Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3079/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 21 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đất đai, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);

Căn cứ Chỉ thị số 1339/CT-BNN, ngày 17/5/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc Phát triển cây cao su trong thời gian tới;

Căn cứ Thông tư số 80/2007/TT-BNN, ngày 24/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La;

Căn cứ Nghị quyết số 179/2007/NQ-HĐND ngày 10/12/2007 của HĐND tỉnh Sơn La khoá XII tại kỳ họp thứ 9 về phê chuẩn định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Phát triển cao su phải có bước đi phù hợp, có giải pháp đồng bộ, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn, gắn với công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm hàng hoá xuất khẩu có sức cạnh tranh; phát triển cây cao su phải được sự đồng thuận của nhân dân, không chủ quan nóng vội phát triển tự phát theo phong trào dễ dẫn đến rủi ro.

2. Mục tiêu

Phát triển vùng cây cao su trở thành cây xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho nhân dân các dân tộc vùng nông nghiệp nông thôn gắn với việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực; chuyển đổi một phần diện tích đất nông lâm nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang trồng, kinh doanh cây cao su; dân chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp trong vùng sang làm công nhân cao su và dịch vụ. Xây dựng mô hình làng công nhân, bản công nhân. Phấn đấu trồng 20.000 ha vào năm 2011 và 50.000 ha vào năm 2020.

II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2011 để trồng 20.000 ha cây cao su, đến năm 2020 trồng 30.000 ha để đến năm 2020 toàn tỉnh có 50.000 ha, với yêu cầu cơ bản sau:

1. Diện tích đất quy hoạch trồng cao su phải đảm bản liền vùng, liền khoảnh có quy mô vùng tập trung từ 50 ha trở lên; đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 700 m, độ dốc dưới 300. Trường hợp ngoài tiêu chuẩn trên phải có ý kiến của Công ty cổ phần cao su Sơn La.

2. Quy hoạch trồng cây cao su trên diện tích các loại đất nông lâm nghiệp đã giao cho cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, các tổ chức và đất giao cho các nông lâm trường.

2.1. Đất trồng cây nông lâm nghiệp

- Đất rừng trồng không thành rừng; đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh kém hiệu quả (theo tiêu chuẩn tại Thông tư số 99/2006/QĐ-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Đất trồng cây hàng năm.

- Đất trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả .v.v.) hiệu quả kinh tế thấp.

2.2. Đất trống, đồi núi trọc; đất chưa sử dụng: Rà soát diện tích đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn trồng cao su thì quy hoạch trồng cây cao su.

3. Quy hoạch 05 vùng nguyên liệu tập trung gắn với 05 nhà máy chế biến, với tổng diện tích 50.000 ha. Chia thành 2 giai đoạn:

3.1. Giai đoạn 1 (2007 - 2011): Quy hoạch 03 vùng nguyên liệu với 03 nhà máy chế biến, với tổng diện tích 20.000 ha:

- Vùng I: Huyện Mường La, Mai Sơn và Thị xã Sơn La: 6.700 ha.

- Vùng II: Huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu: 5.000 ha.

- Vùng III: Huyện Sông Mã và Sốp Cộp: 8.300 ha.

3.2. Giai đoạn 2 (2012-2020): Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển toàn tỉnh 05 vùng nguyên liệu gắn với 05 nhà máy chế biến, với tổng diện tích 50.000 ha. Trong đó:

- Vùng I: Huyện Mường La, Thị xã Sơn La: 4.700 ha.

- Vùng II: Huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu: 10.000 ha.

- Vùng III: Huyện Sông Mã, Sốp Cộp: 16.000 ha.

- Vùng IV: Huyện Mai Sơn, Yên Châu: 10.300 ha.

- Vùng V: Huyện Mộc Châu, Phù Yên và Bắc Yên: 9.000 ha.

III. KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2007 - 2020

1. Giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị tính: Ha

STT

Tên huyện

Tổng số

Chia ra

Ghi chú

2007

2008

2009

2010

2011

1

Huyện Mường La

1.200

70

600

200

200

130

 

2

Huyện Mai Sơn

4.300

-

1.200

1.100

1.000

1.000

 

 

Trong đó: Công ty NN Tô Hiệu

1.200

-

300

300

300

300

 

3

Thị xã Sơn La

1.200

-

500

300

200

200

 

4

Huyện Quỳnh Nhai

3.000

-

1.600

500

500

400

 

5

Huyện Thuận Châu

2.000

-

600

500

500

400

 

6

Huyện Sông Mã

5.000

-

500

1.900

1.400

1.200

 

7

Huyện Sốp Cộp

3.300

-

-

1.100

1.100

1.100

 

 

Cộng

20.000

70

5.000

5.600

4.900

4.430

 

2. Giai đoạn 2012 - 2020

Đơn vị tính: Ha

STT

Tên huyện

Tổng số

Chia ra

Ghi chú

2007-2011

2012-2020

1

Huyện Mường La

3.500

1.200

2.300

 

2

Thị xã Sơn La

1.200

1.200

-

 

3

Huyện Quỳnh Nhai

5.000

3.000

2.000

 

4

Huyện Thuận Châu

5.000

2.000

3.000

 

5

Huyện Sông Mã

10.000

5.000

5.000

 

6

Huyện Sốp Cộp

6.000

3.300

2.700

 

7

Huyện Mai Sơn

6.300

4.300

2.000

 

8

Huyện Yên Châu

4.000

-

4.000

 

9

Huyện Mộc Châu

3.500

-

3.500

 

10

Huyện Phù Yên

2.500

-

2.500

 

11

Huyện Bắc Yên

3.000

-

3.000

 

 

Cộng

50.000

20.000

30.000

 

3. Kế hoạch trồng cây cao su năm 2008

3.1. Triển khai trồng 5.000 ha tại 05 huyện: Mường La 600 ha, Mai Sơn 1.200 ha (trong đó Công ty nông nghiệp Tô Hiệu 300 ha), Thị xã Sơn La 500 ha, Quỳnh Nhai 1.600 ha, Thuận Châu 600 ha, Sông Mã 500 ha. Riêng huyện Sốp Cộp năm 2008 chuẩn bị đất, làm vườn ươm và các điều kiện cần thiết để năm 2009 trồng 1.100 ha.

3.2. Tập trung triển khai thực hiện đo đạc địa chính chi tiết cấp xã trên diện tích quy hoạch trồng cao su năm 2008.

3.3. Xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức trồng cao su; hỗ trợ kỹ thuật, trồng xen canh cây nông nghiệp ngắn ngày cho cá nhân, hộ gia đình, công nhân của Công ty.

3.4. Chuẩn bị các điều kiện đáp ứng thực hiện trồng mới cây cao su cho năm 2009 và các năm tiếp theo.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Triển khai thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và hoàn thành quy hoạch phát triển cây cao su giai đoạn 2007 - 2011 trước ngày 30/3/2008.

2. Khẩn trương triển khai công tác đo đạc địa chính và các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với diện tích trồng cao su của kế hoạch năm 2008, theo hướng hoàn thành đến đâu thì tổ chức triển khai trồng đến đó, phấn đấu hoàn thành toàn bộ trước ngày 30/4/2008.

3. Ban hành chính sách hỗ trợ và phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trồng cây cao su năm 2008 trước ngày 15/12/2007. Chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ kế hoạch năm 2008 gắn với việc thực hiện lồng ghép bố trí vốn các chương trình mục tiêu, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ sản xuất TĐC Thuỷ điện Sơn La.

4. Hoàn chỉnh hồ sơ, lập tờ trình báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung quy hoạch phát triển Cao su tại Sơn La (Bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020, được phê duyệt tại Quyết định số: 384/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

5. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách phát triển cây cao su của Trung ương, tỉnh và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, đài phát thanh, truyền hình; Tuyên truyền qua các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp triển khai đến người dân.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc trong việc tổ chức thực hiện chương trình phát triển cây cao su.

7. Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.

8. Chủ động phối hợp với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và Công ty cổ phần cao su Sơn La, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc nẩy sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã phối hợp với Công ty cổ phần cao su Sơn La tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ đạo) chủ trì phối hợp với các sở, ngành trong Ban chỉ đạo phát triển cây cao su của tỉnh tổ chức hướng dẫn các huyện trong vùng quy hoạch triển khai thực hiện; kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả về Thường trực UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Tổng giám đốc Công ty cổ phần cao su Sơn La; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Tập đoàn CN cao su Việt Nam;
- Các tổ chức đoàn thể tỉnh;
- Huyện uỷ các huyện, thị;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, Thuận. 120bản

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Chí Thức

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3079/QĐ-UBND năm 2007 ban hành định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020

  • Số hiệu: 3079/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/12/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Hoàng Chí Thức
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/12/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản