Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3067/1999/QĐ.UBT | TX Vĩnh long, ngày 26 tháng 11 năm 1999 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chánh;
- Căn cứ văn bản hướng dẫn số 4448/TC-QLCS, ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chánh;
- Xét tờ trình số 81/TTr-STCVG, ngày 01/10/1998 của giám đốc Sở Tài chánh -vật giá;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định nầy bản “quy định về nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,an ninh,lợi ích quốc gia,lợi ích công cộng”.
(gọi tắc là “quy định bồi hoàn thiệt hại”)
- Quyết định nầy thay thế quy định ban hành kèm theo quyết định số 99/QĐ-UBT ngày 26/01/1995 của UBND tỉnh.
Điều 2: 1/- Đối với các dự án đang triển khai dở dang nhưng đã lập phương án đền bù và phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,phù hợp với các quy định trước đây (Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ,quy định ban hành kèm theo quyết định số 99/QĐ-UBT ngày 26/01/1995 của UBND tỉnh) thì vẫn tiếp tục thực hiện việc đền bù theo phương án đã được duyệt,không tính toán lại theo quyết định nầy.
2/- Các dự án đến ngày ban hành quyết định nầy mà chưa có phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải lập phương án đền bù thiệt hại theo tinh thần quyết định nầy.
Điều 3: Giao giám đốc Sở Tài chánh vật giá phối hợp với các ngành chức năng có liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện quyết định nầy.
Điều 4: Ông Chánh văn phòng UBND tỉnh,thủ trưởng các Sở ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND huyện thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định nầy.
Những quy định trước đây trái với quyết định nầy đều bãi bỏ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3067/1999/QĐ.UBT ngày 26 tháng 11 năm 1999 của UBND tỉnh)
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ.CP ngày 24/4/98 của Chính Phủ.
- Căn cứ Thông tư số 145/1998/TT.BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chánh hướng dẫn thi hành NĐ số 22/1998/NĐ.CP của Chính phủ.
- Căn cứ văn bản hướng dẫn số 4448/TC-QLCS, ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chánh;
Ủy ban Nhân dân Tỉnh quy định về nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị đền bù thiệt hại như sau:
1/ Phải quán triệt quan điểm và nội dung của Luật đất đai đã được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993,Điều 27 quy định “Trong trường hợp thật cần thiết nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất hợp pháp để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại.
2/- Đất được quy định sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng bao gồm các loại đất theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 22/1998/NĐ.CP của Chính phủ.
3/- Đối tượng phải đền bù thiệt hại và đối tượng được đền bù áp dụng như Điều 2, Điều 3 của Nghị định số 22/1998/NĐ.CP của Chính phủ.
4/- Phạm vi đền bù thiệt hại bao gồm các khoản theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 22/1998/NĐ.CP của Chính phủ.
5/- Gắn việc giải tỏa đền bù về đất đai nhà ở, hoa màu cây trái với chủ trương quy hoạch đô thị, hình thành khu vực SX chuyên môn hóa,khu định canh, định cư để vừa ổn định cuộc sống nhân dân vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
1/- Điều kiện để được đền bù thiệt hại về đất:
- Người bị nhà nước thu hồi đất, được đền bù thiệt hại về đất phải có một trong các điều kiện theo quy định tại điều 6 của Nghị định số 22/1998/NĐ.CP của Chính phủ.
- Người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện theo quy định nêu trên, người chiếm đất trái phép thì không được đền bù thiệt hại về đất. Trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ thì UBND Tỉnh xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
2/- Giá đất để tính đền bù:
- Giá trị đất để tính đền bù thiệt hại do Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định cho từng dự án theo đề nghị của Sở Tài chánh - Vật giá, hoặc Hội đồng thẩm định đền bù của Tỉnh có sự tham gia của các ngành có liên quan.
- Đơn giá đất để tính giá trị đền bù được xác định trên cơ sở giá đất của UBND Tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.
- Trường hợp cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì quy về hiện trạng đất gốc (theo sổ bộ địa chính lập theo chương trình đất ) để tính giá trị đền bù.Nếu việc chuyển mục đích sử dụng do cơ quan nhà nước thực hiện (đất tạm mượn để phục vụ công tác xây dựng,đất trưng dụng.v.v...) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao lại cho chủ sử dụng củ, khi giao lại đã chuyển mục đích sử dụng,không khôi phục lại hiện trạng ban đầu, nay phù hợp với quy hoạch,thì đền bù theo loại đất khi giao lại.
3/- Đền bù thiệt hại đối với đất ở tại đô thị (thị xã, thị trấn):
a)- Đất đô thị và đất ở tại đô thị là đất được quy định tại khoản 1,khoản 2 Điều 10 của Nghị định 22/1998/NĐ.CP của Chính phủ.
Đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng thì không được đền bù như đất đô thị, mà đền bù theo giá đất đang chịu thuế sử dụng đất.
b)- Đất bị thu hồi là đất ở tại đô thị (thị xã, thị trấn) thì được đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc bằng đất ở tại khu tái định cư.
- Diện tích đất ở tại khu tái định cư cho mỗi hộ gia đình theo quy hoạch khu tái định cư do UBND Tỉnh phê duyệt.
-Trong trường hợp đất ở bị thu hồi lớn hơn diện tích đất ở tại khu tái định cư thì người bị thu hồi đất có thể được đền bù thêm một phần diện tích đất tùy theo quỹ đất của địa phương (nếu có), phần còn lại thì được đền bù bằng tiền.
-Trường hợp đất ở bị thu hồi nhỏ hơn diện tích đất ở tại khu tái định cư, người được đền bù phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất chênh lệch đó.
c)- Đối với đất ở bị thu hồi cắt xén một phần, phần diện tích còn lại sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích để ở theo quy định, nếu chủ sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được giữ lại, nhưng phải cam kết sử dụng theo quy hoạch.
Trường hợp diện tích còn lại quá nhỏ (dưới 30 m2)không đủ để XD nhà ở thì phần diện tích nầy được đền bù như phần đất bị thu hồi và Nhà nước thu hồi hết phần đất đã đền bù.
4/- Đền bù thiệt hại đối với đất ở thuộc nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản:
a)- Đất ở của mỗi hộ gia đình nông thôn bao gồm đất làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình như sân nhà, nhà bếp, nhà vệ sinh xây dựng độc lập, ao hồ chứa nước chỉ dùng để sử dụng nước sinh hoạt (Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế ), nhưng mức diện tích tối đa được đền bù là mức đất ở theo quy định của UBND Tỉnh phù hợp theo quy định tại điều 54 Luật đất đai (mức tối đa là 300 m2 ). Trường hợp đất thổ cư trước đây đã có giấy chứng nhận diện tích sử dụng lớn hơn diện tích quy định (hoặc diện tích nhà ở thực tế lớn hơn diện tích quy định ) thì được đền bù theo diện tích thực tế do ngành Địa chính xác nhận.
b)- Người được nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi nhà nước thu hồi đất được đền bù bằng tiền theo giá đất do UBND Tỉnh quy định theo loại đất, hạng đất có cùng mục đích sử dụng.
c)- Nếu đất bị thu hồi là đất do nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu thì người bị thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất, nhưng được đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
d)- Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã theo quy định tại điều 45 của Luật đất đai hoặc đất xã chưa giao cho ai sử dụng thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất phải đền bù thiệt hại đất bằng tiền cho ngân sách xã, người đang sử dụng đất công ích của xã được UBND xã đền bù thiệt hại chi phí đầu tư vào đất.
đ)- Trường hợp ở những nơi vào thời điểm thu hồi đất,nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra phổ biến và đã hình thành giá chuyển nhượng,nếu có sự chênh lệch giữa giá đất chuyển nhượng trên thị trường tại địa phương (cùng ấp) với giá đất cùng loại, cùng hạng do UBND tỉnh quy định, thì được cộng thêm một khoảng tiền bằng 60% phần chênh lệch giữa giá chuyển nhượng trên thị trường với giá đất cùng loại, cùng hạng do UBND tỉnh quy định.
Chú ý:Giá chuyển nhượng trên thị trường phải so sánh cùng hạng đất, cùng mục đích sử dụng (như chuyển nhượng đất lúa để trồng lúa, chuyển nhượng đất thổ cư để làm nhà ở ), không so sánh với giá chuyển nhượng đất khác hạng,khác mục đích sử dụng (Không so sánh giá đất trồng lúa hạng 4 với giá chuyển nhượng đất lúa hạng 1; không so sánh giá đất trồng lúa với giá chuyển nhượng đất thổ cư...).
5/- Đền bù thiệt hại đất chuyên dùng, đất xây dựng:
a/ Đối với các tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp:
- Trường hợp khi nhà nước giao đất, hoặc cho thuê đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khi nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất, nhưng được đền bù chi phí đã đầu tư vào đất nếu tiền đó không thuộc nguồn vốn của ngân sách nhà nước và được nhà nước xem xét giao đất mới hoặc cho thuê đất mới (nếu cần ) với mức tối đa không quá diện tích đất bị thu hồi. Trong trường hợp đơn vị bị thu hồi đất được giao đất, cho thuê đất mới, thì chi phí đền bù cho đất mới được giao, cho thuê do chủ dự án sử dụng đất thu hồi của đơn vị chi trả, nhưng mức đền bù tối đa bằng mức thiệt hại đất của đơn vị đã bị thu hồi.
- Đối với các doanh nghiệp khi nhà nước giao đất, hoặc cho thuê đất, đơn vị đã nộp tiền sử dụng đất mà nguồn tiền đó không phải bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khi nhà nước thu hồi đất được đền bù thiệt hại về đất và được nhà nước xem xét giao đất mới hoặc cho thuê đất mới nếu có nhu cầu.
-Việc giao đất mới, cho thuê đất mới trong các trường hợp nêu trên phải phù hợp với dự án được cấp có thẩm quyền quyết định và phù hợp với quy hoạch được duyệt.
b/ Đối với hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất chuyên dùng, đất xây dựng, nếu có đủ diều kiện theo quy định tại điều 6 của Nghị định số 22/CP thì khi bị thu hồi đất được đền bù giá trị đất theo quy định nầy.
6/- Những trường hợp đền bù đặc biệt đối với đất đô thị:
a) Đất ở tại những nơi mới đô thị hóa (từ trước năm 1993 còn là nông thôn) hoặc đất ở của hộ gia đình có khuôn viên rộng trong đó có đất nông nghiệp, lâm nghiệp thì được đền bù diện tích đất ở theo quy định, phần diện tích còn lại được đền bù theo giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp và được cộng thêm 1 khoản tiền bằng 30% phần chênh lệch giữa giá đền bù cho đất ở của khuôn viên đó với giá đất đền bù đất nông nghiệp.
b)- Đất nông nghiệp trong đô thị (các phường và thị trấn) được đền bù theo giá đất nông nghiệp và cộng thêm 1 khoản tiền bằng 25% phần chênh lệch giữa giá đền bù cho đất ở trong đô thị của khu đất ở liền kề (hoặc giá đất ở có vị trí tương đương ) với giá đất đền bù đất nông nghiệp đó.
c)- Trường hợp đất chuyển mục đích trái phép thì quy về hiện trạng gốc (theo sổ bộ địa chính của chương trình đất) để tính cộng thêm.
7/- Nộp ngân sách nhà nước tiền đền bù thiệt hại về đất:
Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, mà đất đó thuộc một trong các trường hợp sau đây thì toàn bộ khoản tiền đền bù thiệt hại về đất theo mức giá đất quy định phải nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ phần đền bù chi phí đầu tư của người bị thu hồi đất.
a)- Đất bị thu hồi là đất giao tạm sử dụng, đất cho thuê, đất đấu thầu.
b)- Đất công ích của xã.
c)- Đất giao không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền nhưng tiền đó có nguồn từ ngân sách nhà nước. Trừ đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình cá nhân và trường hợp đơn vị được giao đất phải đền bù khi đơn vị bị thu hồi đất được giao đất, cho thuê đất mới nêu tại mục 5 điểm I phần II của quy định nầy (nhưng nếu có chênh lệch thừa thì phần thừa vẫn nộp ngân sách nhà nước ).
d)- Đất sử dụng không hợp pháp.
đ)- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, khi thành lập, giá trị đất được tính vào vốn pháp định của doanh nghiệp thì được ngân sách cấp lại giá trị đất cho doanh nghiệp.
8/- Đền bù chi phí đầu tư vào đất:
áp dụng cho các đối tượng khi bị thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất nhưng được đền bù chi phí đầu tư vào đất (nếu có) nêu trong quy định nầy. Chi phí bao gồm: Tiền đã bỏ ra để đền bù thiệt hại về đất; San lắp mặt bằng; Chi phí cải tạo đất đối với đất nông nghiệp; Tiền thuê đất, tiền đấu thầu đất đã trả trước cho các năm còn lại kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực; Các chi phí khác nếu thực tế có chi. Các công trình hạ tầng đã được tính đền bù về tài sản không được tính vào chi phí đầu tư vào đất.
II.- Đền bù thiệt hại về tài sản:
1/- Các nguyên tắc:
- Đền bù thiệt hại về tài sản bao gồm: nhà ở, công trình kiến trúc, cây trồng và các tài sản khác gắn liền với đất, hiện có tại thời điểm thu hồi đất.
- Chủ sở hữu tài sản là người có tài sản hợp pháp theo quy định, khi nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được đền bù theo giá trị hiện có của tài sản.
- Chủ sở hữu tài sản có trên đất bất hợp pháp, tùy trường hợp cụ thể được UBND Tỉnh xem xét hỗ trợ.
2/- Phương pháp tính đền bù về tài sản:
a)- Đền bù thiệt hại nhà ở, công trình kiến trúc:
Công thức:
Mức đền bù | = | Giá trị hiện có của nhà hoặc công trình | + | Một khoản tiền tính bằng tỉ lệ % trên giá trị hiện có |
*Trong đó:
Giá trị hiện có của nhà hoặc công trình | = | Giá trị XD mới của nhà hoặc CT | x | % giá trị còn lại của nhà hoặc CT |
- Đơn giá XD mới của nhà và công trình là mức giá chuẩn do UBND Tỉnh quyết định ban hành theo quy định của Chính phủ.
- Tổng mức đền bù tối đa không lớn hơn 100% và tối thiểu không nhỏ hơn 60% giá trị XD mới của nhà có tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với công trình đã phá dỡ.
- Nhà cửa vật kiến trúc có giá trị còn lại từ trên 80% trở lên được đền bù 100% giá trị xây dựng mới theo cấp, loại nhà, vật kiến trúc.
* Mức quy định cụ thể của khoản tiền cộng thêm do Hội đồng đền bù giải tỏa mặt bằng xác định và đề nghị UBND tỉnh quyết định theo quy định dưới đây.
Khoản tiền cộng thêm được tính theo tỷ lệ % trên giá trị hiện có của nhà ở và công trình được quy định như sau:
“Mức chuẩn” là: Tỷ lệ % giá trị hiện có của nhà, công trình bằng 80 % thì được cộng thêm 20 % giá trị hiện có.
Cách tính các tỷ lệ % tiền cộng thêm cho các nhà và công trình khác là:
Nếu tỷ lệ % nhà, công trình hiện có giảm 1% so với “mức chuẩn” (80%) thì tỷ lệ cộng thêm được tăng 1,6 % so mức chuẩn (20%)
Ví dụ: Tỷ lệ nhà hiện có là 65%
Như vậy giảm so mức chuẩn là: 80% - 65 %= 15 %
Tỷ lệ được tính thêm là: 20 % + (15 x 1,6 )= 44 %
Chú ý: Tỷ lệ % tính thêm được xác định trên giá trị hiện có của nhà, công trình.Không tính trên giá trị xây dựng mới.
3/- Riêng đối với nhà cấp 4, nhà tạm, công trình phụ độc lập không thể tháo rời thì mức đền bù thiệt hại được tính bằng 100% giá trị XD mới của nhà có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo giá chuẩn do UBND Tỉnh ban hành theo quy định của Chính Phủ.
4/- Đối với nhà ở khung cột và các kết cấu chịu lực có thể tháo rời và lấp đặt lại được (gọi tắt là nhà kê chân) thì chỉ đền bù các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lấp đặt và chi phí thiệt hại trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lấp đặt= 60% giá trị xây dựng mới của công trình tương ứng.
5/- Đối với nhà ở công trình XD kiên cố bị cắt xén một phần:
a) Nếu phần còn lại không sử dụng được có diện tích nhỏ hơn 30m2 thì được đền bù thiệt hại cho toàn bộ công trình.Phần còn lại nầy thuộc tài sản của bên đền bù.
b) Phần diện tích còn lại vẫn tồn tại và sử dụng được (30 m2 trở lên), thì được đền bù thiệt hại phần giá trị công trình bị phá dỡ và toàn bộ chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương hợp lý.
6/- Đền bù thiệt hại cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nằm trong phạm vi thu hồi đất phải tháo dỡ thì không được đền bù thiệt hại đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và diện tích cơi nới trái phép. Nếu có tự cải tạo sửa chữa, nâng cấp hợp pháp được sự chấp thuận của đơn vị quản lý nhà cho thuê thì được đền bù chi phí sửa chữa cải tạo, giá trị đền bù được xác định theo đơn giá chuẩn của UBND Tỉnh ban hành tại thời điểm đền bù.
Ngoài ra còn được hỗ trợ theo mức hỗ trợ ở mục 2 điểm A phần III về các chính sách hỗ trợ.
7/- Đền bù thiệt hại đối với công trình văn hóa, di tích lịch sử, đình, chùa,miếu:
- Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hóa nói trên thì nên có phương án bảo tồn là chủ yếu.
Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải di chuyển thì do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với công trình do Trung ương quản lý hoặc do Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định đối với công trình do địa phương quản lý.
8/- Đền bù thiệt hại đối với công trình kỹ thuật hạ tầng (điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu dẫn, kè, hàng rào, điện thoại v.v...):
+ Đối với công trình phá dỡ hoàn toàn thì mức đền bù thiệt hại bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ.
+ Đối với công trình di dời được, thì tính chi phí bồi hoàn cho việc di dời và thiệt hại phát sinh (nếu có).
- Tùy theo tính chất kỹ thuật của từng loại công trình mà thiết kế dự toán giá trị đền bù sẽ do ngành kỹ thuật chuyên quản lập, dưới sự tham gia của Hội đồng giải tỏa đền bù và các ngành có liên quan trình UBND Tỉnh quyết định cho từng trường hợp cụ thể. Trường hợp đặc biệt sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
9/- Đền bù thiệt hại về mồ mả:
- Đối với mồ:
+ Giá đền bù mộ đất: 1.000.000đ/mộ.
+ Giá đền bù mộ xây gạch (có thân mộ): 2.500.000đ/mộ.
+ Giá đền bù mộ xây gạch (không có thân mộ,chỉ có núm mộ gắn liền mặt đất ): 1.500.000đ/mộ
Các mức giá đền bù trên để chi phí cho:Đào bốc mộ, di chuyển, chôn lại, xây dựng lại và các chi phí khác phục vụ có liên quan.
- Đối với nhà mồ: áp dụng đơn giá nhà chuẩn cấp 4 theo quyết định của UBND Tỉnh.
- Đối với hàng rào, nền mộ, kim tỉnh được tính đền bù thực tế.
10/- Đền bù thiệt hại về hoa màu và cây lâu năm:
- Mức đền bù hoa màu cây hàng năm có trên mặt đất được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm (trên cơ sở tham khảo năng suất bình quân của 3 năm trước đó). Đơn giá nông sản được tính theo giá thị trường bình quân tại thời điểm đền bù.Mức giá cụ thể áp dụng theo quyết định riêng của UBND tỉnh.
- Đối với vật nuôi trên đất có mặt nước (là thủy sản) thì xem xét đền bù thực tế.
- Mức đền bù thiệt hại đối với cây ăn quả lâu năm được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị đất). Mức giá cụ thể áp dụng theo quyết định riêng của UBND Tỉnh.
-Mức đền bù thiệt hại đối với cây lấy gỗ được tính bằng giá trị công chặt hạ cây (không bao hàm giá trị đất). Mức giá cụ thể áp dụng theo quyết định riêng của UBND Tỉnh.
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ TRỢ CẤP
1/- Hỗ trợ nhà và công trình kiến trúc cho các đối tượng không được đền bù thiệt hại về đất.
- Đối với nhà không có giấy phép xây dựng công trình (nếu ở đô thị ) hoặc không có ý kiến của chính quyền cấp xã(nếu ở nông thôn):
Nếu hội đủ các điều kiện sau đây:
+ Khi xây dựng công trình không bị đình chỉ, chưa có thông báo quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình của nhà nước hoặc công cộng.
+ Thời gian xây dựng trước 15/10/1993.
Thì mức hỗ trợ đối với vùng nông thôn là 80% và đô thị là 70% tính trên giá trị nhà và công trình kiến trúc theo quy định tại điểm II phần II của quy định nầy.
- Các trường hợp sau đây không được hỗ trợ:
+ Công trình xây dựng bị đình chỉ, có thông báo phạm vi quy hoạch, vi phạm hành lang bảo vệ công trình.
+ Xây dựng sau 15/10/1993 không có giấy phép xây dựng công trình (nếu ở đô thị ) hoặc không có ý kiến của chính quyền cấp xã(nếu ở nông thôn).
2/- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, thì nhà nước sẽ bố trí cho thuê nhà khác có diện tích sử dụng tương đương.Nếu nhà nước không có quỹ nhà để bố trí cho thuê thì người đang sử dụng nhà được hỗ trợ bằng tiền để tạo lập chỗ ở mới. Mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà ở đang thuê, đơn giá đất và nhà tính theo giá quy định của UBND Tỉnh ban hành.Diện tích để tính giá trị hỗ trợ được quy định như sau:
- Đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở thì mức hỗ trợ cho mỗi hộ được tính theo diện tích sử dụng nhà đang thuê.
- Đối với nhà nhiều tầng, một hộ ở thì mức hỗ trợ được tính theo diện tích đất xây dựng.
- Diện tích tối đa để tính hỗ trợ không được vượt quá mức đất ở do UBND tỉnh quy định.
1/- Trợ cấp di chuyển chỗ ở:
Áp dụng cho những hộ bị giải tỏa trắng, phải di chuyển chỗ ở vào khu tái định cư tập trung, tái định cư phân tán hoặc tự tìm đất để ở.
Mức trợ cấp được áp dụng theo cự ly độ dài Km tính từ nơi giải tỏa đến nơi ở mới.
- Di chuyển trong phạm vi dưới 10Km= 1.000.000đ/hộ
- Từ 10Km đến 50Km cứ 1 Km tăng lên được tính thêm 40.000đ/Km.
- Từ 50 Km trở lên= 4.000.000đ/hộ.
2/- Đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải di chuyển trụ sở đến địa điểm mới thì được chi trả toàn bộ chi phí di chuyển. Mức chi phí di chuyển thực tế do đơn vị lập dự toán gởi Sở Tài chánh - VG và thông qua Hội đồng thẩm định xem xét trình UBND Tỉnh phê duyệt.
3/- Đối với doanh nghiệp phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới, ngoài việc đền bù thiệt hại tài sản, chi phí di chuyển,chi phí đầu tư vào đất còn được đền bù thiệt hại theo chế độ trợ cấp ngừng việc cho cán bộ và công nhân của DN trong thời gian ngừng SX, cho đến khi SX kinh doanh hoạt động trở lại bình thường tại địa điểm mới.
Kế hoạch và dự toán trợ cấp ngừng việc nầy do chủ dự án được giao đất kết hợp với Hội đồng giải tỏa,giám đốc DN và các ngành liên quan, lập và thông qua Hội đồng thẩm định trình UBND Tỉnh phê duyệt.
4/- Trợ cấp ổn định đời sống:
a/- Đối với các hộ bị ảnh hưởng trong quá trình giải tỏa mặt bằng để XD công trình phải di chuyển chỗ ở (giải toả trắng nhà ở) hoặc mất hết đất sản xuất (mất trên 70% diện tích đang sử dụng ):
+Mức trợ cấp được xác định theo nhân khẩu thực tế trong hộ khẩu do chính quyền địa phương (phường, xã, thị trấn) quản lý xác nhận.
+ Một nhân khẩu được trợ cấp bằng 30kg gạo/1 tháng và thời gian tính trợ cấp là 6 tháng. Đơn giá gạo tính theo giá thị trường bình quân tại thời điểm đền bù.
b/- Đối với những hộ bị cắt xén một phần diện tích nhà ở (trên 30% diện tích) hoặc mất trên 30% điện tích đất đang sử dụng thì được trợ cấp bằng 50% theo mức trợ cấp trên.
c/- Riêng đối với hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của nhà nước, ngoài phần được hưởng trợ cấp đời sống như trên còn được hỗ trợ thêm cho người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội là 1.000.000đ.
5/- Trợ cấp học phí đào tạo nghề cho người trong độ tuổi lao động.
Đối với người lao động nông nghiệp phải chuyển làm nghề khác do bị thu hồi đất, mất đất sản xuất, nếu có nhu cầu đăng ký xin học nghề theo nguyện vọng vào học tại các trung tâm dạy nghề ở địa phương thì được trợ cấp 1 khoản tiền học phí (suất trợ cấp)trong thời gian học nghề và chủ đầu tư chi trả trực tiếp cho các trung tâm dạy nghề theo hợp đồng giảng dạy hoặc bằng mức thu học phí của trung tâm do UBND tỉnh phê duyệt.Mức trợ cấp được quy định như sau:
- Nếu bị thu hồi từ 30 % đến 50 % diện tích đất nông nghiệp thì được trợ cấp 01 suất.
- Nếu bị thu hồi từ trên 50 % đến 70 % diện tích đất nông nghiệp thì được trợ cấp 02 suất.
- Nếu bị thu hồi từ trên 70 % diện tích đất nông nghiệp thì được trợ cấp số suất bằng tổng số lao động nông nghiệp trong độ tuổi có tên trong sổ hộ khẩu của hộ đó.
6/- Trợ cấp khuyến khích di dời:
- Tổ chức, hộ gia đình cá nhân là chủ sử dụng đất bị thu hồi,trên đất có xây dựng công trình kiến trúc, nhà ở, nếu thực hiện phá dỡ công trình kiến trúc,nhà ở, di dời, giao đất đúng kế hoạch của Hội đồng đền bù giải tỏa thì được thưởng một khoản tiền khuyến khích bằng 5% trên giá trị đền bù (không kể tiền đền bù đất) nhưng mức tối đa không quá 5.000.000đ/hộ.
1/- Chủ dự án chịu trách nhiệm: Căn cứ vào quy định của nhà nước hiện hành và quy định nầy để lập phương án đền bù và chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng trình hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xem xét, thông qua hội đồng thẩm định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2/- Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng:
Việc thành lập các Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp Huyện, thị xã, Tỉnh và Hội đồng thẩm định phương án đền bù của Tỉnh được thực hiện theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ và các điểm 3, 4, 5 của Chỉ thị số 28/1999/CT.UBT ngày 14/7/1999 của UBND Tỉnh. Nhất thiết phải có đại diện bên bị thu hồi đất tham gia hội đồng, người nầy phải am hiểu pháp luật do UBND xã, phường giới thiệu và có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện xác định đối tượng đền bù thiệt hại, các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo công bằng hợp lý, đồng thời vận động người bị thu hồi đất thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.
3/- Chi phí cho các bộ phận tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng:
Bao gồm chi phí cho các Hội đồng: Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng Huyện, thị xã, Tỉnh, Hội đồng thẩm định phương án đền bù và chi phí phê duyệt được thực hiện theo Quyết định số 1781/1999/QĐ.UBT ngày 31/7/1999 của UBND Tỉnh v/v phê duyệt định mức chi phí phục vụ cho các Hội đồng trong công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.Chi phí nầy nằm trong tổng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng của dự án và phải quyết toán đúng quy định của nhà nước hiện hành.
4/- Về thành lập khu tái định cư:
Thực hiện theo điểm 2 Chỉ thị số 28/1999/CT.UBT ngày 14/7/1999 của UBND Tỉnh v/v triển khai thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ.CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.
5/ Khiếu nại và thời hiệu khiếu nại:
Người bị thu hồi đất, nếu thấy quyết định đền bù thiệt hại không đúng quy định thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo.Người khiếu nại phải gởi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định đền bù thiệt hại, quá thời hạn này đơn khiếu nại không còn giá trị xem xét xử lý.
Trong khi chờ quyết định giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
6/ Các sở Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,Thị xã, căn cứ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được nhà nước quy định, chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định số 22/1998/NĐ.CP của Chính phủ và quy định nầy.
7/- Quy định nầy thay thế quy định ban hành kèm theo Quyết định số 99/QĐ.UBT ngày 26/1/1995 của UBND Tỉnh./.
- 1Quyết định 03/2004/QĐ-UB bổ sung Khoản 2 Điều 8 Quyết định 20/1998/QĐ-UB về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1342/2003/QĐ-UB ban hành Quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3Quyết định 926/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành từ năm 1976 đến ngày 30/6/2007 đã hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 17/2003/QĐ-UBBT Bản quy định thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 03/2004/QĐ-UB bổ sung Khoản 2 Điều 8 Quyết định 20/1998/QĐ-UB về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Luật Đất đai 1993
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Nghị định 90-CP năm 1994 Quy định đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- 5Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- 6Thông tư 145/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do Bộ tài chính ban hành
- 7Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 8Công văn số 4448/TC-QLCS về việc hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 1342/2003/QĐ-UB ban hành Quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 10Quyết định 17/2003/QĐ-UBBT Bản quy định thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 11Chỉ thị 28/1999/CT.UBT thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Quyết định 3067/1999/QĐ.UBT về nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 3067/1999/QĐ.UBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/11/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Cương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/1999
- Ngày hết hiệu lực: 04/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra