Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số 28/1999/CT.UBT

TX Vĩnh Long,ngày 14 tháng 07 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ: 22/1998/NĐ-CP NGÀY 24/04/1998 CỦA CHÍNH PHỦ,V/V ĐỀN BÙ THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG.

Ngày 24/04/1998 Chính Phủ ban hành Nghị định số: 22/1998/NĐ-CP “V/v đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng vào mục đích quốc phòng,an ninh,lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”, để thay thế nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ. Nghị định nầy có nhiều vấn đề mới được bổ sung cần phải được các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn để áp dụng thống nhứt. Tuy nhiên đến nay các bộ, ngành Trung ương vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, vì vậy tỉnh gặp nhiều khó khăn khi tổ chức thực hiện nghị định của Chính phủ.

Để tổ chức thực hiện Nghị định số: 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính Phủ trên địa bàn tỉnh Vĩnh long, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:

1./ Khi thu hồi đất của tổ chức,hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hợp pháp để giao cho các chủ dự án xây dựng công trình quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì phải tiến hành lập phương án đền bù thiệt hại và giải phóng mặt bằng cho từng công trình. Đối tượng đền bù, nhận đền bù và cơ sở để tính toán giá trị đền bù thiệt hại về đất, tài sản và các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống,chi phí phục vụ cho việc tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định tại các chương I, chương II, chương III, chương IV của Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính Phủ.

Giao Giám đốc Sở Tài Chánh Vật giá chủ trì phối hợp cùng các ngành Xây dựng, Địa Chính và các ngành có liên quan tổ chức lập lại các đơn giá đền bù thiệt hại ( gồm giá đất,giá nhà ở, công trình kiến trúc, giá cây lâu năm) trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt ban hành làm cơ sở cho việc áp giá đền bù giải tỏa.

2./ Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình,căn cứ vào quy mô thực tế của đất bị thu hồi,khả năng quỹ đất dùng để đền bù,số hộ dân phải di chuyển để xây dựng công trình, các ngành tỉnh hoặc UBND các huyện thị ( chủ dự án ) phải lập dự án tái định cư tập trung hay tái định cư phân tán để phục vụ giải phóng mặt bằng. Việc xây dựng khu tái định cư tập trung phải lập dự án đúng theo quy định tại chương V của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và tổ chức thẩm định phê duyệt theo đúng trình tự của Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính Phủ. Dự án khu tái định cư là 1 hạn mục nằm trong dự án đầu tư của công trình.

3./ Đối với các dự án có quy mô lớn,địa bàn giải tỏa rộng đi qua nhiều huyện thị xã: Thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tỉnh cho từng dự án,các thành viên của Hội đồng theo quy định tại khoản 3 điều 32 của chương VI Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Hội đồng có trách nhiệm triển khai các công tác như: kiểm kê, điều tra khảo sát mức độ thiệt hại về đất đai, tài sản bị ảnh hưởng do công trình gây ra, định giá trị thiệt hại, lập phương án giải tỏa đền bù trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

Giao chủ dự án tham khảo với các ngành có liên quan để trình UBND tỉnh quyết định thành lập hội đồng.

4./ Đối với các dự án có nguồn vốn phân cấp cho huyện, thị xã quản lý và các công trình nằm gọn trên địa bàn huyện, Thị xã (dù nguồn vốn do cấp nào quản lý): Giao UBND Huyện Thị xã tổ chức thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp Huyện, Thị xã. Nhiệm vụ và thành phần của Hội đồng theo khoản 1 và khoản 4 của điều 32 của chương VI Nghị định 22/1998/NĐ-CP.

5./ Thành lập Hội đồng thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng Tỉnh, thành phần hội đồng theo quy định tại khoản 2 điều 32 của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng do Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp Huyện Thị đề nghị, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP.

Giao Giám đốc Sở Tài chánh-vật giá trao đổi với các ngành có liên quan để trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh.

6./ Giao Giám đốc Sở Tài Chánh Vật giá nghiên cứu tham mưu đề xuất trình UBND tỉnh phê duyệt định mức chi phí phục vụ cho các Hội đồng, tạo điều kiện cho các Hội đồng hoạt động, nguồn kinh phí nầy nằm trong tổng mức đầu tư của dự án.

7./ Về phân cấp thẩm định và phê duyệt phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh, quy định cụ thể như sau:

a. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng các Huyện,Thị xã trình UBND huyện, thị xã phê duyệt phương án đền bù thiệt hại đối với các dự án do UBND huyện thị quyết định đầu tư, có giá trị đền bù từ 50 triệu đồng trở xuống; Trên 50 triệu đồng, trình Hội đồng thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng Tỉnh thẩm tra đề xuất trình UBND tỉnh phê duyệt.

b. Những công trình do Tỉnh đầu tư phần vốn XDCB,Huyện Thị lo vị trí và giải tỏa đền bù, có giá trị đền bù từ 50 triệu đồng trở xuống.Giao Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng các Huyện Thị, trình UBND các huyện thị phê duyệt sau khi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh; Trên 50 triệu đồng, trình Hội đồng thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng Tỉnh thẩm tra đề xuất trình UBND tỉnh phê duyệt.

c. Các Công trình do Tỉnh, Trung ương đầu tư trên địa bàn Huyện Thị, đều phải thông qua Hội đồng thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng Tỉnh thẩm tra đề xuất trình UBND tỉnh phê duyệt.

8./ Giao Giám đốc Sở Tài Chánh Vật giá chủ trì phối hợp với các ngành Tỉnh có liên quan dự thảo quy định cho UBND tỉnh để thay thế quy định ban hành theo quyết định số: 99/QĐ-UBT ngày 26/01/1995 của UBND tỉnh v/v quy định nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị đền bù thiệt hại về đất, nhà ở, vật liệu kiến trúc, cây hàng năm, cây lâu năm khi thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, cho phù hợp với Nghị định số: 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính Phủ.

9./ Đối với các dự án đang triển khai dở dang nhưng đã lập phương án bồi hoàn và phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với các quy định trước đây ( Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ, quy định ban hành kèm theo quyết định số 99/QĐ-UBT ngày 26/01/1995 của UBND tỉnh) thì vẫn tiếp tục thực hiện việc bồi hoàn theo phương án đã được duyệt, không tính toán lại theo chỉ thị nầy.

Các dự án đến ngày ban hành chỉ thị nầy mà chưa có phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải lập phương án đền bù thiệt hại theo tinh thần chỉ thị nầy.

10./ Giao Giám đốc Sở Tài Chánh Vật giá,hướng dẫn các ngành tỉnh,UBND huyện, thị xã tổ chức thực hiện Nghị định số: 22/1998/ NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính Phủ, Thông tư số: 145/1998/BTC ngày 1/11/1998 của Bộ Tài chánh và chỉ thị này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc phản ảnh kịp thời về UBND tỉnh để chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU & HĐND tỉnh.
- CT và Các PCT UBND tỉnh
- BLĐ VP UBT.
- Các sở ban hành tỉnh.
- UBND các huyện thị
-Viện kiểm sát Nhân dân Tỉnh
-Tòa án ND tỉnh.
-Khối CN,NN,
- Lưu.5.8.2
(C:\hung99\CT\thực hiện NĐ 22/NĐ-CP.)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cương

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 28/1999/CT.UBT thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do tỉnh Vĩnh Long ban hành

  • Số hiệu: 28/1999/CT.UBT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 14/07/1999
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Nguyễn Văn Cương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản