- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 3Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 4Luật Đầu tư công 2019
- 5Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 6Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 1026/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Trà Vinh
- 8Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1122/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3110/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CÓ CHẤT LƯỢNG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;
Căn cứ Kế hoạch 25/KH-UBND ngày 25/03/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 07/06/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình số 14-CTr/TU ngày 26/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1436/TTr-SKHCN ngày 18/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, giai đoạn 2021 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH
CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CÓ CHẤT LƯỢNG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
I. QUAN ĐIỂM
1. Xây dựng và triển khai Chương trình tạo được giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh Trà Vinh phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao giá trị sản xuất, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường của tỉnh; Chương trình là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm để thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Chọn lọc các nguồn gen quý của các giống địa phương và phát triển các nguồn gen tốt từ các giống mới trên thế giới; hoàn thiện các quy trình kỹ thuật canh tác giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia trong quá trình nghiên cứu để nâng cao ứng dụng kết quả vào sản xuất gắn với chuỗi giá trị.
3. Chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi gắn với đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm chuyên sâu, trại thử nghiệm nông nghiệp và thủy sản) để tiếp nhận và phát triển kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất.
II. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
1. Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo định hướng tại Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 27/12/2017 của Tỉnh ủy; Chương trình số 14-CTr/TU ngày 26/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 1026/QĐ-UBND ngày 03/6/2019, Quyết định số 2540/QĐ-UBND ngày 24/12/2018, Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 18/01/2021, Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 11/6/2021, Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 19/02/2020, Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 24/5/2021, Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 07/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Nghiên cứu sử dụng công nghệ sinh học, công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin chọn tạo giống cây, con phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh Trà Vinh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị sản phẩm và ổn định di truyền phục vụ sản xuất hướng đến hội nhập kinh tế thế giới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Châu Âu (EVFTA).
3. Nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản như sau:
a) Đối với giống cây trồng:
- Giống lúa: Chọn lọc và bảo tồn giống lúa có nguồn gen quý, mang tính đặc trưng, có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất chất lượng cao và ổn định; đánh giá, chọn lọc và lai tạo giống lúa có khả năng thích nghi, chống chịu tốt trong điều kiện hạn, mặn, có tính dược liệu, có chất lượng và ổn định di truyền; chọn lọc nguồn lai tạo các giống chất lượng cao hiện đang được tỉnh khuyến cáo sản xuất với diện tích gieo trồng từ 70% trở lên như OM 5451, OM 18, OM 4900, Đài Thơm 8; ST5, ST24, ST25 và giống đặc sản Tài Nguyên, Trắng Tép, Nàng Keo, Nếp Than.
- Giống rau màu: Chọn lọc và lai tạo các giống rau màu có giá trị sử dụng cao (rau ăn lá, rau ăn trái, rau ăn củ - quả); ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo các giống rau màu năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và phù hợp với thị trường; khảo nghiệm một số giống mới cho hiệu quả kinh tế cao phục vụ nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu.
- Giống cây ăn trái và cây lâu năm: Tuyển chọn cá thể đột biến có năng suất, chất lượng, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu làm nguồn giống cây đầu dòng, lai tạo một số giống cây ăn trái có lợi thế theo hướng nâng cao chất lượng như bưởi da xanh, cam sành, xoài, quýt đường, thanh long ruột đỏ, măng cụt, dừa dứa, dừa sáp và cây xoài tượng theo nhu cầu thị trường xuất khẩu.
- Giống hoa kiểng: Sưu tập, bảo tồn các giống hoa kiểng bản địa làm cơ sở nghiên cứu, chọn tạo thành giống hoa mới; nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro (cấy mô, cấy phôi) giống hoa kiểng có giá trị kinh tế cao phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của tỉnh.
- Giống cây dược liệu: Sưu tập, bảo tồn, tuyển chọn và nhân giống một số loài thực vật tại địa phương có tiềm năng phát triển cây dược liệu.
- Giống cây lâm nghiệp: Nghiên cứu, đánh giá, nhân giống một số giống cây lâm nghiệp có giá trị, chất lượng cao (Gõ đỏ, Cẩm lai, Dáng hương, Dầu con rái, Sao đen, Tràm bông vàng,…) phục vụ phát triển cảnh quan đô thị và trồng rừng.
b) Đối với giống vật nuôi:
- Giống bò thịt: Ứng dụng công nghệ sinh học để tuyển chọn đàn bò thịt lai của tỉnh theo hướng nâng cao tầm vóc, chất lượng thịt phục vụ xây dựng thương hiệu giống bò thịt của Trà Vinh.
- Giống dê thịt: Lai tạo, tuyển chọn đàn dê lai theo hướng cải tạo tầm vóc, nâng cao chất lượng thịt, năng suất sinh sản và ổn định di truyền.
- Giống gia cầm: Chọn lọc, lai tạo giống gà địa phương bằng phương pháp công nghệ sinh học theo hướng nâng cao khả năng sản xuất trứng, năng suất và chất lượng thịt.
c) Đối với giống thủy sản:
- Giống thủy sản nước mặn: Nghiên cứu quy trình sản xuất tôm sú, thẻ chân trắng ổn định về năng suất và chất lượng; hoàn thiện quy trình sản xuất giống thủy sản nước mặn (cua biển, nghêu, sò huyết); nghiên cứu đặc điểm sinh sản của một số loài phục vụ cho sinh sản nhân tạo.
- Giống thủy sản nước ngọt: Nghiên cứu tuyển chọn và hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo một số loài cá, lươn và tôm càng xanh; chọn lọc và sinh sản nhân tạo một số giống cá cảnh có giá trị cao.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đảm bảo cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có chất lượng cho người sản xuất trong quá trình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng chất lượng, giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu; nâng cao năng lực nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện tại tỉnh Trà Vinh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến 2025
- Sưu tập, chọn lọc, lưu giữ và sử dụng trong nghiên cứu chọn tạo giống một số gen liên quan đến chất lượng giống cây trồng, vật nuôi gốc của địa phương; chọn tạo được 2-4 giống cây trồng; 3-5 giống vật nuôi và thủy sản theo hướng chất lượng, gia tăng giá trị sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện của Trà Vinh để đưa vào sản xuất.
- Nâng cấp 01 phòng thí nghiệm chuyên sâu và 01 trung tâm thử nghiệm phục vụ cho nghiên cứu và thử nghiệm giống
b) Tầm nhìn đến 2030: Có 50% số cây, con đã được chọn tạo, đánh giá theo hướng chất lượng và được đưa vào phục vụ sản xuất.
IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Thực hiện chính sách hỗ trợ nghiên cứu, lưu giữ giống
a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, phù hợp với điều kiện của Trà Vinh và thích ứng biến đổi khí hậu, trong đó ưu tiên và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu gắn với sử dụng kết quả cây, con giống của đề tài nghiên cứu vào sản xuất theo chuỗi sản xuất của doanh nghiệp.
b) Sưu tập, lưu giữ, đánh giá, chọn lọc, phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý của tỉnh; nghiên cứu chọn tạo, phục tráng một số giống cây trồng của tỉnh; khảo nghiệm giống nhập nội mới có giá trị kinh tế cao; hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống; đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ nhân giống.
c) Đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm và trại thực nghiệm cho các cơ sở nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc, lưu giữ và thử nghiệm giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Thực hiện lồng ghép vào chương trình bảo tồn quỹ gen của Trung ương, chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh.
d) Thực hiện chương trình lồng ghép vào chính sách ưu đãi về đất theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ; thực hiện bảo hộ bản quyền tác giả đối với giống mới theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ.
2. Nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất
a) Về giống cây trồng, vật nuôi
- Khảo sát, sưu tầm, chọn lọc và lưu giữ cây dược liệu, cây lâm nghiệp đặc trưng, hoa kiểng bản địa có nguồn gen quý phục vụ lai tạo và sản xuất. Ứng dụng công nghệ sinh học, di truyền chọn giống để tuyển chọn và lai tạo giống lúa, đậu phộng, cây ăn trái, cây có múi theo hướng chất lượng và ổn định di truyền phục vụ sản xuất.
- Thực hiện khảo nghiệm một số giống cây, con nhập nội có giá trị kinh tế cao nhằm đa dạng hóa nguồn gen phục vụ công tác lai tạo giống mới. Ứng dụng công nghệ sinh học, nuôi cấy mô tế bào, công nghệ chuyển gen, công nghệ sinh sản nhân tạo động vật phục vụ chọn tạo, lai giống vật nuôi, con nuôi thủy sản theo hướng chất lượng; sử dụng ưu thế lai, công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt giới tính, thụ tinh ống nghiệm tập trung vào công tác giống bò thịt; áp dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới, giống thủy sản bố mẹ sạch bệnh.
- Nghiên cứu, lưu giữ và bảo tồn gen ở quy mô nhỏ đối với cây trồng, vật nuôi quý hiếm của tỉnh có nguy cơ tuyệt chủng phục vụ cho nghiên cứu và bảo vệ sự đa dạng sinh học.
b) Về quy trình sản xuất: Nghiên cứu, tiếp nhận và hoàn thiện quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản ổn định năng suất và chất lượng.
3. Duy trì và phát triển giống cây trồng, vật nuôi đã chọn tạo
a) Chuyển giao kết quả nghiên cứu về công nghệ chọn tạo giống, giống cây trồng, vật nuôi và các quy trình kỹ thuật sản xuất đối với các giống cây trồng, vật nuôi đã chọn tạo.
b) Thực hiện quản lý và định kỳ cải tiến cây giống, con giống đảm bảo ổn định di truyền về năng suất và chất lượng.
c) Khảo nghiệm, kiểm tra, chứng nhận chất lượng giống; bảo hộ quyền tác giả về giống cây trồng, vật nuôi; nâng cao nhận thức của người dân về công tác giống cây trồng vật nuôi.
d) Quảng bá, xúc tiến thương mại giống cây trồng, vật nuôi thông qua các hội nghị, hội chợ. Thực hiện gắn kết sâu rộng giữa nhà quản lý, doanh nghiệp, người sản xuất trong việc duy trì công tác giống đảm bảo đạt năng suất và chất lượng theo yêu cầu.
đ) Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về tuyển chọn giống, các quy trình canh tác giống với các Viện nghiên cứu, Trường đại học trong và ngoài nước. Đẩy mạnh hợp tác với các chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ cao am hiểu về nghiên cứu và phát triển giống cây trồng vật nuôi.
4. Nâng cao nguồn lực nghiên cứu và phát triển giống
a) Tập huấn chuyên môn, kỹ thuật về nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi cho cán bộ nghiên cứu, quản lý và người sản xuất.
Đầu tư, nâng cấp các phòng thí nghiệm chuyên sâu và trại thực nghiệm phục vụ nghiên cứu và khảo nghiệm các giống cây, con trước khi đưa vào sản xuất.
b) Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phối hợp nghiên cứu và phát triển công tác giống trên địa bàn tỉnh.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, Ban, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bảo hộ quyền tác giả, giải pháp và chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện việc tuyển chọn, khảo nghiệm, sản xuất thử các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu tỉnh Trà Vinh, phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao giá trị sản xuất của tỉnh.
b) Tiếp nhận kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng, quản lý cây giống, con giống, từng bước đưa các giống được cải tiến vào sản xuất trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư công theo khả năng cân đối của ngân sách để thực hiện các dự án phục vụ nhiệm vụ chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi các dự án đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng theo quy định của Luật Đầu tư công.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công để thực hiện các dự án đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng theo quy định của Luật Đầu tư công.
5. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan quảng bá, xúc tiến thương mại giống cây trồng, vật nuôi, phát triển thị trường nông sản.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chủ động đánh giá, xác định đối tượng chủ lực của địa phương; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chương trình này.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh, Báo Trà Vinh
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về Chương trình giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, trong đó tập trung vào các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển giống chất lượng.
8. Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh
Tuyên truyền, vận động các hộ nông dân, thành viên các Hợp tác xã và Tổ hợp tác đề xuất các giống cây trồng, vật nuôi cần cải tiến chất lượng; tham gia việc khảo nghiệm giống mới, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh.
9. Trường Đại học Trà Vinh, các cơ sở khoa học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tham gia, phối hợp thực hiện việc nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, thích ứng biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện của tỉnh Trà Vinh nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm, ưu tiên và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu gắn với sử dụng kết quả cây, con giống của đề tài nghiên cứu vào sản xuất theo chuỗi sản xuất của doanh nghiệp.
- 1Quyết định 39/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2Nghị quyết 38/2022/NQ-HĐND về mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới thuộc Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030”
- 3Nghị quyết 26/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đăng ký trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 4Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5Luật Đầu tư công 2019
- 6Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 7Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Quyết định 1026/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Trà Vinh
- 10Quyết định 703/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 12Quyết định 1122/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 39/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 14Nghị quyết 38/2022/NQ-HĐND về mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới thuộc Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030”
- 15Nghị quyết 26/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đăng ký trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 3110/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- Số hiệu: 3110/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Nguyễn Quỳnh Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết