Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 306/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy hoạch Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3206/TTr-SNN ngày 29 tháng 11 năm 2016, về việc phê duyệt Đề án Nâng cấp Hệ thống thông tin thị trường nông sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020; ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1373/STTTT-CNTT ngày 05 tháng 10 năm 2016 về góp ý xây dựng Đề án Nâng cấp Hệ thống thông tin thị trường nông sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cấp Hệ thống thông tin thị trường nông sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển khai thực hiện đề án, tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc điều hành Đề án. Xây dựng quy chế giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị và cơ quan chuyên môn trực thuộc để phối hợp triển khai đề án, chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo nhân sự thực hiện đề án.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai các dự án, hoạt động, hạng mục liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin thuộc Đề án theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao; Thẩm định các nội dung Đề án thuộc thẩm quyền theo quy định tại Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định công tác quản lý các dự án, hạng mục, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước thành phố.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan trong việc thẩm định, tham mưu, bố trí kinh phí kịp thời để triển khai thực hiện Đề án “Nâng cấp Hệ thống thông tin thị trường nông sản thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020”.

Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận/huyện có sản xuất nông nghiệp và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã - phường - thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TTUB: CT, các PCT;
- Hội Nông dân TP và các Đoàn thể TP;
- VPUB: các PVP;
- Phòng: KT, DA; TH, TTCB;
- Lưu VT, (KT.M)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC





Lê Thanh Liêm

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CẤP HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 306/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp - theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)

2.1. Về trang thiết bị

Năm 2008, dự án đầu tư “Hệ thống thông tin thị trường nông nghiệp” đã được phê duyệt với tổng quy mô đầu tư như sau:

- Hệ thống máy chủ: 01 bộ máy chủ LDAP/DNS/DHCP, 01 bộ máy chủ Database, 01 bộ máy chủ Web Portal

- Bộ lưu điện cho máy chủ (UPS): 03 bộ UPS 1,5 KVA online

- Switch layer 3: 01 bộ

- Firwall cứng: 01 bộ

- Thiết bị mạng: 01 bộ cabinet 42U, 02 cái Patch penal 24 ports, 02 thùng cáp UTP Cat5e, 100 cái UTP RJ45 cat5e Connector, 10 cái Wall box.

- Phần mềm bản quyền cho hệ thống: 03 bộ Windows Svr Std 2003 R2 32 bit/x64 English Disk Kit MVL CD.

Trong thời gian qua, hệ thống máy chủ đã phát huy tối đa công năng hiện có, đã được sử dụng để lưu trữ tài liệu của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, qua 07 năm sử dụng (hết thời gian khấu hao), hiện các thiết bị đã lạc hậu không còn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ mới đòi hỏi cao về dung lượng cũng như các tính năng.

2.2. Về thu thập thông tin ngành nông nghiệp và thị trường nông sản

Hiện nay, việc cập nhật nguồn tin được các cộng tác viên (chợ đầu mối, chợ lẻ, nhà vườn) cung cấp qua đường email, chuyên viên phụ trách sẽ xử lý, cập nhật và lưu file excel theo định kỳ hàng tuần. Các nguồn thông tin khác được cập nhật thông qua các báo cáo định kỳ từ các Sở ngành, quận huyện.

Nhìn chung, công tác quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp nói chung và thị trường nông sản nói riêng hiện tại còn rời rạc, chưa có tính hệ thống, chưa phân tích chuyên sâu. Việc cập nhật nguồn thông tin còn chậm so với yêu cầu thực tế. Do đó, cần phải nâng cấp và xây dựng hệ thống quản lý mang tính chuyên nghiệp hơn.

3. Sự cần thiết

Nhằm xây dựng và nâng cấp mạng lưới thông tin thị trường nông sản trên địa bàn thành phố, trên cơ sở ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị phát triển bền vững, gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, và Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của thành phố, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

Xây dựng “thành phố thông minh” trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong đó công nghệ thông tin và truyền thông là công nghệ phổ biến hiện nay sẽ hướng tới một đô thị có khả năng đảm bảo các nhu cầu đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân, tạo khả năng phát triển kinh tế thịnh vượng và vững bền trong hiện tại và tương lai.

Xây dựng “Thành phố thông minh” phải đối mặt với nhiều thách thức (hạ tầng, môi trường, dân số, xã hội,...) cần quá trình ra quyết định ngày càng phức tạp, đòi hỏi tính kịp thời, chủ động (không chạy theo sự kiện), hiệu quả (đúng, trúng, có tính dự báo cao). “Thành phố thông minh” phải có đầy đủ dữ liệu, thông tin để quản lý đô thị (ra quyết định) một cách thông minh. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, chất lượng tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, khoa học công nghệ, an ninh trật tự, văn hóa đời sống, an sinh xã hội... hướng đến các chuẩn mực đô thị toàn cầu.

Để hỗ trợ thành phố ra được các quyết định kịp thời, chủ động, hiệu quả và thông minh đòi hỏi thành phố phải xây dựng được các cơ sở dữ liệu hỗ trợ ra quyết định có tính hệ thống, đồng bộ cao. Hệ thống thông tin về thị trường nông sản sẽ tạo nên một sự đồng bộ về quản lý nông sản từ sản xuất đến phân phối sản phẩm ra thị trường đến tiêu dùng góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế thành phố nói chung.

II. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CNTT

1. Phù hợp chiến lược phát triển chung của thành phố

- Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành “thành phố thông minh” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng môi trường sống và chất lượng phục vụ người dân.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố tập trung thực hiện một số nội dung công việc trọng tâm để hướng đến xây dựng đô thị thông minh lấy Chính quyền đô thị (CQĐT) làm trung tâm.

- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu trong sự nghiệp hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế thông qua đẩy mạnh phát triển năng suất, chất lượng và cải thiện chất lượng sống hướng tới là một thành phố văn minh hiện đại.

- Với định hướng trên, hệ thống thông tin thị trường nông sản (HTTT TTNS) là một trong những nhân tố quan trọng của một CQĐT mà thành phố đang hướng đến. Hệ thống sẽ tạo nên một sự đồng bộ về quản lý nông sản từ sản xuất đến phân phối sản phẩm ra thị trường đến tiêu dùng góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế thành phố nói chung

2. Phù hợp các xu hướng phát triển CNTT hiện đại

- Sử dụng cổng thông tin để tìm hiểu thông tin, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật công nghệ mới trong nông nghiệp, cổng thông tin còn có thể giúp người nông dân hiện đại xác định các kế hoạch sản xuất phù hợp với xu thế của thị trường và theo đúng định hướng chung của thành phố.

- Sử dụng các công nghệ trên điện thoại di động để dễ dàng giúp nông dân và người tiêu dùng nắm bắt thông tin thị trường, thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp, đưa hàng nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng. Nhờ thông tin cập nhật thường xuyên và trực tiếp tới thiết bị cầm tay, nên người sản xuất, người cung ứng, người tiêu dùng sẽ có đủ thông tin để tiếp thị nông sản hiệu quả hơn, bán được với giá tốt hơn. Ngoài ra điện thoại di động còn có thể hoạt động như kênh cảnh báo rủi ro như thời tiết, dịch bệnh gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp...

- Ứng dụng công nghệ RFID trong theo dõi chặt chẽ nguồn gốc và quá trình phát triển của gia súc, cây trồng. Khi được gắn lên nông sản, thẻ RFID cung cấp thông tin giúp kiểm soát theo quá trình, từ sản xuất, đóng gói, bảo quản, đến vận chuyển,... Nhờ đó cơ quan quản lý có thể theo dõi kịp thời và sát sao nguồn gốc, xuất xứ của nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm giúp cơ quan nhà nước có cái nhìn trực quan hỗ trợ tốt cho công tác điều hành kinh tế và ra các quyết sách có tính quy hoạch và đồng bộ cao.

- Sử dụng dịch vụ hạ tầng trên nền tảng điện toán đám mây hiện đại để tối ưu hóa một cách linh hoạt hiệu suất hoạt động của hệ thống, giảm đầu tư công về hạ tầng của thành phố.

3. ng dụng CNTT trong thu thập và kết nối thông tin

Sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ cán bộ và người cung cấp thông tin và người dân cập nhật dữ liệu một cách thuận tiện theo thời gian thực lên hệ thống.

Kế thừa sự thành công của các hạng mục CNTT đã đầu tư trước đây của thành phố.

Kết nối được với các hệ thống thông tin bên ngoài liên quan tới nông nghiệp của các cơ quan, đơn vị khác để tận dụng các thông tin sẵn có đã được các cơ quan, đơn vị khác đầu tư xây dựng.

4. Tính tới các yếu tố gây cản trở cho việc triển khai

- Tránh sự xáo trộn lớn về tổ chức gây ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị liên quan.

- Trình độ ứng dụng CNTT của các đơn vị, người sử dụng còn yếu. Việc phổ biến hệ thống thông tin đến người nông dân gặp nhiều khó khăn nhất là vùng sâu và vùng xa sẽ gặp nhiều trở ngại lớn về nguồn lực và trình độ.

- Ngân sách dành cho đầu tư phát triển CNTT còn rất hạn hẹp.

- Nguồn nhân lực phục vụ phát triển & ứng dụng CNTT vẫn còn thiếu và chưa đủ chuyên nghiệp nhất là trong lĩnh vực chuyên ngành đặc thù như nông nghiệp.

- Các nguồn dữ liệu hiện tại được tổ chức còn manh mún, thiếu tính tổng thể dẫn đến sự trùng lặp và xung đột dữ liệu ở nhiều nơi.

- Các nguồn dữ liệu điện tử phần lớn chưa được công nhận đầy đủ về tính pháp lí trong khai thác và sử dụng. Luôn có sự song hành giữa dữ liệu điện tử và dữ liệu lưu trên giấy tờ dẫn đến việc tốn kém và sinh ra mâu thuẫn của dữ liệu.

- Cần phải có phương án hợp lí để tiếp tục khai thác nhiều hệ thống ứng dụng CNTT được đầu tư một cách rời rạc và còn thiếu kiểm soát trong một thời gian dài.

III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu yêu cầu đề án

1.1. Mục tiêu chung

Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu trong sản xuất và thị trường nông sản thành phố trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; nhằm cung cấp kịp thời, có hệ thống về thông tin ngành nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Mc tiêu c thể

Xây dựng phần mềm công nghệ thông tin để ứng dụng về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến ngành nông nghiệp và thị trường nông sản, gồm:

- Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và thị trường nông sản:

+ Kết nối có hệ thống các nguồn tin về nông nghiệp và thị trường nông sản tại thành phố của nhiều cơ quan quản lý.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp về diện tích, quy mô của nông hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp,... trên địa bàn thành phố theo từng chủng loại cây trồng, vật nuôi.

+ Hệ thống hóa và cập nhật cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường nông sản, kịp thời cung cấp và dự báo.

- Hệ thống và cung cấp các thông tin về hỗ trợ ngành nông nghiệp:

+ Hệ thống hóa các cơ chế chính sách về phát triển ngành nông nghiệp, các chương trình dự án về phát triển ngành nông nghiệp.

+ Các tiến bộ kỹ thuật, các thông tin về tình hình thời tiết, dịch bệnh, nguồn gốc sản phẩm.

+ Thông tin và dự báo về cung - cầu của từng chủng loại sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

+ Thông tin về cung - cầu hàng hóa tại các chợ đầu mối.

+ Thông tin về lượng xuất nhập khẩu nông sản tại thành phố, tình hình xuất nhập khẩu các nông sản của cả nước.

+ Thông tin về tình hình sản xuất nông sản trên thị trường thế giới.

+ Thông tin về những tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu, yêu cầu của thị trường thế giới.

- Xây dựng hệ thống bản đồ số hóa trong sản xuất nông nghiệp: cập nhật cơ sở dữ liệu các ngành về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và ngành nghề nông thôn để xây dựng bản đồ số hóa.

1.3. Yêu cầu

- Thông tin phải nhanh chóng, kịp thời và đáng tin cập.

- Người cung cấp, cập nhật và sử dụng, góp ý một cách dễ dàng.

- Người sử dụng thông tin truy xuất dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng.

2. Mô hình hệ thống CNTT đề xuất

a) Mô hình hệ thống

Hình 1. Mô hình hệ thống thông tin

Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu đóng vai trò là nơi tích hợp dữ liệu được chia sẻ từ các Sở ban ngành. Các Sở ban ngành, các chi cục tự quản lý cơ sở dữ liệu của mình và khi tham gia vào hệ thống chia sẻ dữ liệu của mình vào trung tâm tích hợp thông qua các trục tích hợp về cơ sở dữ liệu nông sản của thành phố.

Xây dựng dữ liệu GIS nền từ đó tích hợp với các cơ sở dữ liệu khác làm trực quan và khách quan các thông tin báo cáo thống kê và cung cấp thông tin trực quan về thị trường nông sản. Từ những dữ liệu báo cáo thống kê về thị trường nông sản, giúp doanh nghiệp, người dân và cơ quan nhà nước phân tích, dự báo thị trường, xu hướng sắp tới để có định hướng tốt về thị trường.

Xây dựng các tiêu chuẩn (API) phục vụ tích hợp dữ liệu, lấy dữ liệu từ các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão..., quận, huyện, Sở Khoa học và Công nghệ, Cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về nông nghiệp...

Hệ thống thông tin thị trường nông sản xây dựng các cấu phần chạy trên các thiết bị di động hỗ trợ cán bộ và người dân cập nhật dữ liệu một cách thuận tiện theo thời gian thực lên hệ thống qua các trục tích hợp dữ liệu nông nghiệp thành phố. Các cấu phần chạy trên các thiết bị di động hỗ trợ các chức năng hỗ trợ cập nhật thông tin liên quan đến thị trường nông sản, ngoài ra hệ thống còn có những chức năng hỗ trợ việc quản lý, điều hành và ra quyết định nhanh.

Dựa trên hệ thống thông tin thị trường Nông sản từ đó xây dựng các hệ thống khai thác dữ liệu, phục vụ báo cáo, dự báo, thống kê và lập kế hoạch cho nhà nước, cung cấp các hệ thống cổng thông tin về doanh nghiệp cho người dân, doanh nghiệp.

b) Đánh giá mô hình đề xuất

Phù hợp với các nguyên tắc xây dựng “Thành phố thông minh” mà các đô thị thông minh trên thế giới hướng tới, đồng thời là nguyên tắc xây dựng “Thành phố thông minh” của Thành phố Hồ Chí Minh đó là:

- Lấy người dùng làm trọng tâm: Xác định rõ nhu cầu của người dùng (tức là người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư...) và tìm cách giải quyết các khó khăn họ gặp phải trong suốt quá trình tiếp cận, giao dịch. Khuyến khích, lắng nghe người dùng góp ý, đánh giá, phản hồi.

- Tận dụng các giải pháp công nghệ: Tận dụng các công nghệ di động (mobile), mạng xã hội, web internet, cloud, dữ liệu lớn, IOT .... để biến đổi các quy trình nối kết với người dùng một cách gần gũi, mau chóng và dễ dàng hơn.

- Tận dụng dữ liệu: Tập trung, chuẩn hóa, đồng bộ, chia sẻ rộng rãi, phân tích, khai thác khối lượng dữ liệu các cơ quan chính quyền hiện đang thu thập.

- Triển khai công nghệ như một hệ thống tổng thể: một cách tích hợp, trên một nền tảng đồng bộ, sử dụng điện toán đám mây để tiết kiệm chi phí phần cứng.

- Đề xuất cũng thể hiện tính phù hợp với sự cần thiết mà đề án đã đặt ra, cũng như định hướng ứng dụng công nghệ thông tin đã nêu ở các mục trên.

3. Các nhiệm vụ của đề án

3.1. Chuẩn bị hạ tầng

a) Nội dung thực hiện:

Bổ sung hệ thống máy tính tại các đơn vị, bộ phận trực tiếp vận hành HTTT TTNS; tại Ủy ban nhân dân các xã nông thôn mới (56 xã) để nhập liệu, khai thác và vận hành đề án.

HTTT TTNS được triển khai trên nền tảng mạng đô thị băng thông rộng của cơ quan nhà nước (MetroNet) và môi trường điện toán đám mây được cung cấp bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng CNTT sẵn có của thành phố.

Các hệ thống máy chủ đặt tại trung tâm dữ liệu cần được cài đặt các tiêu chuẩn về an ninh thông tin tối tân:

- Bảo mật theo lớp để thực hiện ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp và tấn công từ bên ngoài, và bên trong hệ thống.

- Phát hiện và ngăn chặn các dấu hiệu tấn công bên trong hệ thống

- Tường lửa ứng dụng web thực hiện ngăn chặn các tấn công lợi dụng lỗ hổng của ứng dụng web từ bên ngoài.

- Có khả năng dò tìm và phát hiện xâm nhập từ bên ngoài.

- Có cơ chế mã hóa dữ liệu trên đường truyền, đảm bảo tính toàn vẹn, tính sẵn sàng của dữ liệu khi truyền trên mạng.

- Đảm bảo an toàn hệ thống thiết bị và an ninh khu vực đặt hệ thống.

- Có cơ chế sao lưu và sao lưu dự phòng dữ liệu cho hệ thống

Ngoài ra, hệ thống cần được cài đặt và thiết lập các chính sách để đảm bảo an ninh thông tin và tính năng bảo mật.

b) Đơn vị thực hiện

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, và đơn vị tư vấn

- Đơn vị tiếp nhận và triển khai: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các xã nông thôn mới

- Chịu trách nhiệm vận hành, cập nhật thông tin của HTTT TTNS: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: mạng máy tính tại đơn vị đã đảm bảo cho cán bộ công chức sử dụng để truy cập và vận hành HTTT TTNS

c) Thời gian thực hiện: Năm 2017

3.2. Xây dựng CSDL thị trường nông sản

a) Nội dung thực hiện:

Xây dựng CSDL thị trường nông sản của thành phố theo chuỗi giá trị hàng nông sản gồm: sản xuất, tiêu thụ và thị trường. CSDL thị trường nông sản được thiết kế và cài đặt để sẵn sàng lưu trữ dữ liệu theo các thông tin được xác định trước, các chức năng tiện ích cho phép kết nối, tiếp nhận, lưu trữ, tích hợp và quản trị dữ liệu được đưa vào hệ thống. Hệ thống gồm các CSDL sau:

- CSDL Ngành nông nghiệp: Bao gồm các thông tin về diện tích sản xuất, quy mô, năng suất, sản lượng, giá bán, các chi phí cấu thành giá thành sản xuất, công nghệ sản xuất, các quy trình... liên quan tới trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn thành phố.

- CSDL Thị trường tiêu thụ nông sản: tình hình thu mua, giá cả, cung - cầu thị trường, yêu cầu thị trường...

- CSDL Quản lý nhà nước về nông sản: Quy hoạch chi tiết trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn thành phố, công nghệ kỹ thuật trong sản xuất, thông tin cảnh báo trong sản xuất nông nghiệp, tình hình xuất nhập khẩu...; Thông tin về các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông sản.

- CSDL thứ cấp về ngành nông sản: thông tin có liên quan đến tình hình sản xuất và thị trường nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- CSDL thông tin bên ngoài liên quan đến nông sản: tình hình sản xuất của nông sản tại các tỉnh thành trong cả nước và thế giới, có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến thị trường nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh; thông tin về chất lượng cũng như số lượng nông sản xuất nhập khẩu; tình hình cung cầu nông sản tại các nước khu vực và thế giới;

- CSDL nền bản đồ số hóa (GIS) trong sản xuất nông nghiệp tại thành phố.

b) Đơn vị thực hiện:

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện công tác cập nhật dữ liệu, quản trị hệ thống phần mềm

- Đơn vị phối hợp: Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận/huyện, Sở Thông tin và Truyền thông, và đơn vị tư vấn

- Đơn vị cung cấp thông tin: Các Ban quản lý chợ, các hộ/cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã,...

c) Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2020

3.3. Xây dựng ứng dụng phục vụ thu thập, quản lý và khai thác thông tin

a) Nội dung thực hiện:

Ứng dụng phần mềm phục vụ thu thập, quản lý và khai thác thông tin liên quan đến nông sản gồm:

- Cho phép kết nối, thu thập dữ liệu đầu vào từ các đầu mối (các hệ thống liên quan, các CSDL liên quan, các dữ liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau), chuẩn hóa dữ liệu đầu ra sau đó tích hợp vào CSDL hệ thống

- Quản lý thông tin về tình hình sản xuất nông sản theo các dạng biểu đồ, đồ thị, bản đồ số hóa tương ứng với từng vùng sản xuất trên địa bàn thành phố.

- Quản lý thông tin nông hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản.

- Quản lý thông tin tình hình cung cầu, giá nông sản.

- Dự báo thông tin nông sản trên cơ sở tình hình sản xuất kinh doanh nông sản, đưa ra các dự báo hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước.

- Triển khai cổng thông tin thị trường nông sản thành phố.

b) Đơn vị thực hiện:

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, và đơn vị tư vấn

c) Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2020

3.4. Chuẩn hóa trong thu thập thông tin

a) Nội dung thực hiện:

Xây dựng các biện pháp chuẩn hóa thông tin (phiếu khảo sát, câu hỏi, ứng dụng thu thập thông tin chuyên dụng...) làm cơ sở cho việc xây dựng trục tích hợp, ứng dụng thu thập thông tin chuyên dụng, ứng dụng khai thác thông tin chuyên dụng về thông tin thị trường nông sản từ các hệ thống, nguồn dữ liệu bên ngoài và từ các đơn vị có liên quan.

b) Đơn vị thực hiện:

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Sở Thông tin và Truyền thông, và đơn vị tư vấn

- Đơn vị cung cấp thông tin: Các Ban quản lý chợ, các hộ/cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã,...

c) Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2018

3.5. Tập huấn và đào tạo nguồn nhân lực

a) Nội dung thực hiện:

Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, viên chức phụ trách công tác thu thập dữ liệu, phân tích và dự báo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về triển khai đạt các mục tiêu của đề án.

Tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức

b) Đơn vị thực hiện:

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị phối hợp: Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện

c) Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2020

3.6. Tổ chức vận hành hệ thống

Tổ chức vận hành HTTT TTNS thị trường nông sản, đảm bảo CSDL được cập nhật liên tục, đầy đủ, chính xác; Thông tin được chia sẻ, khai thác có hiệu quả phục vụ công tác quản lý ngành của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị khác

Để tổ chức vận hành hệ thống một cách hiệu quả, các đơn vị liên quan cần thực hiện:

- Tổ chức truyền thông tuyên truyền.

+ Nội dung thực hiện:

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm khai thác hiệu quả của đề án.

+ Đơn vị thực hiện:

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị phối hợp: Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện

- Đơn vị cung cấp thông tin: Các Ban quản lý chợ, các hộ/cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã,...

+ Thời gian thực hiện: năm 2017 - 2020

- Xây dựng quy chế quản lý và vận hành

+ Nội dung thực hiện:

Quy chế giúp xác định các nội dung: Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi thông tin mà HTTT TTNS thực hiện quản lý; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan (đơn vị quản lý vận hành, đơn vị khai thác sử dụng, đơn vị hỗ trợ,...).

+ Đơn vị thực hiện

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng và ban hành Quy chế quản lý và vận hành HTTT TTNS.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện, Sở Thông tin và Truyền thông

+ Thời gian thực hiện: năm 2017 - 2018

- Tổ chức thu thập thông tin và đưa vào hệ thống

+ Nội dung thực hiện:

Tổ chức và đôn đốc các đội ngũ thực hiện thu thập thông tin phục vụ hệ thống qua phiếu hoặc ứng dụng phần mềm chuyên dụng.

Cập nhật phiếu điều tra vào hệ thống

+ Đơn vị thực hiện

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Đơn vị phối hợp: Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện.

- Đơn vị cung cấp thông tin: Các Ban quản lý chợ, các hộ/cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã,...

+ Thời gian thực hiện: năm 2017 - 2020

- Tổ chức nhân sự vận hành trực tiếp Hệ thống

a) Thành lập Ban chỉ đạo

+ Thành phần: Đại diện Lãnh đạo các phòng ban thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện lãnh đạo cấp sở ban ngành, quận huyện có liên quan.

+ Nhiệm vụ: Điều phối tổng quan các hoạt động của Hệ thống, kiểm duyệt các thông tin, bài viết, dữ liệu,... trước khi cập nhật vào Hệ thống.

b) Thành lập Tổ nghiệp vụ

+ Thành phần: Các thành viên thuộc phòng Nghiên cứu thị trường - Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp.

+ Số lượng: 10 người

+ Nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý, kiểm soát dữ liệu, cập nhật dữ liệu từ các đối tượng cung cấp thông tin trong phạm vi của Đề án.

c) Thành lập các tổ vệ tinh cung cấp, cập nhật thông tin

+ Thành phần:

* Tổ cung cấp, cập nhật thông tin đối tượng là người sản xuất

* Tổ cung cấp, cập nhật thông tin đối tượng là người kinh doanh

* Tổ cung cấp, cập nhật thông tin đối tượng là các chợ đầu mối, chợ bán lẻ

+ Nhiệm vụ: Định kỳ cập nhật dữ liệu theo mẫu thông tin yêu cầu.

d) Thời gian thực hiện: năm 2017 - 2020

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. D kiến tiến đ triển khai đề án

- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố: quý 4/2016

- Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt: quý 4/2016- quý 1/2017

- Thuyết minh trình duyệt kinh phí các dự án thành phần: quý 1/2017

- Thực hiện chuẩn hóa thông tin cần thu thập (thông qua mẫu câu hỏi, phiếu khảo sát): quý 1/2017 - quý 2/2017

- Tổ chức xây dựng CSDL và phần mềm: quý 1/2017 - quý 3/2017

- Vận hành hệ thống: từ quý 4/2017.

2. Dự kiến kinh phí thực hiện đề án

Kinh phí từ nguồn kinh phí ngân sách thành phố.

Thực hiện theo Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, về ban hành quy định công tác quản lý các dự án, hạng mục, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.

Khái toán kinh phí thực hiện cho giai đoạn 2017-2020 trong đó bao gồm:

STT

Hạng mục công việc

Mô tả

Kinh phí (đồng)

1.

Chuẩn bị hạ tầng

Trang bị máy tính, các trang thiết bị và các dịch vụ hạ tầng CNTT để triển khai ứng dụng HTTT TTNS trong hoạt động nghiệp vụ

8.260.000.000

2.

Xây dựng HTTT TTNS

Bao gồm:

▪ CSDL thị trường nông sản: Là một cấu phần của HTTT TTNS TPHCM.

▪ Ứng dụng phục vụ thu thập, quản lý và khai thác thông tin: Là một cấu phần của HTTT TTNS thành phố

7.200.000.000

3.

Quản lý đầu tư dự án CNTT

Quản lý dự án, xây dựng các báo cáo tư vấn, chi phí khác và dự phòng

3.000.000.000

4.

Chuẩn hóa trong thu thập thông tin

Đưa ra các mẫu biểu, các phiếu khảo sát nhằm mục tiêu thu thập đủ thông tin cần thiết cho HTTT TTNS

100.000.000

5.

Tập huấn và đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo lại cán bộ qua các năm nhằm tăng cường và duy trì cập nhật tri thức

114.000.000

6.

Tổ chức vận hành hệ thống

Là hoạt động tổ chức thu thập thông tin thực tế và cập nhập vào HTTT TTNS theo quy định

6.955.210.000

 

Tổng

25.629.210.000

3. Các đơn vị tham gia thực hiện đề án

a) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện đề án.

Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Điều hành Đề án. Xây dựng quy chế giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị và cơ quan chuyên môn trực thuộc để phối hợp triển khai đề án, chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo nhân sự thực hiện đề án.

Chịu trách nhiệm tổng hợp và cung cấp thông tin liên quan đến nông sản và thị trường nông sản theo mục tiêu của đề án đề ra.

Chịu trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, đề xuất kinh phí thực hiện các dự án, hạng mục, công việc liên quan của đề án, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành HTTT TTNS sau khi đã hoàn thành.

b) Giao Sở Thông tin và Truyền thông.

Hướng dẫn, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai các dự án, hoạt động, hạng mục liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin thuộc Đề án theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

Thẩm định các nội dung Đề án thuộc thẩm quyền theo quy định tại Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định công tác quản lý các dự án, hạng mục, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước thành phố.

c) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan trong việc thẩm định, tham mưu, bố trí kinh phí kịp thời để triển khai thực hiện Đề án “Nâng cấp HTTT TTNS”.

d) Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận/huyện có sản xuất nông nghiệp và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện đề án này.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân thành phố./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN

Hình 1. Mô hình hệ thống thông tin

Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu đóng vai trò là nơi tích hợp dữ liệu được chia sẻ từ các sở ban ngành. Các sở ban ngành, các chi cục tự quản lý cơ sở dữ liệu của mình và khi tham gia vào hệ thống chia sẻ dữ liệu của mình vào trung tâm tích hợp thông qua các trục tích hợp về cơ sở dữ liệu nông sản của Thành phố.

Xây dựng dữ liệu GIS nền từ đó tích hợp với các cơ sở dữ liệu khác làm trực quan và khách quan các thông tin báo cáo thống kê và cung cấp thông tin trực quan về thị trường nông sản. Từ những dữ liệu báo cáo thống kê về thị trường nông sản, giúp doanh nghiệp, người dân và cơ quan nhà nước phân tích, dự báo thị trường, xu hướng sắp tới để có định hướng tốt về thị trường.

Xây dựng các tiêu chuẩn (API) phục vụ tích hợp dữ liệu, lấy dữ liệu từ các sở kế hoạch đầu tư, sở thông tin & truyền thông, sở tài nguyên môi trường, chi cục thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão... , quận, huyện, Sở Khoa học và Công nghệ, cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp...

Hệ thống thông tin thị trường nông sản xây dựng các cấu phần chạy trên các thiết bị di động hỗ trợ cán bộ và người dân cập nhật dữ liệu một cách thuận tiện.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2017-2020

Đơn vị tính: đồng

STT

Hạng mục công việc

Mô tả

Kinh phí

1

Chuẩn bị hạ tầng

Trang bị máy vi tính, các trang thiết bị và các dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai ứng dụng Hệ thống thông tin thị trường nông sản trong hoạt động nghiệp vụ.

8.260.000.000

2

Xây dựng Hệ thống thông tin thị trường nông sản

Bao gồm:

- Cơ sở dữ liệu thị trường nông sản: Là một cấu phần của Hệ thống thông tin thị trường nông sản Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ứng dụng phục vụ thu thập, quản lý và khai thác thông tin: Là một cấu phần của Hệ thống thông tin thị trường nông sản thành phố Hồ Chí Minh.

7.200.000.000

3

Quản lý đầu tư dự án công nghệ thông tin

Quản lý dự án, xây dựng các báo cáo tư vấn, chi phí khác và dự phòng

3.000.000.000

4

Chuẩn hóa trong thu thập thông tin

Đưa ra các mẫu biểu, các phiếu khảo sát nhằm mục tiêu thu thập đủ thông tin cần thiết cho Hệ thống thông tin thị trường nông sản

100.000.000

5

Tập huấn và đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo lại cán bộ qua các năm nhằm tăng cường và duy trì cập nhật tri thức

114.000.000

6

Tổ chức vận hành hệ thống

Là hoạt động tổ chức thu thập thông tin thực tế và cập nhập vào Hệ thống thông tin thị trường nông sản theo quy định

6.955.210.000

 

Tổng

25.629.210.000

 


PHỤ LỤC SỐ 03

KHÁI TOÁN KINH PHÍ VẬN HÀNH HỆ THỐNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá (đồng)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Ghi chú

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

1

2

3=2*1

4

5=4*1

6

7=6*1

8

9=8*1

10=2+4+6+8

11=3+5+7+9

12

I

Chi phí xây dựng cơ sở dữ liệu

 

 

 

1.771.090.000

 

1.728.040.000

 

1.728.040.000

 

1.728.040.000

 

6.955.210.000

 

1

Thiết kế mẫu câu hỏi (chuẩn hóa thu thập thông tin)

 

 

 

43.050.000

 

 

 

 

 

 

 

43.050.000

Vận dụng Thông tư 58/2011/BTC

1.1

Lập bảng câu hỏi cấu trúc lấy thông tin sản xuất (dưới 30 chỉ tiêu cho các sản phẩm: hoa lan, cá cảnh, bò sữa, heo, bò thịt, rau, tôm, yến, muối, cá sấu, xoài, bánh tráng, gia cầm, trứng gia cầm)

Mẫu

750.000

14

10.500.000

 

 

 

 

 

 

14

10.500.000

1.2

Lập bảng câu hỏi cấu trúc lấy thông tin kinh doanh, thương mại (dưới 30 chỉ tiêu cho các sn phẩm: hoa lan, cá cnh, bò sữa, heo, bò thịt, rau, tôm, yến, muối, cá sấu, xoài, bánh tráng, gia cm, trứng gia cm)

Mẫu

75.000

14

1.050.000

 

 

 

 

 

 

14

1.050.000

1.3

Lập bảng câu hỏi cấu trúc lấy thông tin từ cấp xã (dưới 30 chỉ tiêu cho các sn phẩm: hoa lan, cá cnh, bò sữa, heo, bò thịt, rau, tôm, yến, muối, cá su, xoài, bánh tráng, gia cầm, trứng gia cầm)

Mẫu

750.000

14

10.500.000

 

 

 

 

 

 

14

10.500.000

1.4

Lập bảng câu hỏi cấu trúc lấy thông tin từ cấp huyện (dưới 30 ch tiêu cho các sn phẩm: hoa lan, cá cảnh, bò sữa, heo, bò thịt, rau, tôm, yến, mui, cá su, xoài, bánh tráng, gia cầm, trứng gia cầm)

Mẫu

750.000

14

10.500.000

 

 

 

 

 

 

14

10.500.000

1.5

Lập bảng câu hỏi cấu trúc lấy thông tin từ cấp sở ban ngành (dưới 30 chỉ tiêu cho các sn phẩm: hoa lan, cá cnh, bò sa, heo, bò thịt, rau, tôm, yến, muối, cá su, xoài, bánh tráng, gia cầm, trứng gia cm)

Mẫu

750.000

14

10.500.000

 

 

 

 

 

 

14

10.500.000

2

Chi cho đối tượng sn xuất cung cấp thông tin, tự điền vào phiếu điều tra (dưới 30 chỉ tiêu):

 

 

16.800

504.000.000

16.800

504.000.000

16.800

504.000.000

16.800

504.000,000

67.200

2.016.000.000

2,1

Hoa lan

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.2

Cá cảnh

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.3

Bò sữa

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.4

Heo thịt

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.5

Bò thịt

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.6

Gia cầm

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.7

Trứng gia cầm

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.8

Rau

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.9

Tôm

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.10

Yến

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.11

Muối

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.12

Cá sấu

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.13

Xoài

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

2.14

Bánh tráng

Phiếu

30.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

1.200

36.000.000

4.800

144.000.000

Vận dụng Thông tư 58/2011/BTC

3

Chi cho đối tượng kinh doanh cung cp thông tin, t điền vào phiếu điều tra (dưới 30 chỉ tiêu):

 

 

33.600

1.008.000.000

33.600

1.008.000.000

33.600

1.008.000.000

33.600

1.008.000.000

134.400

4.032.000,000

3.1

Hoa lan

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.2

Cá cảnh

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.3

Bò sữa

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.4

Heo thịt

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.5

Bò thịt

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.6

Gia cầm

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.7

Trứng gia cầm

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.8

Rau

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.9

Tôm

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.10

Yến

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.11

Muối

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.12

Cá sấu

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.13

Xoài

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

3.14

Bánh tráng

Phiếu

30.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

2.400

72.000.000

9.600

288.000.000

4

Chi cho đối tượng cấp quản lý nhà nước cung cấp thông tin, tự điền vào phiếu điều tra (dưới 30 chỉ tiêu):

 

 

3.468

104.040.000

3.468

104.040.000

3.468

104.040.000

3.468

104.040.000

13.872

416.160.000

4.1

Cấp xã

Phiếu

30.000

2.688

80.640.000

2.688

80.640.000

2.688

80.640.000

2.688

80.640.000

10.752

322.560.000

4.2

Cấp huyện

Phiếu

30.000

480

14.400.000

480

14.400.000

480

14.400.000

480

14.400.000

1.920

57.600.000

4.3

Cấp thành phố

Phiếu

30.000

300

9.000.000

300

9.000.000

300

9.000.000

300

9.000.000

1.200

36.000.000

5

Chi viết chuyên đề (chuyên đề hoa lan, cá cảnh, bò sữa, heo, bò thịt, rau, tôm, yến, muối, cá sấu, xoài, bánh tráng, gia cầm, trứng gia cầm)

Chuyên

đề

8.000.000

14

112.000.000

14

112.000.000

14

112.000.000

14

112.000.000

56

448.000.000

 

PHỤ LỤC SỐ 04

KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá (đồng)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Ghi chú

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

1

2

3=2*1

4

5=4*1

6

7=6*1

8

9=8*1

10=2+4+6+8

11=3+5+7+9

12

Tổng cộng

 

 

28.500.000

 

28.500.000

 

28.500.000

 

28.500.000

 

114.000.000

 

I

Chi phí tập huấn, đào tạo nhân lực

 

 

 

28.500.000

 

28.500.000

 

28.500.000

 

28.500.000

 

114.000.000

Theo báo giá của Viện Nghiên cứu và Phát triển nguồn nhân lực - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

1

Đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn sử dụng phần mềm thống kê SPSS

Học viên

3.000.000

5

15.000.000

5

15.000.000

5

15.000.000

5

15.000.000

20

60.000.000

Vận dụng Thông tư 97/TT-BTC

2

Chi phí tập huấn cán bộ tại các cấp quận/huyện, phường, xã, các hộ sản xuất trong công tác nhập liệu

 

 

 

13.500.000

 

13.500.000

 

13.500.000

 

13.500.000

2.480

54.000.000

2.1

Thuê giảng viên

Người

300.000

10

3.000.000

10

3.000.000

10

3.000.000

10

3.000.000

40

12.000:000

2.2

Nước uống

Người/buổi

10.000

300

3.000.000

300

3.000.000

300

3.000.000

300

3.000.000

1.200

12.000.000

2.3

Tài liệu

Bộ

20.000

300

6.000.000

300

6.000.000

300

6.000.000

300

6.000.000

1.200

24.000.000

2.4

Hỗ trợ diện, nước sử dụng hội trường phường/xã

Ngày

150.000

10

1.500.000

10

1.500.000

10

1.500.000

10

1.500.000

40

6.000.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 306/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Nâng cấp Hệ thống thông tin thị trường nông sản Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu: 306/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/01/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Thanh Liêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 23
  • Ngày hiệu lực: 20/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản