UBND TỈNH LÂM ĐỒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3152/1998/QĐ-UB | Đà Lạt, ngày 24 tháng 11 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC THÔN VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994
Căn cứ nghị định số 29/1998/CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
Theo đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền Tỉnh Lâm Đồng;
Điều 1: Ban hành kèm theo Quy chế tạm thời về tổ chức thôn và chức năng, nhiệm vụ của Trưởng thôn thuộc tỉnh Lâm đồng.
Điều 2: Quy chế này áp dụng đối với xã, phường, thị trấn. Quyết định này có hiệu sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định của tỉnh, của địa phương trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban TCCQ tỉnh, Chủ tịch HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và giám đốc các sở ban - ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
VỀ TỔ CHỨC THÔN VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG THÔN
( ban hành kèm theo Quyết định số 3152/1998/QĐ-UB ngày 24 tháng 11 năm 1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng).
Chương I:
THÔN VÀ TỔ CHỨC CỦA THÔN
Điều 1: Thôn , bản, buôn, làng ở miền núi vùng cao cũng giống như thôn ở miền xuôi và khu phố ở phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là thôn) được hình thành theo địa lý tự nhiên, cụm dân cư và lịch sử truyền thống văn hóa của cộng đồng các dân tộc, là những đơn vị hợp thành xã, phường, thị trấn và do UBND cấp xã quản lý.
Điều 2: Thôn không phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đòan kết, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường xây dựng cuộc sống mới; tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng dân cư nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao.
Điều 3: Căn cứ vào qúa trình lịch sử hình thành thôn trước đây và điểm dân cư có để xác định phạm vi, quy mô thôn cho phù hợp, trước hết tôn trọng lịch sử truyền thống để đảm bảo tính ổn định lâu dài các thôn hiện có. Những địa phương đang trong quá trình xây dựng nếu cụm dân cư ở tuơng đối tập trung thì quy mô thôn bản có ít nhất từ 50 hộ trở lên ( Tối đa không quá 200 hộ)
Điều 4: Mỗi thôn có 1 Trưởng thôn và từ 1 đến 2 Phó trưởng thôn do nhân dân tín nhiệm bầu theo nguyên tắc đa số tán thành bằng phương thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Khi bầu cử Trưởng, Phó trưởng thôn phải lập biên bản và được Chủ tịch UBND cấp xã chuẩn y. Nhiệm kỳ của Trưởng và Phó trưởng thôn là 2 năm rưỡi ( bằng 1/2 nhiệm kỳ của HĐ cấp xã.l..)
Trường hợp Trưởng và Phó trưởng thôn không hòan thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền hạn được giao, không được nhân dân tín nhiệm. UBND cấp xã có quyền đình chỉ công tác hoặc có quá 2/3 số cử tri hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn yêu cầu, UBND cấp xã quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và tổ chức nhân dân trong thôn bầu cử Trưởng và Phó Trưởng thôn mới.
Điều 5: Tiêu chuẩn của Trưởng, phó trưởng thôn:
Trưởng thôn, Phó trưởng thôn phải là người có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại thôn, là người gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được nhân dân tín nhiệm, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc chung của thôn, có trình độ năng lực và kinh nghiệm về tổ chức đời sống , tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước trên địa bàn thôn.
Điều 6: Tùy theo điều kiện về địa lý tự nhiên, số lượng dân cư, khối lượng công việc và đặc điểm riêng ở thôn. Thôn có thể thành lập các tổ chức sau đây:
a/- Tổ Hòa giải có từ 2 đến 3 người, chịu sự chỉ đạo về công tác chuyên môn của Ban Tư pháp xã và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng thôn, có nhiệm vụ hòa giải những mâu thuẫn nội bộ nhân dân nhằm để bảo đảm đòan kết trong thôn.
b/- Tổ An ninh có từ 2- 3 người, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của trưởng Công an xã, đồng thời chịu sự quản lý về công việc hàng ngày của Trưởng thôn nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong thôn.
c/- Tổ Bảo vệ có từ 3-5 người chịu sự chỉ huy trực tiếp và hướng dẫn về tổ chức, chuyên môn của Xã đội trưởng, đồng thời giúp Trưởng thôn thi hành nhiệm vụ khi cần thiết ( Tùy theo điều kiện cụ thể ở địa phương có thể kết hợp Tổ An ninh và Tổ Bảo vệ là 1 để thực hiện 2 nhiệm vụ: Công tác an ninh và công tác bảo vệ).
d/- Ban Kiến thiết: Tùy công việc cụ thể trong từng thời kỳ khi xét thấy cần thiết thì thành lập từ 3 đến 6 người chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng thôn có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia trong ban quản lý thi công các công trình: điện, nước, trường học, đường xá vv..., kiểm sóat việc thu chi tiền do nhân dân đóng góp và sau khi hòan thành nhiệm vụ thì giải thể.
đ/- Tổ xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư từ 2 đến 3 người có nhiệm vụ giúp Trưởng, phó trưởng thôn phối hợp với các tổ chức trong thôn xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng về việc hiếu, việc hỉ phù hợp với thuần phong mỹ tục của nhân dân, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan vv...
e/- Các tổ chức nói trên do nhân dân trong thôn tín nhiệm cử bằng hình thức giơ tay, mỗi tổ chức có thể cử Tổ trưởng, 1 tổ phó. Trưởng, Phó trưởng thôn phối hợp với Ban công tác Mặt trận quản lý và chỉ đạo Tổ nói trên. Trong họat động của mình các tổ chức nói trên có thể được nhân dân tự nguyện góp kinh phí để sử dụng trong công tác.
Điều 7: Hội nghị thôn được tổ chức 6 tháng một lần hoặc bất thường gồm tòan thể thể cử tri hoặc chủ hội do Trưởng thôn phối hợp với ban công tác mặt trận, các tổ chức đòan thể triệu tập và chủ trì nhằm:
1-Thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ cộng đồng dân cư về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đòan kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề về văn hóa xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự an tòan xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
2- Bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp xã, các quyết định của UBND cấp xã, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao.
3- Thảo luận, góp ý kiến về báo cáo kết qủa công tác và tự phê bình, kiểm điểm của Trưởng, Phó trưởng thôn, của Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp xã.
4- Bầu, miễn nhiệm chức Trưởng, Phó trưởng thôn và các tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư ( theo quy định tại điều 5).
Nghị quyết của Hội nghị chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 số cử tri hoặc 2/3 đại diện hộ gia đình trong thôn dự họp ( người đại diện hộ gia đình phải có đủ quyền công dân, có nghĩa là phải tròn 18 tuổi trở lên) có ít nhất quá nửa số người dự họp tán thành và không trái với pháp luật.
Điều 8: Thôn xây dựng quy ước về công việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với quy ước mẫu của tỉnh đã hướng dẫn nhằm bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh. Quy ước do nhân dân ở thôn xây dựng dưới sự chỉ đạo của HĐND và UBND cấp xã, Chủ tịch HĐND cấp xã đề nghị và chủ tịch UBND huyện phê duyệt quy ước đó theo quy định của Nghị Định 29/CP của Chính phủ.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG THÔN
Điều 9: Trưởng thôn vừa là đại diện cho cộng đồng dân cư và vừa là đại diện cho UBND cấp xã ở thôn, chịu sự quản lý và chỉ đạo của UBND cấp xã.
Trưởng thôn có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
1/- Hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ và quyền công dân, nghị quyết của HĐND, các quyết định của UBND và các công việc được UBND cấp xã ủy nhiệm.
2/- Phối hợp ban công tác Mặt trận thôn chủ trì cuộc họp của thôn tổ chức thực hiện các quyết định của cộng đồng dân cư.
3/- Phối hợp với các tổ chức kinh tế, Mặt trận Tổ quốc, các đòan thể, các hội hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự an tòan xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thôn.
4/- Phối hợp Ban công tác mặt trận thôn hướng dẫn họat động của các tổ chức: Tổ hòa giải, an ninh, bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết. ( Theo quy định tại điều 5)
5/- Phát hiện và báo cáo kịp thời với UBND cấp xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền tự do dân chủ của công dân.
6/- Định kỳ 6 tháng báo cáo công tác và tự phê bình, kiểm điểm trước hội nghị thôn.
7/- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng, được tham dự các cuộc họp do UBND cấp xã triệu tập, được tham gia ý kiến liên quan đến lĩnh vực được phụ trách, được hưởng phụ cấp theo quy định của UBND tỉnh.
Điều 10: Phó Trưởng thôn có trách nhiệm giúp Trưởng thôn và phối hợp với Ban công tác mặt trận tổ quốc, các tổ chức, các đòan thể triển khai các họat động nhằm xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ( công việc về vận động phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo ...).
Điều 11: Chế độ phụ cấp đối với Trưởng và Phó trưởng thôn:
a/- Đối với xã:
- Trưởng thôn được hưởng phụ cấp 80.000 đ/tháng ( trong đó 40.000 đ hưởng theo quy định của Quyết định số 164/TCCP-ĐP của Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ và 40.000 đ do ngân sách địa phương chi trả).
- Ngân sách địa phương chi trả phụ cấp cho Phó trưởng thôn 60.000 đ/ tháng.
b/- Đối với phường, thị trấn:
- Trưởng thôn ( khu phố trưởng): 60.000 đ/ tháng
- Phó trưởng thôn ( phó khu phố trưởng) : 40.000 đ/ tháng
Ngòai chế độ quy định nói trên, Trưởng thôn- Phó trưởng thôn có thể được nhân dân tự nguyện góp thêm kinh phí để sử dụng trong họat động của mình ( nhưng không được gợi ý hoặc tùy tiện đặt ra).
ĐIỀU KHỎAN THI HÀNH
Điều 12: UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt có trách nhiệm chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy chế này, củng cố, kiện tòan tổ chức thôn và ban hành quyết định công nhận tổ chức thôn theo đề nghị của UBND cấp xã và phòng TCLĐXH cấp huyện ( trước khi ban hành quyết định phải có ý kiến thỏa thuận của ban tổ chức chính quyền tỉnh).
Điều 13: Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi thực hiện quy chế. Sở Tài chính vật giá có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan chuyên môn cấp dưới kiểm tra tài chính, thu chi ngân sách, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tài chính xã, chi trả chế độ phụ cấp đối với Trưởng, Phó trưởng thôn.
Điều 14: Đề nghị UBMTTQ Việt nam tỉnh, các đòan thể nhân dân chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới phối hợp thực hiện tốt các quy định trong Qui chế này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này có gì vướng mắc cần bổ sung - sửa đổi báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định( qua Ban Tổ chức CQ tỉnh tổng hợp)./.
| UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
- 1Quyết định 34/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 126/1998/QĐ-UB quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ấp, khu phố, thôn, sóc thuộc tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 1224/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành đến hết ngày 31/12/2013
Quyết định 3152/1998/QĐ-UB Quy chế tạm thời về tổ chức thôn và chức năng nhiệm vụ của Trưởng thôn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 3152/1998/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/11/1998
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đặng Đức Lợi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/1998
- Ngày hết hiệu lực: 05/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực