Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2008/QĐ-UBND | Vinh, ngày 19 tháng 5 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ, UBND CÁC HUYỆN, THÀNH, THỊ, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 và Thông tư liên tịch số 93/2007/TTLT-BNN-BYT-BGDĐT ngày 22/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 70/2007/QĐ-UBND ngày 07/6/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An (thường trực Ban chỉ đạo) tại Tờ trình số 691/SNN-TTN ngày 18/4/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Phân công nhiệm vụ các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành, thị, đơn vị thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2008 - 2010".
Điều 2. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành, thị, đơn vị được phân công có trách nhiệm tổ chức và phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao đạt mục tiêu kế hoạch của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 tại Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 16.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
CÁC NGÀNH, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH VÀ VSMT NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương I
NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH, ĐƠN VỊ
Điều 1. Các ngành trực tiếp quản lý Chương trình
1. Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Là cơ quan thường trực Chương trình chịu trách nhiệm tổng hợp chung mọi hoạt động của Chương trình;
- Trực tiếp thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực về nước sạch cho dân cư nông thôn và vệ sinh chuồng trại, xử lý các điểm ô nhiễm. Thực hiện các nhiệm vụ:
a) Về lập kế hoạch:
- Lập kế hoạch hoạt động và kinh phí của Chương trình hàng năm, kế hoạch đến 2010 trình Ban chỉ đạo xem xét trình UBND tỉnh xem xét quyết định và trực tiếp cơ quan thường trực Chương trình Trung ương để bảo vệ kế hoạch;
- Hướng dẫn các ngành và địa phương xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
b) Chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các sở, đơn vị liên quan:
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh;
- Xây dựng Quy hoạch hoặc dự án tổng thể về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm;
- Xây dựng mô hình thí điểm, ban hành thiết kế mẫu, tài liệu hướng dẫn chuyển giao công nghệ về cấp nước sạch và vệ sinh chuồng trại nông thôn phù hợp với từng vùng;
- Xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về cấp nước nông thôn và các văn bản khác liên quan đến việc quản lý và điều hành Chương trình;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thực hiện xã hội hoá, hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn;
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các cấp;
c) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút thêm vốn đầu tư cho Chương trình nhất là các vùng có nhiều khó khăn về cấp nước sạch.
d) Chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
đ) Định kỳ sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Chương trình, tổng hợp báo cáo kết quả lên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải quyết những vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền.
2. Sở Y tế:
Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện hợp phần vệ sinh nông thôn, vệ sinh cá nhân; nhà tiêu hộ gia đình, đào tạo cộng tác viên và nâng cao năng lực truyền thông, hướng dẫn hành vi vệ sinh cá nhân cho tuyến huyện, xã; chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các công trình vệ sinh theo các tiêu chuẩn đã ban hành; đảm bảo nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các trạm y tế vùng nông thôn. Thực hiện các nhiệm vụ:
a) Xây dựng Quy hoạch hoặc Dự án tổng thể về tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình, cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các trạm y tế xã vùng nông thôn;
b) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho vùng nông thôn; xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh nông thôn. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và tăng cường công tác quản lý về chất lượng nước sinh hoạt, vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh công cộng ở nông thôn;
c) Tổ chức thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của ngành y tế, cụ thể một số nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch đến năm 2010 và chỉ đạo tổ chức thực hiện mục tiêu về nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình khu vực nông thôn và trạm y tế xã;
- Thực hiện công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn;
- Xây dựng mô hình thí điểm và ban hành hướng dẫn xây dựng, sử dụng, bảo quản các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, mô hình quản lý, giám sát chất lượng nước khu vực nông thôn;
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho tuyến địa phương về công tác giám sát chất lượng nước, truyền thông thay đổi hành vi về nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn.
d) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy định về tiêu chí nước sạch, vệ sinh trong việc xây dựng mô hình làng, xã văn hoá; xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các hoạt động về nước sạch và VSMT trong trường học; có biện pháp để các trường học có đủ nước uống và nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có đủ công trình vệ sinh và được đưa vào sử dụng đúng quy định; có nội dung và hình thức giáo dục phù hợp để nâng cao nhận thức cho học sinh nhằm thay đổi hành vi về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Thực hiện các nhiệm vụ:
a) Xây dựng Quy hoạch hoặc Dự án tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục mầm non vùng nông thôn (sau đây gọi tắt là trường học) phù hợp với các hoạt động của tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành có liên quan chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách về nước sạch, vệ sinh trong trường học;
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của ngành giáo dục và đào tạo, cụ thể một số nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch đến năm 2010 và tổ chức thực hiện việc cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học đảm bảo mục tiêu Chương trình;
- Tập huấn, truyền thông nâng cao kiến thức về nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong trường học;
- Xây dựng mô hình thí điểm và ban hành mẫu thiết kế về cấp nước sạch và vệ sinh trong trường học;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình trong trường học.
d) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy định về tiêu chí nước sạch, vệ sinh trong việc xây dựng mô hình trường chuẩn.
Điều 2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tổng hợp, cân đối, lồng ghép nguồn vốn kế hoạch dài hạn, hàng năm cho Chương trình, trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Thẩm định, trình duyệt các dự án đầu tư của Chương trình theo quy định hiện hành;
- Tham gia các hoạt động giám sát, đánh giá hoạt động của Chương trình.
2. Sở Tài chính:
- Tổng hợp, cân đối cấp phát kinh phí cho Chương trình và quyết toán chi phí.
- Tham gia thẩm định các cơ chế, chính sách do các sở quản lý Chương trình đề xuất.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Kết hợp các chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường với hoạt động cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn của các sở quản lý Chương trình. Kịp thời khuyến cáo những biến đổi về nguồn nước và môi trường nông thôn. Phối hợp kịp thời để xử lý những điểm bức xúc về nguồn nước và môi trường;
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông về nước và môi trường. Tham gia các đợt khảo sát, đánh giá hoạt động của Chương trình.
4. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
- Chỉ đạo các phương tiện truyền thông chủ động thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh và môi trường nông thôn, thông tin kịp thời về các điển hình cũng như những tồn tại về nước sạch và vệ sinh nông thôn;
- Đưa các tiêu chí về nước sạch và vệ sinh trong việc xét công nhận gia đình văn hoá, làng, bản, khối phố văn hoá...
- Tham gia các đợt khảo sát, đánh giá hoạt động của Chương trình.
5. Ban Dân tộc:
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và thành viên Ban chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách cấp nước vệ sinh cho các địa bàn miền núi, rẻo cao;
- Chủ động và ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn chính sách miền núi cho Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch cấp nước và vệ sinh nông thôn đã được duyệt;
- Phối hợp các thành viên Ban chỉ đạo, các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc sử dụng nước sạch, nhà xí hợp vệ sinh và hành vi vệ sinh cá nhân;
- Tổng hợp báo cáo kịp thời những kết quả đạt được cho thường trực Ban chỉ đạo và các sở quản lý Chương trình.
6. Hội Phụ nữ tỉnh:
- Phối hợp các ngành, đơn vị và thành viên Ban chỉ đạo để thực hiện công tác thông tin - giáo dục - truyền thông nước sạch, vệ sinh nông thôn, đặc biệt là lồng ghép trong thực hiện chiến lược giới;
- Thực hiện có hiệu quả các nguồn tín dụng quay vòng cấp nước vệ sinh do hội quản lý. Chủ động hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân nguồn tín dụng cấp nước, vệ sinh nông thôn.
- Tham gia các hoạt động giám sát, đánh giá hoạt động của Chương trình.
Điều 3. UBND các huyện, thành, thị:
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các thành viên Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện Chương trình, chỉ đạo các phòng ban của huyện và Uỷ ban nhân dân các xã thành lập hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình, triển khai thực hiện các dự án, các hoạt động của Chương trình trên địa bàn đạt mục tiêu kế hoạch.
Điều 4. Trung tâm nước SH và VSMT nông thôn tỉnh:
- Thư ký Chương trình:
+ Tổ chức lưu trữ dữ liệu, tổng hợp, tham mưu xây dựng các kế hoạch tổng thể của Chương trình;
+ Đảm bảo các chế độ báo cáo, đánh giá của Chương trình; các hoạt động của Ban chỉ đạo.
- Tham mưu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT giao.
Chương II
CHẾ ĐỘ PHỐI HỢP
Điều 5. Phối hợp thực hiện và chế độ báo cáo:
Phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện Chương trình phải tuân theo Nghị định số 144/2005/NĐ-CP ngày 16/11/2005 của Chính phủ: Quy định về công tác phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước trong XDCB và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Chế độ báo cáo thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT/BKH-BTC ngày 06/01/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính và Quyết định số 42/2003/QĐ-BKHĐT -BTC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính và Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể:
- Lập kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kế hoạch từ các ngành, địa phương trình Ban chỉ đạo xem xét trình UBND tỉnh quyết định;
- Phân khai vốn: Căn cứ kế hoạch vốn được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các Sở liên quan dự kiến phân bổ và trình Ban chỉ đạo xem xét. Sau khi Ban chỉ đạo thống nhất giao Sở Kế hoạch và Đầu tư lập văn bản trình UBND tỉnh quyết định.
- Báo cáo kết quả định kỳ và đột xuất:
+ Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp từ các địa phương, ban ngành liên quan để trình Ban chỉ đạo, UBND tỉnh phê duyệt hoặc báo cáo thẳng theo yêu cầu cụ thể.
+ Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị được phân công có trách nhiệm báo cáo kế hoạch, báo cáo tiến độ đầy đủ, kịp thời theo quy định trên và phải chịu trách nhiệm về báo cáo của mình.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.
Quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, báo cáo về Văn phòng UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT - thường trực Ban chỉ đạo) để xem xét điều chỉnh, bổ sung./.
- 1Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012 - 2015
- 2Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 3Quyết định 1176/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban Điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015
- 4Kế hoạch 46/KH-UBND tổ chức tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2013, tỉnh Thanh Hóa
- 1Nghị định 144/2005/NĐ-CP về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- 2Quyết định 42/2002/QĐ-TTg về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-BKH-BTC hướng dẫn Quyết định 42/2002/QĐ-TTg về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Kế hoach và Đầu tư và Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư liên tịch 93/2007/TTLT-BNN-BYT-BGDĐT hướng dẫn phân công phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012 - 2015
- 7Quyết định 70/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010
- 8Quyết định 1176/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban Điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015
- 9Kế hoạch 46/KH-UBND tổ chức tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2013, tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 31/2008/QĐ-UBND về phân công nhiệm vụ các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành, thị, đơn vị thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2008 - 2010 tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 31/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Đình Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2008
- Ngày hết hiệu lực: 13/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra