Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3167/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 12 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 495/TTr-STNMT-QLĐĐ ngày 26 tháng 11 năm 2024,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Nội dung phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

a) Diện tích, cơ cấu các loại đất:

- Đất nông nghiệp: 45.735,63 ha;

- Đất phi nông nghiệp: 26.215,59 ha;

- Đất chưa sử dụng: 89,82 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 kèm theo)

b) Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 4.353,35 ha;

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 720,63 ha;

- Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện các dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn: 34,30 ha;

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp: 621,90 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo)

c) Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng:

- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất nông nghiệp: 12,30 ha;

- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất phi nông nghiệp: 533,91 ha

(Chi tiết theo Phụ lục 3 kèm theo)

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, hệ thống phụ biểu, bàn đồ trình phê duyệt nêu tại Tờ trình nêu trên của Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Định hướng tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lộc đến năm 2050:

a) Tầm nhìn ngành nông nghiệp đến năm 2050

- Đất trồng lúa: Quy hoạch các vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung quy mô cánh đồng mẫu lớn ở các xã: Lộc Bồn, Lộc Sơn, Lộc An, Lộc Điền, …

- Đất lâm nghiệp: Duy trì các vị trí rừng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ở thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Điền, Lộc Hòa, Xuân Lộc, Vinh Hiền, Lộc Bình, Lộc Vĩnh. Chuyển một số diện tích đất rừng sang trồng cây dược liệu, cây ăn quả.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Phát triển thủy sản theo hướng bền vững và gắn với chuỗi giá trị; hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với các loài có giá trị kinh tế cao.

- Đất nông nghiệp khác: Trang trại tổng hợp tiếp tục phát triển ở các xã: Giang Hải, Lộc Bổn, Lộc An, Lộc Trì, …; xây dựng vùng trồng cây công nghiệp; vùng sản xuất rau sạch công nghệ cao ở các xã: Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Giang Hải, Vinh Hiền, Lộc An, Lộc Điền.

b) Lĩnh vực phi nông nghiệp.

- Đất khu công nghiệp: Kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp Chân Mây - Lăng Cô, khu công nghiệp La Sơn.

- Phát triển Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế tại xã Lộc Bổn và xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc với quy mô khoảng 1.081 ha.

- Đất cụm công nghiệp: Sau khi đầu tư Hạ tầng cụm công nghiệp Vinh Hưng, cụm công nghiệp Cầu Hai, cụm công nghiệp La Sơn, cụm công nghiệp Điền Hòa, cụm công nghiệp Giang Hải cần thu hút các đơn vị sản xuất kinh doanh các nhà máy gia công phụ trợ cho khu công nghiệp Chân Mây - Lăng Cô và khu công nghiệp La Sơn.

- Tận dụng tối đa lợi thế của huyện có nhiều phong cảnh đẹp ưu đãi từ thiên nhiên để đẩy mạnh dịch vụ du lịch trở thành ngành mũi nhọn của huyện Phú Lộc, tầm nhìn định hướng phát triển các vùng như: Khu du lịch sinh thái Bãi Cả, Khu du lịch sinh thái Bãi Chuối, Khu du lịch Suối Voi, Khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf Lăng Cô, Khu trung tâm du lịch Lăng Cô, Khu đô thị kết hợp du lịch biển Lăng Cô - đầm Lập An; bên cạnh đó, phát triển các trung tâm thương mại ở các thị trấn và các xã: Vinh Hiền, Vinh Hưng, Giang Hải, Lộc Điền, Lộc An, …

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Thu hút kêu gọi các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong các xã vào sản xuất tại các điểm sản xuất kinh doanh tập trung, các điểm tiểu thủ công nghiệp của từng xã.

- Đất khoáng sản và vật liệu xây dựng: Phát triển ngành chế biến đá ốp lát, đá xay làm vật liệu xây dựng.

- Phát triển cơ sở hạ tầng các công trình dịch vụ công cộng: Phối hợp với các cơ quan Trung ương, Tỉnh để nâng cấp, mở rộng hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia, Quốc lộ 49B (đoạn cầu Tư Hiền - Quốc Lộ 1A), nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây thành cảng tổng hợp Container kết hợp phục vụ tàu khách du lịch quốc tế. Từng bước nâng cấp, xây dựng đồng bộ, hiện đại hoá giao thông đô thị, hạ tầng Khu du lịch Quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương; mở rộng đường vào Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã; điểm du lịch sinh thái; hệ thống giao thông.

- Định hướng phát triển: Đến năm 2030 xây dựng đô thị Chân Mây đạt tiêu chí đô thị loại III và trở thành thành phố trong giai đoạn 2030 - 2045. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thu hút đầu tư hoàn thiện khu bến cảng Chân Mây và các trung tâm động lực đa chức năng về dịch vụ hàng hải, thương mại, dịch vụ, logistic; phát triển đô thị mới phục vụ công nghiệp, hoạt động cảng biển. Xây dựng phát triển Khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương, các khu du lịch ven biển trở thành điểm đến quan trọng mang tầm cỡ quốc tế với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giải trí có casino, du lịch biển, đảo, đầm phá, rừng; xây dựng tuyến đường tốc độ cao kết nối từ tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan.

- Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa các xã Vinh Hưng, Vinh Hiền, Lộc Sơn và 3 xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh nằm trong khu đô thị Chân Mây. Nâng cao chất lượng đô thị, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, duy trì đạt chuẩn “văn minh đô thị”; phát huy tối đa tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư đến các lĩnh vực dịch vụ thương mại, du lịch.

c) Đất chưa sử dụng

Tận dụng tối đa nguồn đất chưa sử dụng, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

3. Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (tỷ lệ 1/25.000) và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Phú Lộc do Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lộc xác lập ngày 19 tháng 11 năm 2024.

Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc có trách nhiệm:

1. Tổ chức công bố công khai, phát huy vai trò giám sát của Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phú Lộc được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

2. Chịu trách nhiệm toàn diện quản lý Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phú Lộc; phân công, phân cấp, điều phối, kiểm soát và bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, quy định trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất; ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng và cập nhật dữ liệu quy hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Chịu trách nhiệm pháp lý, tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ về quy mô, phạm vi, diện tích, vị trí chuyển mục đích các loại đất phân bổ đến đơn vị cấp xã tại hồ sơ, tài liệu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Phú Lộc phải đảm bảo thống nhất, đồng bộ với nội dung Quyết định này.

Đối với các chỉ tiêu sử dụng đất cao hơn so với chỉ tiêu phân bổ theo các chỉ tiêu trong Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế được phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg, UBND huyện Phú Lộc chỉ được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Triển khai việc lập các quy hoạch có sử dụng đất đồng bộ, thống nhất với Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phú Lộc; rà soát các quy hoạch có sử dụng đất theo hướng bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, bảo đảm tính hệ thống, liên kết, kế thừa và ổn định giữa các quy hoạch; việc bố trí sử dụng đất phải hợp lý, khai thác hiệu quả không gian, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

5. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt và theo đúng quy định của pháp luật.

6. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; đặc biệt đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, trong đó quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng nhằm bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất thống nhất, đồng bộ giữa số liệu chỉ tiêu và khoanh định trên thực tế để bảo đảm quản lý nghiêm ngặt các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất; không hợp pháp hoá các sai phạm (nếu có).

9. Tập trung nguồn lực thực hiện tốt các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất. Định kỳ hàng năm, gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TVTU; TTHĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: TN&MT, KH&ĐT, TC, NNPTNT, XD;
- HĐND và UBND huyện Phú Lộc;
- VP: CVP, các PCVP, các CV;
- Cổng TTĐT tỉnh:
- Lưu VT, ĐC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Quý Phương

 

PHỤ LỤC SỐ I:

DIỆN TÍCH, CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT TRONG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050 HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3167/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Hiện trạng năm 2023

Diện tích cấp tỉnh phân bổ theo Quyết định 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 (ha)

Diện tích cấp huyện xác định, xác định bổ sung (ha)

Diện tích điều chỉnh quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

I

Loại đất

 

 

 

 

 

 

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

51.107,63

70,94

49.674,00

-3.938,37

45.735,63

63,49

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

LUA

4.734,43

6,57

4.357,00

-

4.357,00

6,05

-

Đất chuyên trồng lúa

LUC

4.433,52

6,15

4.258,00

-

4.258,00

5,91

-

Đất trồng lúa còn lại

LUK

300,91

0,42

99,00

-

99,00

0,14

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

1.391,66

1,93

-

612,12

612,12

0,85

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

5.067,77

7,03

5.840,00

-1.471,66

4.368,34

6,06

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

3.523,77

4,89

3.289,00

337,72

3.626,72

5,03

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

16.279,12

22,60

19.357,00

-1918,36

17.438,64

24,21

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

18.683,15

25,93

13.965,00

93,72

14.058,72

19,51

 

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

1.780,28

2,47

1.780,00

-

1.780,28

2,47

1.7

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

1.427,49

1,98

-

1.199,25

1.199,25

1,66

1.8

Đất chăn nuôi tập trung

CNT

-

-

-

34,30

34,30

0,05

1.9

Đất làm muối

LMU

-

-

-

-

-

-

1.10

Đất nông nghiệp khác

NKH

0,24

-

-

40,54

40,54

0,06

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

20.297,38

28,18

22.267,00

3.948,59

26.215,59

36,39

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

1.195,18

1,66

1.116,00

-280,72

835,28

1,16

2.2

Đất ở tại đô thị

ODT

176,91

0,25

749,00

437,28

1.186,28

1,65

2.3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

44,65

0,06

57,00

-

57,00

0,08

2.4

Đất quốc phòng

CQP

32,04

0,04

129,00

138,04

267,04

0,37

2.5

Đất an ninh

CAN

8,65

0,01

30,00

4,67

34,67

0,05

2.6

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

144,96

0,20

181,00

6,64

187,64

0,26

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

8,88

0,01

23,00

-

23,00

0,03

-

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

6,34

0,01

-

6,34

6,34

0,01

-

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

12,39

0,02

13,00

-

13,00

0,02

-

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

96,51

0,13

100,00

-

100,00

0,14

-

Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao

DTT

20,84

0,03

45,00

-

45,00

0,06

-

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

-

-

-

-

-

-

-

Đất xây dựng cơ sở môi trường

DMT

-

-

-

0,10

0,10

-

-

Đất xây dựng cơ sở khí tượng thủy văn

DKT

-

-

-

0,20

0,20

-

-

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

-

-

-

-

-

-

-

Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác

DSK

-

-

-

-

-

-

2.7

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

1.531,26

2,13

2.871,00

3.763,89

6.634,89

9,21

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

Đất khu công nghiệp

SKK

661,25

0,92

1.036,00

2.804,00

3.840,00

5,33

-

Đất cụm công nghiệp

SKN

-

-

113,00

69,66

182,66

0,25

-

Đất khu công nghệ thông tin tập trung

SCT

-

-

-

-

-

-

-

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

673,56

0,93

1.376,00

696,12

2.072,12

2,88

-

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

61,89

0,09

75,00

-

75,00

0,10

-

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

134,56

0,19

271,00

194,11

465,11

0,65

2.8

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

CCC

3.523,71

4,89

4.738,00

-522,47

4.215,53

5,85

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

Đất công trình giao thông

DGT

1.974,46

2,74

2.374,00

-

2.374,00

3,30

-

Đất công trình thủy lợi

DTL

804,35

1,12

788,00

83,78

871,78

1,21

-

Đất công trình cấp nước, thoát nước

DCT

8,10

0,01

-

18,60

18,60

0,03

-

Đất công trình phòng, chống thiên tai

DPC

-

-

-

67,71

67,71

0,09

-

Đất có di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên

DDD

6,92

0,01

7,00

3,00

10,00

0,01

-

Đất công trình xử lý chất thải

DRA

27,75

0,04

38,00

-

38,00

0,05

-

Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng

DNL

682,18

0,95

1.528,00

-766,20

761,80

1,06

-

Đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

DBV

2,08

-

3,00

-

3,00

-

-

Đất chợ dân sinh, chợ đầu mối

DCH

15,46

0,02

-

25,32

25,32

0,04

-

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng

DKV

2,41

-

-

45,32

45,32

0,06

2.9

Đất tôn giáo

TON

31,57

0,04

32,00

-

32,00

0,04

2.10

Đất tín ngưỡng

TIN

143,70

0,20

-

141,61

141,61

0,20

2.11

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

1.481,34

2,06

1.508,00

-201,87

1.306,13

1,81

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

11.983,18

16,63

-

11.317,29

11.317,29

15,71

2.13

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

0,23

-

-

0,23

0,23

-

3

Đất chưa sử dụng

CSD

636,03

0,88

100,00

-10,18

89,82

0,12

 

Trong đó:

 

 

 

 

-

 

 

3.1

Đất do Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai chưa giao, chưa cho thuê

CGT

-

-

-

-

-

-

3.2

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

631,24

0,87

95,21

-10,18

85,03

0,11

3.3

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

4,79

0,01

4,79

-

4,79

0,01

3.4

Núi đá không có rừng cây

NCS

-

-

-

-

-

-

3.5

Đất có mặt nước chưa sử dụng

MCS

-

-

-

-

-

-

II

Khu chức năng

 

 

 

 

-

 

 

1

Đất khu công nghệ cao

KCN

-

-

-

1.081,00

1.081,00

1,50

2

Đất khu kinh tế

KKT

27.108,00

37,63

27.108,00

-

27.108,00

37,63

3

Đất đô thị

KDT

13.402,44

18,60

18.910,00

22.027,34

40.937,34

56,83

4

Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm)

KNN

11.193,86

15,54

10.098,00

-

10.098,00

14,02

5

Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)

KLN

38.486,04

53,42

36.611,00

-

36.611,00

50,82

6

Khu du lịch

KDL

680,48

0,94

2.112,00

-

2.112,00

2,93

7

Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

KBT

19.802,89

27,49

21.092,00

-

21.092,00

29,28

8

Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp)

KPC

661,25

0,92

1.149,00

2873,66

4.022,66

5,58

9

Khu đô thị

DTC

176,91

0,25

556,00

630,28

1.186,28

1,65

10

Khu thương mại - dịch vụ

KTM

689,02

0,96

2.127,00

-

2.127,00

2,95

11

Khu dân cư nông thôn

DNT

1.195,18

1,66

7.763,00

-2.576,51

5.186,49

7,20

Ghi chú: - Căn cứ Nghị định 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, các chỉ tiêu sử dụng đất tại cột “Hiện trạng năm 2023” và cột ‘Diện tích cấp tỉnh phân bổ theo QĐ 1745/QĐ-TTg” được điều chỉnh để phù hợp theo quy định của Luật Đất đai 2024 và Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

- Khu chức năng không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên.

 

PHỤ LỤC SỐ II:

DIỆN TÍCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KỲ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3167/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích (ha)

(1)

(2)

(3)

(4)=(5)+(6)+…

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

NNP/PNN

4.353,35

 

Trong đó:

 

 

1.1

Đất trồng lúa

LUA/PNN

346,46

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN/PNN

1.365,56

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH/PNN

42,56

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD/PNN

-

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX/PNN

2.598,77

 

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN/PNN

-

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

 

720,63

 

Trong đó:

 

 

2.1

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm

LUA/CLN

-

2.2

Đất trồng lúa chuyển sang trồng rừng

LUA/LNP

-

2.7

Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp không phải là rừng

RPH/NKR(a)

-

2.6

Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp không phải là rừng

RDD/NKR(a)

-

2.5

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp không phải là rừng

RSX/NKR(a)

720,63

 

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN/NKR(a)

-

3

Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện các dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn

 

34,30

4

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp

 

621,90

4.1

Chuyển đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 118 sang các loại đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 119 hoặc Điều 120 của Luật này

 

522,56

4.2

Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở

PKO/OCT

93,08

4.3

Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

 

6,26

4.4

Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ

 

-

Ghi chú: - (a) gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất chăn nuôi tập trung, đất làm muối và đất nông nghiệp khác;

- PKO là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

 

PHỤ LỤC SỐ III:

DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG KỲ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3167/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Tổng diện tích (ha)

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Đất nông nghiệp

NNP

12,30

 

Trong đó:

 

 

1.1

Đất trồng lúa

LUA

-

-

Đất chuyên trồng lúa

LUC

-

-

Đất trồng lúa còn lại

LUK

 

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

-

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

1,00

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

-

1.5

Đất rừng đặc dụng

RDD

-

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

-

 

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

-

1.7

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

2,00

2.8

Đất chăn nuôi tập trung

CNT

9,00

2.9

Đất làm muối

LMU

-

2.10

Đất nông nghiệp khác

NKH

0,30

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

533,91

 

Trong đó:

 

 

2.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

81,01

2.2

Đất ở tại đô thị

ODT

4,73

2.3

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

0,80

2.4

Đất quốc phòng

CQP

0,71

2.5

Đất an ninh

CAN

0,08

2.6

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

1,35

 

Trong đó:

 

 

-

Đất xây dựng cơ sở văn hóa

DVH

0,20

-

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội

DXH

-

-

Đất xây dựng cơ sở y tế

DYT

0,09

-

Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo

DGD

1,06

-

Đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao

DTT

-

-

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

DKH

-

-

Đất xây dựng cơ sở môi trường

DMT

-

-

Đất xây dựng cơ sở khí tượng thủy văn

DKT

-

-

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

DNG

-

-

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

-

2.7

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

365,67

 

Trong đó:

 

 

-

Đất khu công nghiệp

SKK

194,52

-

Đất cụm công nghiệp

SKN

-

-

Đất khu công nghệ thông tin tập trung

SCT

-

-

Đất thương mại, dịch vụ

TMD

171,15

-

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

-

-

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

SKS

-

2.8

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

CCC

76,61

 

Trong đó:

 

 

-

Đất công trình giao thông

DGT

60,74

-

Đất công trình thủy lợi

DTL

4,81

-

Đất công trình cấp nước, thoát nước

DCT

-

-

Đất công trình phòng, chống thiên tai

DPC

4,00

-

Đất có di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên

DDD

-

-

Đất công trình xử lý chất thải

DRA

1,00

-

Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng

DNL

1,91

-

Đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

DBV

-

-

Đất chợ dân sinh, chợ đầu mối

DCH

-

-

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng

DKV

4,15

2.9

Đất tôn giáo

TON

0,05

2.10

Đất tín ngưỡng

TIN

-

2.11

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

2,90

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

-

2.13

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

-

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3167/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 3167/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/12/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Phan Quý Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản