- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 100/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật đa dạng sinh học 2008
- 4Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 5Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 314/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 06 tháng 9 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uý ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và các Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt;
Căn cứ Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 18/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá XVII, kỳ họp thứ 6 về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 130/TTr-TNMT ngày 24/6/2013 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh đã được phê duyệt.
- Quản lý và khai thác tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo hướng phát triển bền vững, ngăn ngừa, khắc phục suy thoái đa dạng sinh học.
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo các mối quan hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Tuyên Quang là cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm bảo tồn và phát triển sự phong phú đa dạng của các hệ sinh thái, các loài và tài nguyên di truyền; đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương, đảm bảo phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng, tiềm năng giá trị nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh.
- Định hướng các loại hình bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững các loài sinh vật (đặc biệt là các loài thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm, giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng).
- Góp phần tăng cường hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế trong công tác bảo tồn, điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học.
- Nâng cao vai trò của cộng đồng, đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, xã hội trong phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường. Đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
2.3. Một số chỉ tiêu cần đạt được
- Duy trì và bảo vệ toàn bộ diện tích các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Nhất thể hóa và hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020.
- Thành lập một khu bảo tồn mới là Khu bảo tồn loài - sinh cảnh (Khuôn Hà - Thượng Lâm) tại huyện Lâm Bình.
- Xây dựng và thực hiện chương trình bảo tồn các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu đang bị đe dọa tại các khu bảo tồn.
- Ngăn chặn sự gia tăng các loài nguy cấp, qúy hiếm bị đe dọa tuyệt chủng hiện có và tiến tới phục hồi và phát triển các giống loài sinh vật đặc hữu, quý, hiếm tại tỉnh Tuyên Quang.
- Kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập và ngăn chặn sự lan truyền, phát tán của sinh vật ngoại lai xâm hại.
1. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2013-2020
Trong giai đoạn 2013-2020, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang dựa trên quan điểm duy trì các khu bảo tồn hiện có và thành lập khu bảo tồn mới là Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Khuôn Hà - Thượng Lâm tại huyện Lâm Bình.
1.1. Quy hoạch các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
- Khu dự trữ thiên nhiên Na Hang;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu;
- Khu bảo vệ cảnh quan Tân Trào;
- Khu bảo vệ cảnh quan Kim Bình;
- Khu bảo vệ cảnh quan Đá Bàn;
- Vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Khuôn Hà - Thượng Lâm.
1.2. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước
Bảo tồn hệ sinh thái của 15.541ha đất tự nhiên ngập nước trên địa bàn tỉnh. Bảo vệ môi trường sống của các loài trên sông Lô, sông Gâm và phụ lưu của hai con sông này.
1.3. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi
Bảo vệ và nâng cấp cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái và bảo tồn các loài động thực vật trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng, nâng cấp.
1.4. Bảo tồn các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm
Bảo tồn các loài động vật, thực vật đặc hữu, nguy cấp, qúy, hiếm tại các khu bảo tồn, các giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao, các loài cây thuốc quý hiện có trên địa bàn tỉnh.
2. Định hướng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030
Sau năm 2020, dự kiến mở rộng và nâng cấp hai khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và Cham Chu thành các khu bảo tồn cấp Quốc gía.
- Khu dự trữ thiên nhiên quốc gia Na Hang.
- Khu bảo tồn loài-sinh cảnh quốc gia Cham Chu.
- Thiết lập hành lang đa dạng sinh học nối liền Khu dự trữ thiên nhiên Na Hang với Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Cạn.
III. Giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Về chính sách
- Rà soát, hệ thống hoá và đề xuất bổ sung các văn bản dưới luật để thực thi có hiệu lực các luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã ban hành.
- Xây dựng các qui ước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư thôn bản; xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững trong vùng đệm.
- Đề xuất chính sách đối với các hộ dân cư đang cư trú thuộc vùng lõi khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn đảm bảo hài hoà, lợi ích nhà nước, người dân và mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Về tài chính
- Hàng năm, tỉnh có kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước của địa phương cho việc thực hiện các nội dung kế hoạch, chương trình Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Lồng ghép nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình có mục tiêu của Nhà nước.
- Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, công trình hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí trong phân khu dịch vụ-hành chính và dịch vụ môi trường, bảo tồn và nghiên cứu khoa học.
- Kêu gọi sự hỗ trợ hợp tác quốc tế trên cơ sở các dự án đã được xây dựng và phê duyệt từ các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF, GEF, vốn ODA của Nhật, Hoa Kỳ, Đức và cộng đồng châu Âu....
3. Về tuyên truyền
- Lồng ghép các hoạt động truyền thông bảo tồn và phát triền đa dạng sinh học trong triển khai các chương trình, kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh giai đoạn 2013 - 2020 và định hưóng đến năm 2030.
- Xây dựng các chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thúc cộng đồng về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Tổ chức các lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ chủ chốt của các xã có khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm.
- Đưa kiến thức liên quan đến đa dạng sinh học và khu bảo tồn thiên nhiên vào chương trình học ngoại khoá của học sinh, sinh viên.
4. Về khoa học công nghệ
- Tăng cuờng sự hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học tiến hành điều tra, nghiên cứu, giám sát và phát triển đa dạng sinh học, đặc biệt là nghiên cứu tại các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Điều tra, đánh giá giá trị bảo tồn loài Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Vạc hoa, các loài thực vật qúy, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học.
- Khuyến khích các dự án nghiên cứu, phục hồi rừng trong các khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đệm.
5. Về hợp tác bảo tồn
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tham quan, trao đổi kinh nghiệm hợp tác với các khu bảo tồn thiên nhiên trong cả nước và nước ngoài phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học. Thu hút, kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác của các tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học trong và ngoài nước.
Kết nối và chia sẻ các thông tin giữa các cơ quan liên quan trong tỉnh, với các tỉnh lân cận, các cơ quan quản lý trung ương và với các tổ chức bảo tồn.
6. Về ổn định cuộc sống của hộ gia đình sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn
- Thực hiện tốt chính sách của nhà nước đối với người dân sinh sống trong khu bảo tồn được quy định tại Điều 5, Điều 30 Luật Đa dạng sinh học và Điều 10 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đa dạng sinh học.
- Tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và triển khai các chương trình, dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái. Hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong khu bảo tồn.
Bảo đảm cho người dân được hưởng ưu đãi của nhà nước từ chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo nội dung quy định tại Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 11/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2012-2020.
7. Về nâng cao năng lực và xây dựng cơ sở hạ tầng
- Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị... cho công tác điều tra, nghiên cứu khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Quy hoạch hệ thống đường giao thông và các công trình cần thiết phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
8. Về quản lý các khu bảo tồn
- Thành lập, kiện toàn Ban Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng các quy chế quản lý khu bảo tồn, nhằm quản lý, bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển hợp lý và bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.
- Ban quản lý khu bảo tồn và lực lượng Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương và nhân dân sống trong khu vực khu bảo tồn quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, ngăn chặn khai thác trái phép tài nguyên trong các khu bảo tồn.
- Tăng cường lực lượng Kiểm lâm của các khu rừng đặc dụng. Khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kết hợp chủ động đào tạo tại chỗ để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên trong khu bảo tồn.
Tổng kinh phí đầu tư: Dự kiến 106 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2013-2020: 76 tỷ đồng
- Giai đoạn 2020-2030: 30 tỷ đồng
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn vốn khác.
V. Danh mục các dự án ưu tiên thực hiện trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh đảm bảo hiệu quả, bảo vệ đa dạng sinh học trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; định kỳ báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Các cơ quan của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt theo đúng các quy định của Nhà nước.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, các cấp, các ngành theo chức năng, có trách nhiệm thường xuyên cập nhật các thông tin về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, kịp thời báo cáo, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Đơn vị tính: triệu đồng
Số TT | Tên dự án | Thời gian thực hiện | Kinh phí |
I | Nhóm dự án 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học |
| 1.700 |
1 | Dự án: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang. | 2013-2020 | 700 |
2 | Dự án: Xây dựng một mô hình thí điểm truyền thông môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp xã của khu bảo tồn Na Hang và Cham Chu. | 2014-2016 | 1.000 |
II | Nhóm dự án 2: Điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn |
| 20.000 |
1 | Dự án: Điều tra Đa dạng sinh học, lập danh mục động vật, thực vật, nguồn gen tại các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh. | 2014-2016 | 10.000 |
2 | Dự án: Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn tỉnh Tuyên Quang và nâng cao năng lực quản lý thông tin cho các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh. | 2015-2017 | 10.000 |
III | Nhóm dự án 3: Nghiên cứu điều tra khảo sát đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn |
| 15.000 |
1 | Dự án: Thành lập khu bảo tồn loài – sinh cảnh Khuôn Hà – Thượng Lâm huyện Lâm Bình. | 2015-2020 | 15.000 |
IV | Nhóm dự án 4: Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách để quản lý có hiệu quả hệ thống khu bảo tồn |
| 2.000 |
1 | Dự án: Phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại các khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang. | 2015-2016 | 2.000 |
V | Nhóm dự án 5: Tăng cường năng lực quản lý và giám sát đa dạng sinh học |
| 5.000 |
1 | Dự án: Tăng cường năng lực quản lý cho các khu bảo tồn: Na Hang, Cham Chu và Tân Trào. | 2015-2017 | 5.000 |
VI | Nhóm Dự án 6: Tổ chức giám sát biến động về đa dạng sinh học, hệ sinh thái tại các khu bảo tồn |
| 21.000 |
1 | Dự án: Xây dựng chương trình giám sát loài Voọc mũi hếch và Voọc đen má trắng có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu tại 3 khu bảo tồn: Na Hang, Cham Chu và Lâm Bình. | 2017-2018 | 9.000 |
2 | Dự án: Điều tra đánh giá hiện trạng và xu thế suy giảm các loài sinh vật thủy sinh trên lưu vực các sông Lô, sông Gâm. | 2017-2018 | 3.000 |
3 | Dự án: Điều tra, thống kê định kỳ đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Na Hang, Cham Chu, Khuôn Hà – Thượng Lâm và Tân Trào. | 2019-2020 | 9.000 |
VII | Nhóm dự án 7: Nghiên cứu chính sách, đề xuất xây dựng mô hình thí điểm về xã hội hóa công tác bảo tồn |
| 8.000 |
1 | Dự án: Xây dựng mô hình trồng dược liệu cho dân cư vùng giáp ranh khu bảo tồn Na Hang và Cham Chu. | 2015-2016 | 3.000 |
2 | Dự án: Bảo tồn và phát triển các loài cây trồng đặc sản, đặc hữu của tỉnh Tuyên Quang. | 2016-2018 | 3.000 |
3 | Dự án: Điều tra, đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, luật tục, phong tục, tập quán, các kiến thức bản địa và các mô hình phong trào bảo vệ môi trường có hiệu quả. Đề xuất một số mô hình xã hội hóa công tác bảo tồn của đồng bào dân tộc. | 2017-2018 | 2.000 |
VIII | Nhóm dự án 8: Điều tra khảo sát và đề xuất các biện pháp ngăn chặn kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại |
| 3.000 |
1 | Dự án: Điều tra khảo sát và đề xuất các biện pháp ngăn chặn kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. | 2014-2016 | 3.000 |
IX | Nhóm dự án 9: Nghiên cứu phục hồi tài nguyên sinh học bị suy thoái |
| 30.000 |
1 | Dự án: Xây dựng vườn thực vật và trạm cứu hộ động vật hoang dã tỉnh Tuyên Quang. | 2020-2030 | 15.000 |
2 | Dự án: Nâng cấp khu dự trữ thiên nhiên Na Hang và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Cham Chu thành các khu bảo tồn cấp Quốc gia. | 2020-2030 | 10.000 |
3 | Dự án: Thiết lập hành lang đa dạng sinh học Ba Bể - Na Hang. | 2020-2030 | 5.000 |
Tổng |
| 105.700 |
- 1Nghị quyết 95/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Nghị quyết 303/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 423/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 2570/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 5Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 6Nghị quyết 79/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 7Nghị quyết 06/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến năm 2030
- 8Quyết định 2125/QĐ-UBND năm 2014 về công bố Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
- 9Nghị quyết 132/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến 2020
- 10Quyết định 2223/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2014 về Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 100/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật đa dạng sinh học 2008
- 4Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 5Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 95/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 7Nghị quyết 303/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 423/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 2570/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 11Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 12Nghị quyết 79/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 13Nghị quyết 06/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến năm 2030
- 14Quyết định 2125/QĐ-UBND năm 2014 về công bố Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
- 15Nghị quyết 132/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến 2020
- 16Quyết định 2223/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 17Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2014 về Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quyết định 314/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 314/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/09/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Chẩu Văn Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực