Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3097/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 10 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, SỞ Y TẾ, UBND CẤP HUYÊN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quy chế xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Bình;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 623/TTr-LĐTBXH ngày 08/11/2022 và Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 08 (tám) quy trình nội bộ liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã:

1. Lập Danh sách đăng ký tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức được phân công thực hiện các bước xử lý công việc quy định tại các quy trình nội bộ liên thông ban hành kèm theo Quyết định này, gửi Sở Thông tin và Truyền thông đê thiết lập cấu hình điện tử; đồng thời, tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin, dữ liệu về tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình xây dựng, thiết lập quy trình điện tử liên thông, tổ chức chạy thử, hoàn thiện quy trình điện tử, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ An Phong

 

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH NỘI BỘ LIÊN THÔNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, SỞ Y TẾ, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
 (Kèm theo Quyết định số 3097/QĐ-UBND ngày 10/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình)

Phần I

DANH MỤC CÁC QUY TRÌNH NỘI BỘ LIÊN THÔNG

TT

Số hiệu quy trình

Tên Quy trình

Trang

I. Quy trình giải quyết của các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế

1

01.NCC-SLĐTBXH

Thủ tục công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

 

2

02.NCC-SLĐTBXH

Thủ tục khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ đối với trường hợp không tại ngũ, công tác trong quân đội, công an.

 

II. Quy trình giải quyết của các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã

3

03a.NCC-SLĐTBXH

Thủ tục công nhận người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an (đối với người bị thương thường trú tại địa phương nơi bị thương do UBND huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương)

 

4

03b.NCC-SLĐTBXH

Thủ tục công nhận người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an (đối với người bị thương thường trú tại địa phương khác do UBND huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương)

 

5

04a.NCC-SLĐTBXH

Thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học)

 

6

04b.NCC-SLĐTBXH

Thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Trường hợp người hoạt động kháng chiến có con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố (mẹ) chưa được hưởng)

 

7

04c.NCC-SLĐTBXH

Thủ tục công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Trường hợp có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ)

 

8

05.NCC-SLĐTBXH

Thủ tục công nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

 

 

Phần II

NỘI DUNG CÁC QUY TRÌNH QUY TRÌNH NỘI BỘ LIÊN THÔNG

Quy trình số 01.NCC-SLĐTBXH

Quy trình nội bộ, liên thông trong giải quyết thủ tục công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Áp dụng chung tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế

Quy trình lần lượt theo thứ tự từng cơ quan tham gia giải quyết TTHC

Thứ tự công việc

Đối tượng thực hiện

Chức danh, vị trí, nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. Quy trình giải quyết tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 09 ngày làm việc)

Bước 1

Cán bộ một cửa của Sở LĐ- TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ Bộ phận một cửa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (TTPVHCC) kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

01 ngày làm việc

Bước 2

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH xem xét, thẩm tra, xử lý hồ sơ; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

05 ngày làm việc

Bước 3

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình cấp Lãnh đạo Sở cấp Giấy giới thiệu để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

01 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký cấp Giấy giới thiệu để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật

01 ngày làm việc

Bước 5

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, và nộp Giấy giới thiệu đến Bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

01 ngày làm việc

II. Quy trình giải quyết tại Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (60 ngày tương đương 43 ngày làm việc)

Bước 6

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ đến Bộ phận văn thư của Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (GĐYK) .

03 ngày làm việc

Bước 7

Bộ phận văn thư của Trung tâm GĐYK

Viên chức tại bộ phận Văn thư của Trung tâm GĐYK chuyển hồ sơ đến Khoa Giám định Y

Khoa Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, rà soát hồ sơ và chuyển đến bộ phận chuyên môn để xử lý hồ sơ.

06 ngày làm việc

Bước 8

Bộ phận chuyên môn của Khoa Giám định Y khoa

Bộ phận chuyên môn xem xét, giải quyết hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đạt thì chuyển về Khoa Giám định Y khoa, bố trí lịch khám và gửi giấy mời cho đối tượng đến khám giám định, phân công Bác sỹ thụ lý để lập hồ sơ khám giám định. Chuyển qua bước 4.

- Nếu hồ sơ đạt, gửi giấy mời 3 lần nhưng đối tượng không đến khám thì chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa đồng thời làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ không đạt thì gửi công văn ghi rõ nội dung không đạt hoặc cần bổ sung hồ sơ, chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ vượt khả năng chuyên môn:

+ Đối tượng chưa khám giám định: báo cáo chủ tịch hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng Giám định Y khoa TW để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

12 ngày làm việc

Bước 9

Bác sỹ thụ lý

Bác sỹ thụ lý hồ sơ:

- Thực hiện quy trình khám giám định theo từng loại hình khám giám định đã được quy định.

- Hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội chẩn chuyên môn và báo cáo trước phiên họp Hội đồng Giám định Y khoa.

10 ngày làm việc

Bước10

Hội chẩn chuyên môn

Hội chẩn chuyên môn bao gồm: Phó CTTT - Phó CTCM - Ủy viên thường trực

- Ủy viên chuyên môn - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ

- Thư ký cuộc họp.

01 ngày làm việc

Bước 11

Hội đồng Giám định Y khoa

- Họp hội đồng Giám định Y khoa bao gồm: Thành viên Hội đồng - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ - Thư ký cuộc họp - Đối tượng giám định.

+ Đối tượng đã khám giám định và được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận vượt khả năng chuyên môn thì cơ quan thường trực Hội đồng giám định Y khoa có trách nhiệm hoàn thiện biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng giám định y khoa trung ương để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng).

+ Đối tượng đến khám giám định đã được hội chẩn chuyên môn nhưng không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa mà không rõ lí do thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa. Viên chức khoa giám định Y khoa chịu trách nhiệm gửi giấy mời ra phiên họp Hội đồng liền kề tiếp theo (02 lần); Nếu đối tượng không đến tham dự phiên họp thì viên chức khoa Giám định Y khoa làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do. Quay lại bước 1.

+ Đối tượng giám định đã được Hội đồng kết luận, chuyển qua bước 7.

01 ngày làm việc

Bước 12

Viên chức thư ký của phiên họp

- Bác sỹ thụ lý hồ sơ: hoàn thiện hồ sơ, biên bản giám định y khoa theo mẫu

- Viên chức đánh máy hoàn thiện biên bản giám định y khoa

- Viên chức thư ký của phiên họp Hội đồng trình ký biên bản giám định y khoa.

08 ngày làm việc

Bước 13

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng phê duyệt biên bản Giám định Y khoa

04 giờ làm việc

Bước 14

Chủ tịch Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng ký biên bản Giám định Y khoa hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền (bằng văn bản).

04 giờ làm việc

Bước 15

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa: đóng dấu biên bản, vào sổ văn bản và chuyển kết quả cho Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

04 giờ làm việc

Bước 16

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại bộ phận một cửa, trả kết quả cho Công chức Phòng Người có công - Sở LĐTB&XH

04 giờ làm việc

III. Quy trình giải quyết tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 08 ngày làm việc)

Bước 17

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận Biên bản giám định y khoa, xem xét, xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Phòng: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, đồng thời cấp Giấy chứng nhận thương binh cho các trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; hoặc ban hành Quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%.

04 ngày làm việc

Bước 18

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký phê duyệt kết quả TTHC Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, đồng thời cấp Giấy chứng nhận thương binh cho các trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; hoặc ban hành Quyết định trợ cấp thương tật một lần đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%.

02 ngày làm việc

Bước 19

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 20

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

04 giờ làm việc

Bước 21

Cán bộ một cửa của Sở LĐ- TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho cá nhân/ tổ chức đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

 

 

Tổng thời gian giải quyết

60 ngày làm việc

 

 

 

 

 

Ghi chú: TTHC này không tính thời gian cấp Giấy chứng nhận bị thương theo trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại mục b khoản 2 Điều 39 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp GCN bị thương trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp GCN bị thương theo Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định và chuyển hồ sơ đến Sở LĐTB&XH nơi người bị thương thường trú).

 

Quy trình số 02.NCC-SLĐTBXH

Quy trình nội bộ liên thông trong giải quyết thủ tục Khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ đối với trường hợp không tại ngũ, công tác trong quân đội, công an

Áp dụng tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế

Quy trình lần lượt theo thứ tự từng cơ quan tham gia giải quyết TTHC

Thứ tự công việc

Đối tượng thực hiện

Chức danh, vị trí, nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 09 ngày làm việc)

Bước 1

Cán bộ một cửa của Sở LĐ- TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ Bộ phận một cửa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (TTPVHCC) kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

01 ngày làm việc

Bước 2

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH xem xét, thẩm tra, xử lý hồ sơ; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

05 ngày làm việc

Bước 3

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình cấp Giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, kèm bản trích lục hồ sơ thương binh

01 ngày làm việc

Bước 4

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký Giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm bản trích lục hồ sơ thương binh.

01 ngày làm việc

Bước 5

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả đến Bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công.

01 ngày làm việc

II. Quy trình giải quyết tại Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (60 ngày tương đương 43 ngày làm việc)

Bước 6

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ đến Bộ phận văn thư của Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (GĐYK).

03 ngày làm việc

Bước 7

Bộ phận văn thư của Trung tâm GĐYK

Viên chức tại bộ phận Văn thư của Trung tâm GĐYK chuyển hồ sơ đến Khoa Giám định Y khoa.

Khoa Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, rà soát hồ sơ và chuyển đến bộ phận chuyên môn để xử lý hồ sơ.

06 ngày làm việc

Bước 8

Bộ phận chuyên môn của Khoa Giám định Y khoa

Bộ phận chuyên môn xem xét, giải quyết hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đạt thì chuyển về Khoa Giám định Y khoa, bố trí lịch khám và gửi giấy mời cho đối tượng đến khám giám định, phân công Bác sỹ thụ lý để lập hồ sơ khám giám định. Chuyển qua bước 4.

- Nếu hồ sơ đạt, gửi giấy mời 3 lần nhưng đối tượng không đến khám thì chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa đồng thời làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ không đạt thì gửi công văn ghi rõ nội dung không đạt hoặc cần bổ sung hồ sơ, chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ vượt khả năng chuyên môn:

+ Đối tượng chưa khám giám định: báo cáo chủ tịch hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng Giám định Y khoa TW để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

12 ngày làm việc

Bước 9

Bác sỹ thụ lý

Bác sỹ thụ lý hồ sơ:

- Thực hiện quy trình khám giám định theo từng loại hình khám giám định đã được quy định.

- Hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội chẩn chuyên môn và báo cáo trước phiên họp Hội đồng Giám định Y khoa.

10 ngày làm việc

Bước10

Hội chẩn chuyên môn

Hội chẩn chuyên môn bao gồm: Phó CTTT - Phó CTCM - Ủy viên thường trực

- Ủy viên chuyên môn - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ

- Thư ký cuộc họp.

01 ngày làm việc

Bước 11

Hội đồng Giám định Y khoa

- Họp hội đồng Giám định Y khoa bao gồm: Thành viên Hội đồng - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ - Thư ký cuộc họp - Đối tượng giám định.

+ Đối tượng đã khám giám định và được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận vượt khả năng chuyên môn thì cơ quan thường trực Hội đồng giám định Y khoa có trách nhiệm hoàn thiện biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng giám định y khoa trung ương để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng).

+ Đối tượng đến khám giám định đã được hội chẩn chuyên môn nhưng không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa mà không rõ lí do thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa. Viên chức khoa giám định Y khoa chịu trách nhiệm gửi giấy mời ra phiên họp Hội đồng liền kề tiếp theo (02 lần); Nếu đối tượng không đến tham dự phiên họp thì viên chức khoa Giám định Y khoa làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do. Quay lại bước 1.

+ Đối tượng giám định đã được Hội đồng kết luận, chuyển qua bước 7.

01 ngày làm việc

Bước 12

Viên chức thư ký của phiên họp

- Bác sỹ thụ lý hồ sơ: hoàn thiện hồ sơ, biên bản giám định y khoa theo mẫu

- Viên chức đánh máy hoàn thiện biên bản giám định y khoa

- Viên chức thư ký của phiên họp Hội đồng trình ký biên bản giám định y khoa.

08 ngày làm việc

Bước 13

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng phê duyệt biên bản Giám định Y khoa

04 giờ làm việc

Bước 14

Chủ tịch Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng ký biên bản Giám định Y khoa hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền (bằng văn bản).

04 giờ làm việc

Bước 15

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa: đóng dấu biên bản, vào sổ văn bản và chuyển kết quả cho Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

04 giờ làm việc

Bước 16

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại bộ phận một cửa, trả kết quả cho Công chức Phòng Người có công - Sở LĐ-TB&XH

04 giờ làm việc

III. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 08 ngày làm việc)

Bước 17

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận Biên bản giám định y khoa, xem xét, xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Phòng: Quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hoặc Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Đồng thời cấp Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

04 ngày làm việc

Bước 18

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký phê duyệt kết quả TTHC (Quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hoặc Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, đồng thời cấp Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh).

02 ngày làm việc

Bước 19

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 20

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

01 ngày làm việc

Bước 21

Cán bộ một cửa của Sở LĐ- TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho cá nhân/ tổ chức đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

 

 

Tổng thời gian giải quyết

60 ngày làm việc

 

Quy trình số 03a.NCC-SLĐTBXH

Quy trình nội bộ liên thông trong giải quyết thủ tục Công nhận người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an

(Đối với trường hợp bị thương thường trú tại địa phương nơi bị thương do UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương)

Áp dụng chung tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Quy trình lần lượt theo thứ tự từng cơ quan tham gia giải quyết TTHC

Thứ tự công việc

Đối tượng thực hiện

Chức danh, vị trí, nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. Quy trình tại UBND cấp xã (63 ngày tương đương 45 ngày làm việc) tại Mục I: 43,5 ngày làm việc và Mục VII: 1,5 ngày làm việc

Bước 1

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định, quét (scan) và cập nhật, lưu trữ hồ sơ điện tử, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Chuyển hồ sơ Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

04 giờ làm việc

Bước 2

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định, tham mưu Lãnh đạo UBND cấp xã ký duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp xã.

42 ngày làm việc

Bước 3

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

II. Quy trình tại UBND cấp huyện (60 ngày tương đương 43 ngày làm việc) tại Mục II: 41,5 ngày làm việc và Mục VI 1,5 ngày làm việc

Bước 4

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố.

04 giờ làm việc

Bước 5

Công chức Phòng LĐ- TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH báo cáo UBND cấp huyện: Tổ chức họp Ban chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ và lập biên bản xét duyệt; Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển toàn bộ hồ sơ theo quy định về Sở LĐ-TB&XH.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp bổ sung hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

39 ngày làm việc

Bước 6

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố thẩm tra, phê duyệt hồ sơ theo quy định.

01 ngày làm việc

Bước 7

Công chức Phòng LĐ- TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ đến Sở LĐ-TB&XH qua Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

III. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 09 ngày làm việc)

Bước 8

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Người có công, Sở LĐ- TB&XH.

01 ngày làm việc

Bước 9

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH xem xét, thẩm tra, xử lý hồ sơ; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng.

05 ngày làm việc

Bước 10

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình cấp Giấy giới thiệu kèm bản sao Giấy chứng nhận bị thương, gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh

01 ngày làm việc

Bước 11

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký cấp Giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm bản trích lục hồ sơ thương binh.

01 ngày làm việc

Bước 12

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả đến Hội đồng Giám định y khoa tỉnh.

01 ngày làm việc

IV. Quy trình giải quyết tại Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (60 ngày tương đương 43 ngày làm việc)

Bước 13

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ đến Bộ phận văn thư của Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (GĐYK) .

03 ngày làm việc

Bước 14

Bộ phận văn thư của Trung tâm GĐYK

Viên chức tại bộ phận Văn thư của Trung tâm GĐYK chuyển hồ sơ đến Khoa Giám định Y khoa. Khoa Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, rà soát hồ sơ và chuyển đến bộ phận chuyên môn để xử lý hồ sơ.

06 ngày làm việc

Bước 15

Bộ phận chuyên môn của Khoa Giám định Y khoa

Bộ phận chuyên môn xem xét, giải quyết hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đạt thì chuyển về Khoa Giám định Y khoa, bố trí lịch khám và gửi giấy mời cho đối tượng đến khám giám định, phân công Bác sỹ thụ lý để lập hồ sơ khám giám định. Chuyển qua bước 4.

- Nếu hồ sơ đạt, gửi giấy mời 3 lần nhưng đối tượng không đến khám thì chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa đồng thời làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ không đạt thì gửi công văn ghi rõ nội dung không đạt hoặc cần bổ sung hồ sơ, chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ vượt khả năng chuyên môn:

+ Đối tượng chưa khám giám định: báo cáo chủ tịch hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng Giám định Y khoa TW để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

12 ngày làm việc

Bước 16

Bác sỹ thụ lý

Bác sỹ thụ lý hồ sơ:

- Thực hiện quy trình khám giám định theo từng loại hình khám giám định đã được quy định.

- Hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội chẩn chuyên môn và báo cáo trước phiên họp Hội đồng Giám định Y khoa.

10 ngày làm việc

Bước17

Hội chẩn chuyên môn

Hội chẩn chuyên môn bao gồm: Phó CTTT - Phó CTCM - Ủy viên thường trực

- Ủy viên chuyên môn - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ

- Thư ký cuộc họp.

01 ngày làm việc

Bước 18

Hội đồng Giám định Y khoa

- Họp hội đồng Giám định Y khoa bao gồm: Thành viên Hội đồng - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ - Thư ký cuộc họp - Đối tượng giám định.

+ Đối tượng đã khám giám định và được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận vượt khả năng chuyên môn thì cơ quan thường trực Hội đồng giám định Y khoa có trách nhiệm hoàn thiện biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng giám định y khoa trung ương để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng).

+ Đối tượng đến khám giám định đã được hội chẩn chuyên môn nhưng không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa mà không rõ lí do thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa. Viên chức khoa giám định Y khoa chịu trách nhiệm gửi giấy mời ra phiên họp Hội đồng liền kề tiếp theo (02 lần); Nếu đối tượng không đến tham dự phiên họp thì viên chức khoa Giám định Y khoa làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do. Quay lại bước 1.

+ Đối tượng giám định đã được Hội đồng kết luận, chuyển qua bước 7.

01 ngày làm việc

Bước 19

Viên chức thư ký của phiên họp

- Bác sỹ thụ lý hồ sơ: hoàn thiện hồ sơ, biên bản giám định y khoa theo mẫu

- Viên chức đánh máy hoàn thiện biên bản giám định y khoa

- Viên chức thư ký của phiên họp Hội đồng trình ký biên bản giám định y khoa.

08 ngày làm việc

Bước 20

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng phê duyệt biên bản Giám định Y khoa

04 giờ làm việc

Bước 21

Chủ tịch Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng ký biên bản Giám định Y khoa hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền (bằng văn bản).

04 giờ làm việc

Bước 22

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa: đóng dấu biên bản, vào sổ văn bản và chuyển kết quả cho Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

04 giờ làm việc

Bước 23

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại bộ phận một cửa, trả kết quả cho Công chức Phòng Người có công - Sở LĐ-TB&XH

04 giờ làm việc

V. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 08 ngày làm việc)

Bước 24

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận Biên bản giám định y khoa, xem xét, xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Phòng: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

04 ngày làm việc

Bước 25

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 26

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 27

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

01 ngày làm việc

Bước 28

Cán bộ một cửa Sở LĐ- TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị xã, thành phố đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố qua dịch vụ bưu chính công ích.

01 ngày làm việc

VI. Quy trình tại UBND cấp huyện (1,5 ngày làm việc)

Bước 29

Công chức Phòng LĐ- TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Sở LĐ-TB&XH chuyển về (đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích), huyện tham mưu Lãnh đạo Phòng vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

01 ngày làm việc

Bước 30

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa Phòng LĐTB &XH cấp huyện xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho UBND cấp xã đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến UBND cấp xã qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VII. Quy trình tại UBND cấp xã (1,5 ngày làm việc)

Bước 31

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Phòng LĐ-TB&XH chuyển về (Đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

Bước 32

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa cấp xã /Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả.

04 giờ làm việc

 

 

Tổng thời gian giải quyết

148 ngày làm việc

 

 

 

 

 

Quy trình số 03b.NCC-SLĐTBXH

Quy trình nội bộ liên thông trong giải quyết thủ tục: Công nhận người bị thương trong chiến tranh không thuộc quân đội, công an

(Đối với trường hợp người bị thương thường trú tại địa phương khác do UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận bị thương)

Áp dụng chung tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Quy trình lần lượt theo thứ tự từng cơ quan tham gia giải quyết TTHC

Thứ tự công việc

Đối tượng thực hiện

Chức danh, vị trí, nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. Quy trình tại UBND cấp xã (67 ngày tương đương 48 ngày làm việc) tại Mục I: 46,5 ngày làm việc và Mục VII: 1,5 ngày làm việc

Bước 1

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định, quét (scan) và cập nhật, lưu trữ hồ sơ điện tử, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Chuyển hồ sơ Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

04 giờ làm việc

Bước 2

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định, văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi bị thương thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 81 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP; trình tham mưu Lãnh đạo UBND cấp xã ký duyệt.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND xã nơi người bị thương thường trú trước khi bị thương thực hiện thủ tục hồ sơ theo quy định và chuyển kết quả cho UBND xã nơi có văn bản đề nghị để làm cơ sở xem xét giải quyết bước tiếp theo.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp xã.

45 ngày làm việc

Bước 3

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

II. Quy trình tại UBND cấp huyện (60 ngày tương đương 43 ngày làm việc) tại Mục II: 41,5 ngày làm việc và Mục VI: 1,5 ngày làm việc

Bước 4

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố.

04 giờ làm việc

Bước 5

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH báo cáo UBND cấp huyện Cấp giấy chứng nhận bị thương đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển toàn bộ hồ sơ theo quy định về Sở LĐ- TB&XH.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp bổ sung hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

39 ngày làm việc

Bước 6

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố thẩm tra, phê duyệt hồ sơ theo quy định.

01 ngày làm việc

Bước 7

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ đến Sở LĐ-TB&XH qua Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

III. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 09 ngày làm việc)

Bước 8

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Người có công, Sở LĐ- TB&XH.

01 ngày làm việc

Bước 9

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH xem xét, thẩm tra, xử lý hồ sơ; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng.

05 ngày làm việc

Bước 10

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình cấp Giấy giới thiệu gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh

01 ngày làm việc

Bước 11

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký cấp Giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm bản trích lục hồ sơ thương binh gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh.

01 ngày làm việc

Bước 12

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả Hội đồng Giám định y khoa tỉnh.

01 ngày làm việc

IV. Quy trình giải quyết tại Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (60 ngày tương đương 43 ngày làm việc)

Bước 13

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ đến Bộ phận văn thư của Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (GĐYK) .

03 ngày làm việc

Bước 14

Bộ phận văn thư của Trung tâm GĐYK

Viên chức tại bộ phận Văn thư của Trung tâm GĐYK chuyển hồ sơ đến Khoa Giám định Y khoa. Khoa Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, rà soát hồ sơ và chuyển đến bộ phận chuyên môn để xử lý hồ sơ.

06 ngày làm việc

Bước 15

Bộ phận chuyên môn của Khoa Giám định Y khoa

Bộ phận chuyên môn xem xét, giải quyết hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đạt thì chuyển về Khoa Giám định Y khoa, bố trí lịch khám và gửi giấy mời cho đối tượng đến khám giám định, phân công Bác sỹ thụ lý để lập hồ sơ khám giám định. Chuyển qua bước 4.

- Nếu hồ sơ đạt, gửi giấy mời 3 lần nhưng đối tượng không đến khám thì chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa đồng thời làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ không đạt thì gửi công văn ghi rõ nội dung không đạt hoặc cần bổ sung hồ sơ, chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ vượt khả năng chuyên môn:

+ Đối tượng chưa khám giám định: báo cáo chủ tịch hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng Giám định Y khoa TW để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

12 ngày làm việc

Bước 16

Bác sỹ thụ lý

Bác sỹ thụ lý hồ sơ:

- Thực hiện quy trình khám giám định theo từng loại hình khám giám định đã được quy định.

- Hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội chẩn chuyên môn và báo cáo trước phiên họp Hội đồng Giám định Y khoa.

10 ngày làm việc

Bước17

Hội chẩn chuyên môn

Hội chẩn chuyên môn bao gồm: Phó CTTT - Phó CTCM - Ủy viên thường trực

- Ủy viên chuyên môn - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ

- Thư ký cuộc họp.

01 ngày làm việc

Bước 18

Hội đồng Giám định Y khoa

- Họp hội đồng Giám định Y khoa bao gồm: Thành viên Hội đồng - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ - Thư ký cuộc họp - Đối tượng giám định.

+ Đối tượng đã khám giám định và được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận vượt khả năng chuyên môn thì cơ quan thường trực Hội đồng giám định Y khoa có trách nhiệm hoàn thiện biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng giám định y khoa trung ương để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng).

+ Đối tượng đến khám giám định đã được hội chẩn chuyên môn nhưng không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa mà không rõ lí do thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa. Viên chức khoa giám định Y khoa chịu trách nhiệm gửi giấy mời ra phiên họp Hội đồng liền kề tiếp theo (02 lần); Nếu đối tượng không đến tham dự phiên họp thì viên chức khoa Giám định Y khoa làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do. Quay lại bước 1.

+ Đối tượng giám định đã được Hội đồng kết luận, chuyển qua bước 7.

01 ngày làm việc

Bước 19

Viên chức thư ký của phiên họp

- Bác sỹ thụ lý hồ sơ: hoàn thiện hồ sơ, biên bản giám định y khoa theo mẫu

- Viên chức đánh máy hoàn thiện biên bản giám định y khoa

- Viên chức thư ký của phiên họp Hội đồng trình ký biên bản giám định y khoa.

08 ngày làm việc

Bước 20

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng phê duyệt biên bản Giám định Y khoa

04 giờ làm việc

Bước 21

Chủ tịch Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng ký biên bản Giám định Y khoa hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền (bằng văn bản).

04 giờ làm

việc

Bước 22

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa: đóng dấu biên bản, vào sổ văn bản và chuyển kết quả cho Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

04 giờ làm việc

Bước 23

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại bộ phận một cửa, trả kết quả cho Công chức Phòng Người có công - Sở LĐ-TB&XH

04 giờ làm việc

V. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 08 ngày làm việc)

Bước 24

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận Biên bản giám định y khoa, xem xét, xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Phòng: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

01 ngày làm việc

Bước 25

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký phê duyệt kết quả TTHC: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

04 ngày làm việc

Bước 26

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 27

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

01 ngày làm việc

Bước 28

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị xã, thành phố đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố qua dịch vụ bưu chính công ích.

01 ngày làm việc

VI. Quy trình tại UBND cấp huyện (1,5 ngày làm việc)

Bước 29

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Sở LĐ-TB&XH chuyển về (đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích), huyện tham mưu Lãnh đạo Phòng vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

01 ngày làm việc

Bước 30

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa Phòng LĐTB &XH cấp huyện xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho UBND cấp xã đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến UBND cấp xã qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VII. Quy trình tại UBND cấp xã (1,5 ngày làm việc)

Bước 31

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Phòng LĐ-TB&XH chuyển về (Đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

Bước 32

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa cấp xã /Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả.

04 giờ làm việc

 

 

Tổng thời gian giải quyết

151 ngày làm việc

 

Quy trình số 04a.NCC-SLĐTBXH

Quy trình nội bộ liên thông trong giải quyết thủ tục Công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học)

Áp dụng chung tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Quy trình lần lượt theo thứ tự từng cơ quan tham gia giải quyết TTHC

Thứ tự công việc

Đối tượng thực hiện

Chức danh, vị trí, nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. Quy trình tại UBND cấp xã (3,5 ngày làm việc)

Bước 1

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định, quét (scan) và cập nhật, lưu trữ hồ sơ điện tử, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Chuyển hồ sơ Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

04 giờ làm việc

Bước 2

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định, tham mưu Lãnh đạo UBND cấp xã ký duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp xã.

2,5 ngày làm việc

Bước 3

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

04 giờ làm việc

II. Quy trình tại UBND cấp huyện (5,5 ngày làm việc)

Bước 4

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố.

04 giờ làm việc

Bước 5

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH phê duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp bổ sung hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

3,5 ngày làm việc

Bước 6

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố thẩm tra, duyệt hồ sơ.

01 ngày làm việc

Bước 7

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ đến SởLĐ-TB&XH qua Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

04 giờ làm việc

III. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 09 ngày làm việc)

Bước 8

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Người có công, Sở LĐ- TB&XH.

04 giờ làm việc

Bước 9

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH xem xét, thẩm tra, xử lý hồ sơ; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện và bản sao giấy tờ ghi nhận mắc bệnh gửi đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh..

5,5 ngày làm việc

Bước 10

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện và bản sao giấy tờ ghi nhận mắc bệnh.

01 ngày làm việc

Bước 11

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký duyệt hồ sơ liên quan.

01 ngày làm việc

Bước 12

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, gửi Giấy giới thiệu và các hồ sơ liên quan đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh.

01 ngày làm việc

IV. Quy trình giải quyết tại Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (60 ngày tương đương 43 ngày làm việc)

Bước 13

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ đến Bộ phận văn thư của Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (GĐYK) .

03 ngày làm việc

Bước 14

Bộ phận văn thư của Trung tâm GĐYK

Viên chức tại bộ phận Văn thư của Trung tâm GĐYK chuyển hồ sơ đến Khoa Giám định Y khoa. Khoa Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, rà soát hồ sơ và chuyển đến bộ phận chuyên môn để xử lý hồ sơ.

06 ngày làm việc

Bước 15

Bộ phận chuyên môn của Khoa Giám định Y khoa

Bộ phận chuyên môn xem xét, giải quyết hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đạt thì chuyển về Khoa Giám định Y khoa, bố trí lịch khám và gửi giấy mời cho đối tượng đến khám giám định, phân công Bác sỹ thụ lý để lập hồ sơ khám giám định. Chuyển qua bước 4.

- Nếu hồ sơ đạt, gửi giấy mời 3 lần nhưng đối tượng không đến khám thì chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa đồng thời làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ không đạt thì gửi công văn ghi rõ nội dung không đạt hoặc cần bổ sung hồ sơ, chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ vượt khả năng chuyên môn:

+ Đối tượng chưa khám giám định: báo cáo chủ tịch hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng Giám định Y khoa TW để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

12 ngày làm việc

Bước 16

Bác sỹ thụ lý

Bác sỹ thụ lý hồ sơ:

- Thực hiện quy trình khám giám định theo từng loại hình khám giám định đã được quy định.

- Hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội chẩn chuyên môn và báo cáo trước phiên họp Hội đồng Giám định Y khoa.

10 ngày làm việc

Bước17

Hội chẩn chuyên môn

Hội chẩn chuyên môn bao gồm: Phó CTTT - Phó CTCM - Ủy viên thường trực

- Ủy viên chuyên môn - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ

- Thư ký cuộc họp.

01 ngày làm việc

Bước 18

Hội đồng Giám định Y khoa

- Họp hội đồng Giám định Y khoa bao gồm: Thành viên Hội đồng - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ - Thư ký cuộc họp - Đối tượng giám định.

+ Đối tượng đã khám giám định và được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận vượt khả năng chuyên môn thì cơ quan thường trực Hội đồng giám định Y khoa có trách nhiệm hoàn thiện biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng giám định y khoa trung ương để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng).

+ Đối tượng đến khám giám định đã được hội chẩn chuyên môn nhưng không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa mà không rõ lí do thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa. Viên chức khoa giám định Y khoa chịu trách nhiệm gửi giấy mời ra phiên họp Hội đồng liền kề tiếp theo (02 lần); Nếu đối tượng không đến tham dự phiên họp thì viên chức khoa Giám định Y khoa làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do. Quay lại bước 1.

+ Đối tượng giám định đã được Hội đồng kết luận, chuyển qua bước 7.

01 ngày làm việc

Bước 19

Viên chức thư ký của phiên họp

- Bác sỹ thụ lý hồ sơ: hoàn thiện hồ sơ, biên bản giám định y khoa theo mẫu

- Viên chức đánh máy hoàn thiện biên bản giám định y khoa

- Viên chức thư ký của phiên họp Hội đồng trình ký biên bản giám định y khoa.

08 ngày làm việc

Bước 20

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng phê duyệt biên bản Giám định Y khoa

04 giờ làm việc

Bước 21

Chủ tịch Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng ký biên bản Giám định Y khoa hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền (bằng văn bản).

04 giờ làm

việc

Bước 22

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa: đóng dấu biên bản, vào sổ văn bản và chuyển kết quả cho Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

04 giờ làm việc

Bước 23

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại bộ phận một cửa, trả kết quả cho Công chức Phòng Người có công - Sở LĐ-TB&XH

04 giờ làm việc

V. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 08 ngày làm việc)

Bước 24

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận Biên bản giám định y khoa, xem xét, xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Phòng: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học.

04 ngày làm việc

Bước 25

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký phê duyệt kết quả TTHC: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học.

01 ngày làm việc

Bước 26

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 27

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

04 giờ làm việc

Bước 28

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH

Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị xã, thành phố đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VI. Quy trình tại UBND cấp huyện (1,5 ngày làm việc)

Bước 29

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Sở LĐ-TB&XH chuyển về (đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích), huyện tham mưu Lãnh đạo Phòng vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

01 ngày làm việc

Bước 30

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa Phòng LĐTB &XH cấp huyện xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho UBND cấp xã đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến UBND cấp xã qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VII. Quy trình tại UBND cấp xã (1,5 ngày làm việc)

Bước 31

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Phòng LĐ-TB&XH chuyển về (Đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

Bước 32

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa cấp xã /Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả.

04 giờ làm việc

 

 

Tổng thời gian giải quyết

72 ngày làm việc

 

Quy trình số 04b.NCC-SLĐTBXH

Quy trình nội bộ liên thông trong giải quyết thủ tục Công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Trường hợp người hoạt động kháng chiến có con đẻ bị dị dạng dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố/mẹ chưa được hưởng)

Áp dụng chung tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Quy trình lần lượt theo thứ tự từng cơ quan tham gia giải quyết TTHC

Thứ tự công việc

Đối tượng thực hiện

Chức danh, vị trí, nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. Quy trình tại UBND cấp xã (3,5 ngày làm việc)

Bước 1

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định, quét (scan) và cập nhật, lưu trữ hồ sơ điện tử, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Chuyển hồ sơ Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

04 giờ làm việc

Bước 2

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định, tham mưu Lãnh đạo UBND cấp xã ký duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp xã.

2,5 ngày làm việc

Bước 3

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

04 giờ làm việc

II. Quy trình tại UBND cấp huyện (5,5 ngày làm việc)

Bước 4

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố.

04 giờ làm việc

Bước 5

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH phê duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp bổ sung hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

3,5 ngày làm việc

Bước 6

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố thẩm tra, duyệt hồ sơ.

01 ngày làm việc

Bước 7

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ đến SởLĐ-TB&XH qua Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

04 giờ làm việc

III. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 09 ngày làm việc)

Bước 8

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Người có công, Sở LĐ- TB&XH.

04 giờ làm việc

Bước 9

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH xem xét, thẩm tra, xử lý hồ sơ; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng.

5,5 ngày làm việc

Bước 10

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký cấp Giấy giới thiệu chuyển đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh giám định, kết luận có dị dạng, dị tật đối với trường hợp còn vướng mắc về tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến (nếu con đẻ còn sống)

01 ngày làm việc

Bước 11

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký duyệt hồ sơ liên quan.

01 ngày làm việc

Bước 12

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, gửi Giấy giới thiệu và hồ sơ liên quan đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh.

01 ngày làm việc

IV. Quy trình giải quyết tại Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (60 ngày tương đương 43 ngày làm việc)

Bước 13

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ đến Bộ phận văn thư của Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (GĐYK) .

03 ngày làm việc

Bước 14

Bộ phận văn thư của Trung tâm GĐYK

Viên chức tại bộ phận Văn thư của Trung tâm GĐYK chuyển hồ sơ đến Khoa Giám định Y khoa. Khoa Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, rà soát hồ sơ và chuyển đến bộ phận chuyên môn để xử lý hồ sơ.

06 ngày làm việc

Bước 15

Bộ phận chuyên môn của Khoa Giám định Y khoa

Bộ phận chuyên môn xem xét, giải quyết hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đạt thì chuyển về Khoa Giám định Y khoa, bố trí lịch khám và gửi giấy mời cho đối tượng đến khám giám định, phân công Bác sỹ thụ lý để lập hồ sơ khám giám định. Chuyển qua bước 4.

- Nếu hồ sơ đạt, gửi giấy mời 3 lần nhưng đối tượng không đến khám thì chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa đồng thời làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ không đạt thì gửi công văn ghi rõ nội dung không đạt hoặc cần bổ sung hồ sơ, chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ vượt khả năng chuyên môn:

+ Đối tượng chưa khám giám định: báo cáo chủ tịch hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng Giám định Y khoa TW để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

12 ngày làm việc

Bước 16

Bác sỹ thụ lý

Bác sỹ thụ lý hồ sơ:

- Thực hiện quy trình khám giám định theo từng loại hình khám giám định đã được quy định.

- Hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội chẩn chuyên môn và báo cáo trước phiên họp Hội đồng Giám định Y khoa.

10 ngày làm việc

Bước17

Hội chẩn chuyên môn

Hội chẩn chuyên môn bao gồm: Phó CTTT - Phó CTCM - Ủy viên thường trực

- Ủy viên chuyên môn - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ

- Thư ký cuộc họp.

01 ngày làm việc

Bước 18

Hội đồng Giám định Y khoa

- Họp hội đồng Giám định Y khoa bao gồm: Thành viên Hội đồng - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ - Thư ký cuộc họp - Đối tượng giám định.

+ Đối tượng đã khám giám định và được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận vượt khả năng chuyên môn thì cơ quan thường trực Hội đồng giám định Y khoa có trách nhiệm hoàn thiện biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng giám định y khoa trung ương để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng).

+ Đối tượng đến khám giám định đã được hội chẩn chuyên môn nhưng không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa mà không rõ lí do thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa. Viên chức khoa giám định Y khoa chịu trách nhiệm gửi giấy mời ra phiên họp Hội đồng liền kề tiếp theo (02 lần); Nếu đối tượng không đến tham dự phiên họp thì viên chức khoa Giám định Y khoa làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do. Quay lại bước 1.

+ Đối tượng giám định đã được Hội đồng kết luận, chuyển qua bước 7.

01 ngày làm việc

Bước 19

Viên chức thư ký của phiên họp

- Bác sỹ thụ lý hồ sơ: hoàn thiện hồ sơ, biên bản giám định y khoa theo mẫu

- Viên chức đánh máy hoàn thiện biên bản giám định y khoa

- Viên chức thư ký của phiên họp Hội đồng trình ký biên bản giám định y khoa.

08 ngày làm việc

Bước 20

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng phê duyệt biên bản Giám định Y khoa

04 giờ làm việc

Bước 21

Chủ tịch Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng ký biên bản Giám định Y khoa hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền (bằng văn bản).

04 giờ làm việc

Bước 22

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa: đóng dấu biên bản, vào sổ văn bản và chuyển kết quả cho Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

04 giờ làm việc

Bước 23

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại bộ phận một cửa, trả kết quả cho Công chức Phòng Người có công - Sở LĐ-TB&XH

04 giờ làm việc

V. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (05 ngày làm việc)

Bước 14

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận Biên bản giám định y khoa, xem xét, xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Phòng: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học.

02 ngày làm việc

Bước 15

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký phê duyệt kết quả TTHC: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học.

01 ngày làm việc

Bước 16

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 17

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

04 giờ làm việc

Bước 18

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị xã, thành phố đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VI. Quy trình tại UBND cấp huyện (1,5 ngày làm việc)

Bước 29

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Sở LĐ-TB&XH chuyển về (đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích), huyện tham mưu Lãnh đạo Phòng vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

01 ngày làm việc

Bước 30

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa Phòng LĐTB &XH cấp huyện xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho UBND cấp xã đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến UBND cấp xã qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VII. Quy trình tại UBND cấp xã (1,5 ngày làm việc)

Bước 31

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Phòng LĐ-TB&XH chuyển về (Đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

Bước 32

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa cấp xã /Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả.

04 giờ làm việc

 

 

Tổng thời gian giải quyết

69 ngày làm việc

 

Quy trình số 04c.NCC-SLĐTBXH

Quy trình nội bộ liên thông trong giải quyết thủ tục: Công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Trường hợp có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ)

Áp dụng chung tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Quy trình lần lượt theo thứ tự từng cơ quan tham gia giải quyết TTHC

Thứ tự công việc

Đối tượng thực hiện

Chức danh, vị trí, nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. Quy trình tại UBND cấp xã (12 ngày tương đương 09 ngày làm việc) tại Mục I: 7,5 ngày làm việc và Mục VII: 1,5 ngày làm việc

Bước 1

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định, quét (scan) và cập nhật, lưu trữ hồ sơ điện tử, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Chuyển hồ sơ Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

01 ngày làm việc

Bước 2

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định, tham mưu Lãnh đạo UBND cấp xã ký duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp xã.

5,5 ngày làm việc

Bước 3

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

II. Quy trình tại UBND cấp huyện (5,5 ngày làm việc)

Bước 4

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố.

04 giờ làm việc

Bước 5

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH phê duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp bổ sung hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

3,5 ngày làm việc

Bước 6

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố thẩm tra, duyệt hồ sơ.

01 ngày làm việc

Bước 7

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ đến Sở LĐ-TB&XH qua Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

04 giờ làm việc

III. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 08 ngày làm việc)

Bước 8

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Người có công, Sở LĐ- TB&XH.

04 giờ làm việc

Bước 9

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH xem xét, thẩm tra, xử lý hồ sơ; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng: Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học..

04 ngày làm việc

Bước 10

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

01 ngày làm việc

Bước 11

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 12

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

01 ngày làm việc

Bước 13

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị xã, thành phố đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VI. Quy trình tại UBND cấp huyện (1,5 ngày làm việc)

Bước 29

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Sở LĐ-TB&XH chuyển về (đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích), huyện tham mưu Lãnh đạo Phòng vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

01 ngày làm việc

Bước 30

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa Phòng LĐTB &XH cấp huyện xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho UBND cấp xã đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến UBND cấp xã qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VII. Quy trình tại UBND cấp xã (1,5 ngày làm việc)

Bước 31

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Phòng LĐ-TB&XH chuyển về (Đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

Bước 32

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa cấp xã /Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả.

04 giờ làm việc

 

 

Tổng thời gian giải quyết

24 ngày làm việc

 

Quy trình số 05.NCC-SLĐTBXH

Quy trình nội bộ liên thông trong giải quyết thủ tục Công nhận và giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa hóa

Áp dụng chung tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Quy trình lần lượt theo thứ tự từng cơ quan tham gia giải quyết TTHC

Thứ tự công việc

Đối tượng thực hiện

Chức danh, vị trí, nội dung công việc

Thời gian thực hiện

I. Quy trình tại UBND cấp xã (3,5 ngày làm việc)

Bước 1

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định, quét (scan) và cập nhật, lưu trữ hồ sơ điện tử, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Chuyển hồ sơ Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ: Hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

04 giờ làm việc

Bước 2

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định, tham mưu Lãnh đạo UBND cấp xã ký duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp xã.

02,5 ngày làm việc

Bước 3

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

04 giờ làm việc

II. Quy trình tại UBND cấp huyện (5,5 ngày làm việc)

Bước 4

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố.

04 giờ làm việc

Bước 5

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý hồ sơ theo quy định; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH phê duyệt.

Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định thì tham mưu văn bản (mẫu phiếu) hướng dẫn gửi người nộp bổ sung hồ sơ thông qua Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

3,5 ngày làm việc

Bước 6

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố thẩm tra, duyệt hồ sơ.

01 ngày làm việc

Bước 7

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH sao lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) qua Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (nộp, nhận trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích).

04 giờ làm việc

III. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 09 ngày làm việc)

Bước 8

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Người có công, Sở LĐ- TB&XH.

04 giờ làm việc

Bước 9

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH xem xét, thẩm tra, xử lý hồ sơ; tham mưu trình Lãnh đạo Phòng.

5,5 ngày làm việc

Bước 10

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở cấp Giấy giới thiệu đối với những trường hợp đủ điều kiện, gửi đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh

01 ngày làm việc

Bước 11

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký duyệt hồ sơ liên quan.

01 ngày làm việc

Bước 12

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, gửi Giấy giới thiệu và hồ sơ liên quan đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh.

01 ngày làm việc

IV. Quy trình giải quyết tại Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (43 ngày làm việc)

Bước 13

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển hồ sơ đến Bộ phận văn thư của Trung tâm Giám định y khoa - Sở Y tế (GĐYK) .

03 ngày làm việc

Bước 14

Bộ phận văn thư của Trung tâm GĐYK

Viên chức tại bộ phận Văn thư của Trung tâm GĐYK chuyển hồ sơ đến Khoa Giám định Y khoa. Khoa Giám định Y khoa tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, rà soát hồ sơ và chuyển đến bộ phận chuyên môn để xử lý hồ sơ.

06 ngày làm việc

Bước 15

Bộ phận chuyên môn của Khoa Giám định Y khoa

Bộ phận chuyên môn xem xét, giải quyết hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đạt thì chuyển về Khoa Giám định Y khoa, bố trí lịch khám và gửi giấy mời cho đối tượng đến khám giám định, phân công Bác sỹ thụ lý để lập hồ sơ khám giám định. Chuyển qua bước 4.

- Nếu hồ sơ đạt, gửi giấy mời 3 lần nhưng đối tượng không đến khám thì chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa đồng thời làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ không đạt thì gửi công văn ghi rõ nội dung không đạt hoặc cần bổ sung hồ sơ, chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định, quay lại bước 1.

- Nếu hồ sơ vượt khả năng chuyên môn:

+ Đối tượng chưa khám giám định: báo cáo chủ tịch hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng Giám định Y khoa TW để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

12 ngày làm việc

Bước 16

Bác sỹ thụ lý

Bác sỹ thụ lý hồ sơ:

- Thực hiện quy trình khám giám định theo từng loại hình khám giám định đã được quy định.

- Hoàn chỉnh hồ sơ để trình Hội chẩn chuyên môn và báo cáo trước phiên họp Hội đồng Giám định Y khoa.

10 ngày làm việc

Bước17

Hội chẩn chuyên môn

Hội chẩn chuyên môn bao gồm: Phó CTTT - Phó CTCM - Ủy viên thường trực

- Ủy viên chuyên môn - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ

- Thư ký cuộc họp.

01 ngày làm việc

Bước 18

Hội đồng Giám định Y khoa

- Họp hội đồng Giám định Y khoa bao gồm: Thành viên Hội đồng - GĐV chuyên khoa (nếu cần thiết) - Bác sỹ thụ lý hồ sơ - Thư ký cuộc họp - Đối tượng giám định.

+ Đối tượng đã khám giám định và được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận vượt khả năng chuyên môn thì cơ quan thường trực Hội đồng giám định Y khoa có trách nhiệm hoàn thiện biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng lên Hội đồng giám định y khoa trung ương để khám giám định phúc quyết. (Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày họp hội đồng).

+ Đối tượng đến khám giám định đã được hội chẩn chuyên môn nhưng không tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa mà không rõ lí do thì cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa chuyển hồ sơ về khoa Giám định Y khoa. Viên chức khoa giám định Y khoa chịu trách nhiệm gửi giấy mời ra phiên họp Hội đồng liền kề tiếp theo (02 lần); Nếu đối tượng không đến tham dự phiên họp thì viên chức khoa Giám định Y khoa làm công văn trả hồ sơ cho bộ phận một cửa của Sở Y tế và nêu rõ lý do. Quay lại bước 1.

+ Đối tượng giám định đã được Hội đồng kết luận, chuyển qua bước 7.

01 ngày làm việc

Bước 19

Viên chức thư ký của phiên họp

- Bác sỹ thụ lý hồ sơ: hoàn thiện hồ sơ, biên bản giám định y khoa theo mẫu

- Viên chức đánh máy hoàn thiện biên bản giám định y khoa

- Viên chức thư ký của phiên họp Hội đồng trình ký biên bản giám định y khoa.

08 ngày làm việc

Bước 20

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng

Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng phê duyệt biên bản Giám định Y khoa

04 giờ làm việc

Bước 21

Chủ tịch Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng ký biên bản Giám định Y khoa hoặc người được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền (bằng văn bản).

04 giờ làm việc

Bước 22

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa

Viên chức tại khoa Giám định Y khoa: đóng dấu biên bản, vào sổ văn bản và chuyển kết quả cho Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

04 giờ làm việc

Bước 23

Cán bộ một cửa của Sở Y tế tại TTPVHCC tỉnh

Cán bộ một cửa của Sở y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại bộ phận một cửa, trả kết quả cho Công chức Phòng Người có công - Sở LĐ-TB&XH

04 giờ làm việc

V. Quy trình tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (12 ngày tương đương 08 ngày làm việc)

Bước 24

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận Biên bản giám định y khoa, xem xét, xử lý hồ sơ trình Lãnh đạo Phòng: Quyết định trợ cấp ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

3,5 ngày làm việc

Bước 25

Lãnh đạo Phòng Người có công

Lãnh đạo Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH kiểm tra hồ sơ, trình Lãnh đạo Sở ký phê duyệt kết quả TTHC: Quyết định trợ cấp ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

02 ngày làm việc

Bước 26

Lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký phê duyệt kết quả TTHC.

01 ngày làm việc

Bước 27

Công chức Phòng Người có công

Công chức Phòng Người có công phối hợp với Văn thư vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

01 ngày làm việc

Bước 28

Cán bộ một cửa Sở LĐ-TB&XH tại TTPVHCC tỉnh

Bộ phận một cửa của Sở LĐ-TB&XH tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị xã, thành phố đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VI. Quy trình tại UBND cấp huyện (1,5 ngày làm việc)

Bước 29

Công chức Phòng LĐ-TB&XH

Công chức Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Sở LĐ-TB&XH chuyển về (đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích), huyện tham mưu Lãnh đạo Phòng vào số văn bản, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện.

01 ngày làm việc

Bước 30

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện

Cán bộ Bộ phận một cửa Phòng LĐTB &XH cấp huyện xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho UBND cấp xã đến nhận trả kết quả hoặc gửi kết quả đến UBND cấp xã qua dịch vụ bưu chính công ích.

04 giờ làm việc

VII. Quy trình tại UBND cấp xã (1,5 ngày làm việc)

Bước 31

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã

Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận kết quả từ Phòng LĐ-TB&XH chuyển về (Đến nhận trực tiếp hoặc nhận qua Dịch vụ bưu chính công ích).

01 ngày làm việc

Bước 32

Cán bộ Bộ phận một cửa của UBND cấp xã

Cán bộ Bộ phận một cửa cấp xã /Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã xác nhận trên phần mềm một cửa thông tin về kết quả đã có tại Bộ phận một cửa; thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả.

04 giờ làm việc

 

 

Tổng thời gian giải quyết

72 ngày làm việc

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3097/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy trình nội bộ liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

  • Số hiệu: 3097/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Hồ An Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/11/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản