại tại các khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, cấm các phương tiện thuyền, đò lưu thông trên sông khi có lũ.

- Chỉ đạo các đơn vị, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, tài sản của Nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng bão, ATNĐ để trộm cắp, cướp giật, nhất là trong quá trình sơ tán, di dời.

- Triển khai phương tiện, lực lượng để hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân trong việc phòng, tránh bão, ATNĐ và tham gia khắc phục hậu quả khi có yêu cầu của UBND tỉnh hoặc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

- Tham gia ứng cứu sự cố các công trình thủy lợi, thủy điện, đê điều khi có yêu cầu từ Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh.

1.2.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển triển nông thôn

Hướng dẫn, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và UBND các huyện, thành phố, thị xã vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn vùng hạ du; kiểm tra phương án thông tin cảnh báo, phương án sơ tán dân vùng hạ du, đảm bảo an toàn của các công trình đang thi công xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp, các hồ chứa vừa, nhỏ và hồ chứa xung yếu.

Hướng dẫn các địa phương đảm bảo an toàn sản xuất nông nghiệp.

Tham mưu quyết định tình huống thiên tai khẩn cấp.

1.2.6. Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình

Tiếp tục thông báo tàu, thuyền đến khu neo đậu tránh bão, lũ trước khi bão đi vào vùng nước cảng biển.

1.2.7. UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS các huyện, thành phố, thị xã.

Tổ chức PCTT và TKCN theo phương án đã được lập. Trong đó cần chú ý các nội dung sau:

- Tổ chức sơ tán dân tại những khu vực vùng ven biển, trũng, thấp, vùng thường xuyên bị ngập sâu, vùng nguy cơ sạt lở đất, núi, bờ sông, bờ biển.

- Thông báo thường xuyên tình hình diễn biến thiên tai đến từng cộng đồng dân cư (kể cả truyền thanh lưu động). Trong bất cứ trường hợp nào cũng phải đảm bảo nhân dân nhận được thông tin về diễn biến thiên tai.

- Sẵn sàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men cần thiết để cứu trợ nhân dân trong vùng.

- Triển khai lực lượng, phương tiện của địa phương và hỗ trợ nhân dân vùng thiên tai trong việc di dời, sơ tán phòng, tránh thiên tai.

- Chỉ đạo các cơ quan, trường học, trạm y tế tại địa phương tạo điều kiện cho nhân dân đến trú, tránh thiên tai.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình đê điều, hồ, đập thủy lợi, thủy điện; đặc biệt là các công trình xuống cấp, xung yếu, các công trình đang thi công dở dang.

- Tổ chức khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

- Tổng hợp tình hình thiệt hại tại địa phương, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh.

1.2.8. Các Sở, ngành, Hội, đoàn thể tỉnh

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức phòng, chống bão, ATNĐ cho cơ quan, đơn vị mình. Huy động lực lượng, hỗ trợ các địa phương, đơn vị phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai.

1.3. Đối với rủi ro bão cấp độ 5

1.3.1. Văn phòng thường trực

- Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh theo dõi diễn biến bão.

- Xác định khu vực nguy cơ bão đổ bộ, mực nước dâng do bão làm cơ sở trong việc di dời, sơ tán dân.

- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại địa phương có nguy cơ bão đổ bộ để điều hành trực tiếp công tác phòng, chống bão.

- Tham mưu UBND tỉnh huy động tối đa nguồn lực hiện có hoặc đề xuất Trung ương hỗ trợ tỉnh để thực hiện công tác phòng, chống bão mạnh, siêu bão.

- Thực hiện các nội dung công tác khác như ATNĐ, bão cấp độ 3 nêu trên.

1.3.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các Hội đoàn thể

Triển khai thực hiện các nội dung như với ANTĐ, bão cấp độ 4. Riêng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức bổ sung các nội dung sau:

- Tạo điều kiện cho nhân dân vào trú ẩn tại các doanh trại quân đội trên địa bàn.

- Đề nghị các lực lượng quân đội của Bộ Quốc phòng và Quân Khu 4 đóng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân phòng, chống bão.

1.3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thực hiện các nội dung công tác khác như ATNĐ, bão cấp độ 3, 4 nêu trên.

- Hướng dẫn chính quyền địa phương các huyện, thị xã, thành phố không để dân ở lại các chòi canh, lồng, bè nuôi trồng thủy, hải sản và trên các tàu thuyên tại nơi neo đậu. Nếu có trường hợp không chấp hành thì chỉ đạo áp dụng biện pháp cưỡng chế di dời.

Tham mưu UBND tỉnh quyết định tình huống thiên tai khẩn cấp.

1.3.4. Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình

Thông báo ngay cho tàu, thuyền đến khu neo đậu tránh bão, lũ trước khi bão đi vào vùng nước cảng biển.

Trường hợp xét thấy tàu thuyền neo đậu tại cầu cảng an toàn hom phải yêu cầu thuyền trưởng, chủ tàu có biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn cho thuyền viên, hành khách, tàu thuyền và hàng hóa.

1.3.5. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo, tổ chức sơ tán nhân dân đến các vị trí an toàn. Các vị trí an toàn được khuyến khích bao gồm: Nhà kiên cố, trụ sở, cơ quan, trạm y tế kiên cố, hầm tránh bão...

- Các khu vực phải tổ chức di dời bao gồm: các xã ven biển, nhà dân không kiên cố, các khu vực dân cư nằm vùng trũng, thấp, ven sông, suối, hạ du các hồ chứa.

- Thường xuyên cập nhật tình hình di dời, sơ tán dân tại địa phương, báo cáo tỉnh để biết, hỗ trợ trong các tình huống cấp bách.

d) Các sở, ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp.

- Tổ chức chằng, chống, gia cố trụ sở, kho tàng triển khai phương án PCTT tại đơn vị.

- Sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện của đơn vị tham gia hỗ trợ các địa phương tổ chức và khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu từ UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh.

1.3.6. Cứu hộ, cứu nạn trên biển

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (Cơ quan thường trực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, biên giới) tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

- Khi nhận được tin thiên tai, tai nạn, yêu cầu người báo tin cung cấp thông tin: thời gian, vị trí (tọa độ hoặc khu vực) xảy ra tai nạn; tên phương tiện; thuyền trưởng; số người trên tàu; nguyên nhân bị nạn; hậu quả ban đầu; điều kiện thời tiết sóng, gió ở khu vực bị nạn; tần số, thời gian các phiên liên lạc; số điện thoại, địa chỉ của thuyền trưởng, chủ tàu; đề nghị, yêu cầu của thuyền trưởng.

- Chỉ đạo thông tin TKCN của đơn vị phối hợp với đài thông tin duyên hải miền Trung, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng giữ liên lạc với tàu bị nạn, đồng thời phát thông báo tàu bị nạn và huy động những tàu thuyền đang hoạt động gần khu vực tham gia cứu nạn.

- Kịp thời báo cáo tình hình tai nạn về Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ban Chỉ huy chỉ đạo.

- Chỉ thị cho các Đồn Biên phòng sẵn sàng lực lượng, phương tiện cơ động cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh, đồng thời thông báo cho các lực lượng chức năng (Trung tâm phối hợp Hàng hải khu vực, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng các tỉnh lân cận) sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp tham gia cứu hộ, cứu nạn.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khu vực được phân công và điều kiện khả năng cho phép tham mưu Ban Chỉ huy tỉnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện từ bờ ra cứu hộ, cứu nạn. Trường hợp vượt quá khả năng kịp thời báo cáo Ban Chỉ huy tỉnh đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN điều động lực lượng, phương tiện ra cứu hộ, cứu nạn.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương chuẩn bị mọi mặt thường trực tại bến để tiếp nhận, chăm sóc y tế ban đầu, chuyển nạn nhân nặng đến cơ sở y tế cấp cứu, điều trị

- Trường hợp chưa tổ chức lực lượng phương tiện cơ động ra hiện trường TKCN, nhưng qua hệ thống thông tin liên lạc phát hiện trên tàu bị nạn có người bị thương, chỉ đạo quân y đơn vị sử dụng máy trực canh TKCN để thăm khám, hướng dẫn những người trên tàu sơ cứu, điều trị ban đầu cho nạn nhân. Qua máy thông tin hướng dẫn thuyền trưởng đưa nạn nhân vào nơi gần nhất, có điều kiện để cấp cứu và thường xuyên giữ liên lạc với trạm canh của Bộ đội Biên phòng để xử lý các tình huống.

- Kết thúc vụ việc, tổng hợp báo cáo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND tỉnh theo quy định.

2. Phòng tránh lũ, ngập lụt

2.1. Đối với rủi ro lũ, ngập lụt từ BĐm + <2m (cấp độ 2)

2.1.1. Văn phòng thường trực

- Tham mưu, ban hành các Công điện, Văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức phòng, tránh lũ.

2.1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Theo dõi, chỉ đạo các Chủ hồ, đập thủy lợi thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó sự cố có thể xảy ra.

- Tổng hợp thông tin, báo cáo của Chủ các công trình thủy lợi để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo phòng, chống lũ cho công trình và vùng hạ du.

- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương chỉ đạo người sản xuất gia cố, giằng néo lồng bò, chuồng trại, thu hoạch nông sản, di dời đàn vật nuôi, nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn.

2.1.3. Sở Công Thương

- Theo dõi, chỉ đạo các chủ hồ, đập thủy điện thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó sự cố có thể xảy ra.

- Tổng hợp thông tin, báo cáo của chủ các công trình thủy điện để phối hợp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo phòng, chống thiên tai, xử lý các sự cố công trình thủy điện do mưa, lũ gây ra.

- Sẵn sàng lương thực, thực phẩm cứu trợ các địa phương khi có yêu cầu.

2.1.4. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Rà soát các khu vực dân cư vùng trũng, thấp, khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đất, núi, bờ sông. Tổ chức di dời, sơ tán dân tương ứng cấp độ lũ, lụt.

- Các huyện miền núi: kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư ven sông, suối, khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở núi. Tổ chức di dời, sơ tán dân; các vị trí an toàn được xác định chủ yếu là trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế hoặc nhà dân nơi cao ráo, không bị ảnh hưởng của lũ, sạt lở đất.

2.2. Đối với rủi ro lũ, ngập lụt từ BĐm + >2m và lũ lịch sử (cấp độ 3)

Từ mức rủi ro thiên tai cấp độ 3, hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Trong đó, phải chú ý mức ngập lụt tại các xã, phường, thị trấn vào trận lũ lịch sử năm 2020 để làm căn cứ sơ tán dân.

2.2.1. Văn phòng thường trực

- Tham mưu UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh ban hành Công điện chỉ đạo phòng, tránh lũ. Trong đó cần chú ý đến các nội dung: sơ tán dân, an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, giao thông trước, trong và sau lũ.

- Cập nhật thường xuyên tình hình sơ tán dân tại các địa phương, báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, UBQG ứng phó SCTT&TKCN, UBND tỉnh để hỗ trợ trong các tình huống cấp bách.

- Theo dõi tình hình vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập các Sở Chỉ huy tiền phương chỉ đạo phòng, chống và khắc phục lũ tại các địa phương.

- Phối hợp cùng các Hội, đoàn thể tỉnh trong việc cung cấp tình hình thiệt hại do lũ gây ra làm cơ sở cho công tác kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.

2.2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Theo dõi, chỉ đạo các chủ hồ, đập thủy lợi thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó sự cố có thể xảy ra.

- Tổng hợp thông tin, báo cáo của chủ các công trình thủy lợi để tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo phòng, chống lũ cho công trình, vùng hạ du công trình và các tình huống sự cố khẩn cấp.

2.2.3. Sở Công Thương

- Theo dõi, chỉ đạo các chủ hồ, đập thủy điện thực hiện nghiêm quy trình, chế độ vận hành công trình và kiểm soát chặt chẽ bảo đảm an toàn công trình, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó sự cố có thể xảy ra.

- Tổng hợp thông tin, báo cáo của chủ các công trình thủy điện để phối hợp tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh chỉ đạo phòng, chống thiên tai, xử lý các sự cố công trình thủy điện do mưa, lũ gây ra.

- Sẵn sàng lương thực, thực phẩm cứu trợ các địa phương khi có yêu cầu.

2.2.4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Huy động tối đa lực lượng, phương tiện của đơn vị hỗ trợ chính quyền các địa phương và nhân dân phòng, chống lũ.

2.2.5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Văn phòng thường cập nhật thông tin, diễn biến mưa, lũ, cung cấp thường xuyên cho nhân dân được biết, chủ động phòng, tránh.

2.2.6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt là thông tin chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa, lũ.

2.2.7. Các sở, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp: huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị tham gia cùng chính quyền và nhân dân các địa phương phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, ngập lụt.

2.2.8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức di dời, sơ tán nhân dân nơi ngập sâu (kể cá nhân dân vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện), khu dân cư có nguy cơ bị sạt lở núi.

- Kiểm tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường trong và sau lũ.

- Cứu trợ nhân dân vùng thiên tai.

- Thường xuyên cập nhật tình hình thiên tai và thiệt hại ban đầu tại địa phương, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh.

- Chỉ đạo các Đài Truyền thanh - Truyền hình tiếp nhận các thông tin từ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hoặc cập nhật thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS các địa phương thường xuyên thông báo cho nhân dân được biết. Tuyệt đối không để nhân dân không tiếp cận được thông tin diễn biến lũ, lụt.

- Huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với các chủ công trình, hồ đập ứng cứu sự cố công trình khi có đề nghị.

- Tổ chức khắc phục thiệt hại sau lũ, ngập lụt tại các khu vực bị thiệt hại. Báo cáo đề xuất hỗ trợ trong các tình huống vượt khả năng của địa phương.

3. Phòng tránh sạt lở đất, sụt lún đất do dòng chảy hoặc mưa lớn

3.1. UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo lập quy hoạch phân vùng có nguy cơ sạt lở đất.

- Chỉ đạo, kiểm tra rà soát hiện trạng các vùng dân cư, ngăn chặn việc xây mới và có kế hoạch để di chuyển dân ra khỏi vùng bãi bồi, ven sông, suối, vùng sườn đồi, núi, vùng ven taluy đường giao thông có nguy cơ sạt lở. Tuyệt đối không để xảy ra việc san lấp sông suối và đổ chất thải rắn làm ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo, biển báo đối với vùng có nguy cơ bị sạt lở đất.

- Tăng cường cán bộ trực tiếp đến hiện trường các điểm xảy ra sự cố để xử lý, khắc phục hậu quả.

- Báo cáo kịp thời các sự cố sạt lở đất đến UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh để chỉ đạo.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.

3.2. UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS các xã, phường, thị trấn

- Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS các huyện, thị xã, thành phố về phòng, tránh sạt lở đất.

- Thông báo cho nhân dân biết để không làm nhà ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất như: Đồi dốc, chân vách đá, bờ bãi thấp ven sông suối, trên đường đi của dòng chảy lũ, các chân taluy dễ bị sạt lở...

- Tuyên truyền công tác giáo dục cộng đồng về phòng, tránh sạt lở đất; cắm biển báo và đánh dấu các khu vực nguy hiểm.

- Báo cáo ngay với cấp trên khi xảy ra sự cố sạt lở đất.

4. Phòng tránh gió mạnh trên biển

4.1. Văn phòng thường trực

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh, UBND tỉnh các Công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương ven biển tổ chức phòng, tránh gió mạnh trên biển.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển thống kê các phương tiện, tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, báo cáo Trung ương, tỉnh để chỉ đạo.

- Phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Ngoại vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản đề nghị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao can thiệp trong các trường hợp tàu, thuyền của tỉnh cần vào các đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để tránh, trú gió mạnh trên biển.

4.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chỉ đạo các Đồn Biên phòng trực thuộc phối hợp cùng các gia đình chủ tàu thống kê, rà soát, kiểm đếm kỹ số lượng phương tiện, tàu, thuyền của tỉnh. Cần chú ý, các phương tiện, tàu, thuyền ở khu vực có gió mạnh, hướng dẫn, yêu cầu phải quay vào bờ hoặc di chuyển tránh gió.

- Thống kê danh sách các tàu, thuyền hoạt động trong khu vực nguy hiểm, báo cáo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

4.3. UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển

- Phối hợp với các Đồn Biên phòng của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, gia đình các chủ tàu, rà soát, thống kê cụ thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển. Theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến của gió mạnh trên biển. Sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên lạc hiện có thông báo cho các chủ phương tiện, tàu, thuyền biết về diễn biến của gió mạnh để chủ động phòng, tránh.

- Phối hợp với các Đồn Biên phòng tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền an toàn để tránh gió mạnh.

5. Phòng tránh hạn hán, xâm nhập mặn

5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thường xuyên tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, phương án giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; chủ động làm việc với các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.

5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường

Theo dõi diễn biến nguồn nước, phối hợp các sở, ngành và địa phương kiểm tra, đánh giá nguồn nước và hướng dẫn các địa phương khai thác nguồn nước hợp lý khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.

5.3. Sở Công Thương

Rà soát và đề nghị danh sách ưu tiên cấp điện, nếu ngành điện điều tiết giảm điện nhằm đảm bảo đủ điện cho các trạm bơm điện hoạt động thường xuyên để bơm tưới nước chống hạn kịp thời. Chỉ đạo đơn vị quản lý hồ thủy điện Hố Hô, thủy điện La Trọng có kế hoạch xả nước từ các hồ chứa nước thủy điện để hỗ trợ nguồn nước chống hạn trong trường hợp vùng hạ lưu yêu cầu bổ sung nguồn nước tối thiểu cấp nước sinh hoạt, sản xuất.

5.4. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh cấp hỗ trợ kinh phí chống hạn cho các địa phương, đơn vị; đồng thời kiểm tra, thẩm định hồ sơ quyết toán kinh phí chống hạn cho các địa phương, đơn vị, làm cơ sở trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

5.5. Công ty TNHH MTV Khai thác các công trình thủy lợi Quảng Bình chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, nạo vét các công trình hệ thống kênh mương, cống lấy nước, trạm bơm tưới.

- Đối với các trạm bơm điện có nguồn nước bị nhiễm mặn, tổ chức đo mặn tại các bể hút hằng ngày, theo dõi chặt chẽ diễn biến triều để bơm lách triều, tận dụng nguồn nước ngọt chống hạn, áp dụng các biện pháp tưới luân phiên, tưới lứa ở tất cả các loại công trình nhằm hạn chế tối đa việc thất thoát nước.

- Thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả tình hình triển khai chống nhiễm mặn trên các khu tưới cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo phòng, ban, các địa phương thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết để chủ động triển khai thực hiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn và xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp; kiểm tra, thẩm định hồ sơ quyết toán chống hạn, xâm nhập mặn hàng năm.

Tổ chức xây dựng phương án phòng, chống xâm nhập mặn cụ thể trên địa bàn.

Đối với những trạm bơm có nguồn nước bị nhiễm mặn, tăng cường theo dõi chặt chẽ lịch thủy triều, quan trắc thường xuyên độ mặn để bơm lách triều, tuyệt đối không được vận hành bơm nước có nồng độ mặn lớn hơn 0,8‰ vào đồng ruộng.

- Báo cáo tình hình phòng, chống nhiễm mặn về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để chỉ đạo.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các địa phương, đơn vị căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy tỉnh để thực hiện, cụ thể:

1. Căn cứ Phương án của Ban Chỉ huy tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai xây dựng Phương án sát với đặc điểm của ngành, đơn vị, địa phương mình; có tính khả thi cao, đồng thời tổ chức thực hiện chặt chẽ, hiệu quả.

2. Trong chỉ đạo, điều hành ứng phó cần tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu hiệu quả các khu vực xung yếu, di dời nhân dân đến nơi an toàn để tránh xảy ra thiệt hại về người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

3. Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS của đơn vị, địa phương mình thực hiện nhiệm vụ được phân công. Các thành viên Ban Chỉ huy tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách.

4. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn phải chịu sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS địa phương.

5. Ban chỉ huy PCTT và TKCN kiêm BCH PTDS các cấp, các ngành thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ huy tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1:

SỐ LIỆU DI DỜI DÂN THEO CÁC CẤP ĐỘ BÃO
(Kèm theo Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro)

TT

Huyện

Bão cấp độ 3

Bão cấp độ 4

Bão cấp độ 5

Xen ghép

Tập trung

Xen ghép

Tập trung

Xen ghép

Tập trung

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

1

Huyện Quảng Trạch

519

1.619

1.464

4.858

832

2.944

3.604

11.706

1.214

4.249

4.817

16.995

2

Huyện Tuyên Hóa

3.770

13.773

1.458

5.392

3.429

12312

2.551

8.822

4.694

15.873

3.677

12.477

3

Huyện Minh Hóa

270

1.351

1.001

5.004

327

2.051

1.154

6.767

36

206

3.624

19.046

4

Huyện Quảng Ninh

3.107

11.338

 

 

7.856

28.216

2.152

8.535

5.753

22.408

4.535

17.146

5

Huyện Bố Trạch

3.01

10.215

2.109

8.277

5.718

22.03

5.160

19.568

7.406

36.087

7.982

30.648

6

Huyện Lệ Thủy

3.167

10.443

1.564

5.374

5.549

18.144

3.327

10.486

10.991

36.912

6.249

20.806

7

TP Đồng Hới

891

2.964

590

1.920

891

2.964

590

1.920

891

2.964

590

1.920

8

TX Ba Đồn

5.514

23.361

691

2.288

6.754

28.534

1.154

3.993

8.849

35.199

2.964

8.823

 

Toàn tỉnh:

11.724

51.703

8.186

30.825

24.602

66.631

18.538

67.804

30.985

118.699

31474

119.038

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

SỐ LIỆU DI DỜI DO LŨ, NGẬP LỤT

TT

Huyện/Xã

Trên báo động 3

Trên báo động 3 +2m

Trên lũ lịch sử

Xen ghép

Tập trung

Xen

ghép

Tập trung

Xen ghép

Tập trung

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số khẩu

1

Huyện Quảng Trạch

157

573

1.417

5.56

748

2.798

3.246

12.411

2.780

10.556

4.520

17.342

2

Huyện Tuyên Hóa

1.545

5.174

603

2.132

2.556

8.623

1.222

4.271

4.359

13.742

2.786

9.376

3

Huyện Minh Hóa

 

 

121

696

 

 

121

696

 

 

121

696

4

Huyện Quảng Ninh

142

659

218

1318

211

989

422

1.978

1.267

5.934

2.533

11.866

5

Huyện Bố Trạch

3.242

12.266

1.216

4.038

4.704

18.100

3.726

14.062

8.154

31.218

6.040

21.813

6

Huyện Lệ Thủy

2.345

7.495

1.209

4.209

4.549

15.708

3.035

9.410

7.737

24.819

4.829

16.989

7

TP Đồng Hới

-

-

-

-

891

2.964

590

1.92

891

2.964

590

1.920

8

TX Ba Đồn

6.089

24.623

663

2.154

6.963

27.69

1.717

5.979

10.005

39.012

4.401

10.294

 

Cộng:

13.520

50.790

5.447

14.547

20.622

49.182

14.079

48.807

35.193

128.245

25.820

90.296

 

PHỤ LỤC 3:

PHƯƠNG ÁN DI DỜI DO SẠT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT, SỤT LÚN DO MƯA LỚN, HOẶC DÒNG CHẢY

TT

Tỉnh Quảng Bình

Sạt lở bờ sông, bờ biển

Lũ quét

Sạt lở núi

Vùng thường xuyên chia cắt, ngập sâu

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

1

Huyện Lệ Thủy

 

 

159

832

159

832

 

 

2

Huyện Minh Hóa

 

 

7.357

32.403

8.273

34.471

9.843

41.132

3

Huyện Tuyên Hóa

154

585

1.097

3.590

286

975

3.223

11.969

4

Huyện Quảng Trạch

1.229

4.602

4.854

20.511

-

-

2.140

7.560

5

Huyện Bố Trạch

3.889

16.836

3.215

12.481

302

1.238

5.250

21.478

6

Huyện Quảng Ninh

 

 

433

1.422

210

772

160

535

7

Thị xã Ba Đồn

450

1.586

764

2.129

623

2.610

3.256

13.526

 

Cộng:

5.722

23.609

17.879

73.368

9.853

40.898

23.872

96.200

 

PHỤ LỤC 4:

DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY

TT

Họ tên

Đơn vị công tác

Chức vụ

Số điện thoại

1

Trần Thắng

Chủ tịch UBND tỉnh

Trưởng ban

0913376574

2

Đoàn Ngọc Lâm

Phó chủ tịch UBND tỉnh

P.Trưởng ban TT

0912098756

3

Mai Văn Minh

Giám đốc Sở NN & PTNT

p. Trưởng ban

0913295702

4

Đoàn Sinh Hòa

CHT BCH QS tinh

p. Trưởng ban

0983600026

5

Nguyễn Tiến Nam

Giám đốc Công an tỉnh

p. Trưởng ban

0965983873

6

Trịnh Thanh Bình

CHT BCH BĐBP

Thành viên

0912637374

7

Trần Văn Hoài

p.Chánh VP UBND tỉnh

Thành viên

0913122509

8

Phạm Văn Năm

Giám đốc Sở GTVT

Thành viên

0913295688

9

Trần Quốc Lợi

Cục trưởng Cục thống kê

Thành viên

0912212390

10

Trần Xuân Tiến

Chi cục trưởng CCTL

Chánh văn phòng

0905967373

11

Phạm Quốc Anh

P.Giám đốc Sở Xây dựng

Thành viên

0912098676

12

Ngô Hải Dương

Giám đốc Đài KTTV QB

Thành viên

0912823413

13

Hà Quốc Phong

P.GĐ Sở Văn hóa và Thể thao

Thành viên

0982977126

14

Bùi Mạnh Cường

P.Giám đốc Sở Tài chính

Thành viên

0983152123

15

Nguyễn Huệ

Giám đốc Sở TNMT

Thành viên

0912149601

16

Phan Văn Cầu

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ

Thành viên

0912027532

17

Phạm Thanh Tân

P.Giám đốc Sở TTTT

Thành viên

0943876556

18

Phan Thanh Hải

P.Giám đốc Sở Y tế

Thành viên

0982272595

19

Phan Phong Phú

Giám đốc Sở KHĐT

Thành viên

0915133617

20

Đinh Tùng Lâm

Tổng biên tập báo QB

Thành viên

0866594777

21

Đoàn Xuân Thắng

P.Giám đốc Đài PTTH tỉnh

Thành viên

0912222793

22

Nguyễn Trường Sơn

Giám đốc Sở LĐTB&XH

Thành viên

0912098601

23

Đặng Đại Bàng

Bí thư Tỉnh đoàn

Thành viên

0942816302

24

Nguyễn Đức Tùng

Giám đốc Cảng vụ HH QB

Thành viên

0912459936

25

Hoàng Hiếu Trung

Giám đốc Điện lực QB

Thành viên

0913333736

26

Đặng Ngọc Tuấn

Giám đốc Sở GDĐT

Thành viên

0912589110

27

Trần Hồng Quảng

GĐ Cty TNHH MTV KTCT

Thành viên

0913033538

28

Nguyễn Ngọc Quý

Giám đốc Sở Du lịch

Thành viên

0913 258968

29

Phạm Quang Hải

Giám đốc Sở Công thương

Thành viên

0913295188

30

Nguyễn Mậu Thăng

P.Giám đốc Viễn thông QB

Thành viên

0945288555

31

Hoàng Văn Minh

PCT UBMTTQVN tỉnh

Thành viên

0975241071

32

Diệp Thị Minh Quyết

Chủ tịch Hội LH PN tỉnh

Thành viên

0918818346

 

PHỤ LỤC 5:

VẬT TƯ. PHƯƠNG TIỆN. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ ỨNG PHÓ THIÊN TAI TỈNH QUẢNG BÌNH

TT

ĐỐI TƯỢNG

ĐV

Toàn Tỉnh

Huyện Lệ Thủy

Huyện Quảng Ninh

Thành phố Đồng Hới

Huyện Bố Trạch

Thị xã Ba Đồn

Huyện Quảng Trạch

Huyện Tuyên Hóa

Huyện Minh Hóa

1

Vật tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đá hộc

m3

9.133

4.000

410

-

2.943

160

55

1.565

-

 

- Đá dăm, sòi

m3

10.901

3.500

790

3.200

1.402

260

-

1.749

-

 

- Cát

m3

13.268

1.500

2.550

4.000

4.008

210

30

970

-

 

- Đất

m3

9.193

-

880

-

6.083

530

100

1.600

-

 

- Rọ thép

Cái

6.111

500

180

3.200

1.726

-

20

485

-

 

- Bao tải

Chiếc

127.230

40.000

6.280

-

65.520

4.000

3.000

8.430

-

 

- Vải bạt

m2

29.860

-

2.250

-

16.580

5.050

-

5.980

-

 

- Tôn lợp

m2

13.695

-

1.190

-

9.405

-

500

2.600

-

 

- Các vật tư khác

Cái

22.605

21.000

-

-

-

-

-

-

1.605

2

Trang thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

- Nhà bạt cứu sinh

Cái

214

13

40

8

44

33

2

41

33

 

- Phao áo cứu sinh

Cái

14.446

2.000

1.267

500

3.350

3.446

500

2.545

838

 

- Phao tròn cứu sinh

Cái

9.128

2.000

1.320

355

1.793

1.243

450

1.285

682

 

- Máy phát điện

Cái

403

45

49

2

206

35

2

50

14

 

- Áo mưa

Cái

2.426

-

364

-

619

626

50

767

-

 

- Flycam

Cái

36

-

-

-

6

30'

-

-

-

 

- Loa cầm tay

Cái

325

9

56

-

164

37

5

54

-

 

- Dây thừng

m

68.910

-

45.670

-

13.750

1.390

-

8.100

-

 

- Máy Icom

Cái

140

-

16

-

101

15

4

4

-

 

- Các trang thiết bị khác

Cái

608

38

14

-

215

4

-

250

87

3

Phương tiện

 

 

 

 

 

 

-

 

-

 

 

- Xuồng ST 1200

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xuồng ST 750

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xuồng ST 660

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xuồng ST 450

 

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xe cứu hộ các loại

Chiếc

51

-

10

-

9

22

8

2

-

 

- Xe chữa cháy

Chiếc

2

-

-

-

-

-

2

-

-

 

- Tàu, thuyền cứu nạn

Chiếc

1.168

150

88

277

41

88

5

70

449

 

- Ca nô

Chiếc

154

10

100

4

21

8

3

6

2

 

- Số ô tô có thể h. động

Cái

940

57

173

20

368

116

56

134

16

 

+ Xe 45 chỗ

Cái

28

2

1

2

13

4

3

3

 

 

+ Xe 25-29 chỗ

Cái

68

2

1

6

40

5

7

7

 

 

+ Xe 16 chỗ

Cái

102

3

10

2

47

15

11

14

 

 

+ Xe 4-7 chỗ

Cái

681

50

50

10

268

172

35

96

 

 

- Số ô tô tải có thể huy động

Cái

810

64

155

20

272

135

20

144

 

 

- Số xe (ủi, xúc) huy động

Cái

308

45

50

10

88

45

17

46

7

 

- Xe cứu thương

Cái

25

2

2

11 .

1

6

1

-

2

 

PHỤ LỤC 6:

LỰC LƯỢNG THAM GIA CỨU HỘ, CỨU NẠN

Đơn vị tính: người

TT

LỰC LƯỢNG

TOÀN TỈNH

Huyện Lệ Thủy

Huyện Quảng Ninh

TP Đồng Hới

Huyện Bố Trạch

Thị xã Ba Đồn

Huyện Quảng Trạch

Huyện Tuyên Hóa

Huyện Minh Hóa

Các đơn vị khác

1

Quân đội (tỉnh đội, huyện đội)

6.900

854

748

1153

863

910

857

814

572

129

2

Bộ đội biên phòng

350

60

30

30

80

30

30

30

60

 

3

Công an

2.000

235

183

279

260

188

190

186

169

310

4

Y tế

488

249

 

 

110

44

 

85

 

 

5

Thanh niên tình nguyện

1.870

1772

 

 

 

160

 

1.300

 

 

6

Doanh nghiệp huy động

418

68

 

 

200

50

 

100

 

 

7

Hội chữ thập đỏ

498

31

1

1

62

20

1

380

1

1

8

Dân quân tự vệ

3.595

1.479

 

 

2

320

 

665

1.129

 

9

Hội phụ nữ

5.757

3.740

1

1

62

50

1

1.900

1

1

10

Lực lượng xung kích

12.359

2.340

1.073

1.500

2.520

1.280

1.126

1.320

1.200

 

11

Hội nông dân, đoàn thể khác

4.480

520

 

 

110

50

 

3.800

 

 

12

Thành viên BCH, VPTT

307

62

28

27

56

32

32

48

22

 

13

Cán bộ công nhân viên chức

4.753

3.504

 

 

649

100

 

500

 

 

14

Lực lượng khác

869

500

 

 

235

 

 

-

134

 

 

PHỤ LỤC 7:

NHU YẾU PHẨM

TT

Địa phương

Lương

thực, thực phẩm

Nước uống đóng chai

Nhiên liệu

Hóa chất khử trùng

Thiết bị xử lý nước

Dự trữ phòng chống dịch

Lương khô

Mì tôm

Gạo

Thực phẩm

Đồ hộp

Chất đốt

Dầu Diesel

Xăng

Dầu hoả

Phèn chua

Clo ramin B

Vôi bột

gói

gói

kg

kg

kg

chai

kg

lít

lít

lít

tấn

viên

tấn

chiếc

 

1

Tuyên Hóa

19.490

550.742

161.548

29.650

4.030

42.760

1.400

2.520

3.460

1.600

403

287.868

5.308

1.419

 

2

Quảng Trạch

5.000

3.000

10.000

2.000

1.000

2.500

3.000

4.000

4.000

4.000

1.5

10.000

10

100

 

3

Bố Trạch

694.013

716.042

352.783

88.952

90.938

344.695

139.201

14.942

31.972

13.819

11

11.809.566

110

44.313

4.563

4

Minh Hóa

350.000

1.500.000

450.000

100.000

15.000

120.000

4.500

6.200

10.200

5.100

500

600.000

15.000

3.500

 

5

Ba Đồn

47.030

85.300

110.300

21.000

7.350

75.000

14.000

3.450

17.200

5.720

10

2.362

96

 

 

6

Quảng Ninh

45.000

216.000

82.500

330.000

18.000

16.000

320.000

180.000

1.500.000

150.000

45

45.000

450

7.000

 

7

Lệ Thủy

143.067

281.169

295.011

220.829

99.627

188.977

343.078

12.355

24.980

24.855

480

67.200

440

2.350

 

8

Đồng Hới

45.000

710.000

90.000

223.000

90.000

9.000

453.500

600.000

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 8:

CÁC KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ TÀU, THUYỀN

TT

Khu vực

Địa điểm

Tọa độ

Diện tích (ha)

Sức chứa

A

KHU QUY HOẠCH

 

 

 

 

I

Huyện Bố Trạch

 

 

 

 

1

Khu neo đậu Cửa Gianh

Thôn 1, Xã Bắc Trạch

17°41’52.91"N-

106°28'28.04"E

19

450

2

Âu thuyền - Khu neo đậu sông Lý Hòa

Thôn Nam Đức, xã Đức Trạch

17°37'51.03"N-

106°31’50.43’ E

6

150

3

Bến cá thôn Nhân Quang

Thôn Nhân Quang xã Nhân Trạch

17°33’11 32"N-

106°34'49.08”E

5

150

II

Huyện Quảng Ninh

 

 

 

 

1

Âu thuyền Chợ Gộ

Thôn Chợ Gộ - xã Vĩnh Ninh

17°23’12.53"N

106°37'32.31"E

10

410

III

Huyện Quảng Trạch

 

 

 

 

1

Khu neo đậu Cửa Ròon

Xã Quảng Phú

17°52'58.34"N

106°26'27.27"E

23

282

IV

TP Đồng Hới

 

 

 

 

1

Khu neo đậu Cửa Phú

Xã Bảo Ninh

17°25'41.03"N

106°38,46.91"E

22

270

V

Huyện Lệ Thủy

 

 

 

 

1

Tây Thôn

Xã Ngư Thủy

 

0,07

30

2

Liêm Nam

 

0,1

70

3

Liêm Bắc

 

0,14

100

4

Nam Tiến

 

0,14

105

5

Liêm Tiến

 

0,14

105

6

Tân Thượng Hải

 

0,07

37

7

Nam Hải

 

0,1

71

8

Thượng Nam

 

0,1

72

9

Thượng Hải

 

0,1

70

10

Thượng Bắc

 

0,1

75

11

Thôn Bắc Hòa

Xã Ngư Thủy Bắc

 

0,12

53

12

Thôn Tân Hải

 

0,2

149

13

Thôn Tân Thuận

 

0,08

57

14

Thôn Tân Hòa

 

0,12

74

15

Thôn Trung Thành

 

0,14

108

VI

Thị xã Ba Đồn

 

 

 

 

1

Khu neo đậu Bắc Sông Gianh

Phường Quảng Thuận

17°42'55.31"N-

106°27'22.26"E

60

1000

B

KHU TỰ NHIÊN

 

 

 

 

I

Huyện Bố Trạch

 

 

 

 

1

Cửa Sông Lý Hòa

Xã Đồng Trạch, Hải Phú, Đức Trạch

17°38'30.82"N-

106°31'17.90"E

8

240

2

Cửa Sông Dinh

Thôn Nhân Hải, xã Nhân Trạch

17°33'9.07"N-

106°34'56.61"E

10

300

II

Huyện Quảng Ninh

 

 

 

 

1

Âu thuyền Hà Kiên

Thôn Hà Kiên, xã Hàm Ninh

17°21'4.14"N-

106°38'22.84"E

5

230

III

Huyện Quảng Trạch

 

 

 

 

1

Khu neo đậu Hòn La

Xã Quảng Đông

17°56'25.67"N-

106°30'49.34"E

 

 

2

Khu neo đậu Thuận Hòa

Thôn Thuận Hòa, xã Liên Trường

17°45'49.66"N-

106°2T41.45"E

 

 

IV

TP Đồng Hới

 

 

 

 

1

Neo đậu dọc sông Nhật Lệ

Xã Bảo Ninh

 

 

 

V

Huyện Tuyên Hóa

 

 

 

 

1

Vùng Hói (Đuồi nông)

Thôn Xuân Hạ, xã Văn Hóa

 

0.5

30

2

Vùng hói Thanh Châu

Thôn Thanh Châu, xã Châu Hóa

 

1

50

3

Vùng đụn Kinh Châu

Thôn Kinh Châu, xã Chầu Hóa

 

2

25

4

Vùng Thanh Tiến

Thôn Thanh Tiến, xã Tiến Hóa

 

 

30

5

Hói Chợ Cuồi

Xã Tiến Hóa

 

 

20

6

Luồng, khe suối tự nhiên

Xã Đồng Hóa

 

5

50 -70

VI

Thị xã Ba Đồn

 

 

 

 

1

Khu neo đậu La Hà Tây

Xã Quảng Văn

 

3

50

2

Khu neo đậu Bến Chợ

Phường Quảng Thuận

 

8

300

3

Khu neo đậu Tân Xuân

Phường Quảng Phong

 

10

300

4

Khu neo đậu Tiên Xuân

Xã Quảng Tiên

 

4

100

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

5.563

 

PHỤ LỤC 9:

ĐỊA ĐIỂM DI DỜI DÂN

TT

Địa điểm

Vị trí

Phạm vi di chuyển đến (km)

Sức chứa hoặc

(người/m2)

Trang bị phòng chống dịch covid (Khẩu trang, sát khuẩn)

Hội trường xã

Nhà Văn hóa

Trường học

Trụ sở tôn giáo

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

A

Thiên tai cấp độ 3

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyện Bố Trạch

28

103

92

19

 

 

 

1

Xã Nhân Trạch

1

3

3

-

0,5

2

Mỗi điểm 10 hộp khẩu hang 05 chai sát khuẩn, 02 đo thân nhiệt

2

Xã Phúc Trạch

1

8

3

3

0,3

3

3

Xã Đồng Trạch

1

1

2

-

1

2

4

Xã Trung Trạch

1

7

3

-

0,5

2

5

Xã Hưng Trạch

1

-

6

9

0,5-1

2

6

TT Phong Nha

1

3

3

2

0,5-1

1,5

7

TT Hoàn Lão

1

12

8

-

0,3-0,5

2,5

8

Xã Sơn Lộc

1

6

3

-

0,5

2

9

Xã Tây Trạch

1

5

3

-

1

1,5

10

Xã Hải Phú

1

5

3

-

0,5

2

11

Xã Đức Trạch

1

1

5

1

1

2

12

Xã Thanh Trạch

1

7

4

-

1

1,5

13

Xã Cự Nẩm

1

3

3

-

1

2

14

Xã Hòa Trạch

1

4

3

1

1

2

15

TT NT Việt Trung

1

11

3

-

1

1,5

16

Bắc Trạch

1

3

3

-

1

2

17

Hạ Trạch

1

5

3

-

1

2

18

Xã Mỹ Trạch

1

2

3

-

1

2,2

19

Xã Liên Trạch

1

-

3

1

2

2

20

Xã Đại Trạch

1

-

2

-

0,5-1

2

21

Xã Nam Trạch

1

-

4

-

0,5-1

 

Mỗi điểm 10 hộp khẩu trang 05 chai sát khuẩn, 02 đo thân nhiệt

22

Xã Lý Trạch

1

2

3

-

0,5-1

2

23

Xã Phú Định

1

5

3

-

1

2

24

Xã Lâm Trạch

1

-

3

-

1

2

25

Xã Xuân Trạch

1

8

4

2

0,3

5

26

Xã Vạn Trạch

1

2

2

-

0,5

3

27

Xã Tân Trạch

1

-

1

-

0,3

3

28

Xã Thượng Trạch

1

-

3

-

1

2

II

Huyện Quảng Trạch

18

5

66

2

 

 

 

1

Xã Quảng Phú

1

 

5

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế về 5K

2

Xã Cảnh Dương

1

2

3

 

 

 

3

Xã Quảng Hưng

1

 

3

 

 

 

4

Xã Quảng Tùng

1

 

3

 

 

 

5

Xã Quảng Xuân

1

 

3

1

 

 

6

Xã Quảng Thanh

1

1

3

1

 

 

7

Xã Quảng Trường

1

 

4

 

 

 

8

Xã Quảng Liên

1

 

3

 

 

 

9

Xã Phù Hóa

1

 

3

 

 

 

10

Xã Cảnh Hóa

1

 

3

 

 

 

11

Xã Quảng Phương

1

 

4

 

 

 

12

Xã Quảng Lưu

1

1

3

 

 

 

13

Xã Quảng Thạch

1

 

3

 

 

 

14

Xã Quảng Tiến

1

1

3

 

 

 

15

Xã Quảng Châu

1

 

4

 

 

 

16

Xã Quảng Kim

1

 

3

 

 

 

17

Xã Quảng Hợp

1

 

6

 

 

 

18

Xã Quảng Đông

1

 

7

 

 

 

III

Huyện Tuyên Hóa

13

42

26

13

 

 

 

1

Xã Văn Hóa

-

-

-

-

-

-

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

2

Xã Cao Quảng

1

1

3

-

0,5-1

1.363

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

3

Xã Châu Hóa

1

-

3

2

0,5-0,6

110

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

4

Xã Tiến Hóa

-

-

-

-

-

-

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

5

Xã Mai Hóa

-

-

-

-

-

-

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

6

Xã Ngư Hóa

-

-

-

-

-

-

Đảm bảo đầy đủ

7

Xã Phong Hóa

1

7

3

2

0,2-1

1

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

8

Xã Đức Hóa

 

2

 

1

 

650

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

9

Xã Đồng Hóa

-

-

-

-

-

-

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

10

Xã Thạch Hóa

2

-

3

1

0,1-1,5

6.750

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

11

Xã Sơn Hóa

1

6

2

-

1,5-3

550

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

12

Xã Thuận Hóa

1

2

1

1

0,3-0,8

1.830

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

13

TT Đồng Lê

1

1

-

-

0,3-0,8

150

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

14

Xã Lê Hóa

1

4

2

-

-

1.100

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

15

Xã Kim Hóa

1

8

3

2

0,6

1.770

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

16

Xã Hương Hóa

1

3

1

-

1

5.600

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

17

Xã Thanh Thạch

1

4

3

2

1-1,5

1.200

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

18

Xã Lâm Hóa

1

4

2

2

0,5-1

360

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

IV

Huyện Minh Hóa

16

5

38

0

 

 

 

1

Xã Tân Hóa

1

1

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

2

Xã Hồng Hóa

1

1

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

3

Xã Yên Hóa

1

1

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

4

Xã Xuân Hóa

1

 

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

5

TT Quy Đạt

2

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

6

Xã Minh Hóa

1

1

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

7

Xã Trung Hóa

1

1

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

8

Xã Thượng Hóa

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

9

Xã Hóa Hợp

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

10

Xã Hóa Sơn

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

11

Xã Hóa Tiến

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

12

Xã Hóa Thanh

1

 

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

13

Xã Hóa Phúc

1

 

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

14

Xã Trọng Hóa

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

15

Xã Dân Hóa

1

 

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

V

Huyện Lệ Thủy

15

32

33

-

 

 

 

1

TT, NT Lệ Ninh

1

2

3

 

0,5-2

Tùy theo số lượng hộ, khẩu di dời theo các cấp độ thiên tai để bố trí sơ tán phù hợp, Số lượng người đảm bảo khoảng cách theo quy định về phòng chống dịch Covid-19

- Khu vực đến sơ tán phải đảm bảo đủ diện tích giãn cách theo quy định phòng chống dịch Covid -19;

- Có trang bị đầy đủ khẩu trang, khử khuẩn, máy đo thân nhiệt,...

- Có phòng cách ly cho đối tượng F1 (nếu có),

2

TT, Kiến Giang

1

2

2

 

0,5-2

3

Xã Hồng Thủy

1

3

2

 

0,5-3

4

Xã Ngư Thủy Bắc

1

2

2

 

2-4

5

Xã Hoa Thủy

1

2

2

 

0,5-2

6

Xã Thanh Thủy

1

2

3

 

0,5-2

7

Xã An Thủy

1

2

2

 

0,5-2

8

Xã Phong Thủy

1

2

2

 

0,5-2

9

Xã Cam Thủy

1

2

2

 

0,5-2

10

Xã Ngân Thủy

1

2

2

 

2-5

11

Xã Sơn Thủy

1

2

2

 

0,5-2

12

Xã Lộc Thủy

1

2

2

 

0,5-2

13

Xã Liên Thủy

1

2

2

 

0,5-2

14

Xã Hưng Thủy

1

3

3

 

0,5-2

15

Xã Dương Thủy

1

2

2

 

1-2

16

Xã Tân Thủy

1

2

2

 

1-2

17

Xã Phú Thủy

1

3

2

 

1-2

18

Xã Xuân Thủy

1

2

2

 

0,5-2

19

Xã Mỹ Thủy

1

2

2

 

0,5-2

20

Xã Ngư Thủy

1

2

2

 

2-4

21

Xã Mai Thủy

1

2

2

 

1-2

22

Xã Sen Thủy

1

3

2

 

2-4

23

Xã Thái Thủy

1

2

2

 

1-2

24

Xã Kim Thủy

1

3

2

 

2-5

25

Xã Trường Thủy

1

2

2

 

2-4

26

Xã Lâm Thủy

1

2

2

 

2-5

VI

TP Đồng Hới

15

79

30

-

 

 

 

1

Phường Phú Hải

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

2

Phường Đồng Phú

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

3

Phường Đồng Sơn

1

6

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

4

Xã Thuận Đức

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

5

Xã Đức Ninh

1

6

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

6

Phường Đức Ninh Đông

1

6

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

7

Phường Hải Thành

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

8

Xã Quang Phú

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

9

Phường Bắc Lý

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

10

Phường Bắc Nghĩa

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

11

Phường Nam Lý

1

4

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

12

Xã Bảo Ninh

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

13

Xã Nghĩa Ninh

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

14

Xã Lộc Ninh

1

7

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

15

Phường Đồng Hải

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

VII

Thị xã Ba Đồn

22

36

67

29

 

 

 

1

Xã Quảng Tân

1

-

3

 

1

105

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

2

Xã Quảng Tiên

1

-

4

2

0,1 -2,5

600

3

Xã Quảng Hòa

1

-

4

3

0,5-3

1.000

4

Xã Quảng Văn

1

-

4

1

0,5-2

600

5

Xã Quảng Hải

1

-

3

1

0,5-3

600

6

Phường Quảng Thọ

1

5

3

2

0,5-3

1.000

7

Phường Quảng Thuận

1

-

4

 

0,5-3

1.000

8

Phường Quảng Phúc

2

5

6

6

 

2.000

9

Xã Quảng Lộc

1

4

5

3

0,5-2

2.500

10

Phường Quảng Long

2

4

3

 

0,5-3

2.000

11

Xã Quảng Trung

2

1

5

1

0,5-2

2.000

12

Xã Quảng Sơn

3

2

3

2

0,5-2

3.000

13

Xã Quảng Thủy

1

4

3

 

0,5-2

1.500

14

Phường Ba Đồn

2

6

8

 

0,5-2

5.000

15

Xã Quảng Minh

1

3

4

5

0,5-2

2.000

16

Xã Quảng Phong

1

2

5

3

0,5-2

2.000

B

Thiên tai cấp độ 4

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyện Bố Trạch

27

96

93

19

 

 

 

1

Xã Nhân Trạch

1

3

3

 

0,5

2

Mỗi điểm 10 hộp khẩu trang 05 chai sát khuẩn, 02 máy đo thân nhiệt

2

Xã Phúc Trạch

1

8

3

3

0,3

3

3

Xã Đồng Trạch

1

1

2

 

1

2

4

Xã Trung Trạch

1

7

3

 

0,5

2

5

Xã Hưng Trạch

1

0

6

9

0,5-1

2

6

TT Phong Nha

1

3

3

2

0,5-1

1,5

7

TT Hoàn Lão

1

12

8

 

0,3-0,5

2,5

8

Xã Sơn Lộc

1

6

3

 

0,5

2

9

Xã Tây Trạch

1

5

3

 

1

1,5

10

Xã Hải Phú

1

5

3

 

0,5

2

11

Xã Đức Trạch

1

1

5

1

1

2

12

Xã Thanh Trạch

01

07

04

 

1

1,5

13

Xã Cự Nẩm

1

3

3

 

1

2

14

Xã Hòa Trạch

1

4

3

1

1

2

15

TTNT Việt Trung

1

11

5

 

1

1,5

16

Bắc Trạch

1

3

3

 

1

2

17

Hạ Trạch

1

5

3

 

1

2

18

Xã Mỹ Trạch

1

2

3

 

1

2,2

19

Xã Liên Trạch

1

 

3

1

2

2

20

Xã Đại Trạch

1

 

2

 

0,5-1

2

21

Xã Nam Trạch

1

 

4

 

0,5-1

 

22

Xã Lý Trạch

1

2

3

 

0,5-1

2

23

Xã Phú Định

1

5

3

 

1

2

24

Xã Lâm Trạch

1

 

3

 

1

2

25

Xã Xuân Trạch

1

8

5

2

0,3

5

Mỗi điểm 10 hộp khẩu trang 05 chai sát khuẩn, 02 máy đo thân nhiệt

26

Xã Vạn Trạch

1

2

3

 

0,5

3

27

Xã Tân Trạch

1

 

1

 

0,3

2

28

Xã Thượng Trạch

1

 

4

 

1

2

II

Huyện Quảng Ninh

15

112

53

1

<2km

0,5

Đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế

III

Huyện Quảng Trạch

18

5

66

2

 

 

 

1

Xã Quảng Phú

1

 

5

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

2

Xã Cảnh Dương

1

2

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

3

Xã Quảng Hưng

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

4

Xã Quảng Tùng

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

5

Xã Quảng Xuân

1

 

3

1

 

 

Đảm bảo đúng quy định

6

Xã Quảng Thanh

1

1

3

1

 

 

Đảm bảo đúng quy định

7

Xã Quảng Trường

1

 

4

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

8

Xã Quảng Liên

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

9

Xã Phù Hóa

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

10

Xã Cảnh Hóa

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

11

Xã Quảng Phương

1

 

4

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

12

Xã Quảng Lưu

1

1

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

13

Xã Quảng Thạch

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

14

Xã Quảng Tiến

1

1

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

15

Xã Quảng Châu

1

 

4

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

16

Xã Quảng Kim

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

17

Xã Quảng Hợp

1

 

6

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

18

Xã Quảng Đông

1

 

7

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

IV

Huyện Tuyên Hóa

14

52

40

14

 

 

 

1

Xã Văn Hóa

-

 

3

 

1-1,5

62/1000

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

2

Xã Cao Quảng

1

1

3

-

0,5-1

0,8-0,9

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

3

Xã Châu Hóa

1

-

4

2

0,3-0,7

460

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

4

Xã Tiến Hóa

1

3

3

1

0,2

350

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

5

Xã Mai Hóa

-

-

-

-

-

-

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

6

Xã Ngư Hóa

1

-

-

-

0,5

110/200

Đảm bảo đầy đủ

7

Xã Phong Hóa

1

7

3

2

1-0,5

720

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

8

Xã Đức Hóa

1

7

4

1

 

2

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

9

Xã Đồng Hóa

-

-

-

-

-

-

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

10

Xã Thạch Hóa

1

 

3

1

1-5

6,75

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

11

Xã Sơn Hóa

1

6

2

 

1,5-2

550

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

12

Xã Thuận Hóa

1

2

1

1

0,3-0,8

1,83

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

13

TT Đồng Lê

-

-

-

-

-

-

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

14

Xã Lê Hóa

-

5

-

-

0,3-0,5

170

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

15

Xã Kim Hóa

1

8

3

2

0,6

1,77

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

16

Xã Hương Hóa

1

3

1

-

1

5,6

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

17

Xã Thanh Thạch

1

3

3

2

1-1,5

1200/3600

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

18

Xã Thanh Hóa

1

3

5

-

0,5

1,05

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

19

Xã Lâm Hóa

1

4

2

2

0,5-1

360/2300

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

V

Huyện Minh Hóa

16

5

38

0

 

 

 

1

Xã Tân Hóa

1

1

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

2

Xã Hồng Hóa

1

1

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

3

Xã Yên Hóa

1

1

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

4

Xã Xuân Hóa

1

 

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

5

TT Quy Đạt

2

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

6

Xã Minh Hóa

1

1

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

7

Xã Trung Hóa

1

1

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

8

Xã Thượng Hóa

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

9

Xã Hóa Hợp

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

10

Xã Hóa Sơn

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

11

Xã Hóa Tiến

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

12

Xã Hóa Thanh

1

 

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

13

Xã Hóa Phúc

1

 

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

14

Xã Trọng Hóa

1

 

3

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

15

Xã Dân Hóa

1

 

2

 

 

 

Đảm bảo đúng quy định

VI

Huyện Lệ Thủy

26

101

55

 

 

 

 

1

TT, NT Lệ Ninh

1

4

3

 

0,5-2

Tùy theo số lượng hộ, khẩu di dời theo các cấp độ thiên tai để bố trí sơ tán phù hợp, Số lượng người đảm bảo khoảng cách theo quy định về phòng chống dịch Covid-19

- Khu vực đến sơ tán phải đảm bảo đủ diện tích giãn cách theo quy định phòng chống dịch Covid -19;

- Có trang bị đầy đủ khẩu hang, khử khuẩn, máy đo thân nhiệt,,,,

- Có phòng cách ly cho đối tượng F1 (nếu có)

2

TT, Kiến Giang

1

2

2

 

0,5-2

3

Xã Hồng Thủy

1

5

2

 

0,5-3

4

Xã Ngư Thủy Bắc

1

3

2

 

2-4

5

Xã Hoa Thủy

1

5

2

 

0,5-2

6

Xã Thanh Thủy

1

4

3

 

0,5-2

7

Xã An Thủy

1

3

2

 

0,5-2

8

Xã Phong Thủy

1

2

2

 

0,5-2

9

Xã Cam Thủy

1

5

2

 

0,5-2

10

Xã Ngân Thủy

1

3

2

 

2-5

11

Xã Sơn Thủy

1

5

2

 

0,5-2

12

Xã Lộc Thủy

1

2

2

 

0,5-2

13

Xã Liên Thủy

1

2

2

 

0,5-2

14

Xã Hưng Thủy

1

7

3

 

0,5-2

15

Xã Dương Thủy

1

3

2

 

1-2

16

Xã Tân Thủy

1

6

2

 

1-2

17

Xã Phú Thủy

1

3

2

 

1-2

18

Xã Xuân Thủy

1

3

2

 

0,5-2

19

Xã Mỹ Thủy

1

2

2

 

0,5-2

20

Xã Ngư Thủy

1

5

2

 

2-4

21

Xã Mai Thủy

1

4

2

 

1-2

22

Xã Sen Thủy

1

6

2

 

2-4

23

Xã Thái Thủy

1

3

2

 

1-2

24

Xã Kim Thủy

1

6

2

 

2-5

25

Xã Trường Thủy

1

5

2

 

2-4

26

Xã Lâm Thủy

1

3

2

 

2-5

VII

Thị xã Ba Đồn

22

36

67

29

 

 

 

1

Xã Quảng Tân

1

-

3

 

1

105

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

2

Xã Quảng Tiên

1

-

4

2

0,1 -2,5

600

3

Xã Quảng Hòa

1

-

4

3

0,5-3

1.000

4

Xã Quảng Văn

1

-

4

1

0,5-2

600

5

Xã Quảng Hải

1

-

3

1

0,5-3

600

6

Phường Quảng Thọ

1

5

3

2

0,5-3

1.000

7

Phường Quảng Thuận

1

-

4

 

0,5-3

1.000

8

Phường Quảng Phúc

2

5

6

6

 

2.000

9

Xã Quảng Lộc

1

4

5

3

0,5-2

2.500

10

Phường Quảng Long

2

4

3

 

0,5-3

2.000

11

Xã Quảng Trung

2

1

5

1

0,5-2

2.000

12

Xã Quảng Sơn

3

2

3

2

0,5-2

3.000

13

Xã Quảng Thủy

1

4

3

 

0,5-2

1.500

14

Phường Ba Đồn

2

6

8

 

0,5-2

5.000

15

Xã Quảng Minh

1

3

4

5

0,5-2

2.000

16

Xã Quảng Phong

1

2

5

3

0,5-2

2.000

VIII

TP Đồng Hới

15

79

30

-

 

 

 

1

Phường Phú Hải

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

2

Phường Đồng Phú

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

3

Phường Đồng Sơn

1

6

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

4

Xã Thuận Đức

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

5

Xã Đức Ninh

1

6

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

6

Phường Đức Ninh Đông

1

6

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

7

Phường Hải Thành

1

5-

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

8

Xã Quảng Phú

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

9

Phường Bắc Lý

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

10

Phường Bắc Nghĩa

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

11

Phường Nam Lý

1

4

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

12

Xã Bảo Ninh

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

13

Xã Nghĩa Ninh

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

14

Xã Lộc Ninh

1

7

2

 

<2

 

Khẩu hang, dung dịch sát khuẩn

15

Phường Đồng Hải

1

5

2

 

<2

 

Khẩu trang, dung dịch sát khuẩn

 

PHỤ LỤC 10:

TỔNG HỢP PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TỈNH QUẢNG BÌNH

TT

Đơn vị

Phương tiện phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm

Tổng nhân lực

Máy xúc

Ô tô tải

Xe ben

Ghe, Thuyền

Máy cưa

Rựa

Máy Kéo

Xe ủi

1

Huyện Tuyên Hóa

46

118

39

119

291

1.840

4

5

2.440

2

Huyện Quảng Trạch

17

15

30

100

25

200

-

-

1.200

3

Huyện Bố Trạch

109

225

212

269

311

4.810

13

24

5.973

4

Huyện Minh Hóa

354

185

50

6

300

2.800

6

5

3.800

5

Thị xã Ba Đồn

38

102

60

156

38

599

16

24

1.008

6

Thành phố Đồng Hới

10

10

10

277

-

-

-

5

-

7

Huyện Quảng Ninh

10

20

10

20

20

50

2

10

-

8

Huyện Lệ Thủy

26

26

10

50

5

200

12

8

100

TỔNG CỘNG:

610

701

421

997

990

10.499

53

81

14.521

 

PHỤ LỤC 11:

TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

TT

Xã, phường

Phương tiện

Tổng

Dưới 6m

6m đến dưới 12m

12m đến dưới 15m

15m đến dưới 24m

24m trở lên

Tàu

Thuyền viên

Tàu

Thuyền viên

Tàu

Thuyền viên

Tàu

Thuyền viên

Tàu

Thuyền viên

Tàu

Thuyền viên

1

Bảo Ninh

470

2.214

59

59

129

199

76

226

193

1.509

13

221

2

Quang Phú

105

262

14

14

30

54

59

177

2

17

0

0

3

Hải Ninh

831

2.025

103

103

715

1.849

7

24

5

38

1

11

4

Hải Thành

83

152

51

51

11

31

19

55

2

15

0

0

5

Quảng Phúc

275

1.770

0

0

46

180

23

140

205

1.440

1

10

6

Quảng Thọ

168

580

0

0

161

560

7

20

0

0

0

0

7

Quảng Lộc

182

800

0

0

104

360

29

75

40

300

9

65

8

Liên Trường

39

190

0

0

17

60

12

60

10

70

0

0

9

Quảng Minh

223

873

0

0

113

397

94

380

16

96

0

0

10

Quảng Phong

103

530

0

0

51

180

8

40

44

310

0

0

11

Quảng Văn

199

1.045

0

0

126

440

32

130

32

385

9

90

12

Quảng Phương

1

7

0

0

0

0

0

0

1

7

0

0

13

Quảng Trung

15

124

0

0

0

0

2

14

13

110

0

0

14

Quảng Tiên

51

197

0

0

46

160

2

12

3

25

0

0

15

Văn Hóa

17

76

0

0

15

50

0

0

2

26

0

0

16

Tiến Hóa

71

286

0

0

70

280

0

0

1

6

0

0

17

Cảnh Hóa

1

7

0

0

0

0

0

0

1

7

0

0

18

Cảnh Dương

656

2.907

258

291

42

125

189

1.322

165

1.155

2

14

19

Quảng Phú

236

604

159

215

8

23

40

191

26

154

3

21

20

Quảng Xuân

401

704

345

360

0

0

18

107

38

237

0

0

21

Quảng Đông

163

256

157

228

1

5

5

23

0

0

0

0

22

Quảng Hưng

73

103

71

91

0

0

2

12

0

0

0

0

23

Thanh Trạch

116

351

15

16

66

118

21

124

14

93

0

0

24

Hải Phú

211

601

51

102

124

248

2

13

34

238

0

0

25

Đức Trạch

491

2.242

151

302

84

168

5

15

246

1.722

5

35

26

Trung Trạch

19

46

15

30

3

6

0

0

1

10

 

 

27

Đại Trạch

5

35

0

0

0

0

0

0

5

35

 

 

28

Nhân Trạch

278

942

27

48

222

719

26

150

3

25

 

 

29

Ngư Thủy Bắc

438

915

383

799

55

116

0

0

0

0

0

0

30

Ngư thủy

775

1.550

728

1.350

47

200

0

0

0

0

0

0

Tổng cộng

6.696

22.394

2.587

4.059

2.286

6.528

678

3.310

1.102

8.030

43

467

 

PHỤ LỤC 12:

TỔNG HỢP SỐ LIỆU LỒNG BÈ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH

TT

Địa bàn

Tổng số

Số lượng

Số lượng

Khu vực nuôi trồng

Lồng, bè (cái)

Số người

Lồng (cái)

Số người

Bè (cái)

Số người

I

NƯỚC MẶN, LỢ

560

317

534

270

26

47

 

1

Huyện Bố Trạch

5

4

2

1

3

3

Sông Lý Hòa, xã Đức Trạch; sông Gianh, xã Mỹ Trạch

2

Huyện Quảng Trạch

14

28

14

28

 

 

Ven biển Quảng Đông và sông Ròon

3

TP Đồng Hới

100

25

100

25

 

 

Sông Nhật Lệ

4

Huyện Quảng Ninh

190

140

190

140

 

 

Sông Nhật Lệ tại các xã Duy Ninh, Hàm Ninh, Vĩnh Ninh, Lương Ninh và Thị trấn Quán Hàu

5

Thị xã Ba Đồn

251

120

228

76

23

44

Ven sông Son, Nan, Gianh tại phường Quảng Thuận, xã Quảng Minh, xã Quảng Lộc

II

NƯỚC NGỌT

1.537

1.081

1.533

1.071

4

10

 

1

Huyện Bố Trạch

1001

520

1001

520

 

 

Sông Son đoạn TT Phong Nha, xã Hưng Trạch, xã Liên Trạch; hồ Thác Chuối, TT Nông Trường Việt

2

Huyện Quảng Trạch

83

166

83

166

 

 

Xã Cảnh Hóa, xã Phù Hóa, xã Liên Trường

3

Huyện Tuyên Hóa

400

354

396

344

4

10

Sông Gianh, sông Nan, sông Rào Nậy

4

Huyện Lệ Thủy

26

14

26

14

 

 

Sông Kiến Giang đoạn xã Mai Thủy, Xuân Thủy

5

Huyện Quảng Ninh

25

25

25

25

 

 

Ven sông Nhật Lệ xã Võ Ninh

6

Huyện Minh Hóa

2

2

2

2

 

 

Đầm Cây Máu xã Tân Hóa

 

TỔNG CỘNG

2.097

1.398

2.067

1.341

30

57

 

 

PHỤ LỤC 13:

TỔNG HỢP SỐ LIỆU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHÍNH TỈNH QUẢNG BÌNH

TT

Địa bàn

Lúa (ha)

Hoa màu (ha)

Cây lâu năm Chai

Rừng sản xuất Chai

Đàn gia súc (con)

Đàn gia cầm (con)

1

Huyện Tuyên Hóa

1.456

2.752

1.887

63.012

41.130

310.532

2

Huyện Quảng Trạch

3.509

2.682

750

12.517

20.425

560.130

3

Huyện Bố Trạch

5.221

8.215

5.851

53.737

92.649

719.308

4

Huyện Minh Hóa

493

2.502

584

58.449

32.387

134.925

5

Thị xã Ba Đồn

2.651

1904

143

4.503

21.028

219.357

6

Thành phố Đồng Hới

879

243

-

1.831

20.070

338.110

7

Huyện Quảng Ninh

5.209

1.398

670

52.678

40.360

457.755

8

Huyện Lệ Thủy

10.196

3.153

5.572

72.605

55.700

1.800.000

 

TOÀN TỈNH:

29.614

22.849

15.457

319.330

323.749

4.540.117