Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 302/QĐ-TCTHADS | Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH MẪU KẾT LUẬN KIỂM TRA VỀ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 2999/QĐ-BTP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Tổ trưởng Tổ soạn thảo xây dựng Quyết định ban hành Mẫu Kết luận kiểm tra về công tác thi hành án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Mẫu Kết luận kiểm tra về công tác thi hành án dân sự.
Điều 2. Mẫu Kết luận kiểm tra này được áp dụng thống nhất trong việc thực hiện chức năng kiểm tra của hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | Q. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
MẪU KẾT LUẬN KIỂM TRA
CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo quyết định số 302/QĐ-TCTHADS ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục Thi hành án dân sự)
Cơ quan chủ quản | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ......../KLKT…………... | ..., ngày….. tháng…… năm … |
KẾT LUẬN KIỂM TRA
Về việc kiểm tra công tác ……………..… tại ……..
I. MỞ ĐẦU
1. Nêu bối cảnh tổ chức cuộc kiểm tra (Kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị; chỉ đạo của cấp trên hoặc thực hiện các nhiệm vụ đột xuất; quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra), căn cứ tổ chức kiểm tra.
* Chú ý: Chỉ nêu ngắn gọn những nội dung làm căn cứ cho việc tổ chức cuộc kiểm tra.
2. Mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm tra: nêu được mục đích cần đạt được của cuộc kiểm tra, yêu cầu đặt ra đối với cuộc kiểm tra và cơ quan, đơn vị được kiểm tra
3. Thành phần đoàn kiểm tra, người có thẩm quyền kiểm tra (sau đây gọi chung là đoàn kiểm tra); Thời gian, phạm vi và nội dung kiểm tra
4. Đánh giá, nhận xét về công tác chuẩn bị, sự phối hợp giữa các đơn vị được kiểm tra cho cuộc kiểm tra của cơ quan, đơn vị được kiểm tra như: ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị được kiểm tra trong việc làm báo cáo, chuẩn bị hồ sơ…
* Chú ý: Chỉ đánh giá, nhận xét tóm tắt đặc điểm, tình hình tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị được kiểm tra ( chỉ nêu những vấn đề có liên quan làm cơ sở cho việc kết luận).
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA
1. Kết quả thực hiện các công việc theo nội dung kiểm tra
- Thứ nhất: Nêu kết quả các công việc do cơ quan, đơn vị được kiểm tra tiến hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và các quy định của pháp luật trên cơ sở kế hoạch kiểm tra của Đoàn kiểm tra (chỉ nêu kết quả).
- Thứ hai: Nêu các nội dung Đoàn kiểm tra đã kiểm tra (nêu cụ thể từng nội dung như: về nghiệp vụ thi hành án thì Đoàn kiểm tra đã kiểm tra bao nhiêu hồ sơ án có điều kiện thi hành, bao nhiêu hồ sơ án chưa có điều kiện thi hành và bao nhiêu hồ sơ đã thi hành xong).
* Chú ý: Khi nêu cần bám sát vào nội dung kiểm tra đã được xác định trong Kế hoạch kiểm tra.
2. Nhận xét, đánh giá
a) Ưu điểm
Nêu những ưu điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra) của cơ quan, đơn vị được kiểm tra và những vấn đề có liên quan đến phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra.
* Chú ý: Khi đánh giá cần phải xác định đúng, phải bám sát phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra đã được xác định trong kế hoạch kiểm tra.
Đánh giá tổng quát về những ưu điểm và những bài học kinh nghiệm cần được phát huy.
b) Hạn chế
Nêu những nội dung tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến nội dung kiểm tra. Khi đánh giá hạn chế khuyết điểm cần lưu ý như sau:
- Khi nhận xét những nội dung tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm phải rõ ràng;
- Chỉ rõ vi phạm của đơn vị được kiểm tra hoặc các cá nhân Lãnh đạo, Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án có liên quan vi phạm những quy định nào của pháp luật;
- Đối với những nội dung tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm thì phải có dẫn chiếu cụ thể các ví dụ để minh họa;
Ví dụ: Báo cáo thống kê số 01/TK-THA, T1, Hồ sơ thi hành án số: … ngày … tháng … năm …. thi hành Bản án, quyết định số … ngày … tháng … năm … của Tòa án…...; Quyết định thi hành án số:….ngày…...tháng…..năm…. cho thi hành khoản …
- Đối với trường hợp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu thì cần phải chỉ rõ nghiên cứu bao nhiêu hồ sơ, tài liệu trên tổng số hồ sơ, tài liệu của cơ quan, đơn vị được kiểm tra, bao gồm những hồ sơ, tài liệu nào, trên cơ sở đó đánh giá cụ thể của các thiếu sót, vi phạm đó mang tính cá biệt hay phổ biến;
- Quá trình trao đổi, giải trình của cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan đến những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm (nếu có);
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm (nếu cần thiết);
Tóm lại: Đoàn kiểm tra phải đánh giá tổng quát về những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm và phải chỉ rõ được nguyên nhân của những vấn đề là do (chủ quan, khách quan).
* Chú ý: Nếu trong quá trình kiểm tra, phát hiện có nhiều nội dung, nhiều tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm khác nhau, có thể thiết kế thành từng mục, từng phần tương ứng với phạm vi, nội dung kiểm tra, nhất là trong trường hợp kiểm tra toàn diện.
3. Những vấn đề khác phát sinh trong quá trình kiểm tra
Nêu những vấn đề tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm nằm ngoài phạm vi, nội dung của cuộc kiểm tra được phát hiện trong quá trình kiểm tra (nếu có).
Trường hợp còn có ý kiến khác nhau: nêu những nội dung có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau (nêu cụ thể từng ý kiến).
Nêu ý kiến tham khảo của chuyên gia, … (nếu có).
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Thứ nhất: Đối với từng nội dung kiểm tra phải được kết luận cụ thể, chính xác.
* Chú ý: Khi kết luận phải bám sát kết quả kiểm tra đối với từng nội dung đã được kiểm tra.
- Thứ hai: Phải chỉ ra những ưu điểm mà cơ quan, đơn vị được kiểm tra đã đạt được. Trên cơ sở đó đề nghị cơ quan, đơn vị được kiểm tra tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được.
* Chú ý: Phải nêu rõ những mặt đã làm được trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
- Thứ ba: Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm đối với từng nội dung kiểm tra phải chỉ rõ trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể.
* Ví dụ việc kiểm tra về nghiệp vụ thi hành án: Căn cứ vào kết quả kiểm tra phải nêu cụ thể tỷ lệ (bao nhiêu % hồ sơ án có điều kiện thi hành, bao nhiêu % hồ sơ án chưa có điều kiện thi hành và bao nhiêu % hồ sơ đã thi hành xong) còn tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm.
- Thứ tư: Phải đánh giá cụ thể, chính xác về mức độ và hậu quả của những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm và phải chỉ rõ tính chất, mức độ của những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm đó xử lý ở mức độ nào (hành chính hay hình sự).
- Thứ năm: Phải nêu phương hướng, biện pháp khắc phục đối với những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm.
2. Kiến nghị
- Thứ nhất: Kiến nghị đối với cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp của cơ quan, đơn vị được kiểm tra, cụ thể là: để cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm; đồng thời thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với quá trình thực hiện Kết luận kiểm tra của Đoàn kiểm tra; xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm (nếu có).
* Chú ý: Những kiến nghị phải phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý; phù hợp với cấp quản lý.
- Thứ hai: Yêu cầu hoặc kiến nghị đối với cơ quan, đơn vị được kiểm tra trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót.
* Chú ý: Những kiến nghị phải phù hợp với những tồn tại, hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, vi phạm của từng mục, từng phần trong phạm vi kiểm tra.
- Thứ ba: Yêu cầu hoặc kiến nghị đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được kiểm tra nghiêm túc thực hiện các yêu cầu hoặc kiến nghị nêu trong kết luận, báo cáo kết quả thực hiện.
* Chú ý: Những yêu cầu, kiến nghị khắc phục tồn tại, thiếu sót nêu trong kết luận và việc xác định trách nhiệm cá nhân để có hình thức xử lý phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được pháp luật quy định; đồng thời phải ấn định thời hạn thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến nội dung kiểm tra: Phần này nêu trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tập thể có liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm tra; thời hạn thực hiện, thời hạn báo cáo kết quả.
Nơi nhận: | T/M Đoàn Kiểm tra |
- 1Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 83/QĐ-TCTHADS năm 2015 về Quy trình kiểm tra công tác thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 3Quyết định 171/QĐ-TCTHADS năm 2019 Quy chế về kiểm tra trong thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 1Luật thi hành án dân sự 2008
- 2Nghị định 74/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và Công chức làm công tác thi hành án dân sự
- 3Quyết định 2999/QĐ-BTP năm 2009 về việc công bố thành lập Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 83/QĐ-TCTHADS năm 2015 về Quy trình kiểm tra công tác thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 6Quyết định 171/QĐ-TCTHADS năm 2019 Quy chế về kiểm tra trong thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
Quyết định 302/QĐ-TCTHADS năm 2013 về Mẫu Kết luận kiểm tra về công tác thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- Số hiệu: 302/QĐ-TCTHADS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/02/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Thi hành án dân sự
- Người ký: Hoàng Sỹ Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra